Thiết kế giáo án môn học khối 2 - Tuần 28 (chuẩn)

Thiết kế giáo án môn học khối 2 - Tuần 28 (chuẩn)

Tập đọc

Kho báu

(tiết 82,83)

I. Mục tiêu :

 - Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch toàn bài; ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ.

 - Hiểu nội dung : Ai yêu quý đất đai, chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.( trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 5).

 - HS(K,G) trả lời được câu hỏi 4.

II. Chuẩn bị :

 - GV: Bảng phụ ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc

 - HS: SGK.

 

doc 37 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 538Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 2 - Tuần 28 (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28
Ngày soạn	:
Ngày dạy	:
Người dạy	:
Tập đọc
Kho báu
(tiết 82,83)
I. Mục tiêu :
 - Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch toàn bài; ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ.
 - Hiểu nội dung : Ai yêu quý đất đai, chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.( trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 5).
 - HS(K,G) trả lời được câu hỏi 4.
II. Chuẩn bị :
 - GV: Bảng phụ ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc
 - HS: SGK.
III. Các hoạt động :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định :
2. Bài cũ :
Ôn tập giữa HK2.
3. Bài mới :
a. Giới thiệu : 
 Sau bài kiểm tra giữa kì, các em sẽ bước vào tuần học mới. Tuần 28 với chủ đề Cây cối.
 Treo bức tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì?
 Hai người đàn ông trong tranh là những người rất may mắn, vì đã được thừa hưởng của bố mẹ họ một kho báu. Kho báu đó là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài tập đọc Kho báu. 
b. Luyện đọc:
 - GV đọc mẫu toàn bài.
 - Yêu cầu đọc từng câu. Nghe và chỉnh sửa lỗi cho HS, nếu có.
 - Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi đọc bài. Ví dụ: 
 - GV ghi các từ HS tìm lên bảng.
 - Đọc mẫu và yêu cầu HS đọc các từ khó. (Tập trung vào những HS mắc lỗi phát âm).
 - Yêu cầu đọc từng đoạn.
 - GV giải thích các từ chú giải.
 - Luyện đọc câu dài.
 - Tổ chức cho các nhóm thi đọc 
 - Nhận xét, cho điểm.
Hát
- Hai người đàn ông đang ngồi ăn cơm bên cạnh đống lúa cao ngất.
- Mở SGK trang 83.
- Mỗi HS đọc 1 câu(đọc nối tiếp từ đầu cho đến hết bài).
- HS tìm : cuốc bẫm, đàng hoàng, hão huyền, ruộng, trồng
- HS đọc cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp.
- HS luyện đọc câu dài : 
 Ngày xưa,/ có hai vợ chồng người nông dân kia/ quanh năm hai sương một nắng,/ cuốc bẫm cày sâu.// Hai ông bà thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng/ và trở về khi đã lặn mặt trời.//
- Các nhóm cử cá nhân thi đọc.
- HS nhận xét.
- Cả lớp đồng thanh đoạn 1
 Tiết 2
c. Tìm hiểu bài :
P Câu 1 : Tìm những hình ảnh nói lên sự cần cù, chịu khó của vợ chồng người nông dân.
 - Ý đoạn 1 nói gì ?
P Câu 2 :Trước khi mất, người cha cho các con biết điều gì?
 - Ý đoạn 2 nói gì ?
P Câu 3 : Theo lời cha, hai người con đã làm gì?
 - Kết quả ra sao? 
P Câu 4 : Vì sao mấy vụ liền lúa bội thu?
 - Theo em, kho báu mà hai anh em tìm được là gì ?
