Giáo án ôn luyện môn Toán + Tiếng Việt - Tuần 15 năm 2010

Giáo án ôn luyện môn Toán + Tiếng Việt - Tuần 15 năm 2010

Tuần 15 Thứ hai ngày 6 tháng 12 năm 2010

Luyện Tiếng Việt

TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM. CÂU KIỂU AI THẾ NÀO?

I. Mục tiêu:

Học sinh được thực hành:

 - Nêu được một số từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất của người, vật, sự vật.

 - Biết chọn từ thích hợp để đặt thành câu theo mẫu kiểu Ai thế nào?

II. Đồ dùng:

G: Bảng phụ ghi bài tập 1, bài tập 3.

 

doc 7 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 390Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn luyện môn Toán + Tiếng Việt - Tuần 15 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 Thứ hai ngày 6 tháng 12 năm 2010
Luyện Tiếng Việt
Từ chỉ đặc điểm. câu kiểu ai thế nào?
Mục tiêu:
Học sinh được thực hành:
	- Nêu được một số từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất của người, vật, sự vật. 
	- Biết chọn từ thích hợp để đặt thành câu theo mẫu kiểu Ai thế nào? 	
Đồ dùng:
G: Bảng phụ ghi bài tập 1, bài tập 3.
Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
 1.Giới thiệu bài: 1’
 2. Hướng dẫn làm bài tập: 35’ 
Bài 1 Gạch chân các từ chỉ đặc điểm của người trong các từ sau:
lao động, chiến đấu, sản xuất, cần cù, tháo vát, khéo tay, thông minh, sáng tạo, cày cấy, dịu dàng, chân thành, khiêm tốn, học tập, giỏi giang.
Bài 2 Tìm những từ chỉ đặc điểm trong bài đọc Bé Hoa (SGK- 121)
Đáp án:
đỏ hồng, to, tròn, đen láy, nhiều, xa, nắn nót, ngoan, dài dài.
Bài 3: Chọn 3 từ chỉ đặc điểm để đặt câu theo mẫu Ai làm gì?
Ai ( cái gì, con gì)
thế nào?
Bạn Mai
Hoa sữa 
rất nhanh nhẹn, tháo vát.
thơm ngào ngạt.
.
3. Củng cố – dặn dò: 5’
 -Nội dung bài .
- Về học bài và CB bài sau.
G: Nêu yêu cầu tiết học + ghi đầu bài 
G: Nêu yêu cầu bài tập
H: Đọc nhóm từ trên bảng phụ; chép vào vở, dùng thước gạch chân những từ chỉ đặc điểm của người.
- H: Nối tiếp lên bảng gạch chân các từ chỉ đặc điểm của người.
=>Nhận xét, KL
G: Nêu yêu cầu bài tập
H: Giở SGK trang 121, đọc thầm bài Bé Hoa; dùng bút chì gạch chân các từ chỉ đặc điểm
- H: Nối tiếp lên bảng gạch chân các từ chỉ đặc điểm =>Nhận xét, KL
H: Ghi các từ chỉ đặc điểm vào vở.
H : Đọc yêu cầu; G: Hướng dẫn mẫu.
H: nêu miệng kết quả ( Nhiều em)
 => Nhận xét, đánh giá.
H: Tự đặt 3 câu vào vở => Nêu câu mình đặt; G: Chấm điểm 8 bài 
G: Nhận xét, chú ý cách diễn đạt và dùng từ của học sinh.
G: Củng cố nội dung bài
-Nhận xét giờ học ; giao việc 
Luyện Tiếng Việt
	 (Luyện viết chữ đẹp): 
chữ hoa N
Mục tiêu:
	Học sinh được thực hành viết đúng chữ hoa N, (1dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong tiếng.
Đồ dùng:
G: Mẫu chữ hoa N; bảng phụ viết câu ứng dụng
 H: Vở Thực hành viết đúng viết đẹp.
Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
 1. Giới thiệu bài: 1’
 2. Hướng dẫn luyện viết: 
* Quy trình viết:
* Viết từ, câu ứng dụng: 5’
* Viết bài: 24’
* Chấm, chữa: 4’
3. Củng cố – dặn dò: 3’
 -Nội dung bài .
- Về học bài và CB bài sau.
G: Nêu yêu cầu tiết học + ghi đầu bài 
H: Nêu lại cách viết chữ hoa N (2 em)
G: Vừa viết trên bảng vừa nêu lại cách viết. 
H: Viết bảng con => G: uốn nắn, sửa chữa
G: Nêu từ và các câu ứng dụng có trong bài viết.
H: Nêu ý hiểu về nội dung 
=> G: Nhận xét, chốt nội dung
