Thiết kế giáo án môn học khối 2 - Tuần 26

Thiết kế giáo án môn học khối 2 - Tuần 26

A/ Mục tiêu: 1. Kiến thức : -Giúp học sinh hiểu được : - Một số quy tắc ứng xử khi đến nhà người khác và ý nghĩa của các quy tắc ứng xử đó .

2. Thái độ : Đồng tình ủng hộ những ai biết cư xử lịch sự khi đến nhà người khác . Không đồng tình , phê bình nhắc nhớ những ai không biết cư xử lịch sự khi đến nhà người khác .

 3 .Hành vi : Biết cư xử lịch sự khi đến nhà bạn bè hay khi đến nhà người quen .

B/ Chuẩn bị: * Truyện kể đến chơi nhà bạn . Phiếu học tập .

C/ Các hoạt động dạy học:

 

doc 22 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 660Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 2 - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: 
Thứ 2
Đạo đức
Toán
Tập đọc 
Lịch sự khi đến nhà người khác 
Luyện tập 
Tôm càng và cá con
Thứ 3
Thể dục
Toán
Chính tả 
Kể chuyện
 Aâm nhạc
Một số bài tập RLTTCB. Trò chơi”Kết bạn”
Số bị chia.
Tập chép : Vì sao cá không biết nói 
Tôm càng và Cá Con 
Học hát : Chim chích bông.
Thứ 4
Luyện từ và câu 
Toán 
Mĩ thuật
Mở ..từ ngữ sông biển 
Luyện tập
Vẽ tranh:Đề tài con vật 
Thứ 5
Thể dục
TC
Toán
TV
Chính tả
Hoàn thiện một số bài tập RLTTCB.
Làm dây xúc xích trang trí 
Chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ gjác.
Ch ữ hoa X
Nghe viết: Sông Hương. 
Thứ 6
Tập làm văn
Toán 
TNXH
Đáp lời đồng ý - Tả ngắn về biển. 
Luyện tập.
Một số loài cây sống dưới nước 
Thứ 2: Đạo đức:
LỊCH SỰ KHI ĐẾN NHÀ NGƯỜI KHÁC
A/ Mục tiêu: 1. Kiến thức : -Giúp học sinh hiểu được : - Một số quy tắc ứng xử khi đến nhà người khác và ý nghĩa của các quy tắc ứng xử đó .
2. Thái độ : Đồng tình ủng hộ những ai biết cư xử lịch sự khi đến nhà người khác . Không đồng tình , phê bình nhắc nhớ những ai không biết cư xử lịch sự khi đến nhà người khác .
 3 .Hành vi : Biết cư xử lịch sự khi đến nhà bạn bè hay khi đến nhà người quen .
B/ Chuẩn bị: * Truyện kể đến chơi nhà bạn . Phiếu học tập .
C/ Các hoạt động dạy học:	
2.Bài mới: 
ª Hoạt động1: 10’ Thế nào là lịch sự khi đến chơi nhà người khác ? 
- Chia lớp thành 4 nhóm yêu cầu các nhóm suy nghĩ thảo luận để tìm những việc nên làm và không nên làm khi đến chơi nhà người khác . 
- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả . 
- Yêu cầu các nhóm khác nhận xét .
- GV nhận xét bổ sung .
- Hoạt động 2” 15’ Xử lí tình huống .
- Chia lớp thành các nhóm .Phát phiếu học tập yêu cầu các nhóm thảo luận để xử lí các tình huống sau và ghi vào phiếu .
- Nội dung phiếu : Đánh dấu x vào trước các ý thể hiện thái độ của em : a/ Hương đến nhà Ngọc chơi , thấy trong tủ của Ngọc có con búp bê rất đẹp Hương liền lấy ra chơi .
- Đồng tình - Phản đối - Không biết 
-Khi đến nhà Tâm chơi Lan gặp bà Tâm mới ở quê ra Lan lánh mặt không chào bà của Tâm .
- Đồng tình - Phản đối - Không biết 
-Khi đến nhà Nam chơi Long tự ý bật ti vi lên xem vì đã đến chương trình phim hoạt hình. 
