Thiết kế bài giảng Lớp 5 - Tuần 28 - Năm 2010-2011 - Âu Văn Đào

Thiết kế bài giảng Lớp 5 - Tuần 28 - Năm 2010-2011 - Âu Văn Đào

Tiết 2: Tập đọc

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (tiết 1)

I/ Mục tiêu:

- Đọc trôi chảy , lưu loát bài tập đọc đã học, tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ , đoạn văn thuộc 4-5 bài thơ. ( đoạn thơ) đoạn văn dễ nhớ hiểu nội dung chính ý nghĩa cơ bản của bài thơ bài văn.

- Nắm được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết( BT2).

- Rèn cho HS đọc nhanh đúng.

II/ Đồ dùng:

III/ Các hoạt động dạy học:

 

doc 19 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 632Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài giảng Lớp 5 - Tuần 28 - Năm 2010-2011 - Âu Văn Đào", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
 Ngày soạn: / 3 / 2011
 Ngày giảng: / 3 / 2011
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Tập đọc 
Ôn tập giữa học kì II (tiết 1)
I/ Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy , lưu loát bài tập đọc đã học, tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ , đoạn văn thuộc 4-5 bài thơ. ( đoạn thơ) đoạn văn dễ nhớ hiểu nội dung chính ý nghĩa cơ bản của bài thơ bài văn.
- Nắm được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết( BT2).
- Rèn cho HS đọc nhanh đúng.
II/ Đồ dùng:
III/ Các hoạt động dạy học:
 HĐGV HĐHS
1 ổn định tổ chức: 
2 Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới 
- GTB - ghi bảng
 Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (6 HS):
-Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng
1-2 phút).
-HS đọc trong SGK (hoặc ĐTL) 1 đoạn (cả bài) theo chỉ định trong phiếu.
-GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
-GV nx ghi điểm.
 HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.
-Bài tập 2: 
-Gọi một HS nêu yêu cầu.
-GV dán lên bảng lớp tờ giấy đã viết bảng tổng kết. Hướng dẫn: BT yêu cầu các em phải tìm ví dụ minh hoạ cho từng kiểu câu:
+Câu đơn: 1 ví dụ
+Câu ghép: Câu ghép không dùng từ nối (1 VD) ; Câu ghép dùng từ nối: câu ghép dùng QHT (1 VD), câu ghép dùng cặp từ hô ứng (1 VD).
-Cho HS làm bài vào vở, Một số em làm vào bảng nhóm.
-HS nối tiếp nhau trình bày.
-Những HS làm vào bảng nhóm treo bảng và trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét.
4-Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về ôn tập.
- Hát 
- HS nghe
-HS đọc yêu cầu.
-HS nghe.
-HS làm bài theo hướng dẫn của GV.
-HS làm bài sau đó trình bày.
-Nhận xét.
 ______________________________________
Tiết 3: Chính tả 
Ôn tập giữa học kì II (tiết 2)
I/ Mục tiêu:
- Mức độ yêu cầu kĩ năng đọc như ở tiết 1.
- Tìm được các câu ghép ; từ ngữ được lặp lại, thay thế trong đoạn văn bài tập2.
- Rèn cho HS tính nhanh chính xác.
- GD cho HS vận dụng vào bài sau.
II/ Đồ dùng:
-Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1).
III/ Các hoạt động dạy học:
 HĐGV HĐHS
1 ổn định tổ chức: 
 2 Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới 
- GTB - ghi bảng
Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (6 HS):
-Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1-2 phút).
-HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời
-GV nx ghi điểm
+ HD HS làm BT
-Bài tập 2: 
-Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu.
-HS đọc thầm đọc thầm lại đoạn văn, trao đổi với bạn bên cạnh
-GV giúp HS thực hiện lần lượt từng yêu cầu của BT:
-Tìm những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương. (đăm đắm nhìn theo, sức quyến rũ, nhớ thương mãnh liệt, day dứt).