G: Nêu yêu cầu nối giữa chữ hoa với các con chữ trong vần. 
H: Viết bài
G: Theo dõi, uốn nắn từng H
G: Thu bài, chấm 6,7 bài => Nhận xét, đánh giá chung.
H: Nêu lại nội dung bài viết
G: Nhận xét chung, dặn H chuẩn bị bài sau.
Thứ năm ngày 2 tháng 12 năm 2010
Luyện Toán
Luyện 100 trừ đi một số
 Nhẩm 100 trừ 10, 20 
Mục tiêu:
	Học sinh:
- Thực hiện được phép trừ có nhớ dạng: 100 trừ đi một số có một hoặc hai chữ số.
- Biết tính nhẩm 100 trừ đi số tròn chục.
Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tổ chức
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Hướng dẫn ôn luyện: 
 Bài 1: Đặt tính rồi tính: (10’)
100 – 5
100 – 9
100 - 3
100 – 17
100 – 38
100 - 44
100 – 72
100 – 30
100 - 91
Bài 2: Số? (12’)
100
- 68
+ 9
100
- 29
- 11
..
Bài 3: Tìm x
28 + x = 100
x + 69 = 100
Bài 4: Tính nhẩm
100 – 20 = 80
100 – 10 = 
100 – 60 = 
100 – 90 = 
100 – 50 = 
100 – 30 = 
100 – 70 = 
100 – 80 = 
100 – 40 = 
100 – 100 = 
Bài 5: Một cửa hàng bán được 100 kg gạo nếp và gạo tẻ. Cửa hàng đó bán được 84kg gạo tẻ. Hỏi cửa hàng đó bán được bao nhiêu ki-lô-gam gạo nếp?
Bài giải: 
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
G: Nêu mục tiêu tiết học + ghi bảng
G: Nêu yêu cầu
H: Nêu cách đặt tính và tính
- Tự viết vào vở – 3 em lên làm bảng
G: Chấm 10 bài => Nhận xét, đánh giá.
H: Nêu yêu cầu
G: Hướng dẫn mẫu 1 phép tính.
H: Tự làm bài vào vở – nêu miệng kết quả
- Đổi vở kiểm tra chéo 
=> Nhận xét, đánh giá.
H: Nêu yêu cầu bài tập
- Nêu cách tìm số hạng trong một tổng
- Tự làm bài vào vở
- 2 H chữa bài => Nhận xét, đánh gi.
H: Đọc yêu cầu
1H khá làm mẫu 1 phép tính nhẩm và nêu cách nhẩm
- Nối tiếp nêu kết quả
=> Nhận xét, đánh giá chung.
2H đọc yêu cầu
G: Hướng dẫn H phân tích bài toán
H: lên bảng tóm tắt và giải.
- Lớp làm vở => G: Chấm 10 bài
=> Nhận xét, đánh giá.
H: Nêu lại nội dung ôn luyện
G: Nhận xét chung tiết học; dặn H về nhà xem lại bài.
Luyện Toán
Tìm số trừ. Giải toán
Mục tiêu:
	Học sinh:
Tìm x trong các bài tập dạng: a – x = b (với a, b là các số có không quá hai chữ số) bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính (Biết cách tìm số trừ khi biết số bị trừ và hiệu).
Biết giải toán dạng tìm số trừ chưa biết.
Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tổ chức
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Hướng dẫn ôn luyện: 
Bài 1: Tìm x: (15’)
 23 - x = 16 45 - x = 28
 37 - x = 29 96 - x = 65
 42 - x = 28 x - 27 = 36
Bài 2: Điền số thích hợp vào ô trống
Số bị trừ
66
77
88
55
57
Số trừ
17
Hiệu
49
28
39
46
39
Bài 3: Một người có 71kg gạo. Sau khi đã bán đi một số ki-lô-gam thì còn lại 28 kg. Hỏi người đó đã bán đi bao nhiêu ki-lô-gam gạo?
Tóm tắt: 
 Có : 71 kg gạo
Còn lại : 18 kg gạo
Đã bán :  kg gạo?
Bài 4: Số?
100
-
75
-
=
18
=
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
G: Nêu mục tiêu tiết học + ghi bảng
H: nêu yêu cầu
+ Nêu thành phần của x trong phép tính.
H: Tự làm bài vào vở ; nối tiếp lên điền kết quả
- Đổi vở kiểm tra chéo => Nhận xét, đánh giá.
H: Đọc yêu cầu
H: Nêu cách điền số ; tự làm bài vào vở
- nối tiếp nêu kết quả
=> Nhận xét, đánh giá.
2H đọc yêu cầu
G: Hướng dẫn H phân tích bài toán
H: lên bảng tóm tắt và giải.
- Lớp làm vở => G: Chấm 10 bài
=> Nhận xét, đánh giá.
H: Nêu yêu cầu
- Tự tính – nêu kết quả + giải thích cách tìm số
-> Nhận xét, đánh giá.
H: Nêu lại nội dung ôn luyện
G: Nhận xét chung tiết học; dặn H về nhà xem lại bài.
Luyện Tiếng Việt
Chia vui. Kể về anh chị em
Mục tiêu:
Học sinh được thực hành:
 - Biết nói lời chia vui (chúc mừng) hợp tình huống giao tiếp.
 - Biết viết một đoạn văn ngắn kể về anh, chị, em.
Đồ dùng dạy học:
G: Bảng nhóm ( 2 chiếc)
Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
 1. Giới thiệu bài: 1’
 2. Hướng dẫn làm bài tập: 35’
Bài 1: Em hãy nói lời chúc mừng trong những trường hợp sau:
Dì Na mới sinh em bé.
Chị Hồng đạt giải nhất trong kì thi học sinh giỏi.
Ví dụ:
- Em đáng yêu lắm dì ạ. Cháu mong em bé hay ăn, chóng lớn để chơi với cháu. Cháu chúc mừng dì.
- Em chúc mừng chị. Chúc chị mãi giữ vững danh hiệu này.
Bài 2: Viết khoảng 4-5 câu kể về anh (chị) hoặc em của em.
 Chị em tên là Trang. Chị đang là học sinh lớp chuyên hoá trường Hoàng Văn Thụ. Chị không những học giỏi mà còn rất xinh. Chị có mái tóc dài, đen mượt, ai nhìn cũng thích. Trong nhà, chị là tấm gương để em noi theo. Cả nhà ai cũng yêu quý chị.
3. Củng cố – dặn dò: 4’
 -Nội dung bài: 
- Về học bài và CB bài sau.
G: Nêu yêu cầu tiết học + ghi đầu bài 
H: Đọc yêu cầu bài 
- H nói theo ý của mình 
=> G và lớp nhận xét sửa câu.
- Thực hành đóng vai ( 3, 4 nhóm đôi)
- Lớp nhận xét, chọn lời chúc mừng hay, cử chi thân thiện.
G: Kết luận - Đánh giá 
H: Đọc yêu cầu
G: Hướng dẫn học sinh phân tích yêu cầu 
H: Trả lời – Tự viết vào vở ( 1 em viết bảng nhóm)
H: Đọc bài
 => Nhận xét, bình chọn bạn viết hay
 => G: Nhận xét, đánh giá, sửa cách dùng từ, đặt câu cho học sinh.
H: Nêu nội dung bài học.
G: Củng cố nội dung bài; nhận xét giờ học ; giao việc.
Thứ sáu ngày 3 tháng 12 năm 2010
Luyện Toán
vẽ đoạn thẳng, đường thẳng
 giải toán
Mục tiêu:
	Học sinh:
Thực hành vẽ được đoạn thẳng, đường thẳng.
Nêu được một cách đơn giản sự khác nhau giữa đoạn thẳng và đường thẳng.
Biết giải bài toán dạng nhiều hơn và ít hơn.
Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tổ chức
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Hướng dẫn ôn luyện:
a) Phân biệt đoạn thẳng và đường thẳng:
b) Thực hành:
Bài 1:Vẽ các đoạn thẳng AB; CD; PQ rồi dùng bút chì kéo dài về hai phía. Đọc tên các hình vừa vẽ được.
- Đường thẳng: AB
- Đường thẳng: CD
Đường thẳng: PQ
Bài 2: Mai cân nặng 36kg. Lan nhẹ hơn Mai 7kg. hỏi Lan nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
.
B
M
A
Bài 3: Cho hình sau. Hãy viết tên từng cặp 3 điểm thẳng hàng:
- 3 điểm A, M, B thẳng hàng.
..
C
D
N
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
G: Nêu mục tiêu tiết học + ghi bảng
2H lên bảng vẽ ( 1 em vẽ đoạn thẳng – 1 em vẽ đường thẳng)
- Nhận xét sự khác nhau ( H phát biểu tự do)
- G chốt, chỉ trên hình vẽ những điểm lưu ý khi vẽ đoạn thẳng và đường thẳng.
G: Nêu yêu cầu BT
H: Nêu cách thực hiện
Lên bảng thực hiện ( 3 em)
Cả lớp làm vào vở; đọc tên hình (đường thẳng AB, )
H+G: Nhận xét, chữa bài
H: Đọc yêu cầu
- Lên bảng làm bài; lớp làm vở
G: Chốt kết quả; H đổi vở kiểm tra chéo
Nhận xét, đánh giá.
H: Đọc yêu cầu
Nối tiếp nêu tên 3 điểm thẳng hàng.
Lớp nhận xét
G: Nhận xét, đánh giá.
H: Nêu lại nội dung ôn luyện
G: Nhận xét tiết học; dặn H về nhà xem lại bài.
Ngày 10/12/ 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docLUYEN 16.doc