I. Mục đích, yêu cầu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn cả bài. Chú ý các từ mới dễ viết sai: trực nhật, trao, lặng yên.
- Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ mới: bí mật, sáng kiến, lặng lẽ, tốt bụng, tấm lòng.
-Nắm được đặc điểm của nhân vật Na và diễn biến câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Đề cao lòng tốt, khuyến khích HS làm việc tốt.
III. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ bài TĐ trong SGK.
- Bảng phụ.
Tuần 2 Thứ hai ngày 15 thàng 9 năm 2008 Tập đọc Phần thưởng (2Tiết) I. Mục đích, yêu cầu: 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: - Đọc trơn cả bài. Chú ý các từ mới dễ viết sai: trực nhật, trao, lặng yên. - Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. 2. Rèn kỹ năng đọc hiểu: - Hiểu nghĩa các từ mới: bí mật, sáng kiến, lặng lẽ, tốt bụng, tấm lòng. -Nắm được đặc điểm của nhân vật Na và diễn biến câu chuyện. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Đề cao lòng tốt, khuyến khích HS làm việc tốt. III. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài TĐ trong SGK. Bảng phụ. II. Các hoạt động dạy học: Tiết 1 A. KTBC: Tự thuật - HS1 đọc bài, trả lời câu hỏi 3 trong SGK. - HS2 đọc bài và trả lời câu hỏi 4 trong SGK. - HS NX- GV NX. B. Bài mới: 1. GTB: GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng. 2.Luyện đọc đoạn 1 và 2: a. GV đọc mẫu: giọng nhẹ nhàng, cảm động b. HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ: * Đọc từng câu: - Đọc nối tiếp. - GV nhận xét, sửa sai. - GV viết các từ khó lên bảng: nửa, trực nhật, lặng yên, sáng kiến, năm, trao. - HS luyện đọc từ khó. * Đọc từng đoạn trước lớp: - HS luyện đọc đoạn. - HS nhận xét, GV sửa sai. - GV viết câu dài lên bảng và hướng dẫn HS ngắt nghỉ, nhấn giọng. - HS luyện đọc câu dài. - GV giúp HS hiểu nghĩa các từ được chú giải trong SGK (Bí mật, sáng kiến). * Đọc từng đoạn trong nhóm. - HS luyện đọc theo nhóm bàn. - GV quan sát, nhắc nhở HS. * Thi đọc giữa các nhóm. - Đại diện các nhóm thi đọc đoạn. - Lớp NX – GV NX. * Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1, 2. 3. Tìm hiểu đoạn 1, 2: - HS đọc đoạn 1. ? Câu chuyện này nói về ai? ? Bạn ấy có đức tính gì? ? Hãy kể những việc làm tốt của Na? * GV: Na sẵn sàng giúp đỡ bạn, sẵn sàng san sẻ những gì mình có cho bạn. - HS đọc đoạn 2. ? Theo em điều bí mật được các bạn của Na bàn bạc là gì? - GV nhận xét, bổ sung. - HS theo dõi, lắng nghe. - HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong hai đoạn. - Mỗi từ 2 HS đọc. - HS tiếp nối nhau đọc các đoạn 1, 2. - Một buổi sáng, / vào giờ ra chơi, /các bạn trong lớp túm tụm bàn bạc điều gì / có vẻ bí mật lắm.