- Đồng tình - Phản đối - Không biết 
-Viết lại cách cư xử của em trong những trường hợp sau 
-Em đến chơi nhà bạn nhưng trong nhà đang có người ốm.
- Em được mẹ bạn mời ăn bánh khi đến chơi nhà bạn 
- Em đang ở chơi nhà bạn thì có khách của ba mẹ bạn đến chơi .
- Yêu cầu lớp nhận xét sau mỗi lần bạn đọc . 
3. Củng cố dặn dò : 5’
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn về nhà áp dụng vào cuộc sống . 
 ________________________&4&_________________________
Toán: Luyện tập
A/ Mục tiêu: - Giúp HS : Rèn luyện kĩ năng xem giờ đúng và giờ khi kim phút chỉ vào số 3 và số 6. - Củng cố biểu tượng thời gian và khoảng thời gian các đơn vị đo thời gian trong cuộc sống .
B/ Chuẩn bị: - Mô hình đồng hồ có thể quay được kim chỉ giờ chỉ phút theo ý muốn .
C/ Các hoạt động dạy học:	
1.Bài cũ : 5’
-Gọi 2 học sinh lên bảng thực hành quay đồng hồ theo yêu cầu : 5 giờ 10phút ; 7 giờ 15 phút .
-Nhận xét đánh giá ghi điểm .
 2.Bài mới - Giới thiệu bài: 
ª Hoạt động1: 25’ -Rèn luyện kĩ năng xem giờ đúng
- Hướng dẫn thực hành 
-Bài 1: (Y)- Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu đề bài 
thảo luận cặp đôi- báo cáo .
- Mời lần lượt từng cặp lên trả lời liền mạch.
- Từ khi các bạn ở chuồng voi đến lúc các bạn ở chuồng hổ là bao lâu?
+Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh 
Bài 2 : (TB)- Gọi một em nêu bài tập 2 a 
- Hà đến trường lúc mấy giờ?
- Mời 1 em quay kim đồng hồ đến 7 giờ và GV gắn đồng hồ này lên bảng.
- Toàn đến trường lúc mấy giờ?
- Mời 1 em quay kim đồng hồ đến 7 giờ 15 phút và GV gắn đồng hồ này lên bảng.
Hỏi : Ai đến trường sớm hơn?
Vậy bạn Hà đến sớm hơn bạn Toàn bao nhiêu phút? 
Tương tự với câu b 
Bài 3 : (K)- Yêu cầu HS đọc yêu cầu à bài 
 - Em điền giờ hay phút vào câu a? Vì sao?
- Trong 8 phút em có thể làm được gì?
- Em điền giờ hay phút vào câu b? Vì sao?
- Vậy còn câu c em điền giờ hay phút , hãy giải thích cách điền của em ?
+GV nhận xét bài làm của HS. 
3. Củng cố - Dặn dò: 5’
*Nhận xét đánh giá tiết học 
–Dặn về nhà học và làm bài tập .
________________________&4&_________________________
Tập đọc: 
 tôm càng và cá con
A/ Mục tiêu: - Đọc lưu loát cả bài . Đọc đúngù các từ khó dễ lẫn do phương ngữ 
- Biết đọc nghỉ hơi sau các dấu câu và giữa các cụm từ . Phân biệt được lời của các nhân vật.
-Hiểu từ ngữ : Búng càng ,nhìn trân trân ,nắc nỏm khen ,quẹo, bánh lái,mái chèo... 
 - Hiểu nội dung : -Truyện ca ngợi tình bạn đẹp đẽ,sẵn sàng cứu nhau khi hoạn nạn của Tôm Càng và Cá Con 
B/ Chuẩn bị: Tranh minh họa , bảng phụ viết các câu văn cần hướng dẫn luyện đọc 
C/ Các hoạt động dạy học:
 1/ Kiểm tra : 5’
 - Gọi học sinh đọc và trả lời câu hỏi trong bài 
“ Bé nhìn biển “đã học ở tiết trước . 