Điều gì đã gắn bó tác giả với quê hương? (những kỉ niệm tuổi thơ gắn bó TG với QH.)
Tìm các câu ghép trong bài văn. ( có 5 câu. Tất cả 5 câu trong bài đều là câu ghép.)
-Sau khi HS trả lời, GV dán lên bảng tờ phiếu đã viết 5 câu ghép của bài. Cùng HS phân tích các vế của câu ghép VD:
1)Làng quê tôi / đã khuất hẳn // nhưng tôi / vẫn đăm đắm nhìn theo.
2) Tôi / đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, // nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương / vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.
3) Làng mạc / bị tàn phá // nhưng mảnh đất quê hương / vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa nếu tôi / có ngày trở về.
-Tìm những từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn?
-Những từ ngữ được lặp lại có tác dụng liên kết câu: tôi, mảnh đất.
- Những từ ngữ được thay thế có tác dụng liên kết câu: mảnh đất cọc cằn (câu 2) thay cho làng quê tôi (câu 1), mảnh đất quê hương (câu 3) thay cho mảnh đất cọc cằn (câu 2) mảnh đất ấy (câu 4,5) thay cho mảnh đất quê hương (câu 3).
4-Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét giờ học. 
-Nhắc HS về đọc trước để chuẩn bị ôn tập tiết 4, dặn những HS chưa kiểm tra tập đọc, HTL hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
- Hát
- HS nghe
- HS bốc thăm TL CH 
- HS đọc 
HS làm bài
1)Làng quê tôi / đã khuất hẳn // nhưng tôi / vẫn đăm đắm nhìn theo.
2) Tôi / đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, // nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương / vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.
3) Làng mạc / bị tàn phá // nhưng mảnh đất quê hương / vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa nếu tôi / có ngày trở về.
-Tìm những từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn?
-Những từ ngữ được lặp lại có tác dụng liên kết câu: tôi, mảnh đất.
- HS làm bài 
- HS nhận xét
 _______________________________________
Tiết 4: Toán
 Luyện tập chung
I/ Mục tiêu: 
- Giúp HS:rèn luyện kĩ năng tính vận tốc, thời gian, quãng đường.
- Củng cố đổi đơn vị đo dộ dài, đơn vị đo thời gian, đơn vị đo vận tốc.
- Rèn cho HS có kĩ năng tính nhanh chính xác.
II/ Đồ dùng:
- Phiếu bài tập
III/Các hoạt động dạy học: 
 HĐGV HĐHS
1 ổn định tổ chức: 
2 Kiểm tra bài cũ:
Cho HS nêu quy tắc và công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
- GV nx ghi điểm
3. Bài mới 
- GTB - ghi bảng
+ HD HS làm BT
- Bài tập 1: 
-Gọi 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS làm bài.
-Cho HS làm vào vở.
-Gọi 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
- Bài giải:
 4 giờ 30 phút = 4,5 giờ
 Mỗi giờ ô tô đi được là:
 135 : 3 = 45 (km)
 Mỗi giờ xe máy đi được là:
 135 : 4,5 = 30 (km)
 Mỗi giờ ô tô đi được nhiều hơn xe máy là: 
 45 - 30 = 15 (km)
 Đáp số: 15 km.
- Bài tập 2 : 
-Gọi 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm bằng bút chì vào nháp.
- Sau đó đổi nháp chấm chéo.
-Cả lớp và GV nhận xét.
- Bài giải:
Vận tốc của xe máy với đơn vị đo m/phút là:
 1250 : 2 = 625 (m/phút) ; 1 giờ = 60 phút.
Một giờ xe máy đi được:
 625 x 60 = 37500 (m)
 37500 = 37,5 km/giờ.
 Đáp số: 37,5 km/ giờ.
4-Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập và CBị bài sau.
- Hát 
- 1 em
- HS nghe
- HS nêu
- HS làm vào vở
- 1 em lên bảng
- HS nêu
- HS làm nháp
- HS nêu
** 1 em
 ________________________________
Thứ ba
 Ngày soạn : / 3 / 2011
 Ngày giảng : / 3 /2011
Tiết 1: Thể dục
 môn thể thao tự chọn
Trò chơi - Bỏ khăn
I/ Mục tiêu:
