Thiết kế bài dạy môn học lớp 2 - Tuần học 18 năm 2011

Thiết kế bài dạy môn học lớp 2 - Tuần học 18 năm 2011

Thứ hai ngày 27 tháng 12 năm 2010

Tập đọc

 Tiết 56: ÔN KIỂM TRA TẬP ĐỌC - HỌC THUỘC LÒNG (T1)

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

- Kiểm tra đọc; ôn từ chỉ sự vật, cách viết tự thuật.

 2. Kĩ năng:

- Đọc rõ ràng, trôi chảy bài tập đọc đã học ở kì I ( phát âm rõ ràng, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ; tốc độ đọc khoảng 40 tiếng/phút ); hiểu ý chính của đoạn, ND của bài; trả lời được câu hỏi về ý đoạn đã đọc. Thuộc 2 đoạn thơ đã học.

- Tìm đúng từ chỉ sự vật trong câu ( BT2 ); biết viết đoạn tự thuật theo mẫu đã học( BT3 ). 3. Thái độ:

 -Tự tin khi đọc bài và trả lời câu hỏi.

II. Đồ dùng dạy học:

+ Giáo viên: Các tờ phiếu viết tên từng bài tập đọc; Bảng phụ viết câu văn của bài tập 2.

+ Học sinh: SGK.

III. Hoạt động dạy học:

 