P Câu 5 : Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì? 
 * Luyện đọc lại :
 - GV theo dõi sửa phát âm.
4. Củng cố – dặn dò:
 - Qua câu chuyện con hiểu được điều gì?
 - Dặn HS về nhà học bài.
 - Nhận xét tiết học.
- 1HS đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm theo để tả lời.
 + Quanh năm hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, ra đồng từ lúc gà gáy sáng trở về nhà khi đã lặn mặt trời. Họ hết cấy lúa, lại trồng khoai, trồng cà, họ không cho đất nghỉ, mà cũng chẳng lúc nào ngơi tay.
- HS(K,G) nêu. 
- 1HS đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm theo để trả lời
 + Người cha dặn: Ruộng nhà có một kho báu các con hãy tự đào lên mà dùng.
- HS(K,G) nêu. 
- - 1HS đọc đoạn 3, cả lớp đọc thầm theo để trả lời
 + Họ đào bới cả đám ruộng lên để tìm kho báu.
- Họ chẳng thấy kho báu đâu và đành phải trồng lúa.
- HS(K,G) nêu : Vì ruộng hai anh em đào bới để tìm kho báu, đất được làm kĩ nên lúa tốt.
- HS(K,G) : Là sự chăm chỉ, chuyên cần.
- Chăm chỉ lao động sẽ được ấm no, hạnh phúc./ Ai chăm chỉ lao động yêu quý đất đai sẽ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
- HS đọc lại từng đoạn của câu chuyện.
- Câu chuyện khuyên chúng ta phải chăm chỉ lao động. Chỉ có chăm chỉ lao động, cuộc sống của chúng ta mới ấm no, hạnh phúc.
Toán
Luyện tập chung
(tiết 136)
I. Mục tiêu :
 - Thuộc bảng nhân, bảng chia đã học.
 - Biết thực hiện phép nhân, phép chia cĩ số kèm đơn vị đo.
 - Biết tính giá trị của biểu thức số cĩ hai dấu phép tính số (trong đĩ cĩ một dấu nhân hoặc chia trong bảng tính đã học)
 - Biết giải bài tốn cĩ một phép tính chia .
 - Bài tập cần làm: Bài 1(Cột 1,2,3 câu a; cột 1,2 câu b), bài 2, bài 3b.
II. Chuẩn bị :
 - GV: Các hình vẽ trong SGK.
 - HS: SGK, vở bài tập.
III. Các hoạt động :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định :
2. Bài cũ : Luyện tập chung.
3. Bài mới :
a.Giới thiệu : Tiết học hơm nay, thầy sẽ tiếp tục HD các em “ Luyện tập chung”
b.Thực hành :
P Bài 1: Cột 1,2,3 câu a; cột 1,2 câu b 
 - Gọi HS nêu yêu cầu.
 - GV cho HS làm bài vào SGK, 1em lên bảng giải.
 -GV nhận xét chung
P Bài 2 : 
 - Gọi HS nêu yêu cầu.
 - Yêu cầu HS nêu cách thực hiện tính các biểu thức.
 - Hỏi lại về phép nhân có thừa số là 0, 1, phép chia có số bị chia là 0.
 - Gọi 2em lần lượt lên bảng làm, các em khác làm vào VBT.
- GV nhận xét chung.
P Bài 3b :	
- Gọi HS nêu bài toán.
- Yêu cầu HS tự suy nghĩ giải bài toán, gọi 1 em lên bảng giải, cả lớp làm vào VBT.
 - GV nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố – dặn dò:
- Về nhà xem lại bài.
- Nhận xét tiết học.
-Hát
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào SGK, 1em lên bảng giải.
- Cả lớp nhận xét.
- HS nêu yêu cầu.
+ tính từ trái sang phải.
-HS nêu.
-2em lần lượt lên bảng làm, các em khác làm vào VBT.
-Lớp nhận xét.
- HS nêu bài toán.
-1 em lên bảng giải, cả lớp làm vào VBT.
Bài giải
Số nhóm học sinh là
12 : 3 = 4 (nhóm)
 Đáp số: 4 nhóm.
-Lớp nhận xét.
---------------------------------------
Ngày soạn	:
Ngày dạy	:
Người dạy	: 
Kể chuyện
Kho báu
(tiết 28) 
I. Mục tiêu :
 - Dựa vào gợi ý cho trước, kể lại được từng đoạn của câu chuyện(BT1).
