Thiết kế giáo án môn Chính tả lớp 2, kì II

Thiết kế giáo án môn Chính tả lớp 2, kì II

I. MỤC TIÊU:

Rèn kỹ năng viết chính tả

1/ Nghe viết chính tả đoạn 4 của chuyện Hai Bà Trưng

Biết viết hoa đúng tên riêng.

2/ Điền vào chỗ trống l/n tiếng có vần iêt/iêc.

Những tiếng bắt đầu bằng l/n có vần iêt/iêc.

II. CHUẨN BỊ:

GV: Bảng phụ & bài BT 3 a3b.

HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1. Khởi động:

GV nêu gương một số HS viết chữ đẹp viết CT chính xác ở HKI nhắc HS sang HKII viết đẹp & chính tả đúng.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu: MĐ & YC tiết học

b. Các hoạt động:

 

doc 52 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 1025Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn Chính tả lớp 2, kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 19.Ngày soạn:	Ngày dạy:
HAI BÀ TRƯNG
I. MỤC TIÊU:
Rèn kỹ năng viết chính tả
1/ Nghe viết chính tả đoạn 4 của chuyện Hai Bà Trưng
Biết viết hoa đúng tên riêng.
2/ Điền vào chỗ trống l/n tiếng có vần iêt/iêc.
Những tiếng bắt đầu bằng l/n có vần iêt/iêc.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Bảng phụ & bài BT 3 a3b.
HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Khởi động:
GV nêu gương một số HS viết chữ đẹp viết CT chính xác ở HKI nhắc HS sang HKII viết đẹp & chính tả đúng.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu: MĐ & YC tiết học 
b. Các hoạt động:
Thời lượng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: HD HS nghe viết.
* Mục tiêu:Biết viết hoa đúng tên riêng.
-GV đọc một lần đoạn 4 của bài Hai Bà Trưng.
-Giúp HS nhận xét: Chữ Hai & Bà Trưng.
-Tên Hai Bà Trưng được viết như thế nào ?
-Viết hoa để làm gì ?
-Tìm tên riêng khác trong bài.
-HS đọc thầm lại đoạn văn viết vào nháp từ dễ sai.
* Hoạt động 2: GV đọc cho HS viết bài.
* Mục tiêu:Điền vào chỗ trống l/n tiếng có vần iêt/iêc.
-GV đọc từng câu, từng cụm từ.
-Nhắc HS cách trình bày.
+ Chấm, chữa bài:
-GV chấm nhanh 5 – 7 bài, nhận xét nội dung chữ viết.
+ Hướng dẫn HS làm bài tập kiểm tra 2a hoặc 2b.
-Một HS đọc yêu cầu bài tập 2a, 2b
a/ Bài tập (2) – lựa chọn
-GV cho 2 HS lên bảng thi điền nhanh vào chổ trống.
-GV chốt lời giảng đúng.
-Lời giải a: lành lặng
-Lời giải b: đi biền biệt
b/ Bài tâp (3) – lựa chọn
-GV chọn HS lớp mình làm BT 3a hoặc 3b.
-HS đọc yêu cầu bài.
-Lời giải: a: lạ, lao động, liên lạc, long đong, lênh đênh, lập đông.
-Nông thôn, nóng nực, nong tằm, nương rẫy
-Lời giải b: miết, mãi miết, thiết tha, da diết, diệt ruồi, tiết kiệm, kiệt sức..
, thiết tha, da diết, diệt ruồi, tiết kiệm, kiệt sức..
-1 HS đọc lại đoạn văn.
-Cả lớp theo dõi SGK 
-Viết hoa cả chữ Hai và chữ Bà
-Tỏ lòng kính trọng và tên đó là tên riêng