doc 27 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 560Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học lớp 2 - Tuần học 18 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 18
Thứ hai ngày 27 tháng 12 năm 2010
Tập đọc
 Tiết 56: ôn kiểm tra tập đọc - học thuộc lòng (T1)
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
- Kiểm tra đọc; ôn từ chỉ sự vật, cách viết tự thuật.
 2. Kĩ năng: 
- Đọc rõ ràng, trôi chảy bài tập đọc đã học ở kì I ( phát âm rõ ràng, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ; tốc độ đọc khoảng 40 tiếng/phút ); hiểu ý chính của đoạn, ND của bài; trả lời được câu hỏi về ý đoạn đã đọc. Thuộc 2 đoạn thơ đã học.
- Tìm đúng từ chỉ sự vật trong câu ( BT2 ); biết viết đoạn tự thuật theo mẫu đã học( BT3 ). 3. Thái độ: 
 	-Tự tin khi đọc bài và trả lời câu hỏi.
II. Đồ dùng dạy học:
+ Giáo viên: Các tờ phiếu viết tên từng bài tập đọc; Bảng phụ viết câu văn của bài tập 2.
+ Học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy học:
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài: Thêm sừng cho ngựa
- 2 em đọc
- Câu chuyện cho em biết điều gì ?
- 1 HS trả lời
- Nhận xét, chữa bài.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài: 
3.2. Kiểm tra tập đọc:
- Yêu cầu HS lên bốc thăm và chọn bài tập đọc.
- HS bốc thăm và đọc bài.
- GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc.
- GV cho điểm (những HS đạt yêu cầu cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại).
3.3. Tìm các từ chỉ sự vật trong câu đã cho:
- 1 HS đọc yêu cầu
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Gạch chân dưới các từ chỉ sự vật
- Dưới ô cửa máy bay hiện ra nhà cửa, ruộng đồng, làng xóm, núi non.
- Nhận xét bài của học sinh.
3.4. Viết bản tự thuật:
- Đọc yêu cầu của bài
- 1 HS đọc
- GV hướng dấn HS làm bài
- HS làm bài sau đó những HS đọc bài của mình.
- GV nhận xét khen ngợi những HS làm bài tốt
- Lắng nghe.
4. Củng cố. 
- Nhận xét tiết học
5. Dặn dò.
- Về nhà đọc lại các bài tập và học thuộc lòng.
- Lắng nghe.
Tiết 57: ôn kiểm tra tập đọc - học thuộc lòng (T2)
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
- Kiểm tra đọc và trả lời câu hỏi, biết tự giới thiệu, biết cách dùng dấu chấm.
 2. Kĩ năng:
- Đọc rõ ràng, trôi chảy bài tập đọc đã học ở kì I ( phát âm rõ ràng, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ; tốc độ đọc khoảng 40 tiếng/phút ); hiểu ý chính của đoạn, ND của bài; trả lời được câu hỏi về ý đoạn đã đọc. Thuộc 2 đoạn thơ đã học.
- Biết đặt câu tự giới thiệu mình với người khác ( BT2 ).
- Bước đầu biết dùng dấu chấm để tách đoạn văn thành 5 câu và viết lại cho đúng chính tả ( BT3 )
 3. Thái độ:
- Tự tin khi đọc bài và trả lời câu hỏi và giới thiệu bản thân.
II. Đồ dùng dạy học:
+ Giáo viên: Phiếu viết tên các bài tập đọc; Tranh minh hoạ bài tập 2;Bảng phụ viết bài văn ở bài tập 3.
+ Học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy học:
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Đọc lại bài tập 3 (Viết tự thuật)
- 2 HS đọc
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài: 
-Giới thiệu bài:
3.2. Kiểm tra tập đọc:
- Gọi HS lên bốc thăm bài tập đọc
- 7, 8 HS lên bốc thăm và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét cho điểm từng em.
3.3. Bài tập:
Bài 3:
- 1 HS đọc yêu cầu
- Đọc yêu cầu của bài
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- Gọi 1 HS giỏi làm mẫu tự giới thiệu về mình trong tình huống 1
VD: Thưa bác, cháu là Hương, học cùng lớp bạn Hằng. Bác cho cháu hỏi bạn Hằng có nhà không ạ ?
- Yêu cầu HS nêu miệng từng phần, từng tình huống.
- HS làm bài.
- Tự giới thiệu về em với bác hàng xóm.
- Nhiều HS nêu miệng.
- Thưa bác, cháu là Sơn con bố Lâm. Bố cháu bảo sang mượn bác cái kìm ạ.
- Tự giới thiệu em với cô hiệu trưởng.
- Thưa cô, em là Minh học sinh lớp 2B.
