Thiết kế bài giảng Lớp 2 - Tuần 9 đến tuần 16 - Năm 2009-2010

Thiết kế bài giảng Lớp 2 - Tuần 9 đến tuần 16 - Năm 2009-2010

TẬP ĐỌC

 ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1 (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU :

1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc :

- Chủ yếu là kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng .Học sinh đọc thông thạo các bài tập đọc đã học trong 8 tuần đầu lớp 2 (phát âm rõ , tốc độ đọc tối thiểu 45 , 50 chữ trên phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu)

- Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu . Học sinh cần trả lời được 1->2 câu hỏi về nội dung bài đọc.

2. Ôn lại bảng chữ cái

3. Ôn tập về các từ chỉ sự vật

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Phiếu viết tên từng bài tập đọc (gồm cả các văn bản thông thường )

- Bảng phụ viết BT3 – Vở bài tập

 

doc 172 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 415Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng Lớp 2 - Tuần 9 đến tuần 16 - Năm 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9
Thứ hai, ngày 19 tháng 10 năm 2009.
 TẬP ĐỌC 
 ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1 (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU :
Kiểm tra lấy điểm tập đọc : 
Chủ yếu là kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng .Học sinh đọc thông thạo các bài tập đọc đã học trong 8 tuần đầu lớp 2 (phát âm rõ , tốc độ đọc tối thiểu 45 , 50 chữ trên phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu)
Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu . Học sinh cần trả lời được 1->2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
Ôn lại bảng chữ cái
Ôn tập về các từ chỉ sự vật
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Phiếu viết tên từng bài tập đọc (gồm cả các văn bản thông thường )
Bảng phụ viết BT3 – Vở bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN:
1/ Bài mới:
Giới thiệu bài :
Kiểm tra tập đọc 8 em : 
Gọi học sinh lên bốc thăm bài đọc
Gọi học sinh đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc
Nhận xét ghi điểm.
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH:
Lần lượt bốc thăm ,về chỗ chuẩn bị
Đọc và trả lời câu hỏi
Đọc thuộc lòng bảng chữ cái(miệng)
Giáo viên chỉ định 1 học sinh điều khiển lớp
Gọi 2 học sinh đọc thuộc lòng bảng chữ cái
Tổ chức cả lớp đọc .
Gọi 2 học sinh đọc lại bảng chữ cái
Lớp trưởng điều khiển
2 học sinh đọc
Đọc nối nhau kiểu truyền điện
Đố nhau: HS1 viết tên chữ cái
 HS 2 nói tên chữ cái (ngược lại)
- 2 học sinh đọc
Xếp từ đã cho vào ô thích hợp trong bảng (viết)
Gọi 1 HS đọc yêu cầu
Gọi 3 em đại diện 3 nhóm lên bảng làm
Cả lớp đọc thầm
Cả lớp làm bài vào vở bài tập
 Chỉ người
Chỉ đồ vật
Chỉ con vật
Chỉ cây cối
Bạn bè
Hùng
Bàn 
Xe đạp
Thỏ 
Mèo
Chuối
Xoài
Tìm thêm các từ có thể xếp thêm vào các ô trong bảng (viết) 
Yêu cầu hs viết thêm các từ chỉ người ,đồ vật , con vật , cây cối vào vở bài tập
Cả lớp làm bài vào vở bài tập
4 học sinh lên bảng làm trên bảng
Cả lớp và giáo viên ghi nhận xét
Chỉ người
Chỉ đồ vật
Chỉ con vật
Chỉ cây cối
Bạn bè , Hùng , cô giáo,bố , mẹ , ông , bà, em , học sinh , cụ già