1/ KT: Ôn tâng cầu và phát cầu bằng mu bàn chân hoặc ôn ném bóng 150g trúng đích (Đích cố định hoặc di chuyển ). Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
Học trò chơi “ Bỏ khăn “ Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
2/ KN: Rèn kĩ năng thực hiện các động tác thành thạo, tham gia trò chơi chủ động 
3/ GD: Gd hs ý thức tự giác luyện tập thể dục để có sức khỏe tốt .
II/ Địa điểm-Phương tiện.
 - Trên sân trường vệ sinh nơi tập.
Cán sự mỗi người một còi, 10-15 quả bóng, mỗi học sinh 1 quả cầu. Kẻ sân để chơi trò chơi
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp:
HĐ của GV
Định lượng
HĐ của HS
.Phần mở đầu.
-GV nhận lớp phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giờ học.
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo một hàng dọc hoặc theo vòng tròn trong sân
-Xoay các khớp cổ chân đầu gối , hông , vai.
- Ôn bài thể dục một lần.
- Chơi trò chơi khởi động (Bịt mắt bắt dê)
2.Phần cơ bản
*Môn thể thao tự chọn : 
-Ném bóng
+ Học cách cầm bóng bằng hai tay trước ngực
+ Học cách ném bóng vào rổ bằng hai tay trước ngực
- Chơi trò chơi “Bỏ khăn “
 -GV tổ chức cho HS chơi .
3 Phần kết thúc.
-Đi đều theo 2-4 hàng dọc vỗ tay và hát.
- GV cùng học sinh hệ thống bài
- GV nhận xét đánh giá giao bài tập về nhà.
6-10 phút
18-22 phút
4- 6 phút
GV
 x x x x x x x x x x x x
 x x x x x x x x x x x x
GV
 x x x x x x x x x x x x 
 x x x x x x x x x x x x
Tiết 2: Toán
Luyện tập chung
I/ Mục tiêu: 
- Giúp HS biết tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
- Biết giải bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian.
- Rèn cho HS có kĩ năng tính nhanh chính xác
II/ Đồ dùng:
- Phiếu bài tập.
III/Các hoạt động dạy học:
 HĐGV HĐHS
1 ổn định tổ chức: 
2 Kiểm tra bài cũ:
-Cho HS nêu quy tắc và công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
- GV nx ghi điểm
3. Bài mới 
- GTB - ghi bảng
+ HD HS làm BT
-Bài tập 1:
-Gọi 1 HS đọc :
-Có mấy chuyển động đồng thời trong bài toán?
?Chuyển động cùng chiều hay ngược chiều nhau?
-GV hướng dẫn HS làm bài.
-Cho HS làm vào nháp.
-Gọi 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
- Bài giải:
 Sau mỗi giờ cả hai ô tô đi được quãng đường là:
 42 + 50 = 92 (km)
 Thời gian đi để hai ô tô gặp nhau là:
 276 : 92 = 3 (giờ)
 Đáp số: 3 giờ
- Bài tập 2 : 
-Gọi 1 HS nêu yêu cầu.
-Gọi một HS nêu cách làm.
-Cho HS làm nháp. 
-Cả lớp và GV nhận xét.
- Bài giải:
 Thời gian đi của ca nô là:
 11 giờ 15 phút - 7 giờ 30 phút = 3 giờ 45 phút
 3 giờ 45 phút = 3,75 giờ.
 Quãng đường đi được của ca nô là:
 12 x 3,75 = 45 (km)
 Đáp số: 45 km.
4-Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
- Hát 
- 1 em 
- HS nghe
- HS nêu
- HS TL
- 1 em
- HS nêu
- HS nêu
- HS làm nháp
- HS nêu
 _____________________________________________
Tiết 3: Luyện từ và câu 
 Ôn tập giữa học kì II (tiết 3)
I/ Mục tiêu:
 - Mức độ yêu cầu kĩ năng đọc như tiết 1
- Tạo lập được câu ghép theo yêu cầu của BT2.
- Rèn cho HS kĩ năng đọc nhanh chính xác.
II/ Đồ dùng:
-Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1).
III/ Các hoạt động dạy học:
 HĐGV HĐHS
1 ổn định tổ chức: 
2 Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới 
- GTB - ghi bảng
+ Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (6 HS):
-Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1-2 phút).
-HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
-GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
-GV nx ghi điểm. 
HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.
+Bài tập 2:
-Gọi một HS nêu yêu cầu.
