Thiết kế giáo án môn học khối 2 - Tuần 8

Thiết kế giáo án môn học khối 2 - Tuần 8

I. Mục tiêu:

- Biết ngắt, nghỉ hơi đúng; bước đầu đọc rõ các lời nhân vật trong bài.

- Hiểu nội dung: cô giáo như người mẹ hiền, vừa yêu thương, vừa nghiêm khắc dạy bảo các em học sinh nên người. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

+ Đánh vần được bài tập đọc.

II. Đồ dùng học tập:

- Giáo viên: Tranh minh họa bài học trong sách giáo khoa.

- Học sinh: Bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy, học:

 

doc 19 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 663Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 2 - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8:
Thứ hai ngày 05 tháng 10 năm 2009. 
Tập đọc: NGƯỜI MẸ HIỀN.
I. Mục tiêu: 
- Biết ngắt, nghỉ hơi đúng; bước đầu đọc rõ các lời nhân vật trong bài.
- Hiểu nội dung: cô giáo như người mẹ hiền, vừa yêu thương, vừa nghiêm khắc dạy bảo các em học sinh nên người. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
+ Đánh vần được bài tập đọc.
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Tranh minh họa bài học trong sách giáo khoa. 
- Học sinh: Bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy, học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tiết 1: 
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh lên đọc bài: “Thời khoá biểu” và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa. 
- Nhận xét và ghi điểm
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
2. Luyện đọc: 
- Đọc mẫu
- Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ. 
- Đọc từng câu
- Hướng dẫn đọc từ khó
- Đọc từng đoạn. 
- Hướng dẫn đọc câu dài
- Giải nghĩa từ: 
- Đọc theo nhóm. 
- Thi đọc cả bài. 
Tiết 2: 
3. Tìm hiểu bài
- Giờ ra chơi Minh rủ Nam đi đâu?
- Các bạn ấy định ra phố bằng cách nào?
 - Khi Nam bị bác bảo vệ giữ cô giáo đã làm gì?
4. Luyện đọc lại. 
- Nhận xét bổ sung. 
5. Củng cố - Dặn dò. 
- Hệ thống nội dung bài. 
- Học sinh về nhà đọc bài và chuẩn bị bài sau.
- 2 hs đọc
- Học sinh lắng nghe. 
- Nối nhau đọc từng câu
- Đọc CN - ĐT
- Nối tiếp nhau đọc từng đoạn. 
- Đọc phần chú giải. 
- Đọc theo nhóm đôi. 
- Đại diện các nhóm thi đọc. 
- Cả lớp nhận xét nhóm đọc tốt nhất. 
- Đọc đồng thanh cả lớp. 
- Minh rủ Nam ra phố xem xiếc. 
- Các bạn ấy chui qua chỗ tường bị thủng. 
- Cô nói với bác bảo vệ “bác nhẹ tay kẻo cháu đau” và đưa em vào lớp. 
- Các nhóm học sinh thi đọc cả bài. 
- Cả lớp cùng nhận xét chọn nhóm đọc hay nhất. 
Toán: 36 + 15.
I. Mục tiêu: 
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 36 + 15.
- Biết giải bài toán theo hình vẽ bằng một phép tính cộng có nhớ trong phạm vi 100.
* Làm bài 1 dòng 2, bài 3 câu c
+ Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 35.
II. Đồ dùng học tập:
- 4 bó 1 chục que tính và 11 que tính rời. 
- Học sinh: Vở 
III. Các hoạt động dạy, học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh lên bảng đọc thuộc bảng công thức 6 cộng với một số. 
- Nhận xét và ghi điểm. 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài
2. Giới thiệu phép cộng 36 + 15
- Nêu bài toán để dẫn đến phép tính 36 + 15. 
- Hướng dẫn học sinh thực hiện trên que tính. 
- Hướng dẫn học sinh thực hiện phép tính. 
 36	 
 + 15
 51. 
 * 6 cộng 5 bằng 11, viết 1 nhớ 1. 