// - 3, 4 HS luyện đọc. - Một bạn đọc, một bạn lắng nghe - nhận xét và ngược lại. - Mỗi nhóm cử một bạn tham gia thi đọc. - 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm theo. - Nói về một HS tên là Na. - Tốt bụng, hay giúp đỡ bạn bè. - Em gọt bút chì giúp bạn Lan, cho Minh nửa cục tẩy, nhiều lần em trực nhật giúp các bạn bị mệt. - 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm theo. - Các bạn đề nghị cô giáo thưởng cho Na vì lòng tốt của Na đối với mọi người. Tiết 2 4. Luyện đọc đoạn 3: * Luyện đọc câu: - Đọc nối tiếp. - GV viết các từ câng luyện đọc lên bảng: bước lên, trao, tấm lòng, bước lên, lặng lẽ. - HS luyện đọc từ khó. * Đọc cả đoạn trước lớp: - HS đọc cả đoạn 3. - HSNX- GVNX. - GV viết câu khó lên bảng, hướng dẫn HS cách ngắt nghỉ. - GV giúp HS hiểu nghĩa từ khó trong đoạn (Lặng lẽ: không nói gì). *Đọc cả đoạn trong nhóm: - HS luyện đọc theo nhóm bàn. - GV quan sát, nhắc nhở HS. * Thi đọc giữa các nhóm: - Mỗi nhóm cử một bạn tham gia thi đọc. - HSNX – GVNX. * Cả lớp đọc ĐT đoạn 3. 5. Tìm hiểu đoạn 3: ? Em có nghĩ rằng Na xứng đáng được thưởng không? Vì sao? GV: Na xứng đáng được thưởng, vì có tấm lòng tốt. Trong trường học, phần thưởng có nhiều loại: thưởng cho HS giỏi, thưởng cho HS có đạo đức tốt, thưởng cho HS tích cực tham gia văn nghệ, lao động... ? Khi Na được thưởng, những ai vui mừng? Vui mừng như thế nào? 6. Luyện đọc lại: - GV tổ chức thi đọc toàn bộ câu chuyện - Cả lớp và GV bình chọn bạn đọc hay nhất. 7. Củng cố, dặn dò: ? Em học được điều gì ở bạn Na? ? Em thấy việc các bạn đề nghị cô giáo trao phần thưởng cho Na có tác dụng gì? - Liên hệ trong lớp. - GV nhận xét giờ học. - Nhắc HS về nhà đọc lại bài. - HS nối tiếp nhau đọc các câu trong đoạn 3. - Mỗi từ 2 em đọc. - HS nối tiếp nhau đọc đoạn 3. + Đây là phần thưởng/ cả lớp đề nghị tặng bạn Na.// + Đỏ bừmg mặt, / cô bé đứng dậy / bước lên bục.// - 1 em đọc, 1 em nghe-nhận xét và ngược lại -3, 4 nhóm thi đọc cả đoạn 3. + Na xứng đáng được thưởng, vì người tốt cần được thưởng. + Na xứng đáng được thưởng, vì lòng tốt cần được khuyến khích. + Na vui mừng: đến mức tưởng là nghe nhầm, đỏ bừng mặt. + Cô giáo và các bạn vui mừng: vỗ tay vang dậy. + Mẹ vui mừng: khóc đỏ hoe cả mắt. - 4 bạn đại diện cho 4 tổ tham gia thi đọc. - Tốt bụng, hay giúp đỡ mọi người. - Biểu dương người tốt, khuyến khích HS làm việc tốt. Toán Luyện tập (Tiết 6) I. Mục đích yêu cầu: Giúp HS: Củng cố việc nhận biết độ dài 1dm, quan hệ giữa dm và cm. Tập ước lượng và sử dụng thành thạo đơn vị dm. II. Đồ dùng: Thước thẳng có vạch chia cm, từng chục cm. III. Các hoạt động dạy học: A.KTBC: - 2 HS lên bảng, mỗi HS làm một phần. Lớp làm vào nháp. - HS NX- GVNX B. Bài mới: 1. GTB: GV nêu MĐ, YC của giờ học. 2. Luyện tập: * Bài 1: (VBT – 8) Phần a: Số? -HS nêu yêu cầu. - 1HS lên bảng, lớp làm nhanh vào VBT. - HS NX, GVNX. Phần b: Viết 1dm, 2dm vào chỗ chấm thích hợp: - HS làm việc theo nhóm đôi. - Đại diện các nhóm lên bảng báo cáo. - HS NX – GVNX. GV: 10 xăng ti mét chính là 1 đề xi mét. Hay 1 đề xi mét bằng 10 xăng ti mét. * Bài 2: (VBT – 8), Số? -HS nêu yêu cầu. - 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào VBT. >, =, < GV: Củng cố mối quan hệ giữa dm và cm. * Bài 3: (VBT – 8), ? - Nêu yêu cầu - 1 HS lên bảng, lớp làm vào VBT. - Chữa bài : + NX Đ-S. + Giải thích lý do. - GV nhận xét, cho điểm. GV: So sánh các số có đơn vị đo độ dài. * Bài 4: (VBT – 8), Viết cm hoặc dm vào chỗ chấm thích hợp: - HS nêu yêu cầu. - HS làm việc nhóm đôi. - Các nhóm báo cáo. - HS NX- GV NX. GV: Giúp các em nắm vững thêm biểu tượng về 1 dm, 1 cm và tập ước lượng các độ dài gần gũi với các em trong đời sống. 4. Củng cố dặn dò: ? 