2.Bài mới - Phần giới thiệu 
- Treo tranh và nêu : Tôm Càng và Cá Con kết bạn với nhau họ đã sẵn sàng cứu nhau khi hoạn nạn sự việc như thế nào. Hôm nay chúng ta tìm hiểu điều đó .
 ª Hoạt động1: 40’ Lưyện đọc
Đọc mẫu 
- Yêu cầu đọc từng câu.
-Hướng dẫn đọc câu dài
* Đọc từng đoạn : 
-Yêu cầu HS đọc đoạn.
- Khen nắc nỏm có nghĩa là gì?
- Yêu cầu HS nối tiếp đọc theo đoạn.
*/ Luyện đọc trong nhóm .
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ , mỗi nhóm 4 em và yêu cầu đọc theo nhóm 
- Theo dõi HS đọc và uốn nắn cho HS .
*/ Thi đọc -Mời các nhóm thi đua đọc ĐT và cá nhân 
-Lắng nghe nhận xét và ghi điểm .
* Đọc đồng thanh 
-Yêu cầu đọc đồng thanh đoạn 2 và 3 của bài. 
ª Hoạt động2: 15’ Tìm hiểu bài :
- Gọi HS đọc đoạn 1 và 2 của bài .
-Yêu cầu lớp đọc thầm trả lời câu hỏi :
 -Tôm Càng đang làm gì ở dưới đáy sông?(Y)
- Khi đó câu ta đã gặp một con vật có hình dáng như thế nào?(TB) 
- Cá Con làm quen với Tôm Càng ra sao?(Y)
- Đuôi của Cá Con có ích lợi gì ?(K)
- Tìm những từ ngữ cho thấy tài riêng của Cá Con?(TB)
Tôm Càng có thái độ như thế nào đối với Cá Con ?(K)
- Gọi một HS đọc đoạn còn lại 
- Khi Cá Con đang bơi thì có chuyện gì xảy ra?
-Hãy kể lại việc tôm Càng cứu Cá Con?
- Con thấy Tôm Càng có điểm gì đáng khen?
* GV kết luận: - Tôm Càng rất thông minh nhanh nhẹn . Nó dũng cảm cứu bạn và luôn quan tâm lo lắng cho bạn.
3. Củng cố dặn dò: 5’ 
- Em thích nhân vật nào trong truyện ? Vì sao ?
Giáo viên nhận xét.
- Dặn về nhà học bài xem trước bài mới .
Rút kinh nghiệm
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
________________________&4&_________________________
Thứ ba: Thể dục
ÔN MỘT SỐ BÀI TẬP RLTTCB
A/ Mục tiêu: ªTiếp tục ôn một số bài tập RLTTCB .Yêu cầu thực hiện tương đối chính xác . 
- Ôn trò chơi “ Nhảy đúng - nhảy nhanh “ Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi , tương đối chủ động .
B/ Chuẩn bị: - Một còi để tổ chức trò chơi , kẻ các ô vuông cho trò chơi mỗi ô vương có kích thước 0,6 - 0,8 m ( kẻ 2 - 4 nhóm ô để có thể tổ chức cho 2- 4 đội cùng chơi ). 
C/ Các hoạt động dạy học: 
 Nội dung 
Định lượng 
phương pháp 
 1.Bài mới a/Phần mở đầu :
-Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung tiết học .
- Đứng tại chỗ xoay đầu gối , xoay hông ,vai , xoay cổ chân .
- Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình 80 - 90 m
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu . 
- Ôn một số động tác của bài thể dục phát triển chung mỗi động tác 
2 lần x 8 nhịp .
- Kiểm tra bài cũ , theo đội hình hàng ngang hoặc vòng tròn .
 b/Phần cơ bản :
- Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông 1 - 2 lần 15m
- Đội hình tập như các bài trước đã học . GV hoặc cán sự lớp điều khiển .
- Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang 2 lần 10 m
- Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông 2 lần 10 - 15 m
- Đi nhanh chuyển sang chạy 2 - 3 lần 18 - 20 m
- Trước khi đi nhắc nhớ HS không đặt chân chạm đất phía trước bằng gót bàn chân . Chạy xong không dừng lại đột ngột mà chạy giảm dần tốc độ .