 * 3 cộng 1 bằng 4, thêm 1 bằng 5, viết 5.
 Vậy 36 + 15 = 51. 
3. Thực hành. 
Bài 1: (dòng 1) Cho hs làm
* Làm dòng 2 
Bài 2: (a, b) Cho các số hạng yêu cầu tìm tổng
Hs đặt tính sau đó mới tính
 * Làm câu c
 Bài 3: Cho hs nêu bài toán rồi giải
4. Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà học bài 
- 2 hs lên bảng đọc
- Nêu lại bài toán. 
- Học sinh nêu cách thực hiện phép tính. 
+ Bước 1: Đặt tính. 
+ Bước 2: Tính từ phải sang trái. 
- Học sinh tính: 
 * 6 cộng 5 bằng 11, viết 1 nhớ 1. 
 * 3 cộng 1 bằng 4, thêm 1 bằng 5, viết 5.
* 36 + 15 = 51. 
- Học sinh làm. 
* Làm dòng 2
- Hs làm bài
 36 24 
+ 18 +19
 54 43
* Làm câu c
Tự đặt đề toán rồi giải vào vở. 
Bài giải:
 Cả hai bao cân nặng là:
 46 + 27 = 73 (kg)
 Đáp số: 73 kg
CHIỀU
Toán: ÔN LUYỆN
I. Mục tiêu: 
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 36 + 15.
- Biết giải bài toán theo hình vẽ bằng một phép tính cộng có nhớ trong phạm vi 100.
- Kèm học sinh yếu.
II. Đồ dùng học tập:
- Học sinh: Vở BT 
III. Các hoạt động dạy, học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 1: Cho hs làm
Bài 2: Cho các số hạng yêu cầu tìm tổng
Hs đặt tính sau đó mới tính
 Bài 3: Cho hs nêu bài toán rồi giải
Bài 4: Hs thực hiện tính rồi nêu kết quả
3. Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà học bài 
- Học sinh làm. 
- Hs làm bài
 26 26 
+ 18 + 29
 44 55
Tự đặt đề toán rồi giải vào vở. 
Bài giải:
 Cả hai bao cân nặng là:
 46 + 36 = 82 (kg)
 Đáp số: 82 kg
- Học sinh nhẩm rồi nêu kết quả. 
Tập đọc: ÔN LUYỆN.
 I. Mục tiêu:
 - Rèn kĩ năng đọc trôi chảy bài: Người thày cũ, Thời khoá biểu, Người mẹ hiền
 II. Hoạt động day học:
Hoạt dộng của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn dịnh
2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc 
+ Người thầy cũ
- Gọi 1 hs đọc toàn bài
- Đọc từng câu
- Đọc từng đoạn
- Đọc từng đoạn trong nhóm
+ Thời khoá biểu
- Gọi hs đọc TKB theo thứ - buổi – ngày
- Đọc TKB theo thứ - buổi - tiết
- Luỵện đọc theo nhóm
- Các nhóm thi đọc
+ Người mẹ hiền.
3. Dặn dò:
- Về nhà đọc lại các bài tập đọc
- Hát một bài
- 1 hs đọc
- Nối tiếp nhau đọc từng câu
- Nối tiếp nhau đọc đoạn
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- 1 hs đọc
- Hs nối tiếp nhau đọc
- Hs luyện đọc theo nhóm
- Nhóm thi đọc
- Nhận xét – bình chọn
Tập làm văn: ÔN LUYỆN 
I. Mục tiêu: 
- Dựa vào 4 tranh minh hoạ, kể được câu chuyện ngắn có tên Bút của cô giáo (BT1).
- Dựa vào thời khoá biểu hôm sau của lớp để trả lời được câu hỏi ở BT3.
+ Biết được thời khoá biểu hôm sau của lớp.
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Bảng phụ; tranh minh họa trong sách giáo khoa. 
- Học sinh: Vở BT 
III. Các hoạt động dạy, học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: Hướng dẫn học sinh kể theo tranh 1: 
- Tranh vẽ 2 bạn học sinh đang làm gì ?