-Tô Định. Viết hoa đầu chữ cái.
-Lần lượt, sụp đổ, khởi nghĩa, lịch sử
-HS viết vào vở.
-Tên bài viết giữa trang. -Chữ đầu đoạn lùi vào một ô.
-HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở vào cuối bài kiểm tra
-HS làm bài tập vào vở (VBT)
-Cả lớp nhận xét, sửa bài.
-Nao núng, lanh lảnh, thấy tiêng tiếc, xanh biên biếc
-Cả lớp viết vào vở
4/ Củng cố:
- GV nhận xét tiết học.
- Khen HS viết bài kiểm tra sạch đẹp
- Những HS viết bài kiểm tra chưa đạt
- Cả lớp đọc lại các bài viết, ghi nhớ kiểm tra.
5/ Họat động nối tiếp:
- Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài tiếp theo.
- Rút kinh nghiệm:
Tuần: 19.Ngày soạn:	Ngày dạy:
TRẦN BÌNH TRỌNG
I. MỤC TIÊU:
Rèn luyện kỹ năng viết chính tả:
1/ Nghe viết đúng chính tả bài. Trần Bình Trọng. Biết viết đúng tên riêng, các chữ đầu câu trong bài.
Viết đúng dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm hoặc ngặc kép.
2/ Làm đúng các bài tập điền vào chổ trống
(phân biệt l/n, iết, iếc)
II. CHUẨN BỊ: 
GV:Nội dung BT 2a và 2b
HS:SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Khởi động: hát
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra của HS về nhà viết lại bài chính tả trong tiết học trước.
-KT 3 HS viết bảng lớp.
-KT 3 HS viết bảng lớp
(Nhận xét ghi điểm)
3/ Bài mới:
a. Giới thiệu: Mục đích, yêu cầu tiết học.
b. Các hoạt động:
Thời lượng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: HD HS chuẩn bị:
* Mục tiêu:Nghe viết đúng chính tả bài. 
-GV đọc1 lần bài chính tả.
-Cả lớp theo dõi SGK 
-Giúp HS hiểu ND bài CT
-GV hỏi:
-Khi giặc dụ dỗ hứa phong cho tước Vương, -Trần Bình Trọng đã khảng khái trả lời ra sao?
-Em hiểu câu nói của Trần Bình Trọng là như thế nào?
-Giúp HS nhận xét CT.
-Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa?
* Hoạt động 2: GV đọc thông thả từng cụm từ.
* Mục tiêu:Biết viết đúng tên riêng, các chữ đầu câu trong bài.
-Viết đúng dấu câu
* Hoạt động 3: Chấm, chữa bài.
* Mục tiêu:Làm đúng các bài tập điền vào chổ trống.
+ HD HS làm BT(2) – lựa chọn.
-GV chọn HS lớp mình làm bài tập 2a hoặc 2b.
-HS đọc thầm đoạn văn đã lựa chọn.
3 HS lên bảng thi điềm đúng, nhanh âm đầu hoặc l/n hoặc vần iêt/iêc.
-Cả lớp và GV nhận xét.
-Một, 2 HS đọc lại toàn bộ đoạn văn (Người con gái anh hùng hoặc Tiếng bom) Phạm -Hồng Thái
-Một, hai HS đọc lại.
-Một HS đọc chú giải các từ ngữ mới.
-Trần Bình Trọng, tước Vương khảng khái.
(Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc).
-Là người yêu nước, thà chết ở nước mình, không thèm sống làm tay sai giặc, phản bội Tổ Quốc.
-Chữ đầu câu, đầu đoạn, các tên riêng.
-Câu nói đặt trong dấu ngoặc kép sau dấu hai chấm.
-HS viết vào vở.
-HS làm bài vào giấy nháp (VBT).
-Từng HS đọc KQ.