-Cho học sinh tập thành nơi vạch xuất phát , mỗi đợt chạy xong vòng sang hai bên đi thường về tập hợp ở cuối hàng chờ lần tập tiếp theo. GV và lớp nhận xét , nếu cần Gv có thể làm mẫu và giải thích thêm để HS nắm được động tác sau đó cho HS chạy lần 2 .
 c/Phần kết thúc:
- Đi đều theo 2 - 4 hàng dọc và hát : 2 phút do cán sự lớp điều khiển .
-Cúi lắc người thả lỏng 5 - 6 lần . Nhảy thả lỏng ( 6 - 10 lần )
- Tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi : “ Tự chọn “
-Giáo viên hệ thống bài học
1 phút
2phút
2phút
6phút
6 phút
8 phút
2phút
 ...  vi tam giác , chu vi tứ giác bằng cách tính tổng độ dài của các cạnh hình đó .
B/ Chuẩn bị: - Hình tam giác , tứ giác như trong phần bài học SGK
C/ Các hoạt động dạy học:
 1.Bài cũ : 5’ -Gọi học sinh lên bảng sửa bài tập tìm x 
-Yêu cầu mỗi em làm một cột . x : 3 = 5 và x : 4 = 6 
-Nhận xét đánh giá phần bài cũ .
2.Bài mới - Giới thiệu bài: 
-Hôm nay chúng ta tìm hiểu về cách tính chu vi hính tam giác và chu vi hình tứ giác . 
 *Hoạt động1 : 10’ Giới thiệu về cạnh và chu vi hình tam giác 
- Vẽ lớn lên bảng hình tam giác như bài học .
- Yêu cầu học sinh đọc tên hình . 
- Hãy đọc tên các đoạn thẳng có trong hình ?
-Các đoạn thẳng mà các em vừa đọc tên đó chính là các cạnh của hình tam giác ABC .
- Vậy hình tam giác ABC có mấy cạnh ? Đó là những cạnh nào ?
-Giáo viên chỉhình và nêu:Cạnh của hình tam giác chính là các đoạn thẳng tạo thành hình đó
- Yêu cầu quan sát : - Cho biết độ dài của từng đoạn thẳng AB ,BC , CA ?
- Hãy tính tổng độ dài các cạnh AB , BC , CA ?
 - Vậy tổng độ dài các cạnh của hình tam giác ABC là bao nhiêu ? 
- Tổng độ dài các cạnh của hình tam giác ABC chính là chu vi của tam giác ABC .
- Vậy chu vi tam giác ABC bằng bao nhiêu ?
Giới thiệu về cạnh và chu vi hình tứ giác: Hướng dẫn học sinh tương tự như đối với hình tam giác trên .
 *Hoạt động1 : 1 5’ Luyện tập:
-Bài 1: (Y)- Giáo viên nêu bài tập 1 .
-Bài này yêu cầu ta làm gì .
- Khi biết độ dài của các cạnh muốn tính chu vi tam giác đó ta làm như thế nào ?
-Yêu cầu học sinh thực hiện vào vở + bảng.
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2 : (TB) - Yêu cầu học sinh nêu đề bài. -Hướng dẫn HS thực hiện như bài tập 1 . 
+Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh 
-Bài 3: (K) HS làm thêm.
 3. Củng cố - Dặn dò: 5’ *Nhận xét đánh giá tiết học. Dặn về nhà học và làm bài tập .
Rút kinh nghiệm
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_______________________&4&_________________________
Thứ sáu: Tự nhiên xã hội
MỘT SỐ LOẠI CÂY SỐNG Ở DƯỚI NƯỚC
A/ Mục tiêu: Nhận dạng và nói tên dược một số cây sống dưới nước . -Phân biệt được nhóm cây sống trôi nổi trên mặt nước và nhóm cây có rễ ăn sâu vào bùn và đáy nước . Hình thành và phát triển kĩ năng quan sát nhận xét , mô tả . Thích sưu tầm.