-HS đọc lần lượt từng câu văn, làm vào vở.
-GV phát ba tờ phiếu đã chuẩn bị cho 3 HS làm
-HS nối tiếp nhau trình bày.
 GV nhận xét nhanh.
- Lời giải:
a) Tuy máy móc của chiếc đồng hồ nằm khuất ...  đồng thời trong bài toán?
?Chuyển động cùng chiều hay ngược chiều nhau?
-GV hướng dẫn HS làm bài.
-Cho HS làm vào nháp.
-Gọi 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
Bài giải:
 Khi bắt đầu đi xe máy cách xe đạp số km là:
 12 x 3 = 36 (km)
 Sau mỗi giờ xe máy gần xe đạp là:
 36 - 12 = 24 (km)
 Thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp là:
 36 : 24 = 1,5 (giờ) 
 1,5 giờ = 1 giờ 30 phút.
 Đáp số: 1 giờ 30 phút.
- Bài tập 2: 
-Gọi 1 HS nêu yêu cầu.
-Gọi một HS nêu cách làm.
-Cho HS làm vở. 
-Cả lớp và GV nhận xét.
 Bài giải:
 Quãng đường báo gấm chạy trong 1/25 giờ là:
 120 x 1/ 25 = 4,8 (km)
 Đáp số: 4,8 km
 4-Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
- Hát 
- 1 em
- HS nghe
- HS nêu
- HS làm nháp
- 1 em
- HS nêu
- HS làm vào vở
- HS nêu
- HS làm nháp
 _______________________________________
Tiết 2: Tập đọc
 Ôn tập giữa học kì II (tiết 5)
I/ Mục tiêu:
- Nghe-viết đúng chính tả đoạn văn tả Bà cụ bán hàng nước chè, tốc độ viết khoảng 100 chữ / 15 phút.
- Viết được một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) tả ngoại hình của một cụ già , biết chọn những nét nét ngoại hình để miêu tả.
II/ Đồ dùng:
- Một số tranh ảnh về các cụ già.
III/ Các hoạt động dạy học:
 HĐGV HĐHS
1 ổn định tổ chức: 
2 Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới 
- GTB - ghi bảng
+ HD HS viết chính tả
- GV Đọc bài viết.
?Bài chính tả nói điều gì?
- Cho HS đọc thầm lại bài.
- GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS viết bảng con: gáo dừa, năm chục tuổi, diễn viên tuồng chèo
- Em hãy nêu cách trình bày bài? 
- GV đọc từng câu (ý) cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài. 
- GV thu một số bài để chấm.
- Nhận xét chung.
+ HD HS làm BT
Bài tập 2: 
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
-GV hỏi:
+Đoạn văn các em vừa viết tả ngoại hình hay tính cách của bà cụ bán hàng nước?
Tác giả tả đặc điểm nào về ngoại hình?
Tác giả tả bà cụ rất nhiều tuổi bằng cách nào?
Tả tuổi của bà
Tả ngoại hình.
-GV nhắc HS: 
Bằng cách so sánh với cây bằng lăng già
Miêu tả ngoại hình nhân vật không nhất thiết phải tả tất cả các đặc điểm mà chỉ tả những đặc điểm tiêu biểu.
Trong bài văn miêu tả, có thể có 1, 2, 3 đoạn văn tả tả ngoại hình nhân vật
-HS viết đoạn văn vào vở. 
-Một số HS đọc đoạn văn.
-Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung ; bình chọn bạn làm bài tốt nhất.
4-Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét giờ học. 
-Nhắc HS về nhà viết lại hoàn chỉnh đoạn văn miêu tả đã chọn.
- Hát 
- HS nghe
- HS
-HS theo dõi SGK.
-Bài chính tả nói về bà cụ bán hàng nước chè.
- HS viết bảng con.
- HS viết bài.
- HS soát bài.
- HS nêu
-HS viết đoạn văn vào vở
-HS đọc.
 ______________________________________
Tiết 4: Tập làm văn
Ôn tập giữa học kì II (tiết 6)
I/ Mục tiêu:
- Mức độ yêu cầu kĩ năng đọc như ở tiết 1.
- Củng cố kiến thức về biện pháp liên kết câu . Biết dùng các từ ngữ thích hợp để liên kết câu theo yêu cầu của BT 2.
- GD cho HS biết vận dụng vào bài sau.
II/ Đồ dùng dạy học:
-Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1).
III/ Các hoạt động dạy học:
 HĐGV HĐHS
1 ổn định tổ chức: 
2 Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới 
- GTB - ghi bảng
- Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (số HS còn lại):
-Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng (1-2 phút).
-HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
-GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
-GV nx ghi điểm.
+ HD HS làm BT
-Bài tập 2: 
-Gọi 3 HS đọc nối tiếp yêu cầu của bài.
-GV nhắc HS: Sau khi điền từ ngữ thích hợp với ô trống, các em cần xác định đó là liên kết câu theo cách nào.
-Cả lớp đọc thầm lại từng đoạn văn, suy nghĩ , làm bài vào vở, một số HS làm bài trên bảng 
-Cả lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
Lời giải:
a) Từ cần điền: nhưng (nhưng là từ nối câu 3 với câu 2)
b) Từ cần điền: chúng (chúng ở câu 2 thay thế cho lũ trẻ ở câu 1.
c) Từ cần điền lần lượt là: nắng, chị, nắng, chị, chị.
- nắng ở câu 3, câu 6 lặp lại nắng ở câu 2.
-chị ở câu 5 thay thế Sứ ở câu 4.
-chị ở câu 7 thay thế Sứ ở câu 6.
4-Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét giờ học, tuyên dương những học sinh được điểm cao trong phần kiểm tra đọc.
- Hát 
- HS nghe
- HS bốc thăm đọc TLCH
- HS đọc nối tiếp
- HS làm vào vở.
 _______________________________________
Thứ năm
 Ngày soạn : / 3 / 2011
 Ngày giảng : / 3 / 2011
Tiết 1: Thể dục
Môn thể thao tự chọn 
Trò chơi : hoàng anh, hoàng yến 
I/ Mục tiêu:
1/ KT: Ôn tâng cầu và phát cầu bằng mu bàn chân hoặc ôn ném bóng vào rổ bằng hai tay trước ngực . Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
Học trò chơi “ hoàng anh hoàng yến” Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
2/ KN: Rèn kĩ năng thực hiện các động tác thành thạo, tham gia trò chơi chủ động 
3/ GD: Gd hs ý thức tự giác luyện tập thể dục để có sức khỏe tốt .
II/ Địa điểm-Phương tiện.
 - Trên sân trường vệ sinh nơi tập.
Cán sự mỗi người một còi, 10-15 quả bóng, mỗi học sinh 1 quả cầu. Kẻ sân để chơi trò chơi
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp:
HĐ của GV
Định lượng
HĐ của HS
Phần mở đầu.
-GV nhận lớp phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giờ học.
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo một hàng dọc hoặc theo vòng tròn trong sân
-Xoay các khớp cổ chân đầu gối , hông , vai.
- Ôn bài thể dục một lần.
- Chơi trò chơi khởi động (Bịt mắt bắt dê)
2.Phần cơ bản
*Môn thể thao tự chọn : 
-Ném bóng vào rổ
+ Học cách cầm bóng bằng hai tay trước ngực
+ Học cách ném bóng vào rổ bằng hai tay trước ngực
- Chơi trò chơi “Hoàng anh hoàng yến”
 - GV tổ chức cho HS chơi .
3 Phần kết thúc.
-Đi đều theo 2-4 hàng dọc vỗ tay và hát.
- GV cùng học sinh hệ thống bài
- GV nhận xét đánh giá giao bài tập về nhà.
6-10 phút
18-22 phút
4- 6 phút
GV
 x x x x x x x x x x x x
 x x x x x x x x x x x x
GV
 x x x x x x x x x x x x 
 x x x x x x x x x x x x
 _____________________________________________
Tiết 2: Toán
Ôn tập về số tự nhiên
I/ Mục tiêu: 
 - Giúp HS đọc, viết, so sánh các só tự nhiên và về dấu hiệu chia hết cho: 2, 3, 5, 9
- Rèn cho HS có kĩ năng tính nhanh chính xác .
- GD cho HS biết vận dụng vào các bài sau.
II/ Đồ dùng: 
- Phiếu bài tập.
III/Các hoạt động dạy học:
 HĐGV HĐHS
1 ổn định tổ chức: 
2 Kiểm tra bài cũ:
Cho HS nêu dấu hiệu chia hết cho: 2, 3, 5, 9.
-GV nx ghi điểm
3. Bài mới 
- GTB - ghi bảng
+ HD HS làm BT
-Bài tập 1:
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS làm bài.
-Cho HS làm vào nháp.
-Gọi 1 số HS trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét.
Kết quả:
Các số cần điền lần lượt là:
a) 1000 ; 799 ; 66 666
b) 100 ; 998 ; 1000 ; 2998
c) 81 ; 301 ; 1999
-Bài tập 2: 
-Gọi 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm vào nháp
-Gọi 1 số HS trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét.