 - HS(K,G) kể được toàn bộ câu chuyện(BT2).
II. Chuẩn bị :
 - GV: Bảng ghi sẵn các câu gợi ý.
 - HS: SGK.
III. Các hoạt động :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định :
2. Bài cũ : 
 GV kiểm việc chuẩn bị SGK của hs.
3. Bài mới :
a. Giới thiệu : 
 Giờ kể chuyện hôm nay các em sẽ kể lại câu chuyện Kho báu. 
b. Hướng dẫn kể chuyện :
 * Kể lại từng đoạn truyện theo gợi ý
 - Kể trong nhóm
 + Cho HS đọc thầm yêu cầu và gợi ý trên bảng phụ.
 + Chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm kể một đoạn theo gợi ý.
 - Kể trước lớp
 + Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên kể.
 + Tổ chức cho HS kể 2 vòng.
 + Yêu cầu các nhóm nhận xét, bổ sung khi bạn kể.
 + Tuyên dương các nhóm HS kể tốt.
 * Kể lại toàn bộ câu chuyện
 - Cho HS xung phong lên kể lại câu chuyện.
 - GV nhận xét cho điểm.
4. Củng cố – dặn dò :
 - Dặn HS về nhà tập kể lại truyện 
 - Nhận xét giờ học.
Hát
- Kể trong nhóm, khi HS kể các em khác theo dõi, lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho bạn.
- Mỗi HS kể 1 đoạn.
- 6 HS tham gia kể.
- HS nhận xét 
- HS(K,G) lên kể lại toàn bộ câu chuyện.
-----------------------------------------
Toán
Đơn vị, chục, trăm, nghìn
(tiết 137)
I. Mục tiêu :
 - Biết quan hệ giữa đơn vị và chục; giữa chục và trăm; biết đơn vị nghìn , quan hệ giữa trăm và nghìn.
 - Nhận biết được các số tròn trăm, biết cách đọc, viết các số tròn trăm.
 - Bài tập cần làm : 1; 2.
II. Chuẩn bị :
 - GV: Bộ đồ dùng toán học
 - HS: Bộ đò dùng toán học
III. Các hoạt động :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định :
2. Bài cũ : Luyện tập chung.
3 x 5 + 15 ; 3 x 4 – 6 ; 4 x 3 + 18
GV nhận xét cho điểm.
3. Bài mới :
a. Giới thiệu : 
 Hôm nay, các em sẽ tập đọc, viết các số chục, trăm, nghìn.
b. Ôn tập về đơn vị, chục và trăm.
 * Gắn lên bảng 1 ô vuông và hỏi có mấy đơn vị?
 - Tiếp tục gắn 2, 3, . . . 10 ô vuông như phần bài học trong SGK và yêu cầu HS nêu số đơn vị tương tự như trên.
 - 10 đơn vị còn gọi là gì ?
 - 1 chục bằng bao nhiêu đơn vị?
 - Viết lên bảng: 10 đơn vị = 1 chục.
 * Gắn lên bảng các hình chữ nhật biểu diễn chục và yêu cầu HS nêu số chục từ 1 chục (10) đến 10 chục (100) tương tự như đã làm với phần đơn vị.
 - 10 chục bằng mấy trăm?
 - Viết lên bảng 10 chục = 100.
c. Giới thiệu 1 nghìn :
 Giới thiệu số tròn trăm.
 * Gắn lên bảng 1 hình vuông biểu diễn 100 và hỏi: Có mấy trăm.
 - Gọi 1 HS lên bảng viết số 100 xuống dưới vị trí gắn hình vuông biểu diễn 100.
 * Gắn 2 hình vuông như trên lên bảng và hỏi: Có mấy trăm.
 - Yêu cầu HS suy nghĩ và tìm cách viết số 2 trăm.
 Giới thiệu: Để chỉ số lượng là 2 trăm, người ta dùng số 2 trăm, viết 200.
 - Lần lượt đưa ra 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 hình vuông như trên để giới thiệu các số 300, 400, . . .
 - Các số từ 100 đến 900 có đặc điểm gì chung?
 - Những số này được gọi là những số tròn trăm.
 * Gắn lên bảng 10 hình vuông(mỗi hình vuông có 100 ô vuông) và hỏi: Có mấy trăm?
 Giới thiệu: 10 trăm được gọi là 1 nghìn.
 - Viết lên bảng: 10 trăm = 1 nghìn.
 - Để chỉ số lượng là 1 nghìn, viết là 1000.
 - HS đọc và viết số 1000.
 - 1 chục bằng mấy đơn vị?