***Giáo dục: Yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ, chăm sóc cây cối.
B/ Chuẩn bị: Giáo viên : Tranh ảnh trong sách trang 54,55 . Một số tranh ảnh ( sưu tầm ) Các cây sống dưới nước . Bút dạ , giấy A3 , phấn màu .Sưu tầm các vật thật : Cây bèo tây , cây rau rút , hoa sen ,... 
C/ Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: 5’
-Kiểm tra các kiến thức qua bài : “ Cây sống trên cạn “
 -Gọi 2 học sinh trả lời nội dung .
-Nhận xét đánh giá về sự chuẩn bị bài của học sinh 
2.Bài mới - Giới thiệu bài:
- Hôm nay chúng ta tìm hiểu về chủ đề tự nhiên bài học đầu tiên đó là : “Một số loại cây sống dưới nước “ .
-Hoạt động 1 : 10’ Tìm hiểu các loài cây sống dưới nước 
 * Bước 1 : - Đưa học sinh đi quan sát các cây sống dưới nước ở các ao hồ , các đầm lầy xung quanh trường .
- Yêu cầu mô tả các loại cây theo phiếu quan sát như sách hướng dẫn .
- Nêu đặc điểm giúp cây sống trôi nổi .Nêu đặc điểm giúp cây sống dưới ao hồ 
- Nhắc nhớ một số quy định đảm bảo an toàn khi tham quan .
* Bước 2 : - Yêu cầu đại diện trình bày đặc điểm đối với từng loại cây quan sát được. 
- Nhận xét đánh giá ý kiến của từng nhóm .
3. Củng cố - Dặn dò: 5’
**Cây có ích lợi gì, các em cần làm gì để cây cối luôn được xanh tốt?
GV: Cây rất cần thiết và mang lại nhiều lợi ích cho chúng ta, vì vậy các em cần bảo vệ và chăm sóc cây xanh ở mọi nơi.
-Cho học sinh liên hệ với cuộc sống hàng ngày.
- Xem trước bài mới .
 _______________________&4&_________________________
Tập làm văn : đáp lời đồng ý - tả ngắn về biển
A/ Mục tiêu: ª Biết đáp lời khẳng định của người khác trong những tình huống giao tiếp cụ thể hàng ngày . Biết nhìn tranh và nói những điều về biển .
B/ Chuẩn bị: -Các tranh ảnh minh hoạ bài tập 3 . Các câu hỏi gợi ý bài tập 3 viết vào bảng phụ. 
C/ Các hoạt động dạy học:	
 1/ Kiểm tra: 5’ 
- Mời 2 em lên bảng nhập vai diễn lại tình huống bài tập 2 ,.
- Gọi một em kể lại câu chuyện Vì sao ? đã học ở tiết trước .
- Nhận xét ghi điểm từng em .
2.Bài mới - Giới thiệu bài : 
 -Hoạt động 1 : 10’ -Biết đáp lời khẳng định
*Bài 1 - Yêu cầu một HS nêu đề bài .
-Treo bảng phụ gọi HS đọc lại đoạn hội thoại 
-Khi đến nhà Dũng Hà nói gì với bố Dũng ?
Lúc đó bố Dũng trả lời như thế nào ?
- Đó là lời đồng ý hay không đồng ý ?
- Lời của bố Dũng là một lời khẳng định ( đồng ý với ý kiến của Hà ) để đáp lại lời khẳng định của bố Dũng Hà đã nói thế nào ?
- Khi được người khác cho phép hoặc đồng ý , chúng ta thường đáp lại bằng lời cảm ơn chân thành .
*Bài 2 -Gọi một em đọc các tình huống . 
-Yêu cầu 2 em ngồi gần nhau thảo luận để đáp lại tình huống trong bài .
- Gọi một cặp HS lên một em đọc yêu cầu một em trả lời 
- Yêu cầu lớp nhận xét và đưa ra lời đáp khác .
- Có thể cho nhiều cặp lên nói .
- GV nhận xét và ghi điểm.
-Hoạt động 2 : 15’ -Biết nhìn tranh và nói những điều về biển .
*Bài 3 Treo tranh minh hoạ và hỏi . 
- Bức tranh minh hoạ điều gì ? 