Bàn , xe đạp , ghế , tủ, sách , vở , bút, bát , nồi , quần áo, nón , cặp
Thỏ , mèo,chó , khỉ , dê,nai , sư tử , cá, voi , cá , bò ,vịt 
Chuối , xoài ,ổi , đào nho , mít , mía , chanh , sầu riêng 
2/ Củng cố , dặn dò
Nhận xét tiết học
Học thuộc lòng bảng chữ cái
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1 (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU :
Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc
Ôn tập cách đặt câu theo mẫu
Ôn tập cách xếp tên riêng của người theo thứ tự trong bảng chữ cái
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Phiếu ghi các bài tập đọc
Bảng phụ trình bày sẵn mẫu câu ở bài tập 2
Vở bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt đọng 1 : Kiểm tra bài cũ
Hoạt động 2 : Bài mới
Giới thiệu bài :
Kiểm tra tập đọc : 8 em (Thực hiện như tiết 1)
Đặt 2 câu theo mẫu (miệng)
1 học sinh đọc yêu cầu của bài
Giáo viên mở bảng phụ trình bày sẵn mẫu câu ở bài tập 2
1, 2 học sinh khá giỏi nhìn bảng đặt câu tương tự mẫu câu 
Ai (cái gì , con gì)
Là gì ?
Bạn Lan 
Chú Nam
Mẹ em
Con mèo
Cây bút này
Là học sinh giỏi
là nông dân
là bác sĩ
là của nhà em nuôi
là của bạn Phúc
Mỗi học sinh tự nhẩm đặt câu
Gọi học sinh nối tiếp các câu vừa đặt]
Ghi lại tên riêng của các nhân vật trong những bài tập đọc đã học ở tuần 7 và tuần 8 theo đúng thứ tự bảng chữ cái
Giáo viên nêu yêu cầu của bài
Cả lớp mở mục lục sách ,tìm tuần 7 và 8 (chủ điểm thầy cô) ghi tên các nhân vật trong các bài tập đọc
1 học sinh đọc tên các bài tập đọc (kèm theo số trang ) tuần 7.
Giáo viên ghi lên bảng các tên riêng :Dũng , Khánh (Người thầy cũ)
1 học sinh đọc tên các bài tập đọc (kèm theo số trang ) tuần 8.
Giáo viên ghi lên bảng các tên riêng : Minh , Nam (Người mẹ hiền) ,An (Bàn tay dịu dàng)
Gọi 3 học sinh lên bảng xếp ,cả lớp xếp vào bảng con 
Sắp xếp lại 5 tên riêng theo đúng thứ tự trong bảng chữ cái.
Cả lớp và giáo viên nhận xét – Chốt lời giải đúng
An , Dũng ,Khánh , Minh ,Na
 Hoạt động 3 :Củng cố ,dặn dò
Nhận xét tiết học , dặn về ôn bảng chữ cái
TOÁN
Tiết 41 : LÍT
I. MỤC TIÊU :
Giúp học sinh : 
Bước đầu làm quen với biểu tượng về dung tích (sức chứa) 
Biết ca 1 lít , chai 1 lít .Biết lít là đơn vị đo dung tích .Biết đọc , viết tên gọi và kí hiệu của lít(l)
Biết tính cộng ,trừ các số đo theo đơn vị lít .Biết giải toán có liên quan đến lít
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Chuẩn bị ca 1 lít , chai 1 lít , cốc , bình nước 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN :
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ .
Hoạt động 2: Bài mới . 
Làm quen với biểu tượng dung tích (sức chứa) .
Giáo viên lấy hai cái cốc thuỷ tinh to , nhỏ khác nhau . Lấy bình nước rót đầy hai cốc đó .
Cốc nào chứa được nhiều nước hơn ?
Cốc nào chứa được ít nước hơn ?
Giáo viên chọn các vật có “ sức chứa” khác nhau để so sánh “ sức chứa ” của chúng .Chẳng hạn : Bình chứa được nhiều hơn cốc nước ,chai dầu chứa được ít dầu hơn can .
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH:
cốc to
cốc nhỏ
* Giới thiệu ca 1 lít (hoặc chai 1 lít)
Giáo viên : Đây là ca 1 lít , rót đềy ca này ta được 1 lít nước
Cho học sinh xem SGK : rót nữa cho đầy ca 1 lít , ta được 1 lít nữa .