-Cả lớp sửa bài theo lời giảng đúng.
-Lời giải a: nay là, liên lạc, nhiều lần, luồn sâu.
-Lời giải b: biết tin, dự tiệc, tiêu diệt, đã diệt.
4/ Củng cố:
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS đọc lại BT(2) ghi nhớ chính tả để không viết sai.
5/ Họat động nối tiếp:
- Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài tiếp theo.
- Rút kinh nghiệm:
Tuần 20.Ngày soạn:	Ngày dạy:
LẠI VỚI CHIẾN KHU
I/. Mục tiêu:
Rèn kỹ năng viết chính tả
1/ Nghe – viết chính xác, trình bày đúng, đẹp 1 đoạn trong truyện ở lại với chiến khu.
2/ Làm BT điền vần uôt, uôc.
II. CHUẨN BỊ: 
GV: Bảng phụ viết 2 lần Nd BT 2b.
HS: Vở BT (nếu có).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Khởi động: hát.
2. Kiểm tra bài cũ: 1 HS đọc lại 2, 3 bạn viết bảng lớp, liên lạc, tình hình, lựu đạn, dự tiệc, tiêu diệt.
(Nhận xét ghi điểm)
3/ Bài mới:
a. Giới thiệu: mục đích và yêu cầu bài học.
b. Các hoạt động:
Thời lượng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: HD HS nghe – viết.
* Mục tiêu:Nghe – viết chính xác, trình bày đúng, đẹp.
a/ HD HS chuẩn bị
-GV đọc đoạn viết CT.
-Giúp HS nắm nội dung đoạn văn.
-GV hỏi: Lời bài hát trong đoạn văn nói lên điều gì ?
-Giúp HS nhận xét cách trình bày:
-Lời hát trong đoạn văn viết như thế nào ?
-HS tự viết vào vở nháp những tiếng dễ sai: bảo tồn, bay lượn, bùn lên, rực rỡ.
b/ GV đọc cho HS viết
c/ Chấm, chữa bài
3/ Hướng dẫn HS làm BT(2)_ lựa chọn
-GV nêu yêu cầu của bài.
-HS làm bài tập 2a. Đọc thầm 2 câu đố và quan sát 2 tranh minh họa.
-GV chốt lời giảng đúng.
-Cả lớp và GV nhận xét.
-Cả lớp sửa bài trong vở
-Lời giải:
-Câu a: sấm và set, sông
-Câu b: ăn không rau như đau uống thuốc:
Cơm tẻ là mẹ ruột
Cả gió thì tắt đuốc
Thẳng như ruột ngựa.
-1 HS đọc lại.
-Cả lớp theo dõi SGK 
-Tinh thần quyết tâm chiến đấu không sợ hy sinh, gian khổ, các chiến sĩ Vệ quốc quân.
-Đặt sau dấu hai chấm, xuống dòng, trong dấu ngoặc kép, chữ đầu từng dòng thơ viết hoa, cách 2 ô li.
-Chọn BT 2a hoặc 2b.
2 HS làm.
4/ Củng cố:
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS đọc lại BT(2) ghi nhớ chính tả để không viết sai.
5/ Họat động nối tiếp:
- Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài tiếp theo.
- Rút kinh nghiệm:
Tuần 20.Ngày soạn:	Ngày dạy:
TRÊN ĐƯỜNG MÒN HỒ CHÍ MINH
I. MỤC TIÊU:
1/ Rèn kỹ năng viết.
Nghe – viết chính xác, trình bày đúng, đẹp 
2/ Làm đúng BT
II. CHUẨN BỊ:
GV: Bảng lớp viết 2 lần nội dung BT 2a hoặc 2b.
HS: SGK
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Khởi động: hát
2. Kiểm tra bài cũ: 2 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết vào nháp. VD: sấm, sét, xe sợi, chia sẻ, thuốc men, ruột thịt, ruốc cá, trắng muốt.
3/ Bài mới:
a. Giới thiệu: Nêu mục đích và yêu cầu tiết học.