- Bạn trai nói gì ?
- Bạn gái trả lời ra sao?
Hướng dẫn học sinh kể tranh 2, 3, 4 tương tự. 
Bài 2: 
- Yêu cầu học sinh viết thời khoá biểu ngày hôm sau
Bài 3: 
- Yêu cầu học sinh dựa vào thời khoá biểu để trả lời từng câu hỏi trong sách giáo khoa
3. Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh về học bài và chuẩn bị bài sau
- 1 Học sinh đọc yêu cầu. 
- Học sinh quan sát tranh và trả lời. 
+ Tranh vẽ 2 bạn trong giờ tập viết. 
+ Tớ quên không mang bút. 
+ Tớ cũng chỉ có 1 cây
- Kể các tranh còn lại tương tự như tranh 1. 
- Viết thời khoá biểu ngày hôm sau.
- Làm vào vở. 
- Ngày mai có 4 tiết. 
- Đó là: Toán, Đạo đức, Chính tả, Kể chuyện
- Em cần mang sách Toán và Tiếng Việt, Đạo đức. 
Thứ ba ngày 06 tháng 10 năm 2009.
Toán: LUYỆN TẬP.
I. Mục tiêu: 
- Thuộc bảng 6, 7, 8, 9 cộng với một số.
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải bài toán về nhiều hơn cho dưới dạng sơ đồ.
- Biết nhận dạng hình tam giác.
* Làm bài 5b
+ Thuộc bảng cộng 6.
II. Đồ dùng học tập: 
- Học sinh: Vở. 
III. Các hoạt động dạy, học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi một số học sinh lên bảng làm bài 3/ 36
- Nhận xét và ghi điểm. 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
2. Hướng dẫn làm bài tập. 
Bài 1: Giáo viên yêu cầu học sinh tính nhẩm rồi điền ngay kết quả. 
Bài 2: Yêu cầu học sinh làm bài vào vở. 
Bài 4: Học sinh tự nêu đề toán theo tóm tắt rồi giải. 
Bài 5a:
- Hướng dẫn học sinh tìm hình
* Làm bài b
3. Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- 2 hs làm bài
- Làm miệng rồi lên điền kết quả. 
- Học sinh làm vào vở. 
Số hạng
26
17
38
26
Số hạng
 5
36
16
 9
Tổng
31
51
54
35
- Nêu đề toán rồi giải. 
Bài giải:
 Số cây đội hai trồng được là: 
 46 + 5 = 51 (cây) 
 Đáp số: 51 cây
- Quan sát hình trong sách giáo khoa rồi trả lời. 
 Có 3 hình tam giác. 
* Có 3 hình tứ giác. 
Đạo đức: DẠY ATGT: BÀI 5
Chính tả Tập chép: NGƯỜI MẸ HIỀN.
I. Mục tiêu: 
- Chép lại chính xác bài chính tả, trình bày đúng lời nói nhân vật trong bài.
- Làm được BT2; BT(3) a / b.
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Bảng phụ. 
- Học sinh: Vở. 
III. Các hoạt động dạy, học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 học sinh lên bảng viết các từ: Nguy hiểm, ngắn ngủi, cúi đầu, quý báu. 
- Học sinh ở dưới lớp viết vào bảng con. 
- Nhận xét và ghi điểm. 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài. 
2. Hướng dẫn tập chép. 
- Đọc mẫu đoạn chép. 
- Hướng dẫn tìm hiểu bài. 
+ Vì sao Nam khóc?
+ Cô giáo nghiêm giọng hỏi 2 bạn như thế nào?
- Hướng dẫn viết chữ khó vào bảng con: Xoa đầu, thập thò, nghiêm giọng, trốn học, 
- Hướng dẫn học sinh viết vào vở. 
- Yêu cầu học sinh chép bài vào vở. 
- Theo dõi, uốn nắn, quan sát giúp đỡ em chậm theo kịp các bạn. 