Giáo viên nói : Để đo sức chứa của một cái chai , cái ca , cái thùng ta dùng đơn vị đo la lít .Lít viết tắt là :l (viết bảng)
Gọi 2 học sinh đọc
Giáo viên chỉ vào chữ : “1 l”
Giáo viên đọc chữ : “ Hai lít ”
Học sinh đọc Một lít
Học sinh viết bảng “2 l”
* Thực hành
Bài 1:
Yêu cầu học sinh đọc , viết tên gọi đơn vị lít (l) theo mẫu :
Bài 2
Học sinh làm quen tính cộng , trừ với số đo theo đơn vị lít (l)
Giáo viên lưu ý : Ghi tên đơn vị lít vào kết quả phép tính :
Bài 3 :
Cho học sinh quan sát hình vẽ , tự nêu bài toán 
Yêu cầu học sinh viết phép tính vào bảng , không yêu cầu trình bày bài giải
Bài 4 :
Gọi 1 học sinh đọc đề
Yêu cầu học sinh tóm tắt rồi giải
 Tóm tắt
Lần đâù bán : 12 l
Lần sau bán : 15 l
Cảa hai lần bán : ? l
Đọc
Ba lít
Mười lít
Hai lít
Năm lít
Viết
3 l
10 l
2 l
5 l
Tính theo mẫu
9l + 8l = 17l
17 l – 6 l = 11 l
15 l + 5 l = 20 l
18 l – 5 l = 13 l
2 l + 2 l + 2 l = 6 l
28 l – 4 l – 2 l = 20 l
Học sinh nêu bài b
 10 l – 2 l = 8 l
 c) 20 l – 10 l = 10 l
Bài giải
Cả hai lần cửa hàng bán được :
12 + 15 = 27 (l)
Đáp số : 27 lít nước mắm
Hoạt động 3 : Củng cố , dặn dò
Nhận xét tiết học
ĐẠO ĐỨC
Bài 5 : CHĂM CHỈ HỌC TẬP (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU :
Học sinh hiểu :
Như thế nào là chăm chỉ học tập ?
Chăm chỉ học tập mang lại lợi ích gì ?
Học sinh thực hiện được giờ giấc học bài , làm bài đầy đủ , đảm bảo thời gian tự học ở trường và ở nhà.
Học sinh có thái độ tự giác học tập.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :
Phiếu thảo luận cho hoạt động 2 – tiết 1.
Đồ dùng sắm vai hoạt động 1 – tiết 1.
Vở bài tập đạo đức 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN :
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ :
Hoạt động 2 : Bài mới :
- Giáo viên giới thiệu bài . 
* Giáo viên nêu tình huống : yêu cầu các cặp học sinh thảo luận về cách xử lí sau đó thể hiện qua trò chơi sắm vai
Tình huống : Bạn Hà đang làm bài tập ở nhà thì bạn đến rủ đi chơi (đá bóng , đá cầu , chơi ô ăn quan) Bạn Hà phải làm gì khi đó ?
* Xử lí tình huống : 
Giáo viên yêu cầu cả lớp phân tích cách ứng xử (như Hà đi ngay cùng bạn , nhờ bạn làm giúp rồi đi , bảo bạn chờ cố làm xong bài rồi mới đi) và chọn cách giải quyết phù hợp nhất
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH :
Học sinh hiểu được biểu hiện cụ thể của việc chăm chỉ học tập
Học sinh thảo luận theo cặp.
Giáo viên kết luận : Khi đang học , đang làm bài tập , các em cần cố gắng hoàn thành công việc , không nên bỏ dở , như thế mới là chăm chỉ học tập .
Thảo luận nhóm :
Mục tiêu : Giúp học sinh biết được một số biểu hiện và lợi ích của việc chăm chỉ học tập.
Yêu cầu các nhóm thảo luận nội dung trong phiếu .
Nội dung phiếu
	Đánh dấu + vào ô 	trước những biểu hiện của việc chăm chỉ học tập
Cố gắng hoàn thành công việc được giao 
Tích cực tham gia học tập cùng bạn trong nhóm, trong tổ
Chỉ dành tất cả thời gian cho việc học mà không làm các việc khác
Tự giác học mà không cần nhắc nhở.
Tự giác sửa chữa sai sót trong bài làm của mình.
Hãy nêu lợi ích của chăm chỉ học tập ?
Các nhóm độc lập thảo luận. 
Học sinh trình bày kết quả , bổ sung ý kiến .
Giáo viên kết luận
Các ý biểu hiện chăm chỉ học tập là : a,b,d,đ
Chăm chỉ học tập có ích lợi là :
Giúp cho việc học tập đạt kết quả tốt hơn 