b. Các hoạt động:
Thời lượng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe viết.
* Mục tiêu:Nghe – viết chính xác
a/ Hướng dẫn HS chuẩn bị:
-GV đọc đoạn viết chính tả
-Giúp HS nắm nội dung đoạn văn.
-GV hỏi:
-Đoạn văn nói lên điều gì ?
-Cho HS đọc thầm lại đoạn văn, HS viết ra nháp những chữ viết sai
b/ GV đọc cho HS viết
c/ Chấm. Chữa bài
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
* Mục tiêu:Thực hành làm đúng các bài tập.
a/ BT (2)_ lựa chọn
-GV chọn cho HS làm bài tập 2a hoặc 2b
-GV mời 2 HS lên bảng thi làm đúng nhanh.
-Cả lớp và GV nhận xét
-Lời giải a: Sáng suốt, xao xuyến, sóng sánh, xanh xao.
-Lời giải b: gầy guộc – chải chuốc, nhem nhuốc, mượt mà.
b/ Bài tập 3: GV nêu yêu cầu bài tập.
-Đặt câu với mỗi từ đã được hoàn chỉnh ở BT 2
-HS làm việc cá nhân.
-Cả lớp và GV nhận xét về chính tả, phát âm.
-HS làm bài vào vở
-1 HS đọc lại
-Cả lớp theo dõi SGK 
-(Nỗi vất vã của đoàn quân vượt dốc)
-Trơn, lầy, thung lũng, lù lù, lúp xúp, đỏ bừng.
-HS đọc thầm nội dung bài.
-Làm bài cá nhân.
-Từng em đọc kết quả
-Cả lớp làm bài vào vở theo lời giảng đúng.
-Tương tự HS làm BT 2b mỗi em viết nháp ít nhất 2 câu với từ ở Bt 2a hoặc 2b.
-Mỗi em đặt ít nhất 4 câu
4/ Củng cố:
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS về nhà đọc lại báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú Bộ đội”.
5/ Họat động nối tiếp:
- Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài tiếp theo.
- Rút kinh nghiệm:
Tuần 21.Ngày soạn: 	Ngày dạy:
ÔNG TỔ NGHỀ THÊU
I. MỤC TIÊU:
Rèn luyện năng khiếu viết chính tả
1/ Nghe viết chính xác, trình bày đúng và đẹp đoạn 1 trong truyện Ông tổ nghề thêu
2/ Làm đúng BT cần điền: tr/ch dấu hỏi/dấu ngã.
II. CHUẨN BỊ:
Bảng lớp viết  ...  HS làm BT chính tả
* Mục tiêu:Tìm đúng các từ (theo nghĩa đã cho).
a/ BT 2
-1 HS đcọ yêu cầu BT.
-GV đọc cho HS viết bảng lớp. HS khác viết nháp
-GV đọc cho HS viết vào vở
-Cả lớp và GV nhận xét
b/ BT 3_lựa chọn
-HS đọc yêu cầu BT 3a hoặc 3b, làm bài vào vở.
-Cả lớp và GV nhận xét, HS chữa bài vào vở BT.
-Lời giải a: cây sào, xào nấu, lịch sử, đối xử, chính mọng, mơ mộng, hoạt động.
-Cả lớp theo dõi SGK.
-Chữ đầu đoạn, đầu câu, các tên riêng Cóc, Trời, Cua, Cọp, Ong cáo đều viết hoa.
-Cả lớp đọc thầm tên 5 nước Đông Nam Á
-2 HS viết bài giấy dán trên bảng lớp.
-1 HS làm bài trên bảng.
4/ Củng cố:
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà viết lại một số lỗi viết sai
5/ Họat động nối tiếp:
- Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài tiếp theo.
- Rút kinh nghiệm:
Tuần: 33.Ngày soạn:	Ngày dạy:
QUÀ CỦA ĐỒNG ĐỘI
I. MỤC TIÊU:
1/ Nghe, viết đúng chính tả một đoạn trong bài: quà của đồng đội
2/ Làm đúng BT phân biệt các âm, vần dễ lẫn s/x hoặc o/ô.