1dm = ? cm ? 30 cm= ? dm - GVNX giờ học. Bài: Tính: a) 7dm + 3dm = 10dm 16dm – 4dm =12dm b) 12dm + 14dm = 26dm 56dm -14dm =42dm a) 10 cm = 1 dm ; 1 dm = 10 cm b) Hình 1: 1dm; Hình 2: 2dm 2 dm = 20 cm 20 cm = 2 dm 3 dm = 30 cm 30 cm = 3 dm 5dm = 50 cm 50 cm = 5 dm 9 dm = 90 cm 90 cm = 9 dm 8dm = 80 cm 9 dm – 4 dm > 40 cm 3 dm > 20 cm 2 dm + 3 dm = 50 cm 4dm < 60 cm 1 dm + 4 dm < 60 cm Gang tay dài 20 cm. Quyển sách Toán dài 24 cm. Mặt bàn dài 60 cm. Bạn gái cao 11 dm. Đạo đức Học tập, sinh hoạt đúng giờ (Tiết 2) I. Mục tiêu: - HS hiểu các biểu hiện cụ thể và lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ. - HS biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hợp lí cho bản thân và thực hiện đúng thời gian biểu. - HS có thái độ đồng tình với các bạn biết học tập, sinh hoạt đúng giờ. II. Chuẩn bị: Phiếu 3 màu. VBT Đạo đức. III. Các hoạt động dạy học: A. KTBC: ? Em đã thực hiện công việc nào đúng giờ? - GVNX, đánh giá. B. Dạy bài mới: 1. GTB: GV ghi đầu bài. 2. Hoạt động: a) HĐ1: Thảo luận cả lớp. - HS nêu y/c BT3 trong VBT. - GV phát bìa màu cho HS và quy định: Đỏ là tán thành, xanh là không tán thành, trắng là phân vân. - GV lần lượt đọc từng ý kiến. - HS chọn và giơ 1 trong 3 thẻ màu. ? Vì sao ý kiến: “Trẻ em không cần học tập, sinh hoạt đúng giờ” là ý kiến sai? ? Vì sao ý kiến: “ Học tập đúng giờ giúp em mau tiến bộ” là ý kiến đúng? ? Tại sao: “Cùng một lúc em có thể vừa học vừa chơi là sai”? GVKL: Học tập và sinh hoạt đúng giờ có lợi cho sức khoẻ và việc học tập cho bản thân em. b) HĐ2: Hành động cần làm. - HS nêu y/c của BT5. - HS làm việc cá nhân. - HS trình bày bài làm của mình. - HSNX, GVNX. GVKL: Việc học tập, sinh hoạt đúng giờ giúp chúng ta học tập kết quả hơn, thoải mái hơn. Vì vậy học tập, sinh hoạt đúng giờ là viẹc làm cần thiết. c) HĐ3: Thảo luận nhóm. - GV y/c 2 bạn ngồi cùng bàn trao đổi với nhau về thời gian biểu của mình. - GV y/c HS trình bày thời gian biểu trước lớp. GVKL: Thời gian biểu nên phù hợp với điều kiện của từng em. Việc thực hiện đúng thời gian biểu sẽ giúp các em làm việc, học tập có kết quả và đảm bảo sức khoẻ. 3. Củng cố, dặn dò: ? Tại sao chúng ta cần học tập, sinh hoạt đúng giờ? - GV nhắc HS cần thực hiện các việc làm theo thời gian biểu. - GV nhận xét giờ học. - 2 HS trả lời. - 2 HS nêu. - Vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, đến kết quả học tập của mình và bạn bè, làm bố mẹ, thầy cô lo lắng. - Vì học tập đúng giờ, đi học đúng giờ, làm bài đúng giờ giúp em học mau tiến bộ. - Vì không tập trung chú ý thì kết quả học tập sẽ thấp, mất nhiều thời gian. - 2 HS nêu. - 2 HS trình bày. - Các nhóm HS làm việc. - 4, 5 HS