- Đọc cho học sinh soát lỗi. 
3. Hướng dẫn làm bài tập. 
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2 vào vở
 - Giáo viên cho học sinh làm bài tập 3a. 
4. Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh về làm bài tập 2b.
- 2 hs lên bảng viết
- Lắng nghe. 
- 2 Học sinh đọc lại. 
- Vì đau và xấu hổ. 
- Từ nay các em có trốn học đi chơi nữa không ?
- Luyện viết bảng con. 
- Học sinh theo dõi. 
- Học sinh chép bài vào vở. 
- Soát lỗi. 
- Đọc đề bài. 
- Làm bài vào vở. 
- 1 Học sinh lên bảng làm. 
- Cả lớp nhận xét. 
- Học sinh các nhóm lên thi làm nhanh. 
- Cả lớp nhận xét nhóm làm nhanh, đúng nhất. 
Kể chuyện: NGƯỜI MẸ HIỀN.
I. Mục tiêu: 
Dụa theo tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn của câu chuyện Người mẹ hiền.
* Biết phan vai dựng lại câu chuyện
+ Kể được một đoạn của câu chuyện.
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Chuẩn bị một số đồ dùng để đóng vai. 
III. Các hoạt động dạy, học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh lên kể lại câu chuyện “Người thầy cũ”. 
- Nhận xét, ghi điểm. 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
2. Hướng dẫn học sinh kể chuyện. 
- Dựa theo tranh kể lại từng đoạn câu chuyện. 
- Hướng dẫn học sinh quan sát 4 tranh, đọc lời nhân vật trong tranh, nhớ nội dung từng đoạn câu chuyện. 
- Hai nhân vật trong tranh là ai? Nói cụ thể hình dáng từng nhân vật?
- Hai cậu học trò nói với nhau những gì ?
* Dựng lại câu chuyện theo vai. 
* Yêu cầu học sinh tập kể trong nhóm.
- Nhận xét 
3. Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh về kể cho cả nhà cùng nghe.
- 2 hs lên kể
- Kể chuyện trong nhóm. 
- Quan sát tranh, đọc lời nhân vật, nhớ nội dung từng đoạn câu chuyện. 
- Các nhóm học sinh kể từng đoạn theo tranh. 
- Cả lớp cùng ... ng mui. Các nếp gấp phẳng, thẳng.
+ Biết cách gấp thuyền phẳng đáy không mui.
 - Học sinh yêu thích gấp thuyền. 
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Mẫu thuyền bằng giấy. 
- Học sinh: Giấy màu, kéo, 
III. Các hoạt động dạy, học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi một số học sinh lên nói lại các bước gấp Thuyền phẳng đáy không mui 
- Nhận xét. 
B. Bài mới: 
 1. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 
 2. Hướng dẫn quan sát mẫu. 
- Giáo viên hướng dẫn và giới thiệu mẫu gấp thuyền phẳng đáy không mui. 
 3. Hướng dẫn mẫu
- Bước 1: Gấp các nếp gấp cách đều nhau. 
- Bước 2: Gấp tạo thân và mũi thuyền. 
- Bước 3: Tạo thuyền phẳng đáy không mui. 
4. Hướng dẫn học sinh tập gấp. 
- Hướng dẫn học sinh tập gấp huyền thuyền phẳng đáy không mui từng bước như trong sách giáo khoa. 
- Đi từng bàn theo dõi quan sát, giúp đỡ những em chậm theo kịp các bạn. 
5. Thực hành.
- Cho học sinh thực hành gấp huyền thuyền phẳng đáy không mui.
6. Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh về tập gấp lại. 
- 2 hs nhắc lại cách gấp 
- Quan sát và nhận xét. 
- Theo dõi. 
- Nhắc lại các bước gấp thuyền phẳng đáy không mui. 
- Học sinh tập gấp từng bước theo hướng dẫn của giáo viên. 
+ Gấp các nếp gấp cách đều nhau. 
+ Gấp tạo thân và mũi thuyền. 