II. CHUẨN BỊ:
Bảng phụ các từ ngữ: BT 2a hoặc 2b
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Khởi động: hát
2. Kiểm tra bài cũ:
2, 3 HS viết bảng tên 5 nước Đông Nam Á: Brunây, Campuchia, Đôngtimo, Inđônêxia, Lào.
(Nhận xét ghi điểm)
3/ Bài mới
a. Giới thiệu: Mục đích và yêu cầu tiết dạy
b. Các hoạt động:
Thời lượng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe viết
* Mục tiêu:Nghe và viết đúng, đẹp đoạn văn.
a/ Hướng dẫn HS chuẩn bị:
-2 HS đọc đoạn chính tả
-HS đọc thầm lại đoạn văn.
-Các từ ngữ dễ sai chính tả
-VD: Lúa non, giọt sữa, phản phất, hương.
b/ GV đọc cho HS viết bài
c/ Chấm, chữa bài
* Hoạt động 2:Hướng dẫn HS làm BT chính tả
* Mục tiêu:Tìm đúng các từ (theo nghĩa đã cho).
a/ BT (2) lựa chọn
-HS đọc Bt 2a hoặc 2b
-Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giảng đúng.
-Một số HS đọc lại câu đố
-Lời giải a: nhà xanh, đồ xanh
-Lời giải b: cộng – họp – hợp
b/ BT (3)_lựa chọn
-HS đọc yêu cầu BT 3a hoặc 3b, làm bài cá nhận.
-GV mời 4 HS lên viết bài trên giấy dán bài lên bảng lớp, đọc lời giả. GV chốt lời giảng đúng.
-Cả lớp theo dõi trong SGK 
-Tự viết bảng con
-1 HS làm bài trên bảng
-Cả lớp làm bài vào vở
4/ Củng cố:
- GV nhận xét tiết học.
- GV nhắc HS về nhà học thuộc lòng câu đố ở BT 2
5/ Họat động nối tiếp:
- Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài tiếp theo.
- Rút kinh nghiệm:
Tuần: 34.Ngày soạn:	Ngày dạy:
THÌ THẦM
I. MỤC TIÊU:
Rèn luyện kỹ năng viết chính tả
1/ Nghe – viết chính xác, trình bày đúng bài thơ Thì Thầm
2/ Viết đúng tên một số nước Đông Nam Á.
3/ Làm đúng BT điền vào chổ trống các tiếng có âm đầu, dấu thanh dễ lẫn (tr/ch, dấu hỏi/dấu ngã)
II. CHUẨN BỊ:
GV: Bảng lớp viết (3 lần) từ ngữ
HS: VBT
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
1. Khởi động: hát
2. Bài cũ: 
3. Bài mới:
a. Giới thiệu: Mục đích và yêu cầu tiết dạy
b. Các hoạt động:
Thời lượng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe viết
* Mục tiêu:Nghe và viết đúng, đẹp đoạn văn.
a/ Hướng dẫn chuẩn bị
-GV đọc bài thơ
-Cả lớp theo dõi SGK 
-Giúp HS hiểu bài thơ
-GV hỏi. Bài thơ cho thấy các sự vật, con vật đều biết trò chuyện, thì thầm với nhau. Đó là những sự vật, con vật nào ?
-Hướng dẫn HS nhận xét chính tả
-GV hỏi về số chữ từng dòng. Những chữ cần viết hoa.
b/ GV đọc HS viết bài thơ.
c/ Chấm, chữa bài
* Hoạt động 2:Hướng dẫn HS làm BT chính tả
* Mục tiêu:Tìm đúng các từ (theo nghĩa đã cho).
a/ BT 2:
-HS đọc yêu cầu bài
b/ BT (3)_lựa chọn
-HS đọc yêu cầu của BT 2a hay 2b. quan sát tranh minh họa trả lời
-Hai HS lên bảng đọc kết quả. Cả lớp và HS nhận xét lời giả đúng
-HS lắng nghe
-2 HS đọc lại
Gió thì thầm với lá
Lá thì thầm với nhau.