trình bày. - Cần học tập, sinh hoạt đúng giờ để đảm bảo sức khoẻ, học hành mau tiến bộ Thứ ba ngày 16 tháng 9 năm 2008 Chính tả ( Tập chép) Phần thưởng I. Mục đích yêu cầu: 1. Rèn kỹ năng viết chính tả: - Chép lại chính xác đoạn tóm tắt bài Phần thưởng. - Viết đúng và nhớ cách viết một số tiếng có âm s/x. 2. Học bảng chữ cái: - Điền đúng 10 chữ cái p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y vào ô trống theo tên chữ. - Thuộc lòng toàn bộ bảng chữ cái. II. Đồ dùng: - Bảng phụ chép đoạn văn. - VBT. III. Các hoạt động dạy học: A. KTBC: - 2 HS lên bảng, dưới lớp viết bảng con một số từ do GV đọc. - 2 HS đọc thuộc những chữ cái đã học theo thứ tự. - HS NX –GV NX. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học. 2. Hướng dẫn HS tập chép: - GV treo bảng phụ viết sẵn đoạn tóm tắt. a) Hướng dẫn HS chuẩn bị: - HS đọc đoạn văn. ? Đoạn chép này trích từ bài nào? ? Đoạn chép có mấy câu? ? Cuối câu có dấu gì? ? Chữ nào trong bài được viết hoa? ? Chữ đầu đoạn được viết như thế nào? - HS luyện viết từ khó vào bảng con. b) HS chép bài vào vở: - HS chép bài. - GV theo dõi, uốn nắn. c) Chấm chữa bài: - HS tự chữa lỗi bằng bút chì. - GV chấm, NX 5, 7 bài. 3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả: *Bài 1: Điền vào chỗ trống s hoặc x: - HS nêu yêu cầu - 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào VBT. - Chữa bài: + NX Đ-S. + Đối chiếu bài trên bảng. + 2 HS đọc lại bài làm. - HS viết lời giải đúng vào VBT. * Bài 2: Viết những chữ còn thiếu trong bảng sau: - Nêu yêu cầu - 1 HS làm mẫu. - 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào VBT. - Chữa bài: + NX Đ-S. + Đối chiếu bài trên bảng. - HS đọc lại nhiều lần. - GV xóa dần, luyện học thuộc lòng cho HS 3. Củng cố dặn ... ng nghe và nói: - Biết cách chào hỏi và tự giới thiệu. - Có khả năng tập trung nghe bạn phát biểu và nhận xét ý kiến của bạn. 2. Rèn kĩ năng viết: Viết một bản tự thuật ngắn. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ BT2. - VBT. III. Các hoạt động dạy học: A. KTBC: - HS đọc lại BT3, tiết TLV tuần 1 (Kể lại nội dung mỗi tranh để tạo thành một câu chuyện). - Cả lớp và GV nhận xét, cho điểm. B. Bài mới: 1. GTB: - GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng. 2. Hướng dẫn làm bài tập: * Bài 1: Nói lời của em. - HS đọc yêu cầu của bài. - GV y/c HS thực hiện lần lượt từng y/c. - Cả lớp lắng nghe, nhận xét. - GV nhắc HS khi chào hỏi cần nói nhẹ nhàng, xưng hô đúng để thể hiện là người lịch sự, có văn hoá. - HS làm BT1 vào VBT. * Bài 2: Nhắc lại lời các bạn trong tranh: - HS nêu y/c của bài. - HS quan sát tranh, TL câu hỏi: ? Tranh vẽ những ai? ? Bóng Nhựa, Bút Thép chào Mít và tự giới thiệu như thế nào? ? Mít chào Bóng Nhựa, Bút Thép và tự giới thiệu thế nào? ? Nêu nhận xét về cách chào hỏi và tự giới thiệu của 3 nhân vật trong tranh? - GV: Các em hãy học theo cách chào hỏi, tự giới thiệu của các bạn. * Bài 3: Viết bản tự thuật theo mẫu dưới đây. - HS nêu y/c của bài. - HS làm bài vào VBT. - GV theo dõi, uốn nắn. - Nhiều HS đọc bài tự thuật. - GV nhận xét, cho điểm. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Yêu cầu HS thực hành những điều đã học: tập kể về mình cho người thân nghe, tập chào hỏi có văn hoá. 2 HS đọc bài làm của mình. - Chào bố mẹ để đi học: + Con chào bố, mẹ con đi học. - Chào thầy, cô khi đến trường: + Em chào cô ạ! - Chào bạn khi gặp nhau ở trường: + Chào bạn! - Tranh vẽ Bóng Nhựa, Bút Thép và Mít. - Chào cậu, chúng tớ là Bóng Nhựa và Bút Thép. Chúng tớ là HS lớp 2. - Chào hai cậu. Tớ là Mít. Tớ ở thành phố Tí Hon. -Ba bạn HS chào hỏi, tự giới thiệu để làm quen với nhau rất lịch sự, đàng hoàng, bắt tay thân mật như người lớn. Toán Luyện tập chung (Tiết 10) I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: - Phân tích số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị. - Phép cộng, phép trừ (tên gọi các thành phần và kết quả của từng phép tính, thực hiện phép tính,...). - Giải bài toán có lời văn. - Quan hệ giữa dm và cm. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi nội dung BT2. - VBT. III. Các hoạt động dạy học: A. KTBC: - 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm ra nháp. - HS nhận xét, chữa bài. - GV y/c HS nêu tên gọi các thành phần trong hai phép tính. B. Bài mới: 1. GTB: GV nêu MĐ, YC của giờ học. 2. Luyện tâp: * Bài 1: (VBT – 12), Viết theo mẫu: - HS nêu y/c của bài. - 1 HS làm mẫu. - 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào VBT. - Chữa bài: + Nhận xét Đ - S. + HS đổi vở, kiểm tra chéo. - HS nêu cách đọc kết quả phân tích số. GV: Củng cố cách phân tích số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị. * Bài 2: (VBT – 12), Nối (theo mẫu); - HS nêu y/c của bài. - GV treo bảng phụ. - 1 HS làm mẫu. - 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào VBT. - HS nhận xét, GV chữa bài. GV: Bài giúp chúng ta nắm vững tên gọi các thành phần và kết quả của phép tính cộng, trừ. * Bài 3: (VBT – 12), Đặt tính rồi tính: - HS nêu y/c của bài. - 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào VBT. - HS nhận xét, GV chữa bài. - GV chỉ các số trong từng phép tính và y/c HS nêu tên gọi của các số đó. GV: Củng cố cách đặt tính và thực hiện phép tính. *Bài 4: (VBT – 12) - HS đọc bài toán, phân tích bài toán. - GV tóm tắt bài toán lên bảng. - HS nhìn tóm tắt đọc lại bài toán. - 1 HS lên bảng giải bài toán, lớp làm vào VBT. - HS nhận xét, GV chữa bài. ? Nêu lời giải khác? GV: Củng cố cách giải bài toán có lời văn. * Bài 5: (VBT – 12), Số? - HS nêu y/c của bài. - HS làm bài vào VBT. - HS trình bày bài làm của mình. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt kết quả đúng. GV: Củng cố mối quan hệ giữa dm và cm. * Bài 6: (VBT – 12), Đó vui. - GV yêu cầu HS về nhà làm. 3. Củng cố, dặn dò: ? Qua bài học hôm nay, chúng ta được ôn lại những kiến thức nào? - GV nhận xét giờ học. * Đặt tính rồi tính: 57 -13 34 + 25 28 = 20 + 8 M: 34 = 30 + 4 96 = 90 + 6 47 = 40 + 7 55 = 50 + 5 69 = 60 + 9 Số hạng Tổng 58 32 26 58 32 26 + = - = Số bị trừ Số trừ Hiệu 40 + 27 64 – 12 24 + 24 48 – 24 40 64 24 48 + - + - 27 12 24 24 67 52 48 24 Tóm tắt Mẹ và chị hái: 68 quả quýt. Mẹ hái: 32 quả quýt. Chị hái: ... quả quýt? Bài giải Chị hái được số quả quýt là: 68 – 32 = 36 (quả quýt) Đáp số: 36 quả quýt. 10cm = 1dm 1dm = 10cm 20cm = 2dm 2dm = 20cm Tự nhiên xã hội Bộ xương I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể: - Nói tên một số xương và khớp xương của cơ thể. - Hiểu được rằng cần đi, đứng, ngồi đúng tư thế và không mang, xách vật nặng để cột sống không bị cong vẹo. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh vẽ bộ xương. - Các phiếu rời ghi tên một số xương, khớp xương. III. Các hoạt động dạy học: A. KTBC: ? Dưới lớp da của cơ thể có gì? ? Cơ và xương được gọi là gì? B. Bài mới: 1. Mở bài: ? Trong cơ thể có những xương nào? - HS tự sờ, nắn trên cơ thể mình để nhận ra phần xương cứng ở bên trong, chỉ vị trí, nói tên và vai trò của một số xương chính. 2. Hoạt động: a) HĐ1: Quan sát hình vẽ bộ xương. * Bước 1: Làm việc theo cặp. - GV y/c HS quan sát hình vẽ bộ xương, chỉ và nói tên một số xương, khớp xương. - GV kiểm tra và giúp đỡ các nhóm. * Bước 2: Hoạt động cả lớp. - GV treo tranh bộ xương phóng to lên bảng. - GV yêu cầu 2 HS lên bảng. - GV cho cả lớp thảo luận: ? Theo em hình dạng và kích thước các xương có giống nhau không? ? Nêu vai trò của hộp sọ, lồng ngực, cột sống và của các khớp xương như: các khớp bả vai, khớp khuỷu tay, khớp đầu gối,...? GVKL: Bộ xương của cơ thể gồm có rất nhiều xương, khoảng 200 chiếc với kích thước lớn nhỏ khác nhau, làm thành một khung nâng đỡ và bảo vệ các cơ quan quan trọng như bộ não, tim, phổi... Nhờ có xương, cơ phối hợp dưới sự điều khiển của hệ thần kinh mà chúng ta cử động được. b) HĐ2: Thảo luận về cách giữ gìn, bảo vệ bộ xương. * Bước 1: Hoạt động theo cặp. - HS quan sát hình 2, 3 trong SGK – 7. - GV giúp đỡ và kiểm tra. * Bước 2: Hoạt động cả lớp. ? Tại sao hằng ngày chúng ta phải ngồi, đi, đứng đúng tư thế? ? Tại sao các em không nên mang, vác, xách các vật nặng? ? Chúng ta cần làm gì để xương phát triển tốt? - GV nhắc nhở HS cần ngồi học, đi đứng đúng tư thế và không mang vác nặng để tránh cong vẹo cột sống. 3. Củng cố, dặn dò; ? Qua bài học hôm nay chúng ta cần ghi nhớ điều gì? - GV nhận xét giờ học. - Dưới lớp da của cơ thể có xương và bắp thịt (cơ) - Cơ và xương được gọi là cơ quan vận động. - Xương đầu, xương cổ, xương tay, xương sống, xương sườn, xương đùi,... - HS thực hiện nhiệm vụ cùng với bạn. - 1 HS vừa chỉ vào tranh vẽ vừa nói tên xương, khớp xương; HS kia gắn các phiếu rời ghi tên xương hoặc khớp xương tương ứng vào hình vẽ. - Hình dạng và kích thước các xương không giống nhau. - 2 bạn cùng bàn vừa quan sát vừa đọc và trả lời câu hỏi dưới mỗi hình. - Chúng ta đang ở tuổi lớn, xương còn mềm, nếu ngồi học không ngay ngắn hoặc mang xách nặng sẽ dẫn đến cong, vẹo cột sống. - Muốn xương phát triển tốt chúng ta cần có thói quen ngồi học ngay ngắn, không mang vác nặng, đi học đeo cặp trên hai vai. An toàn giao thông (Bài 2) Tìm hiểu đường phố I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS kể tên và mô tả một số đường phố nơi em ở hoặc đường phố mà các em biết. - HS biết được sự khác nhau của đường phố, ngõ, ngã ba, ngã tư. . . 