-Kết quả:
 1000 > 997 53796 < 53800
 6987 217689
 7500 : 10 = 750 68400 = 684 x 100
-Bài tập 3: 
-Gọi 1 HS nêu yêu cầu.
-Gọi HS nêu cách làm. 
-Cho HS làm vào vở
-Cả lớp và GV nhận xét.
-Kết quả:
3999 < 4856 < 5468 < 5486
4-Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
- Hát
- 1 em lên bảng
- HS nghe
- HS nêu
-HS làm bài theo hướng dẫn của GV.
- HS trình bày
- HS nghe
- HS làm nháp 
- HS trình bày
- HS nêu
- HS nêu
* 2 em
 ____________________________________________
Tiết 3: Đạo đức
Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc (tiết 1)
I/ Mục tiêu: 
- Có hiểu biết ban đầu về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này.
- Có thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc ở địa phương và ở Việt Nam.
II/ Đồ dùng:
- Phiếu bài tập
III/ Các hoạt động dạy học:
 HĐGV HĐHS
1 ổn định tổ chức: 
2 Kiểm tra bài cũ:
Cho HS nêu phần ghi nhớ bài 12.
3. Bài mới 
- GTB - ghi bảng
+Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin (trang 40-41, SGK).
-GV yêu cầu HS đọc các thông tin trang 40, 41 và hỏi:
-Ngoài những thông tin trong SGK, em còn biết thêm gì về tổ chức LHQ?
-Gọi một số HS trình bày.
-GV giới thiệu thêm một số thông tin, sau đó, cho HS thảo luận nhóm 4 hai câu hỏi ở trang 41, SGK.
-Gọi đại diện một số nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV kết luận: SGV-Tr. 57.
-Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ (bài tập 1, SGK)
-GV lần lượt đọc từng ý kiến trong BT 1.
-Sau mỗi ý kiến, GV yêu cầu HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu theo quy ước.
-GV mời một số HS giải thích lí do.
-GV kết luận: Các ý kiến c, d là đúng ; các ý kiến a, b, đ là sai.
-Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
-Hoạt động nối tiếp: 
-Tìm hiểu về tên một vài cơ quan của LHQ ở VN ; về một vài hoạt động của các cơ quan của LHQ ở Việt Nam và ở địa phương em.
-Sưu tầm các tranh, ảnh, bài báo nói về các hoạt động của tổ chức LHQ ở Việt Nam hoặc trên thế giới.
4-Củng cố- Dặn dò:
- GV nx tiết học . Giao bài về nhà và CBị bài sau.
- Hát 
- 1 em lên bảng
- HS nghe
-HS thảo luận theo hướng dẫn của GV.
- HS trình bày
-Đại diện nhóm trình bày.
-Nhận xét.
- HS nghe
- HS đọc ghi nhớ
 ___________________________________________
Tiết 4 : Luyện từ và câu
 Kiểm tra giữ học kì II
 Phần đọc hiểu - (kiểm tra theo đề của nhà trường)
Thứ sáu 
 Ngày soạn : / 3 / 2011
 Ngày giảng : / 3 /2011
Tiết 1 : Toán
 Ôn tập về phân số
I/ Mục tiêu
- Biết xác định phân số bằng trực giác ; biết rút gọn quy đồng mẫu số , so sánh các phân số không cùng mẫu số .
- Rèn cho HS tính nhanh chính xác.
- GD cho HS vận dụng vào bài sau.
II/ Đồ dùng:
- Phiếu BT
III/ Các hoạt động dạy học:
 HĐGV HĐHS 
1 ổn định tổ chức: 
2 Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới 
- GTB - ghi bảng
+ HD HS làm BT
- Bài 1:
-Gọi HS nêu yc
- GV hd HS làm bài 
-GV cho HS làm phiếu.
-GV gọi HS lên bảng 
a) ; ; ; 
b) 1 ; 2 ; 3 ; 4 
Bài 2: Rút gọn phân số
-Gọi HS nêu yc 
-GV cho HS làm nhóm 
-GV theo dõi uốn nắn 
-Gọi HS lên bảng
-GV nx kết luận.
= ; = ; = ; = 
- Bài 3: Quy đồng mẫu số.
-GV gọi HS nêu yc
-GV cho HS làm vào vở
-GV nx khen
a) và b) và 
4- Củng cố- Dặn dò:
-GV nx tiết học giao bài về nhà và CBị bài sau.
- Hát
- HS nghe
- HS làm bài
- HS nêu
- 1 em
- HS nêu
- 2 em
- HS nêu
- HS làm vở
Tiết 3 : Tập làm văn
Kiểm tra giữa học kì II
 Kiểm tra theo đề của nhà trường ( phần viết) 
Tiết 4 : Sinh hoạt

Tài liệu đính kèm:

  • docthiet_ke_bai_giang_lop_5_tuan_28_nam_2010_2011_au_van_dao.doc