Đoán hoa thì thì thầm với Ong bướm, trời thì thầm Với sao, trời sao tưởng im lặng hóa ra cũng thì thầm cùng nhau.
-Cách viết từ lề vào 3 ô li. Chữ đầu dòng viết hoa.
-2, 3 HS đọc tên riêng 5 nước Đông Nam Á
4/ Củng cố:
- GV nhận xét tiết học.
- GV nhắc HS học thuộc câu đố BT (3)
5/ Họat động nối tiếp:
- Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài tiếp theo.
- Rút kinh nghiệm:
Tuần: 34.Ngày soạn:	Ngày dạy:
DÒNG SUỐI THỨC
I. MỤC TIÊU:
Rèn luyện kỹ năng viết chính tả
1/ Nghe – viết đúng bài chính tả, Dòng suối thức
2/ Làm đúng các BT phân bịet tiếng có âm hoặc dấu thanh, tr/ch, dấu hỏi/dấu ngã.
II. CHUẨN BỊ:
GV: 3, 4 tờ phiếu viết những dòng thơ có chữ cần điền âm đầu tr/ch, dấu hỏi, dấu ngã. BT 3a hoặc 3b
HS: VBT
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
1. Khởi động: hát
2. Kiểm tra bài cũ:
1, 2 HS đọc 2, 3 bạn viết bảng lớp tên 5 ước Đông Nam Á.
3/ Bài mới:
a. Giới thiệu: Nêu mục đích và yêu cầu tiết dạy
b. Các hoạt động:
Thời lượng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe viết
* Mục tiêu:Nghe và viết đúng, đẹp đoạn văn.
a/ Hướng dẫn HS chuẩn bị
-GV dọc bài thơ: Dòng suối thức
-2, 3 HS đọc bài thơ. Cả lớp theo dõi SGK 
-HS hiểu nội dung bài thơ
-GV hỏi:
-Tác giả tả giấc ngũ của muôn vật trong đêm như thế nào ?
-Trong đêm, dòng suối thức để làm gì ?
-HS nói cách trình bày thể thơ lục bát
b/ GV đọc HS viết bài
c/ Chấm, chữa bài
* Hoạt động 2:Hướng dẫn HS làm BT chính tả
* Mục tiêu:Tìm đúng các từ (theo nghĩa đã cho).
a/ BT (2) Lựa chọn
-HS đọc yêu cầu BT 2a hoặc 2b
-GV cho 3 HS viết lên bảng
-Lời giải a: vũ trụ, chân trời
-Lời giải b: vũ trụ, tên lửa
b/ BT (3) lựa chọn
-HS đọc BT a hoặc 3b
-Cả lớp và GV nhận xét
-Lời giải đúng: a/ trời, trong, chớ, chân, trăng.
-HS lắng nghe
-HS đọc
-Mọi vật đều ngủ; ngôi sao ngủ với bầu trời, em bé ngủ với bà trong tiếng ru à ơi, gió ngủ ở tận phương xa,
Con chim ngủ ở đà ngọn cây
tất cả thể hiện cuộc sống bình yên.
(suối thức để nâng nhịp cối dã gạo – lợi dụng sức nước ở miền núi.
-Đọc thầm lại bài thơ
-HS tự làm
-Chốt lại lời giảng đúng
4/ Củng cố:
- GV nhận xét tiết học.
- GV khuyến khích HS về nhà học thuọc lòng bài thơ.
- Dặn HS sưu tầm ảnh, những mẫu chuyện nói về anh hùng Phạm Tuân
5/ Họat động nối tiếp:
- Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài tiếp theo.
- Rút kinh nghiệm:
Tuần: 35.Ngày soạn:	Ngày dạy:
ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ II
I. MỤC TIÊU:
	- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc ( như yêu cầu T1)
	- Rèn kỹ năng chính tả: nghe lại chính xác, trình bày đúng bài thơ viết theo thể lục bát.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	- Phiếu viết trên từng bài tập đọc trong sách TV 3 tập hai