- Yêu cầu HS quan sát tranh trả lời các câu hỏi sau : - Sóng biển như thế nào ?
- Trên mặt biển có những gì ?
- Trên bầu trời có những gì ?
- Lắng nghe nhận xét ghi điểm học sinh .
3.Củng cố - Dặn dò: 5’
-Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung bài học .
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn về viết vào vở chuẩn bị tốt cho tiết sau .
_______________________&4&_________________________
Toán: luyện tập
A/ Mục tiêu: - Giúp HS : - Củng cố biểu tượng về chu vi của hình tam giác , hình tứ giác . 
-Rèn luyện kĩ năng tính chu vi hình tam giác , hình tứ giác thông qua việc tính tổng độ dài các cạnh của hình đó . 
-Củng cố kĩ năng vẽ hình qua các điểm cho trước .
B/ Chuẩn bị: - Các hình vẽ tam giác, tứ giác như sách giáo khoa .
C/ Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ : 5’
-Gọi 2 học sinh lên bảng tính chu vi tam giác có độ dài các cạnh lần lượt là : a/ 3cm , 4 cm , 5cm 
b/ 5 cm , 12 cm , 9 cm ; c/ 8 cm , 6 cm , 13 cm .
-Nhận xét đánh giá ghi điểm .
2.Bài mới - Giới thiệu bài: 
 -Hoạt động 1 : 25’ - Củng cố biểu tượng về chu vi của hình tam giác , hình tứ giác.
-Bài 1: (Y) 
- Gọi một em nêu bài tập 1 .
-Yêu cầu tự làm vào vở .
-Yêu cầu HS đọc tên các cạnh của hình tam giác và tứ giác vẽ được ở phần b và c .
-Giáo viên nhận xét đánh giá ghi điểm .
Bài 2 : (TB)
- Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu đề bài 
-Yêu cầu lớp làm vào vở .
- Gọi một học sinh lên bảng giải bài .
+Gv nhận xét bài làm của học sinh. 
Bài 4 (K) 
- Yêu cầu học sinh nêu đề bài 
-Yêu cầu lớp làm vào vở .
- Gọi một học sinh lên bảng giải bài .
- Hãy so sánh độ dài đường gấp khúc ABCD và chu vi hình tứ giác ABCD ? Vì sao ? 
-Có bạn nói tứ giác ABCD là đường gấp khúc ABCD , theo em bạn nói đúng hay sai?
+Gv nhận xét 
3. Củng cố, Dặn dò: 5’
- Nhận xét đánh giá tiết học 
–Dặn về nhà học và làm bài tập .
___________________________oOo___________________________
Sinh hoạt tập thể
TUẦN 26
A/ Mục tiêu: 
- Đánh giá công việc thực hiện trong tuần về các mặt: 
- Đạo đức, học tập, thể chất, thẩm mĩ.
- Đề ra phương hướng tuần tới. 
B/ Chuẩn bị: 
- Mội dung của buổi sinh hoạt
C/ Các hoạt động dạy học:
1) Khởi động: - Hát tập thể
+hoạt động 1: - Sinh hoạt tập thể
+ Bước 1: - Đánh giá công tác tuần qua.
Lớp trưỡng đánh giá về các mặt.
Học tập.
Sinh hoạt.
Chuyên cần.
Vệ sinh.
Tham gia các phong trào do nhà trường phát động.
Đại diện các tổ báo cáo.
Yù kiến của học sinh.
Yù kiến của giáo viên sau khi nghe các tổ đánh giá.
Tổng kết.
+ Bước 2: - Trao giải thưởng.
- Cá nhân điển hình.
- Đồng đội xuất sắc.
+ Bước 3: - Kế hoạch tuần 27.
- Đôi bạn cùng tiến.
- Phong trào diểm 10 môn chính tả.
- Duy trì chuyên cần, tác phong, vệ sinh, sỉ số, nề nếp lớp, truy bài.
2) Kết thúc nhận xét giời sinh hoạt: 
- Chuẩn bị tuần sau.
Rút kinh nghiệm
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_______________________&4&_________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 26.doc