Bài 4: Dùng dấu chấm ngắt đoạn văn (viết)
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Hướng dẫn: Ngắt đoạn văn cho thành 5 câu. Sau đó viết lại cho đúng chính tả.
- Đầu năm học, Huệ nhận được quà của bố. Đó là một chiếc cặp rất xinh. Cặp có quai đeo. Hôm khai giảng ai cũng phải nhìn Huệ với chiếc cặp mới. Huệ thầm hứa học chăm, học giỏi cho bố vui lòng.
- GV chấm một số bài nhận xét
4. Củng cố. 
- Nhận xét tiết học
5. Dặn dò.
- Về nhà tiếp tục ôn luyện đọc lại và học thuộc lòng.
Toán
 Tiết 86: ôn tập về giải toán
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
- Nắm được quy trình giải toán có lời văn ( Dạng toán đơn về cộng trừ.) . Biết cách trình bày bài toán giải.
 2. Kĩ năng: 
 	- Biết tự giải được các bài toán bằng một phép tính cộng hoặc trừ, trong đó có các bài toán về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị.
 3. Thái độ : 
- Tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy học.
	+ Giáo viên: SGK.
	+ Học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy học:
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Ôn tập:
Bài 1:
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Bài toán cho biết gì ?
 - Sáng bán 48 lớp dầu, chiều bán 37 lớp dầu.
- Bài toán hỏi gì ?
- Cả hai buổi cửa hàng bán bao nhiêu lớp dầu.
- Yêu cầu HS tóm tắt và giải vào vở.
Tóm tắt:
Buổi sáng : 48 l
Buổi chiều : 37 l
Cả hai buổi: l ?
Bài giải:
Cả hai buổi bán được số lít dầu là:
48 + 37 = 85 (lít)
Đáp số: 85 lít
Bài 2: 
- 1 HS đọc yêu cầu 
- Mục tiêu: HS tóm tắt và giải được bài toán về ít hơn thành thạo.
- Bài toán cho biết gì ?
- Bình nặng 32 kg, An nhẹ hơn 6kg.
- Bài toán cho biết gì ?
- Hỏi An nặng bao nhiêu kg.
- Bài toán thuộc dạng toán gì ?
- Bài toán về ít hơn.
- Yêu cầu HS tóm tắt và giải vào vở nháp.
Tóm tắt:
Bình:
An:
Bài giải:
An cân nặng số kilôgam là:
32 – 6 = 26 (kg)
Đáp số: 32 kg.
Bài 3:
- Mục tiêu: HS tóm tắt và giải được bài toán về nhiều hơn thành thạo.
- 1 HS đọc yêu cầu
- Bài toán cho biết gì ?
- Lan hái 24 bông hoa. Liên hái nhiều hơn Lan 16 bông hoa.
- Bài toán hỏi gì ?
- Liên hái được bao nhiêu bông hoa.
Tóm tắt:
Lan hái : 24 bông hoa
Liên hái nhiều hơn Lan: 16 bông hoa
Liên hái :bông hoa ?
Bài giải:
Số bông hoa Liên hái được là:
24 + 16 = 40 (bông hoa)
Đáp số: 40 bông hoa
Bài 4: ( Dành cho HS khá, giỏi)
- Mục tiêu: Viết được số vào ô trống màu xanh đúng. 
- Viết số thích hợp vào các ô màu xanh.
- 1 HS đọc yêu cầu
- Hướng dẫn HS viết kết quả vào vở
1, 2, 3, 4, 5, 6,7 ; 8; 9; 10; 11; 12; 13; 14
4. Củng cố. 
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò.
- Về nhà xem lại các bài tập.
Mĩ thuật 
( Đ/c: Tuấn – Soạn, giảng)
Luyện toán
 Luyện tập ( VBT )
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
	- Nắm được cách giải toán bằng một phép tính cộng hoặc trừ, trong đó có các bài toán về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị.
2. Kĩ năng.
- Biết tự giải được các bài toán bằng một phép tính cộng hoặc trừ, trong đó có các bài toán về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị.
3. Thái độ.
	- Nghiêm túc trong giờ học.
II. Đồ dùng dạy học:
	+ Giáo viên: SGK, VBT.
	+ Học sinh: VBT.
III. Hoạt động dạy học:
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Hát.
3. Luyện tập:
Bài 1: Bài toán ( VBT - 92 )
- Lớp làm VBT
- 1 HS giải bài trên bảng lớp
- Lớp chữa bài.
- GV nhận xét, chữa bài, chấm điểm
Bài 2: Bài toán ( VBT - 92 )
 - Chữa bài, chấm điểm
- 1 HS nêu YC bài tập, lớp làm bài tập VBT, 1 HS làm bài trên bảng lớp.
- Chữa bài
Bài 3: Bài toán ( VBT - 92 )
- GV nhận xét, chữa bài và chấm điểm.
- 1 HS nêu YC bài, cách thực hiện
- HS làm bài VBT, 1 HS làm trên bảng lớp.
Bài 4: Bài toán ( SGK - trang 92 )
- Nối hai số có tổng bằng 90
- 1 HS nêu YC bài, cách thực hiện
- HS làm bài VBT, 2 HS làm trên bảng lớp.