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Khởi động:Hát
2. KT: nhận xét qua kiểm tra
3. Bài mới:
a. Giới thiệu: GV nêu yêu cầu tiết học
b. Các hoạt động:
Thời lượng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
+ Phát triển:
* BT 2
- GV đọc một lần bài chính tả nghệ nhân Bát Tràng.
- Giúp HS nắm nội dung bài.
- GV hỏi:
- Dứơi ngòi bút của nghệ nhân Bát Tràng những cảnh đẹp nào đã hiện ra?
- GV đọc
- Chấm và chữa bài
- GV có thể thu vở để chấm toàn bộ số bài
HS( nghe- viết) nghệ nhân Bát Tràng.
- Hai, ba HS đọc lại
- Cả lớp theo dõi trong SGK.
- Một HS đọc chú giải nghĩa của các từ: Bát Tràng, Cao Lanh (trong SGK)
- Những sắc hoa, cánh cò bay dập dờn, lũy tre, cây đa, con đò lá trúc qua sông...
- Hs nói về cách trình bày bài thơ lục bát ( dòng 6 viết cách lề vở 3 ô li, dòng 8 viết cách lề vở 1 ô li)
- Đọc thầm bài thơ, ghi nhớ những chữ cần viết hoa, viết ra những chữ mình dễ mắc lỗi.
- HS viết bài
4/ Củng cố:
- GV nhận xét tiết học.
- GV khuyến khích HS về nhà HTL bài chính tả, dặn những HS chưa có điểm KT đọc về nhà tiếp tục luyện đọc.
- Nhận xét chung, chuẩn bị T4.
5/ Họat động nối tiếp:
- Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài tiếp theo.
- Rút kinh nghiệm:
Tuần: 35.Ngày soạn:	Ngày dạy:
ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ II
I. MỤC TIÊU:
	- Dựa theo đề ôn luyện in trong SGk ( T8) GV hiệu trưởng hoặc PGD và ĐT các địa phương tự ra đề KT đọc - hiểu, luyện từ và câu. Gợi ý hướng ra đề.
	- Văn bản có độ dài khoảng 140, 150 chữ. Có thể chọn văn bản trong SGK( các bài tập đọc đã học từ đầu năm) hoặc văn bản ngoài SGK phù hợp với các chủ điểm đã học và với trình dodọ của Hs lớp 3.
	- phần câu hỏi và bài tập không quá 5 câu ( ra đề kiểu trắc nghiệm lựa chọn) trong đó có 2, 3 câu KT sự hiểu bài và 2,3 câu KT về từ và câu.
	- Thời gian làm bài khoảng 30’ ( không kể thời gian phát đề và giải thích đề)
	Cách tiến hành:
	- Gv phát đề cho từng HS ( với những vùng khó khăn không có ĐK photo đề GV chép đề KT lên bảng)
	- GV hướng dẫn Hs nắm vững yêu cầu của bài, cách làm bài 
	- HS đọc thật kĩ bài văn, bài thơ trong khoảng 15'
	- HS khoanh tròn ý đúng hoặc đánh dấu x vào ô trống trong giấy KT để TLCH. Lúc đầu tạm đánh dấu X vào ô trống bằng bút chì. Làm bài xong KT lại kết quả bằng cách đọc kỹ lại bài văn, thơ, rà soát lời giải cuối cùng, đánh dấu chính xác bằng bút mực.
	- Ở những nơi không có ĐK photo đề cho Hs, HS chỉ cần ghi vào giấy KT số TT câu hỏi kèm kí hiệu a, b, c.
	VD: Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trong bài T tập T 8 SGK.
	- Câu 1: y' a
	- Câu 2: y' c
	- Câu 3: y' c
	- Câu 4: y' b
	- Câu 5: y' a

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao An L2 Chinh ta HK2 CKT 3cot.doc