+ Tạo thuyền phẳng đáy không mui. 
- Thực hành gấp thuyền. 
- Trưng bày sản phẩm. 
- Cả lớp cùng nhận xét tìm người gấp đúng và đẹp nhất tuyên dương. 
Tập viết: CHỮ HOA: G.
I. Mục tiêu: 
Viết đúng chữ hoa G (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ) ; chữ và câu ứng dụng : Góp (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Góp sức chung tay (3 lần). 
	- Viết đều nét, đúng mẫu và nối chữ đúng quy định. 
	* Viết được 1 dòng chữ G cỡ nhỏ.
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Chữ mẫu trong bộ chữ. 
- Học sinh: Vở tập viết. 
III. Các hoạt động dạy, học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc cho học sinh viết bảng con chữ E, Ê. 
- Nhận xét bảng con. 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài ghi đầu bài. 
2. Hướng dẫn học sinh viết. 
- Cho học sinh quan sát chữ mẫu. 
- Nhận xét chữ mẫu. 
- Viết mẫu lên bảng. 
G
- Phân tích chữ mẫu. 
- Hướng dẫn học sinh viết bảng con. 
3. Hướng dẫn viết từ ứng dụng. 
- Giới thiệu từ ứng dụng: 
Góp sức chung tay.
- Giải nghĩa từ ứng dụng. 
- Hướng dẫn viết từ ứng dụng vào bảng con. 
4. Viết vào vở tập viết. 
- Hướng dẫn học sinh viết vào vở theo mẫu sẵn. 
- Theo dõi uốn nắn sửa sai. 
- Đọc cho hs dò bài
5. Chấm, chữa. 
- Thu chấm 7, 8 bài có nhận xét cụ thể. 
 6. Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét giờ học. 
- Lớp viết bảng con
- Quan sát và nhận xét độ cao của các con chữ. 
- Theo dõi giáo viên viết mẫu. 
- Phân tích
- Viết bảng con chữ G 2 lần. 
- Đọc từ ứng dụng. 
- Giải nghĩa từ. 
- Viết bảng con chữ: Góp
- Viết vào vở theo yêu cầu của giáo viên. 
- Dò lại bàì, sửa lỗi. 
Thứ sáu ngày 09 tháng 10 năm 2009.
Toán: PHÉP CỘNG CÓ TỔNG BẰNG 100.
I. Mục tiêu: 
- Biết thực hiện phép cộng có tổng bằng 100.
- Biết cộng nhẩm các số tròn chục.
- Biết giải bài toán với một phép cộng có tổng bằng 100.
* Làm bài tập 3
+ Biết thực hiện phép cộng trong phạm vi 30.
II. Đồ dùng học tập: 
- Học sinh: Vở. 
III. Các hoạt động dạy, học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài 4 trang 39. 
- Nhận xét, ghi điểm. 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
2 Hướng dẫn học sinh thực hiện phép cộng. 
- Nêu bài toán để dẫn đến phép cộng: 83 + 17. 
- Học sinh nêu cách thực hiện phép tính. 
 83	. 
 + 17
 100
 * 3 cộng 7 bằng 10, viết 0, nhớ 1.
 * 8 Cộng 1 bằng 9, nhớ 1 bằng 10, viết 10.
3. Thực hành. 
Bài 1: Cho hs làm bài
Chữa bài
Cho hs vừa nói vừa viết
Bài 2: Cho hs tính nhẩm theo mẫu
* Bài 3: Cho hs làm bài
Bài 4: Cho hs nêu tóm tắt bài toán rồi giải bài
4. Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà học bài.
- 2 hs lên bảng làm
- Nêu lại đề toán. 
- Thao tác trên que tính để tìm ra kết quả 100. 
- Thực hiện phép tính. 
 * 3 cộng 7 bằng 10, viết 0, nhớ 1.
 * 8 Cộng 1 bằng 9, nhớ 1 bằng 10, viết 10.
- Tự kiểm tra cách đặt tính. 