Được thầy cô , bạn bè yêu mến 
Thực hiện tốt quyền được học tập
Bố mẹ hài lòng
Hoạt động 3 : Liên hệ thực tế 
Mục tiêu : Giúp học sinh tự đánh giá bản thân về việc chăm chỉ học tập của mình.
Giáo viên yêu cầu học sinh tự liên hệ về việc học tập của mình.
Em đã chăm chỉ học tập chưa? Hãy kể các việc làm cụ thể? Kết quả đạt được ra sao?
Học sinh trao đổi theo cặp.
Một số học sinh tự liên hệ trước lớp.
Giáo viên khen ngợi các em đã học tập chăm chỉ , nhắc nhở một số em chưa chăm chỉ.
Hoạt động 4 : Củng cố , dặn dò
Nhận xét tiết học : Thực hành tốt điều đã học.
Thứ ba ...  lịch tháng 1 như SGK
Chia lớp thành 4 đội thi đua với nhau
Yêu cầu các đội dùng bút màu ghi tiếp (ghi) các ngày còn thiếu trong tờ lịch
Sau 7 phút các đội mang lịch của đội mình lên trình bày
Đội nào điền đúng nhất sẽ là đội thắng cuộc
GV hỏi thêm :
Ngày đầu tiên của tháng 1 là thứ mấy ? (thứ năm)
Ngày cuối của tháng là ngày mấy ? Thứ mấy ? (thứ bảy , ngày 31)
Tháng 1 có bao nhiêu ngày ? (31 ngày)
Bài 2 :
GV treo tờ lịch tháng 4 như SGK và yêu cầu HS trả lời từng câu hỏi
Các ngày thứ sáu trong tháng 4 là : 2 , 9 , 16 , 23 , 30
Thứ ba tuần này là ngày 20 tháng 4 . Thứ ba tuần trước là ngày 13 tháng 4 . Thứ ba tuần sau là ngày 27 tháng 4
Ngày 30 tháng 4 là ngày thứ sáu
Tháng 4 có 30 ngày .
Hoạt động 3 : củng cố , dặn dò :
- Các em về nhà ôn lại bài và xem lịch ở nhà .
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH :
Hs lắng nghe .
Lớp chia thành 4 nhóm . 
- Hs tiếp sức cầm bút màu len điền các ngày còn thiếu 
(thứ năm) .
(thứ bảy , ngày 31) .
- (31 ngày) .
THỦ CÔNG
THỰC HÀNH GẤP , CẮT , DÁN BIỂN BÁO GIAO THÔNG
CẤM XE ĐI NGƯỢC CHIỀU
I. MỤC TIÊU :
HS thực hành gấp , cắt , dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều
Gấp , cắt , dán được biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều
Có ý thức tốt chấp hành luật lệ giao thông
II. CHUẨN BỊ :
Hình mẫu biển báo cầm xe đi ngược chiều
Quy trình gấp , cắt , dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều có hình vẽ minh hoạ cho từng bước
Giấy màu , hồ , kéo 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động 1 : Kiểm tra đồ dùng dạy học
Hoạt động 2 : Bài mới
Nội dung
TL
Phương pháp dạy học
Giáo viên
Học sinh
Hoạt
động 1 :
thực hành gấp , cắt , dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều
Hoạt
động 2 :
Thực hành
Hoạt
động 3 :
Củng cố dặn dò
Yêu cầu HS quan sát và nhắc lại quy trình gấp cắt , dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều
GV : Các bộ phận của biển báo cấm xe đi ngược chiều có kích thước giống như biển báo chỉ lối đi thuận chiều nhưng chỉ khác về màu sắc
GV nêu lại các bước trong quy trình gấp , cắt , dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều
Bước 1 : Gấp , cắt biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều
Gấp , cắt hình tròn nhỏ màu đỏ từ hình vuông có cạnh 6 ô
Cắc hình chữ nhật màu trắng có chiều dài 4 ô , rộng 1 ô làm chân biển báo (chân biển báo có thể là mài trắng pha các ô đỏ cho giống chân biển báo giao thông tronh thực tế)
Bước 2 : Dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều
Dán chân biển báo lên vở
Dán hình tròn màu đỏ chờm lên chân biển báo khoảng nửa ô
Dán hình chữ nhật màu trắng ở giữa hình tròn
Thực hành theo nhóm
Chia lớp thành 3 nhóm
GV theo dõi , giúp đỡû HS còn lúng túng
Tổ chức chưng bày sản phẩm
Nhận xét chung tiết học
Dặn dò : chuẩn bị gấp , cắt , dán biển báo giao thông chỉ chiều xe đi
HS quan sát
Theo dõi
Thực hành
Theo tổ
Thứ sáu ngày 11 /12/2009 .
CHÍNH TẢ
TRẦU ƠI
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
Nghe – Viết chính xác bài ca dao 42 tiếng , thuộc lòng thể thơ lục bát
Tìm và viết đúng những tiếng có vần âm , vần thanh dễ lẫn : Tr/ch , ao/au , thanh hỏi / thanh ngã
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
2 bảng quay nhỏ
VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN :
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ
Hoạt động 2 : Dạy bài mới
Giới thiệu bài :
Hướng dẫn nghe , viết :
Hướng dẫn HS chuẩn bị :
GV đọc mẫu một lần bài ca dao
Giúp HS nắm nội dung bài
Bài ca dao là lời của ai nói với ai ?
Giúp HS nhận xét
Bài ca dao có mấy dòng ?
Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào ?
Bài ca dao viết theo thể thơ nào ?
Nên bắt đầu viết từ ô nào trong vở ?
GV viết bảng con từ các em dễ viết sai
Đọc cho HS viết
Chấm , chữa bài
GV chấm 7 bài , nhận xét từng bài
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
3 HS đọc lại
HS quan sát tranh minh họa
lời người nông dân nói với con trâu như nói với một người thân
6 dòng
viết hoa
thơ lục bát , dòng 6 , dòng 8
HS tự sửa lỗi bằng bút chì
* Hướng dẫn làm bài tập :
Bài tập 1 :
1 HS đọc và nêu rõ yêu cầu của bài
Cử HS lên viết trên bảng
GV nhận xét , sửa bài
Bài tập 2 (lực chọn)
GV nêu yêu cầu của bài . Chọn cho HS của lớp hoặc các tổ , nhóm làm bài tập
Cả lớp và GV nhận xét bài trên bảng , chốt lại lời giải đúng .
Lời giải :
cây tre che nắng
buổi trưc chưa ăn
ông trăng chăng dây
con trâu châu báu
nước trong chong đèn
mở cửa thịt mở
ngả mũ ngã ba
nghỉ ngơi suy nghĩ
đổ rác đỗ xanh
vẩy cá vẫy tay
Hoạt động 3 : Củng cố , dặn dò :
GV nhận xét tiết học
HS đã làm quen với bài tập này
Cả lớp làm bài vào vở
Các tổ cử người lên viết
2 HS lên bảng làm bài .
- Cả lớp làm bài vào vở bài tập .
TẬP LÀM VĂN
KHEN NGỢI . KỂ NGẮN VỀ CON VẬT
LẬP THỜI GIAN BIỂU
I. MỤC TIÊU :
Rèn kĩ năng nói :
Biết nói lời khen ngợi
Biết kể về một vật nuôi
Rèn kĩ năng viết :
Biết lập thời gian biểu một buổi trong ngày
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN :
Hoạt động 1 : Kiển tra bài cũ
2 HS làm lại BT 3 tuần 15
Hoạt động 2 : Dạy bài mới
Giới thiệu bài :
Hướng dẫn làm bài tập :
Bài tập 1 : (miệng)
1 HS đọc yêu cầu của bài (đọc cả mẫu)
Cả lớp và GV nhận xét
Lời giải :
Chú Cường mới khoẻ làm sao !
Chú Cường khoẻ quá !
Lớp mình hôm nay mới sạch làm sao !
Lớp mình hôm nay sạch quá !
Bạn Nam học mới giỏi làm sao !
Bạn Nam học giỏi thật !
Bài tập 2 (miệng)
GV nêu yêu cầu của bài : Kể về vật nuôi
HS xem tranh minh học các vật nuôi trong SGK
Có thể các con vật nuôi trong nhà em hoặc nhà hàng xóm , có thể là một con vật không vẽ trong tranh
Cả lớp và GV nhận xét
Cả lớp và GV nhận xét bạn kể hay nhất
VD : Nhà em nuôi một con mèo ngoan và xinh sắn . Bộ lông nó màu trắng , mắt nó tròn , xanh biếc . Nó đang tập bắt chuột . Khi em ngủ nó thường đến nằm sát bên em , em cảm thấy rất dễ chịu
Bài tập 3 : (viết)
1 HS đọc yêu cầu của bài