 - 1 trăm bằng mấy chục?
 - 1 nghìn bằng mấy trăm?
 Yêu cầu HS nêu lại các mối liên hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm, giữa trăm và nghìn.
4. Luyện tập, thực hành :
 Đọc và viết số (trang138):
 * Gắn hình vuông biểu diễn 1 số đơn vị, một số chục, các số tròn trăm bất kì lên bảng, sau đó gọi HS lên bảng đọc và viết số tương ứng.
 - GV đọc 1 số chục hoặc tròn trăm bất kì, yêu cầu HS sử dụng bộ hình cá nhân của mình để lấy số ô vuông tương ứn ...  riêng?
 - Tên riêng phải viết như thế nào?
 - Gọi HS lên bảng viết lại các tên riêng trong bài cho đúng chính tả.
 - Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm . 
4. Củng cố – dặn dò :
 - Nhắc nhở HS nhớ quy tắc viết hoa tên riêng
 - Nhận xét tiết học.
- Hát
- HS viết bảng con các từ :cuốc bẫm, gặt hái, khoai
- Theo dõi và đọc thầm theo. 1 HS đọc lại bài.
- Đoạn thơ nhắc đến lá dừa, thân dừa, quả dừa, ngọn dừa.
- HS đọc lại bài sau đó trả lời: 
+ Lá: như tay dang ra đón gió, như chiếc lược chải vào mây xanh. 
+ Ngọn dừa: như cái đầu của người biết gật để gọi trăng.
+ Thân dừa: bạc phếch tháng năm.
+ Quả dừa: như đàn lợn con, như những hũ rượu.
- 8 dòng thơ.
- Dòng thứ nhất có 6 tiếng.
- Dòng thứ hai có 8 tiếng.
- Chữ đầu dòng thơ phải viết hoa.
- tỏa; tàu dừa, ngọt, hũ
- HS nghe-viết bài theo yêu cầu.
- Đọc đề bài.
Tên cây bắt đầu bằng s
Tên cây bắt đầu bằng x
sắn, sim, sung, si, sen, súng, sâm, sấu, sậy, 
xoan, xà cừ, xà nu, xương rồng, xoài
- Đọc đề bài.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo.
- Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên, Tây Bắc, Điện Biên.
- Tên riêng phải viết hoa.
- 2 HS lên bảng viết lại, HS dưới lớp viết vào Vở bài tập.
- Nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
Ngày soạn :
Ngày dạy	 :
Người dạy :
Tập làm văn
Đáp lời chia vui. Tả ngắn về cây cối. 
(tiết 28)
I. Mục tiêu :
 - Biết đáp lại lời chia vui trong tình huống giao tiếp cụ thể(BT1).
 - Đọc và trả lời được các câu hỏi về bài miêu tả ngắn(BT2); viết được các câu trả lời cho một phần BT2 (BT3).
II. Chuẩn bị :
 - GV: Tranh minh hoạ trong SGK. Tranh (ảnh) hoặc quả măng cụt thật.
 - HS: SGK, vở.
III. Các hoạt động :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định :
2. Bài cũ :
Ôn tập giữa HK2.
3. Bài mới :
a. Giới thiệu: Giờ Tập làm văn hôm nay các con sẽ đáp lại lời chia vui và tìm hiểu viết về một loại quả rất ngon của miền Nam nước ta, đó là quả măng cụt. 
b. Hướng dẫn làm bài tập :
P Bài 1 :
 - Treo bức tranh và gọi 1 HS đọc yêu cầu.
 - Gọi 2 HS lên làm mẫu.
 - Yêu cầu HS nhắc lại lời của HS 2, sau đó suy nghĩ để tìm cách nói khác.
 - Yêu cầu nhiều HS lên thực hành. 
P Bài 2 :
 - GV đọc mẫu bài Quả măng cụt.
 - GV cho HS xem quả măng cụt thật.
 - Cho HS thực hiện hỏi đáp theo từng nội dung.
 - Yêu cầu HS nói liền mạch về hình dáng bên ngoài của quả măng cụt. Cho HS chỉ vào quả thật cho sinh động.
 - Nhận xét, cho điểm .
 - Phần nói về ruột quả và mùi vị của quả măng cụt. Tiến hành tương tự phần a.
P Bài 3 :
 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
 - Yêu cầu HS tự viết.
 - Yêu cầu HS đọc bài của mình. Lưu ý nhận xét về câu, cách sáng tạo mà vẫn đúng.