- Hs làm bài
 99 75 64 48
 + 1 +25 + 36 + 52
100 100 100 100
- Hs nhẩm
 80 + 20 = 100 90 + 10 = 100
 30 + 70 = 100 50 + 50 = 100
*Tự làm bài
- Nêu tóm tắt rồi giải
Bài giải:
 Buổi chiều cửa hàng bán được là:
 85 + 15 = 100 (kg)
 Đáp số: 100 kg đường
Tập làm văn: MỜI, NHỜ, YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ.
 KỂ NGẮN THEO TRANH.
I. Mục tiêu: 
- Biết nói lời mời, yêu cầu, đề nghị phù hợp với tình huống giao tiếp đơn giản.
- Trả lời được câu hỏi về thầy giáo (cô giáo) lớp 1 của em ; viết được khoảng 4, 5 câu nói về thầy giáo, cô giáo lớp 1.
+ Biết nói lời mời, yêu cầu phù hợp.
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Bảng phụ. 
- Học sinh: Vở bài tập. 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập 2 tuần 7. 
- Nhận xét. 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: 
- Hướng dẫn học sinh thực hành theo tình huống 1a. 
- Hướng dẫn học sinh nói nhiều câu khác nhau. 
- Nhắc học sinh nói lời nhờ bạn với thái độ biết ơn, lời đề nghị ôn tồn để bạn dễ tiếp thu. 
Bài 2: Nêu yêu cầu. 
- Hướng dẫn học sinh làm miệng. 
- Giáo viên nêu từng câu hỏi cho học sinh trả lời. 
Bài 3: Yêu cầu học sinh dựa vào câu trả lời ở bài tập 2 để viết một đoạn văn ngắn từ 4, 5 câu nói về thầy giáo, cô giáo lớp 1 của mình. 
- Cho học sinh làm bài vào vở. 
3. Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh về học bài và chuẩn bị bài sau. 
- 2 hs lên bảng làm
- 1 Học sinh đọc yêu cầu. 
- Từng cặp học sinh thực hành trao đổi tình huống
- Đóng vai các tình huống cụ thể. 
- Cả lớp cùng nhận xét kết luận cặp đóng đạt nhất. 
- Trả lời câu hỏi. 
- Một học sinh trả lời tất cả các câu hỏi 1 lần. 
- Dựa vào câu trả lời ở bài tập 2 viết một đoạn văn ngắn khoảng 4, 5 câu nói về thầy cô giáo. 
- Một số học sinh đọc bài viết của mình. 
- Cả lớp cùng nhận xét chọn bài hay nhất tuyên dương trước lớp. 
Chính tả: Nghe viết: BÀN TAY DỊU DÀNG.
I. Mục tiêu: 
- Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng một đoạn văn xuôi; biết ghi đúng các dấu câu trong bài.
- Làm được BT2; BT(3) a / b.
+ Nhìn sách chép được bài chính tả
II. Đồ dùng học tập: 
- Học sinh: Vở.
III. Các hoạt động dạy, học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2, 3 học sinh lên bảng viết: uống nước, ruộng cạn, muốn.
- Nhận xét.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn viết.
- Đọc mẫu đoạn viết.
- Hướng dẫn tìm hiểu bài. 
- Nêu câu hỏi học sinh trả lời theo nội dung bài.
- An buồn bã nói với thầy giáo điều gì?
 - Khi biết An chưa làm bài tập thái độ của thầy giáo thế nào?
- Hướng dẫn viết chữ khó vào bảng con: Bước, kiểm tra, thì thào, buồn bã, trìu mến,
- Hướng dẫn học sinh viết vào vở.
- Đọc cho học sinh chép bài vào vở.
- Theo dõi, uốn nắn, quan sát giúp đỡ em chậm theo kịp các bạn.
- Đọc cho học sinh soát lỗi.
- Chấm và chữa bài.
3. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: 
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập vào vở.
 Bài 2a: Cho học sinh làm vở.
4. Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét giờ học. 
- 2 hs lên bảng viết
- Lắng nghe.