2. Kĩ năng: - Nhớ tên và nêu được đặc điểm đường phố. - HS nhận biết được các đặc điểm cơ bản về đường an toàn và không an toàn của đường phố. 3. Thái độ: - HS thực hiện đúng quy định đi trên đường phố. II. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: * Mục tiêu: - HS nhớ lại tên đường phố nơi mình ở và nói về các hành vi an toàn của người đi bộ. * Cách tiến hành: ? Khi đi bộ trên đường em phải đi ở đâu để được an toàn? - GV giới thiệu, vào bài mới. 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm đường phố nhà (truờng) em. * Mục tiêu: - Kể và mô tả đặc điểm chính của đường phố nơi em ở. - Kể tên và mô tả một số đường phố nơi em thường đi qua. * Cách tiến hành: - GV chia lớp thành các nhóm theo khu phố. - Các nhóm thảo luận làm việc trên phiếu học tập: + Hằng ngày đến trường em đi qua khu phố nào? + Trường của chúng ta nằm trên khu phố nào? + Có mấy đường một chiều? Có mấy đường hai chiều? + Có dải phân cách giữa đường hai chiều không? + Mấy đường phố có vỉa hè? + Xe đạp , ô tô . . . nhiều hay ít? + Chỗ giao nhau có đền tín hiệu không? + Khi đi trên những con đường đó em cần chú ý gì? - Các nhóm báo cáo – Nhóm khác bổ sung. - GVNX, bổ sung. GVKL : Các em cần nhớ tên đường phố nơi em ở, những đặc điểm đường nơi em đi học. Khi đi trên đường phải cẩn thận: đi trên vỉa hè, sát lề đường phải, quan sát kỹ khi đi trên đường. 3. Hoạt động 3: Tìm hiểu đường phố an toàn và chưa an toàn. * Mục tiêu: HS nhận biết được đặc điểm an toàn và chưa an toàn trên đường phố. * Cách tiến hành: - HS quan sát tranh – Thảo luận theo nhóm (4 HS). - Nội dung: ? Nhận biết đặc điểm đường phố trong các bức tranh, đường phố đó đã an toàn hay chưa? - Đại diện các nhóm gắn tranh - Trình bày ý kiến của nhóm. - Các nhóm khác bổ sung. - GVNX, đánh giá. ? Bạn nào có nhà ở trong ngõ? ? Đường ngõ có vỉa hè không? Có người bán hàng ở lề đường không? ? Đi lại trong ngõ cần lưu ý gì? GVKL: Đường phố là nơi đi lại của mọi người. Có đường phố an toàn và đường phố chưa an toàn. Vì vậy khi đi học các em nên nói bố mẹ đưa đi và đi trên những con đường an toàn, nếu đi bộ phải đi trên vỉa hè. 4. Hoạt động 4: Trò chơi “Nhớ tên phố” * Mục tiêu: Kể tên và mô tả một số đường phố mà em thường đi qua. * Cách tiến hành: - GV tổ chức 3 đội chơi. - Thi ghi tên những đường phố mà em biết. - HS thi tiếp sức trong thời gian 4 phút. - HS NX các đội chơi. GVKL: - Cần nhớ tên phố và phân biệt được phố an toàn hay không an toàn. - Khi đi trong ngõ hẹp cần chú ý tránh xe đạp, xe máy. - Khi đi trên đường phố cần đi cùng người lớn. 5. Củng cố dặn dò ? Em cần chú ý gì khi đi trên đường phố? - GV dặn dò HS thực hiện những điều vừa học. - GVNX giờ học. ----------------------------------------
Tài liệu đính kèm: