Thiết kế bài dạy tổng hợp lớp 2 - Tuần 6 năm 2012

Thiết kế bài dạy tổng hợp lớp 2 - Tuần 6 năm 2012

I . Mục tiêu:

 - Biết thực hiện phép cộng dạng : 7+ 5, từ đó lập được bảng cộng 7 cộng với một số.

- Nhận biết trực giác về tính giao hoán của phép cộng.

- Biết giải và trình bày bài giải về nhiều hơn.

* Học sinh khá giỏi làm thêm bài tập 4,5

II. Đồ dùng dạy học: - 20 qtính và bảng gài qtính .

III.Các hoạt động dạy học:

 

doc 26 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1083Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy tổng hợp lớp 2 - Tuần 6 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
	Thứ hai ngày 24 tháng 9 năm 2012
TOÁN:
7 CỘNG VỚI MỘT SỐ : 7 +5
I . Mục tiêu:
 - Biết thực hiện phép cộng dạng : 7+ 5, từ đó lập được bảng cộng 7 cộng với một số.
- Nhận biết trực giác về tính giao hoán của phép cộng.
- Biết giải và trình bày bài giải về nhiều hơn.
* Học sinh khá giỏi làm thêm bài tập 4,5
II. Đồ dùng dạy học: - 20 qtính và bảng gài qtính .
III.Các hoạt động dạy học:
2. Bài mới 
 a. Giới thiệu 
 b. Hướng dẫn học sinh
* Giới thiệu phép cộng:7+5
 - Có 7 qtính , thêm 5 qtính nữa .h: 
 + Tất cả có? Qtính?
Hay: 7+ 5=12
* Lập bảng 7 cộng với 1 số và thuộc các công thức
7+4 7+6 7+8
7+5 7+7 7+9
* Thực hành:
 - Bài 1 ( cột 1,2,3):
 - Bài 3
* Học sinh giỏi làm bài 4,5
3. Củng cố - dặn dò:
-Đọc bảng 7 cộng đối 1 số
- Nhận xét tiết học
+ Có 12 qtính ( có nhiều cách cộng khác)
- Học sinh lập bảng cộng.
- Đọc
7+ 4 = 11	7+5 = 12
7 + 6 = 13	7 + 7 = 14
7 + 8 = 15	7 + 9 = 16
Dựa vào bảng cộng-> kết quả
Nhẩm -> ghi kết quả ko tính.
Tự giải-> sửa + nhận xét
Nhẩm -> điền dấu phép tính kết quả đúng
Học sinh về làm bài ở vở bài tập thực hành, học thuộc bảng cộng.
TẬP ĐỌC: 
 MẨU GIẤY VỤN
I. Mục tiêu:
	- Đọc rõ ràng, rành mạch toàn bài.
-Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm , dấu phẩy và trong các cụm từ. Bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong
 -Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: phải giữ gìn trường lớp luôn luôn sạch đẹp ( trả lời được câu hỏi 1,2,3)
* HSG: trả lời được câu hỏi 4.
* Học sinh có kĩ năng giữ gìn vệ sinh lớp học của mình.
II. Đồ dùng dạy học
 -Tranh minh họa bài đọc trong sgk.
III. Các hoạt động dạy học:
A .Bài cũ
- Gọi hs đọc thuộc lòng bài thơ “cái trống trường em “ và TLCH.
- Nhận xét và ghi điểm. 
B . Bài mới: 
1 .Giới thiệu bài
2. Luyện đọc:
2.1. Đọc diễn cảm toàn bài:
. Lời bạn trai: hồn nhiên
.Lời bạn gái: vui , nhí nhảnh.
2.2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và giải nghĩa từ:
a. Đọc từng câu
- Luyện đọc một số từ khó đọc: sáng sủa, sạch sẽ, vứt, mẩu giấy
b. Đọc từng đoạn trước lớp:
c. Đọc từng đoạn trong nhóm:
- Luyện đọc câu dài: Lớp học rộng rãi, sáng sủa và sạch sẽ nhưng không biết ai vứt một mẩu giấy ngay giữ lối ra vào.
* Luyện đọc nhóm.
d. Thi đọc giữa các nhóm:
3 . Tìm hiểu nội dung bài:
 + Mẩu giấy vụn nằm ở đâu?
+Cô giáo yêu cầu cả lớp làm gì?
+ Bạn gái nghe thấy mẩu giấy đang nói gì?
+ Có thật đó là tiếng của mẩu giấy nói không? Vì sao?
+ Em hiểu ý cô giáo nhắc nhở hs điều gì?
* Giảng:
Muốn trường học sạch đẹp , mỗi hs phải có ý thức giữ vệ sinh chung. Các em phải thấy khó chịu với những thứ làm xấu , làm bẩn trường , lớp. Cần trách thái độ thờ ơ nhìn vào mà không thấy, mà không làm. Mỗi hs đều có ý thức giữ vs chung thì trường , lớp mới sạch , đẹp.
4 . Thi đọc lại truyện
 - Theo dõi và nhận xét.
5 . Củng cố – dặn dò:
- Tại sao cả lớp lại cười rồ thích thú khi bạn gái nói? 
- Em có thích bạn gái trong truyện này không? Vì sao?
- Nhận xét tiết học.
- Học sinh đọc bài “ Cái trống trường em”
- Theo dõi
- Nối tiếp nhau đọc từng câu mỗi đoạn.
- Đọc: từ khó đọc : Mẩu giấy, sáng sủa, sạch sẽ
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài.
Tiếp nối nhau trong nhóm đọc
- Học sinh đọc câu dài ( cá nhân, lớp) - Luyện đọc câu dài: Lớp học rộng rãi, sáng sủa và sạch sẽ nhưng không biết ai vứt một mẩu giấy ngay giữ lối ra vào.
- Đồng thanh ( từng đoạn + cả bài)
Cá nhân ( “ “)Đọc toàn bài.
- 1 học sinh đọc toàn bài.
 + Mẩu giấy vụn nằm ngang ở giữa lối ra vào , rất dễ thấy
+ Cô giáo yêu cầu cả lớp lắng nghe và cho cô biết mẩu giấy đang nói gì.
+ Các bạn ơi ! hãy bỏ tôi vào sọt rác !
+ Đó không phải là tiếng của mẩu giấy. Vì mẩu giấy không biết nói. Đó là ý nghĩ của bạn gái. Bạn thấy mẩu giấy vụn nằm rất chướng giữa lối đi của lớp học rất rộng rãi và sạch sẽ đã nhặt mẩu giấy bỏ vào sọt rác. 
+ Phải có ý thức giữ vệ sinh trường , lớp.
. phải giữ trường lớp luôn sạch đẹp
. phải luôn luôn chú ý giữ vs trường lớp.
* biết luôn giữ vệ sinh trường lớp cho lớp học luôn luôn sạch đẹp.
 - Chia nhóm -> phân vai:
Thi đọc lại toàn truyện.
Nhận xét và bình chọn cá nhân, nhóm đọc tốt nhất.Vì bạn gái đã tưởng tượng ra một ý rất bất ngờ và thú vị.
. Vì bạn hiểu ý của cô giáo.
- Thích bạn vì bạn thông minh , hiểu ý cô giáo , biết nhặt rác bỏ vào sọt , trong lớp chỉ có mình bạn hiểu ý cô giáo. 
Thứ ba ngày 27 tháng 9 năm 2012
TOÁN:
47 + 5
I . Mục tiêu:
 - Biết thực hiện phép cộng dạng 47 + 5
 - Củng cố giải bài toán “ nhiều hơn” và làm quen loại toán “ trắc nghiệm”
* Học sinh khá giỏi làm tất cả các bài tập
II . Đồ dùng dạy học:
12 que tính rời và 4 bó 1 chục que tính.
III. Các hoạt động dạy học:
A Bài cũ:
 - Gọi hs bảng 7 cộng với một số.
 - Nhận xét.
B .Bài mới: 
1 .Giới thiệu bài:
 2. Hướng dẫn hs:
a. Giới thiệu phép cộng: 47 + 5
 - Đính 47 q tính lên bảng
 - Đính thêm 5 q tính lên bảng
H : có tất cả ? q tính?
+ 7 que tính với 5 que tính được 12 qtính
( bó thành 1 chục x 2 qtính)
+ 4 chục que tính thêm 1 chục que tính được 5 chục que tính , thêm 2 qtính nữa được 52 que tính.
- Vậy 47 cộng 5 bằng bao nhiêu?
Vậy: 47 + 5 = 52
- Đặt tính: 47 
 + 5
- Tính: 47
 + 5
 52
. 7 cộng 5 bằng 12, viết 2 nhớ 1
. 4 chục thêm 1 chục nhớ là 5 chục viết 5 .
 b. Thực hành:
Bài 1: ( Cột 1. 2, 3) ( miệng)
Lưu ý: Cộng qua 10 có nhớ 1 sang hàng chục và ghi các số đơn vị cho thẳng cột.
Bài 2:(a, b, d.e) ( Hoạt động nhóm)
Lưu ý: Hình dung các số hạng đã viết trong bảng như là đặt tính dọc để thực hiện phép tính , rồi điền số thích hợp vào tổng.
Bài 3: Giải bài toán theo tóm tắt: 
- Nhận xét + sửa.
Bài 4:( HSKG thực hiện)
* Gợi ý: Đánh số vào hình.
 1
 2
 3
 4 
3. Củng cố- dặn dò:- Nhận xét tiết học.
 - Về xem lại bài .
.
- Theo dõi và thao.tác theo giáo viên.
- Có tất cả 52 que tính.
- Học sinh nêu cách gộp que tính có nhiều ý kiến.
+ 4 chục que tính thêm 1 chục que tính được 5 chục que tính , thêm 2 qtính nữa được 52 que tính.
- Bằng 52
- Học sinh nêu cách đặt tính: Viết 47 hàng trên, 5 ở hàng dưới, sao cho số 5 thẳng số 9 Đặt dấu cộng giữa hai số, ở dưới có dấu gạch ngang.
- Nêu cách tính: 7 cộng 5 bằng 12 viết 2 nhớ 1
4 nhớ 1 là 5 viết 5
- Học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Làm bài và nêu cách tính.
- Làm việc thao nhóm, trình bày trước lớp.
- Tính rồi điền kết quả
- Học sinh nhìn sơ đò bài toán, đọc đề và giải bài toán
Bài giải.
Đoạn thẳng AB dài là:
17 + 8 = 25 (cm)
Đáp số: 25 cm
Chọn 1 kết quả đúng là có D, Có 9 hình chữ nhật
Học sinh nêu lại cách tìm hình của mình
- Học sinh về nhà làm bài ở vở bài tập toán.
KỂ CHUYỆN:
MẨU GIẤY VỤN.
I. Mục tiêu:
 	- Dựa vào tranh minh họa, kể được toàn bộ câu chuyện “Mẩu giấy vụn” 
 	* HSKG: Biết dựng lại câu chuyện theo vai (người dẫn chuyện ,cô giáo ,hs nam +nữ)
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh họa trong sách giáo khoa .
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
- Gọi hs kể lại câu chuyện “Chiếc bút mực”.
- Nhận xét và ghi điểm .
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng.dẫn kể chuyện :
2.1. Dựa theo tranh ,kể chuyện :
- Giáo viên treo tranh hỏi: Tranh vẽ những ai?
- Yêu cầu học sinh kể chuyện theo nhóm.
- Giáo viên nhận xét từng nhóm học sinh
Từ động tác, điệu bộ ánh mắt, lời kể..
2.2.* HSG : Phân vai dựng lại câu chuyện :
 - Nêu yêu cầu trong bài .
 - H. dẫn học sinh thực hiện .
3. Củng cố- dặn dò :
 . Nhận xét tiết học 
 . Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân .
- Học sinh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện
- Học sinh trả lời từng tranh một.
- Kể chuyện trong nhóm .
- Đại diện thi kể từng đoạn của câu chuyện.
- Một học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện
-4 vai :1 hs đóng vai người dẫn chuyện .
 cô giáo, nam , nữ .
=>Kể chuyện kèm theo động tác +điệu bộ .
-Lớp bình chọn nhóm kể hay nhất.
* Học sinh nêu nội dung câu chuyện.
- Về nhà kể lại câu chuyện cho bố mẹ nghe.
CHÍNH TẢ(Tập chép):
MẨU GIẤY VỤN
	I. Mục tiêu:
 -Chép lại đúng chính xác bài chính tả; Trình bày đúng lời nhân vật,1 trích đoạn của truyện” mẫu giấy vụn”.
	- Làm được bài tập 2 ( hai dòng), Bài 3 (a/b)
 II Đồ dùng dạy học:
 -Bảng phụ viết đoạn văn cần tập chép 
 - Bảng phụ viết nội dung bài 2
III. Các hoạt động dạy học:
A . Bài cũ:
 - Gọi hs lên bảng cộng và lớp viết bảng con những TN sau:
Tìm kiếm , mỉm cười , hiếu học , lỡ hẹn
Nhận xét
B . Bài mới:
1 . Giới thiệu bài
2. Hướng. dẫn tập chép:
2.1.Hướng. dẫn hs chuẩn bị:
 - Đọc đoạn chính tả đã chép sẵn trên bảng
Bạn gái nghe thấy mẫu giấy nói gì?
 - Đoạn văn có những dấu câu nào?
- Viết những chữ khó: Bỗng, mẩu giấy, nhặt lên, sọt rác, thích thú.
 -Nhận xét
2.2 Viết vào vở.
2.3. Chấm- chữa bài:
 - 5-7 bài-> nhận xét
3. H.dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 2:
 -Nhận xét về : + chính tả 
 + Phát âm
Bài 3:
- Gọi hs lên bảng 
 -Nhận xét về : + chính tả
 + phát âm
 4.Củng cố – dặn dò:
 . Nhận xét tiết học
 . Về nhà viết lại những lời sai trong bài chính tả
- Học sinh viết vào bảng con.
* Đọc bài.
Các bạn ơi! Hãy bỏ tôi vào sọt rác
+ Hai dấu phẩy.
+ Dấu : chấm , hai chấm , gạch ngang , ngoặc kép , chấm than
- Học sinh viết vào bảng con
. bỗng, mẩu giấy, nhặt lên
. sọt rác, thích thú.
Nhìn bảng chép bài vào vở , dò lại bài.
- Chữa lối bằng của mình, soát lỗi bằng bút chì.
- Đọc yêu cầu bài .
- Lớp làm bài vào vở nháp, hai hs lên bảng làm bài tập-> đọc kết quả vừa làm-> nhận xét.
. Mái nhà máy cày 
. Thính tai giơ tay
. Chải tóc nước chảy
- Đọc yêu cầu bài 
Lớp làm b. con
Nhận xét và sửa 
 - Học sinh về nhà viết lại bài ở vở nháp để rèn chữ viết.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TIÊU HÓA THỨC ĂN
I. Mục tiêu: Sau bài học , học sinh có thể : 
 - Nói sơ lược về sự biến đổi thức ăn trong khoang miệng, dạ dày , ruột non , ruột già
 - Hs có ý thức ăn chậm ,nhai kỹ
* HSKG: Giải thích tại sao cần ăn chậm, nhai kĩ, không nên chạy nhảy khi ăn no..
* Biết ăn chậm nhai kĩ để bảo vệ cơ quan tiêu hóa của mình.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ cơ quan tiêu hóa & Một vài bắp ngô luộc vào bánh mì
III. Các hoạt động dạy học: 
 1.Giới thiệu bài: 
 2. Hướng dẫn học sinh:
 a. Khởi động: Chơi trò chơi” chế biến thức ăn” đã học ở bài trước
b. Hoạt động 1: Thực hành và thảo luận để nhận biết sự tiêu hóa thức ăn ở trong miệng và dạ dày
. Bước1 : Thực hành theo c ... ữ gọn gàng, ngăn nắp nơi ở của mình.
*Hoạt động 2: Tự liên hệ
- Yêu cầu học sinh giơ tay theo 3 mức độ:
+ Mức độ a + Mức độ b
+ Mức độ c
Đếm số theo mỗi mức độ.
- Ghi bảng số liệu vừa tình huống được:
+ Mức độ a: /sĩ số hs
+ Mức độ b: /sĩ số hs
+ Mức độ c: /sĩ số học sinh
- So sánh số liệu giữa các nhóm.
- Khen các học sinh ở nhóm nào tốt và nhắc nhở, động viên học tập ở nhóm bạn.- Nhận xét tình hình giữ gọn gàng, ngăn nắp của học sinh ở nhà và trường.
Kết luận: Sống gọn gàng, ngăn nắp làm cho nhà cửa thêm sạch đẹp và khi cần sử dụng thì không phải mất công tìm kiếm. Người sống gọn gàng, ngăn nắp luôn được mọi người yêu mến.
3. Củng cố, dặn dò- Nhận xét tiết học.
- Nhận nhiệm vụ, làm việc theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày 
+ Em cần dọn mâm trước khi đi chơi.
+ Em cần quét nhà xong rồi mới xem phim.
+ Em cần nhắc và giúp bạn xếp gọn chiếu.- Các nhóm nhận xét.
- Thường xuyên tự xếp dọn chỗ học chỗ chơi.
- Chỉ làm khi được nhắc nhở
- Thường nhờ người khác làm hộ.
- Về nhà sắp xếp lại chỗ học, chỗ chơi của mình một cách gọ gàng, ngăn nắp và thực hiện một cách thường xuyên. 
Thứ sáu ngày 30 tháng 9 năm 2012
CHÍNH TẢ(Nghe viết) :	
 NGÔI TRƯỜNG MỚI
I. Mục tiêu:
 - Nghe viết chính xác ,trình bày đúng các dấu câu trong bài. 
 - Làm được các bài tập 2, 3 (a/b)
II. Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
A.Bài cũ:
-Gọi học sinh lên bảng +lớp viết bảng con những tiếng có vần :ai/ay
-Nhận xét.
B. Bài mới : 
 1. Giới thiệu bài:
 2.Hướng.dẫn nghe - viết :
2.1: Hướng dẩn học sinh chuẩn bị :
- Dưới mái trường mới bạn học sinh cảm thấy có những gì mới ?
 - Hướng dẫn hs nhận xét :
- Có những dấu câu nào được dùng trong bài chính tả ?
- Những chữ dễ viết sai chính tả :
. Mái trường 
. Rung động 
 . Trang nghiêm
. Thân thương 
2.2. Đọc bài :
2.3. Chấm -chữa bài .
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả :
Bài 2:
 - Nhận xét:
Bài 3:
Nêu yêu cầu 
4. Nhận xét, dặn dò.
- Học sinh về làm lại vào vở bài tập của mình.
- Học sinh viết vào bảng con
* Đọc toàn bài chính tả một lượt
 - Theo dõi 
 -Đọc lại bài 
 - Tiếng trống rung động kéo dài ,tiếng cô giáo giảng bài ấm ám ,tiếng đọc bài của mình cũng vang vang rất lạ, nhìn ai cũng thấy thân thương ,mọi vật đều trở nên đáng yêu hơn .
 - Dấu phẩy ,dấu chấm than ,dấu chấm 
 - bảng.con
 . Mái trường 
 . Rung động 
 . Trang nghiêm 
 . Thân thương 
 - Viết vào vở
 + Đọc yêu cầu bài.
 + Chia lớp làm 2 phần .thi tiếp sức 
từng học sinh trong nhóm tiếp nối nhau lên bảng viết tiếng có vần :
ai/ay.
 + Đọc lại bài làm của mình ->đại diện lớp nhận xét+chấm 
 . Tai Tay 
 . Mai May
 . Bài Bay
 . Sai Say
 . Chai Chay
 . Cai Cay
 - Nhận xét
Tìm nhanh các tiếng bắt đầu bằng x/s:
 . Say xây 
 . Sẻ xum xuê
 . Sao xinh xinh 
 . Sung xem 
 . Si xáo 
 . Sông xôi 
- Về nhà thực hiện, viết lại những lỗi chính tả đã sai ở bài chính tả .
TOÁN:
BÀI TOÁN VỀ ÍT HƠN .
I. Mục tiêu :
 - Biết giải và trình bày bài giải bài toán về ít hơn.
	* Học sinh khá giỏi làm tất cả các bài tập.
II. Đồ dùng dạy học - Mô hình các quả cam .
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Bài cũ:
 2. Bài mới 
 a. Giới thiệu
 b. Hướng dẫn học sinh:
* Giới thiệu về bài toán ít hơn :
 . Hàng trên có quả cam(gài 7 quả) 
 . Hàng dưới có ít hơn hàng trên 2 quả (tách 2 quả ít hơn ,rồi chỉ đoạn thẳng biểu diễn số cam ?
 - Giới thiệu sơ đồ đoạn thẳng :
 + Hàng trên :
 + Hàng dưới :
 - H. dẫn học sinh tìm ra phép tính và câu trả lời 
* Thực hành :
Bài 1:
chữa bài.
Bài 2:
Bài 3: 
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học - Củng cố về giải toán.
 - Quan sát hình vẽ trong sgk
- Học sinh đọc đề bài toán
- Học sinh nhìn sơ đồ đọc lại bài toán.
- Nêu cách giải toán.
Bài giải
- Số quả cam hàng dưới là :
7 – 2 = 5(quả)
ĐS: 5 quả
- Học sinh đọc bài toán
Bài giải
Vườn nhà Hoa có số cây cam là:
17 + 7 = 24 ( cây)
Đáp số: 24 cây
 - Học sinh đọc bài toán
Bài giải
Chiều cao của Bình là:
95 + 5 = 100 ( cm)
Đáp số: 100 cm
* Học sinh khá giỏi làm bài tập.
.
TẬP LÀM VĂN:
KHẲNG ĐỊNH - PHỦ ĐỊNH. LUYỆN TẬP MỤC LỤC SÁCH
I. Mục tiêu:
 - Biết trả lời và đặt câu theo mẫu khẳng định và phủ định.( bài tập 1) ( bài tập 2)
 - Biết đọc và ghi lại thông tin từ mục lục sách( Bài tập 3)
II. Đồ dùng dạy học:
 	- Bảng phụ viết các câu mẫu của b1+2
 	- Mỗi học sinh có một tập truyện thiếu nhi .
III. Các hoạt động dạy học:
A: Bài cũ:
 B. Bài mới: 
 1. Giới thiệu:
 2. Hướng dẩn làm bài tập:
Bài 3:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
- Gọi học sinh đọc ra mục lục sách tuần 6
- Nhận xét : 
3. Củng cố - dặn dò :
 . Nhận xét tiết học .
 . Biết sử dụng khi tìm mục lục đọc sách .
- Viết 
- Học sinh đọc mục lục sách tuần 6 viết các bài tập đọc vào vở, trình bày trước lớp.
- Đọc yêu cầu bài 
- Mở mục lục ra 
- Viết vào vở :tên 2 truyện 
. Tên tác giả 
. Số trang theo theo thứ tự trong mục lục sách- đọc tiếp nối nhau -nhận xét
- Học sinh về nhà học bài và tập đặt câu hỏi sau đó trả lời các câu hỏi khẳng địn, phủ định. 
Chiều
TOÁN
THỰC HÀNH TIẾT 2
I. Mục tiêu:
- Học sinh thực hiện các phép tính dạng 7 cộng với một số, giải bài toán có một phép tính.
- Làm được các bài tập SGK
II. Các hoạt động dạy học:
1. Làm bài tập thực hành.
Bài 1: ( Làm vào bảng con)
Đặt tính rồi tính.
57 và 25	37 và 24
47 và 37	8 và 87
Bài 2: > < =
18 + 7..18 + 9 18 + 7.18 + 8
27 + 7..27 + 5 47 + 5.47 + 7
- Yêu cầu học sinh nêu cách tính.
Bài 3: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề, giáo viên tóm tắt bài toán.
Mẹ nuôi: 18 con thỏ
Chị nuôi ít hơn mẹ: 6 con thỏ
Chị nuôi: ..con thỏ?
Bài 4: Cho 7 số 1, 2, 3,4 ,8, 9, 10 chọn 4 số để viết vào ô vuông ở hình vẽ, sao cho cộng các số ở hàng ngang và cột dọc đều có kết quả là 17.
2 Chấm bài:
Chấm bài 1,2 3,.
Học sinh khá, giỏi chấm thêm bài tập 4.
3. Nhận xét dặn dò.
- Học sinh về nhà thực hiện lại các phép tính ở vở bài tập toán. 
- Học sinh làm vào bảng con các hài toán sau đó nêu cách đặt tính và cách tính.
- Học sinh làm vào vở 
18 + 7 < 18 + 9 18 + 7 < 18 + 8
27 + 7 > 27 + 5 47 + 5 < 47 + 7
- Học sinh nêu lại cách nhẩm của mình.
- Học sinh đọc đề
Giải bài toán
Bài giải
Số thỏ chị nuôi là:
18 – 6 = 12 ( con thỏ)
Đáp số: 12 con thỏ
- Các số đó là 10, 2; 8, 4.
- Học sinh nêu cách làm của mình.
- Học sinh về nhà thực hiện lại các phép tính vừa học.
TIẾNG VIỆT
THỰC HÀNH TIẾT 2
I. Mục tiêu: 
- Học sinh điền được ai, ay; s, x; dấu hỏi, dấu ngã vào bài tập 1 và 2.
- Tìm và đặt được các dấu câu vào bài 3
- Đặt được câu hỏi vào bọ phận in đậm ( bài tập 4)
II. Các hoạt động dạy học 
1. Học sinh thực hành làm các bài tập
Bài 1: ai hay ay.
- Giáo viên yêu cầu học sinh điền vào bài tập và đọc lại cho ả lớp nghe.
Bài 2: 
a. Điền vào chỗ trống s hay x
- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài và điền vào bài tập 2, phát âm lại từ vừa điền.
b.Đặt dấu hỏi và dấu ngã trên chữ in đậm.
- Đọc yêu cầu:
Sửa bài cho học sinh.
Bài 3: Em đặt dấu câu gì vào cuối mỗi câu sau:
Bài 4: Đặt câu cho bộ phận in đậm
- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài, làm miệng sau đó làm vào vở.
2. Chấm bài:
Chấm bài 1,2,3 cho học sinh
Bài 4 dành cho học sinh khá giỏi.
3. Nhận xét dặn dò.
- Học sinh điền:
- Mít sai quả, thác nước chảy, nghề chài lưới.
- Đọc lại bài.
- Học sinh điền:
Cây si, củ sâm, xe đạp đua, cây cao su.
- Học sinh làm vào vở.
Đang nắng chang chang
Bỗng ào mưa tới
Sân lúa đang phơi
Đã phải vội quét.
Mưa chưa ướt đất
Chợt lại xanh trời
Bé hiểu ra rồi
Mưa làm nũng mẹ.
- Nam đi bộ tới trường.
- Vì sao bạn đi chậm khi thấy biển báo?
- Biển báo “Trường học” dành cho người đi xe.
-Biển báo “Trường học” nhắc người đi xe điều gì?
- Ai là thần đồng đất Việt?
- Ai là học sinh nhỏ nhất lớp?
- Đồ vật thân thiết nhất với long ở nhà là gi?
* Học sinh làm miệng và điền vào vở.
- Học sinh về nhà làm vở bài tập Tiếng Việt.
TIẾNG VIỆT
THỰC HÀNH TIẾT 3
I.Mục tiêu:
- Học sinh biết đặt câu phủ định và khẳng định.
* Làm được các bài tập ở vở thực hành.
II. Các hoạt động dạy học.
1. Học sinh làm bài tập
Bài 1: 
Đặt câu theo mẫu: Nam không đi tập võ.
Nam không đi tập võ đâu!
Nam có đi tập võ đâu!
Nam đâu có đi tập võ!
Bài 2: Lan và Huệ học hai trường khác nhau. Lan nói với Huệ:
- Trường học của Huệ xa. 
- Lớp học của Huệ nhỏ.
- Sân chơi của trường Huệ hẹp.
Em hãy giúp Huệ viết 3 câu bày tỏ ý phủ định của Lan, bênh trường Huệ.
2. Chấm bài.
3. Nhận xét tiết học 
– dặn dò học sinh về nhà học bài.
Học sinh đọc mẫu sau đó làm miệng, làm vào vở.
a. Bài tập này không khó.
 Bài tập này không khó đâu!
Dài tập này đâu có khó!
Bài tập này có khó đâu!
b. Truyện tranh này không hay
	Truyện tranh này không hay đâu!
Truyện tranh này đâu có hay!
Truyện tranh này đâu có hay!
- Học sinh hoạt đọng bằng miệng theo nhóm đôi, 
- Viết lại bài trong vở thực hành.
- Trường của Huệ không xa đâu!
- Lớp học của Huệ có nhỏ đâu!
- Sân chơi của trường Huệ đâu có hẹp!
- Học sinh về nhà học và ôn lại cách nói phủ định.
SINH HOẠT LỚP
I Mục tiêu:
- Đánh giá các hoạt động trong tuần 6
- Kế hoạch tuần 7
II Nội dung:.
1 Đánh giá công tác tuần 6
a.Lớp trưởng đánh giá các hoạt động trong tuần 6 
b. Giáo viên tổng kết : Tuần vứa qua có mắc 2 lỗi vì đi trể : Trọng Đức, Thảo Vân
- Đi học chuyên cần, nghỉ học không có phép ( Hằng hay nghỉ học)
- Lao động vệ sinh sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng
* Học tập: Có nhiều em học tập tích cực, viết chữ đẹp: Vân, Thuận, Ngân, Ngô Trinh, Lê Trinh.
- Một số em có nhiều học sinh chưa chịu học bài ở nhà, cần luyện đọc nhiều hơn: Hằng, Tường, Tám, Kiều. 
- Thực hiện công tác dò bài tốt. 
* Hạn chế :
- Nói chuyện riêng quá nhiều ;. Phê bình nhắc nhở 1 số em : Tám, Tuấn, Huân, Thuận
2.Kế hoạch tuần 7:
- Học chương trình tuần 7
* Học tập: Tham gia học tập tốt, đọc bài và làm bài tập ở nhà, chuẩn bị tốt đồ dùng để phục vụ công tác học tập của mình.
- Kèm cặp cho các em yếu: Tám, Hằng, Tường, Kiều
* Vệ sinh: Vệ sinh cá nhân, lớp học sạch sẽ.
* Nề nếp: Trật tự trong giờ học. Không ăn quà vặt trong giờ học
* Đạo đức: Cần lễ phép, yêu thương giúp đỡ bạn bè: Kèm cặp cho các bạn học còn chậm.
- Đi học đúng giờ.
3. Văn nghệ:
- Thi nhau hát đơn ca giữa các tổ.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 2TUAN 6.doc