 - GV nhận xét cho điểm .
4. Củng cố – dặn dò :
 - Dặn HS thực hành nói lời chia vui, đáp lời chia vui lịch sự, văn minh. 
 - Viết về một loại quả mà em thích.
 - Nhận xét tiết học.
Hát
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm và suy nghĩ về yêu cầu của bài.
+ HS 1: Chúc mừng bạn đã đoạt giải cao trong cuộc thi.
+ HS 2: Cảm ơn bạn rất nhiều.
- HS phát biểu ý kiến về cách nói khác../
- HS lên thực hành nói.
- 2 HS đọc lại bài. Cả lớp đọc thầm theo.
-HS hoạt động theo cặp hỏi – đáp trước lớp. VD: 
+ HS 1: Quả măng cụt hình gì?
+ HS 2: Quả măng cụt tròn như quả cam.
+ HS 1: Quả to bằng chừng nào?
+ HS 2: Quả to bằng nắm tay trẻ em.
+ HS 1: Quả măng cụt màu gì?
+ HS 2: Quả màu tím sẫm ngả sang đỏ.
+ HS 1: Cuống nó như thế nào?
+ HS 2: Cuống nó to và ngắn, quanh cuống có bốn, năm cái tai tròn úp vào quả.
- 3 đến 5 HS trình bày.
- Viết vào vở các câu trả lời cho phần a hoặc phần b (bài tập 2).
- Tự viết trong 5 đến 7 phút.
- 3 đến 5 HS được trình bày bài viết của mình.
Toán
các số từ 101 đến 110
(tiết 140)
I. Mục tiêu :
 - Nhận biết được các số từ 101 đến 110.
 - Biết cách đọc, viết các số từ 101 đến 110.
 - Biết cách so sánh các số từ 101 đến 110.
 - Biết thứ tự các số từ 101 đến 110.
 - Bài tập cần làm : 1; 2; 3.
II. Chuẩn bị :
 - GV: Bộ đồ dùng toán 2
 Bảng kẻ sẵn các cột ghi rõ: trăm, chục, đơn vị, viết số, đọc số, như SGK.
 - HS: SGK.
III. Các hoạt động :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định :
2. Bài cũ : Các số tròn chục từ 110 đến 200.
 - GV kiểm tra HS về đọc số, viết số, so sánh các số tròn chục từ 10 đến 200.
 - Nhận xét cho điểm .
3. Bài mới :
a. Giới thiệu : 
 Bài học hôm nay, các em sẽ được học về các số từ 101 đến 110.
b. Giới thiệu các số từ 101 đến 110.
 - Gắn lên bảng hình biểu diễn số 100 và hỏi: Có mấy trăm?
 - Gắn thêm 1 hình vuông nhỏ và hỏi: Có mấy chục và mấy đơn vị?
 - Để chỉ có tất cả 1 trăm, 0 chục, 1 đơn vị, trong toán học, người ta dùng số 1 trăm linh 1 và viết 101.
 - Giới thiệu số 102, 103 tương tự như giới thiệu số 101.
 - Yêu cầu HS thảo luận để tìm cách đọc và cách viết các số còn lại trong bảng: 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110.
 - Yêu cầu HS cả lớp đọc lại các số từ 101 - 110.
c. Luyện tập, thực hành.
P Bài 1:
 - Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đổi chép vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
P Bài 2:
- Vẽ lên bảng tia số như SGK, sau đó gọi 
- Nhận xét, cho điểm 
HS đọc các số trên tia số theo thứ tự từ bé đến lớn.
P Bài 3:
 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
 - Để điền dấu cho đúng, chúng ta phải so sánh các số với nhau.
 - Viết lên bảng: 101 . . . 102 và hỏi: Hãy so sánh chữ số hàng trăm của 101 và số 102.
 - Hãy so sánh chữ số hàng chục của 101 và số 102.
 - Hãy so sánh chữ số hàng đơn vị của 101 và số 102.
 - Khi đó ta nói 101 nhỏ hơn 102 và viết 101 101.
 - Yêu cầu HS tự làm các ý còn lại của bài.
 - Một bạn nói, dựa vào vị trí của các số trên tia số, chúng ta cũng có thể so sánh được các số với nhau, theo con bạn đó nói đúng hay sai?
 - Dựa vào vị trí các số trên tia số trong bài tập 2, hãy so sánh 101 và 102 với nhau.