Cả lớp đọc lại TGB của bạn Phương Thảo SGK 132
GV nhắc HS nên lập thời gian biểu giống như thực tế
2 HS làm mẫu , GV nhận xét
GV phát bút dạ và 4 khổ giấy to cho 4 em làm bài
Những HS làm bài trên giấy dán kết quả lên bảng lớp trình bày . Cả lớp và GV nhận xét , chấm điểm
4 HS đọc thời gian biểu vừa lập . GV chấm điểm
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HS đọc yêu cầu của bài
HS làm bài vào vở BT
Nhiều HS phát biểu ý kiến .
Chọn kể chân thực về một vật nuôi mà em biết
4 HS nói tên con vật em chọn kể
2 HS khá giỏi kể mẫu
Nhiều HS tiếp nối nhau kể
Lập thời gian biểu buổi tối của em
HS làm bài vào giấy nháp
Hoạt động 3 : Củng cố , dặn dò
GN nhận xét tiết học
Yêu cầu HS về nhà lập thời gian biểu
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIỆU :
Giúp HS :
Củng cố nhận biết về các đơn vị đo thời gian : ngày , giờ , ngày , tháng
Củng cố kĩ năng xem giờ đúng , xem lịch tháng
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Tờ lịch tháng 5 có cấu trúc tương tự như mẫu vẽ trong SGK
Mô hình đồng hồ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN :
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ :
Hoạt động 2 : Bài mới :
* Giới thiệu bài
* Luyện tập
Bài 1 :
Đọc lần lượt từng câu hỏi cho HS trả lời
Em tưới cây lúc mấy giờ ?
Đồng hồ nào chỉ 5 giờ ?
Tại sao ? 
Em đang học ở trường lúc mấy giờ ?
Đồng hồ nào chỉ 8 giờ sáng ?
Khi đồng hồ chỉ 8 giờ sáng thì kim ngắn chỉ đâu , kim dài chỉ đâu ?
Cả nhà em ăn cơm lúc mấy giờ ?
6 giờ chiều còn gọi là mấy giờ ?
Đồng hồ nào chỉ 18 giờ ?
Em đi ngủ lúc mấy giờ ?
21 giờ còn gọi là mấy giờ ?
Đồng hồ nào chỉ 9 giờ tối ? 
Bài 2 : Củng cố kĩ năng đọc tên các ngày trong tháng và điền hoặc nêu các số còn thiếu vào tờ lịch tháng 5 (như SGK)
GV nêu câu hỏi để khi trả lời thì HS biết
Tháng 5 có 31 ngày
Hướng dẫn HS nhìn vào tờ lịch tháng 5 đã cho để nhận xét
Ngày 1 tháng 5 là thứ mấy ?
Liệt kê các ngày thứ bảy trong tháng 5 ?
Cho HS xem ngày ở cột (thứ tư) của tờ lịch tháng 5 rồi nhận xét
Các ngày thứ 2 trong tháng 5 là những ngày nào ?
Thứ bảy tuần này là 15/5 . Thứ bảy tuần sau là ngày nào ?
Bài 3 : Cho HS thực hành tự quay kim đồng hồ chỉ giờ nêu trong bài
Hoạt động 4 : Củng cố , dặn dò :
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
lúc 5 giờ chiều
đồng hồ D
vì 5 giờ chiều là 17 giờ
lúc 8 giờ sáng
đồng hồ A
kim ngắn chỉ số 8 , kim dài chỉ số 12
lúc 6 giờ chiều
là 18 giờ
đồng hồ C
lúc 21 giờ
21 giờ còn gọi là 9 giờ tối
đồng hồ B chỉ 9 giờ tối
thứ bảy
ngày 1/5 , 8/5 , 15/5 , 22/5 , 29/5 . Có 5 ngày thứ bảy
Ngày 12/5 là thứ tư tuần này thì ngày 5/5 là thứ tư tuần trước , , ngày 19/5 là thứ tư tuần sau .
SINH HOẠT TẬP THỂ
I . Kiểm điểm tuần 16 :
 1. Học tập :
 - HS đi học đúng giờ .
 - Đa số các em đã làm bài, học bài đầy đủ trước khi đến lớp .
 - Tuyên dương : 
 2. Rèn chữ giữ vở : 
- Đã có tiến bộ hơn tuần trước : Số vở loại A có tăng, 
- Khen HS tiến bộ :
II Phương hướng tuần 17 :
 - Tiếp tực phát huy những tiến bộ của tuần trước .
 - Thi đua đạt nhiều hoa điểm 10 ,lập thành tích chào mừng kỷ niệm ngày 22/12 .
******************************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docthiet_ke_bai_giang_lop_2_tuan_9_den_tuan_16_nam_2009_2010.doc