- 2 Học sinh đọc lại.
- Trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. 
- Thưa thầy hôm nay em chưa làm bài tập.
- Thầy không trách, chỉ nhẹ nhàng xoa đầu An, 
- Luyện viết bảng con.
- Theo dõi. 
- Học sinh chép bài vào vở.
- Soát lỗi.
- Đọc đề bài.
- Các nhóm lên thi làm bài nhanh. 
Báo, dao, chào.
Cau, rau, mau. 
- Cả lớp nhận xét.
- Làm vào vở.
- Trời rét cắt da, cắt thịt.
- Ông tôi cứ đi ra đi vào.
- Gia đình tôi sống rất hạnh phúc.
Sinh hoạt tập thể: SINH HOẠT LỚP
. 
 I. Mục tiêu:
 - Đánh giá tình hình hoạt động của tuần qua.
 - Phương hướng tuần tới.
 - Sinh hoạt văn nghệ
 II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
2. Các hoạt động sinh hoạt
 - Đánh giá chung
 + Nề nếp, trực nhật đúng giờ
 + Học tập: Học bài và làm bài tương đối đầy đủ xong một số em còn thiếu đồ dùng học tập
 + Vệ sinh làm tương đối tốt
 + Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng
3. Phương hướng tuần tới.
 - Phát động phong trào hoa điểm mười
 - Ôn tập tốt để thi giữa học kì I
 - Tham gia các hoạt động của nhà trường
 - Rèn luyện và tu dưỡng đạo đức
4. Sinh hoạt văn nghệ
 - Cho hs sinh hoạt văn nghệ
 - Rèn hs tính mạnh dạn khi đứng trước đám đông
Hát một bài
- Hs lắng nghe
- Lắng nghe phương hướng tới
Toán : ÔN LUYỆN
Mục tiêu: 
	- Biết thực hiện phép cộng có tổng bằng 100.
- Biết cộng nhẩm các số tròn chục.
- Biết giải bài toán với một phép cộng có tổng bằng 100.
+ Biết thực hiện phép cộng trong phạm vi 30.
 II. Hoạt động dạy học : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của họ sinh
 1. Ổn định.
 2. Thực hành ôn luyện.
Bài 1 : Tính nhẩm.
Bài 2 : Cho hs làm bài
Bài 3 :
- Yêu cầu học sinh đọc đề toán
- Hướng dẫn hs giải bài
Bài 4 :
- Hướng dẫn hs đánh dấu và nhận dạng hình.
3. Nhận xét - dặn dò
- Nhận xét tiết học 
- Hát một bài
- Nêu kết quả
- Làm vào vở.
- Đọc đề toán
- Lớp giải vào vở
- Một em lên bảng làm
Bài giải
 Bao gạo cân nặng là :
 18 + 8 = 26 ( kg )
 Đáp số : 26 kg
Có 5 hình tam giác
Có 6 hình tứ giác
Hoạt động tập thể: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ
I. Mục tiêu:
- Trật tự khi tham gia hoạt động
- Có hứng thú trong hoạt động
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định
- Cho học sinh ra sân
- Phổ biến tiết học
- Giáo viên bắt cho học sinh hát một số bài hát như: Cộc cách tùng cheng, Chúc mừng sinh nhật, Thật là hay, Múa vui, Xoè hoa
- Tập cho học sinh hát kết hợp vận động phụ hoạ bài: Chiến sĩ tí hon
- Giáo viên mời một số học sinh cùng giáo viên làm mẫu
- Cho học sinh tập theo tổ
 Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Lớp hát tập thể
- Học sinh ra sân tập hợp 3 hàng dọc
- Học sinh lắng nghe
- Từ 3 hàng dọc chuyển thành vòng tròn
- Cả lớp hát
- Học sinh theo dõi
- Học sinh thực hiện theo hướng dẫn
- Tập theo 3 tổ
- Từng tổ tập trước lớp
- Thực hiện hát múa cả lớp

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an(57).doc