 - Tia số được viết theo thứ tự từ bé đến lớn, số đứng trước bao giờ cũng bé hơn số đứng sau.
4. Củng cố – dặn dò :
 - Dặn dò HS về nhà ôn lại về cách đọc, cách viết, cách so sánh các số từ 101 đến 110.
 - Nhận xét tiết học.
- Hát
- Một số HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
- Trả lời: Có 1 trăm, sau đó lên bảng viết 1 và cột trăm.
- Có 0 chục và 1 đơn vị. Sau đó lên bảng viết 0 vào cột chục, 1 vào cột đơn vị.
- HS viết và đọc số 101.
- Thảo luận để viết số còn thiếu trong bảng, sau đó 3 HS lên làm bài trên bảng lớp, 1 HS đọc số, 1 HS viết số, 1 HS gắn hình biểu diễn số.
- HS tự làm bài theo yêu cầu .
- 2 em nêu kết quả, nhận xét 
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS đọc các số trên tia số theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Bài tập yêu cầu chúng ta điền dấu >, <, = vào chỗ trống.
- Chữ số hàng trăm cùng là 1.
- Chữ số hàng trăm cùng là 0
- 1 nhỏ hơn 2 hay 2 lớn hơn 1.
- Làm bài.
- Bạn HS đó nói đúng.
- 101 101 vì trên tia số 102 đứng sau 101.
Đạo đức 
Giúp đỡ người khuyết tật
(tiết 1)
I. Mục tiêu :
 - Biết : Mọi người đều cần phải hỗ trợ, giúp đỡ, đối xử bình đẳng với ngời khuyết tật.
 - Nêu được một số hành động, việc làm phù hợp để giúp đỡ người khuyết tật.
II. Chuẩn bị
 - GV: Nội dung truyện Cõng bạn đi học (theo Phạm Hổ). Phiếu thảo luận.
 - HS: SGK.
III. Các hoạt động :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định :
2. Bài cũ : Lịch sự khi đến nhà người khác (tiết 2).
 - GV hỏi HS các việc nên làm và không nên làm khi đến chơi nhà người khác để cư xử cho lịch sự.
 - GV nhận xét. 
3. Bài mới :
a. Giới thiệu : GV nêu mục tiêu tiết học rồi ghi tựa bài lên bảng.
Giúp đỡ người khuyết tật.
 * Hoạt động 1: Phân tích tranh
 Mục tiêu : Giúp HS nhận biết được một hành vi cụ thể về giúp đỡ người khuyết tật.
 GV treo tranh BT1.
 Câu hỏi gợi ý :
 + Tranh vẽ gì ?
 + Việc làm của các bạn nhỏ giúp được gì cho bạn bị khuyết tật.
 + Nếu em có mặt ở đó, em sẽ làm gì ? Vì sao ?
 Kết luận : Chúng ta cần giúp đỡ các bạn khuyết tật để các bạn có thể thực hiện quyền được học tập.
 * Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm (BT2)
 Mục tiêu : HS hiểu được sự cần thiết và một số việc cần làm để giúp đỡ người khuyết tật.
 - GV nhận xét
 * Hoạt động 3 : Làm việc cá nhân(BT3)
 - Yêu cầu HS xác định ý kiến mà các em tán thành .
 - Gọi đại diện các nhóm trình bày, nghe HS trình bày và ghi các ý kiến không trùng nhau lên bảng.
 * Kết luận: Tùy theo khả năng và điều kiện của mình mà các em làm những việc giúp đỡ người tàn tật cho phù hợp. Không nên xa lánh, thờ ơ, chế giễu người tàn tật.
4. Củng cố – dặn dò :
 - Yêu cầu HS nêu lại số việc cần giúp đỡ người khuyết tật
 - Nhận xét tiết học.
- Hát
- HS trả lời, bạn nhận xét 
- HS chia nhóm thảo luận về việc làm của các bạn nhỏ trong tranh.
- Đại diện nhóm trình bày, bổ sung ý kiến.
- HS nhắc lại KL.
- HS tự ghi lại những việc làm để giúp đỡ người khuyết tật
- HS lần lượt nêu những việc làm trước lớp.
- Cả lớp bổ sung.
- HS tự làm và nêu trước lớp.
- HS nhận xét, góp ý.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 28 9l2.doc