3. Củng cố. 
- YC HS nhắc lại ND giờ luyện tập
- 2 HS nhắc lại
5. Dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Lắng nghe.
- Nhắc HS chuẩn bị bài giờ sau
Tiếng việt
Luyện đọc
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức
	- Hiểu nội dung qua bài luyện đọc.
2. Kĩ năng.
	- Đọc đúng, trôi chảy đạt yêu cầu về tốc độ đọc bài tập đọc đã học Hai anh em; Con chó nhà hàng xóm; Bé Hoa.
3. Thái độ.
	 - HS có ý thức rèn đọc
II. Đồ dùng dạy - học:
	+ Giáo viên: Bảng phụ viết các đoạn luyện đọc.
	+ Học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy - học:
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc bài
- 2 HS khá đọc bài tập đọc Tìm ngọc. học Hai anh em; Con chó nhà hàng xóm; Bé Hoa. đã học, nhắc lại ND bài
2. HD đọc bài: ( Bảng phụ )
- Bài: Hai anh em; Con chó nhà hàng xóm; Bé Hoa.- HD HS đọc nối tiếp câu, đọc đoạn
- Gợi ý HS nêu cách ngắt nghỉ đúng khi đọc các câu trong đoạn văn.
- Luyện đọc nối tiếp câu, luyện phát âm đúng
- Luyện đọc đoạn, kết hợp trả lời câu hỏi ND. ( cá nhân, nhóm đôi, đồng thanh dãy, thi đọc giữ các nhóm )
- Đọc toàn bài ( diễn cảm )
- 3 - 5 HS khá giỏi đọc.
- Lớp nhận xét
- Nhận xét, biểu dương và nhắc HS cách đọc đúng.
- Nghe, ghi nhớ
3. Củng cố.
- YC HS nêu ND bài đã học
4. Dặn dò:
- Nhắc HS học ở nhà
- Nhận xét, đánh giá giờ luyện đọc
- 3 HS nêu
Thứ ba ngày 28 tháng 12 năm 2010
Thể dục
 Tiết 35: Trò chơi: vòng tròn và nhanh lên bạn ơi
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- Ôn tập học kì I : Biết và thực hiện cơ bản đúng các nội dung đã học trong kì I.
- Ôn 2 trò chơi "Vòng tròn" và" Nhanh lên bạn ơi ": Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
2. Kĩ năng.
	- Thực hiện đúng động tác các bài đã học.
3. Thái độ.
- Có ý thức tự giác tích cực học môn thể dục.
II. địa điểm - phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường.
- Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, kẻ 3 vòng.
III. Nội dung và phương pháp:
Nội dung
Phương pháp
A. Phần mở đầu: 
1. Nhận lớp: 
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tiết học.
-ĐHTT: 4 hàng dọc 
- Lớp trưởng tập trung báo cáo sĩ số.
2. Khởi động: 
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân đầu gối, hông.
- Đội hình 4 hàng ngang 
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên.
- Cán sự điều khiển.
- Đi theo vòng tròn và hít thở sâu
- Ôn các động tác của bài thể dục phát triển chung.
- Thực hiện theo 4 tổ
- Luyện tập chung cả lớp
b. Phần cơ bản:
- Trò chơi: "Vòng tròn"
- GV nhắc lại cách chơi
- Trò chơi: "Bỏ khăn"
- GV điều khiển
C. Phần kết thúc:
- Đi đều 2-4 hàng dọc
- Cán sự điều khiển
- Một số động tác hồi tĩnh
- GV cùng HS hệ thống bài 
- GV nhận xét tiết học.
Toán
 Tiết 87: Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
- Biết cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 20.
- Biết làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi100.
- Biết tìm số hạng, số bị trừ.
- Biết giải bài toán về ít hơn một số đơn vị.
 2. Kĩ năng: 
-Vận dụng các kiến thức đã học để làm tính và giải toán có lời văn. 
3. Thái độ: 
 	-Tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng ... n lại các bài tập đọc, học thuộc lòng, giờ sau kiểm tra định kì.
- Hát
- 2 em đọc .
- Lớp nhận xét.
- Lần lượt bốc thăm và đọc.
- Nêu yêu cầu.
- Nói lời từ chối, đồng ý theo cặp .
- 3 , 4 cặp trình bày.
a, Vâng ạ ! Cháu làm ngay đây.
b, Chị ơi, em không thể giúp chị được. Em vẫn chưa làm xong bài tập.
c, Bạn thông cảm nhé mình không thể hộ bạn làm bài được.
d, Rất tiếc, cái gọt bút chì của mình bị rơi từ hôm qua.
VD : Bạn Lan Hương là tổ trưởng tổ em. Bạn rất xinh xắn lại học giỏi, hay giúp đỡ mọi người. Em rất thân với bạn. Ngày nào chúng em cũng cùng nhau đến trường. Bố mẹ rất hài lòng khi em có một người bạn như Lan Hương.
- Chỉnh sửa về ý, cách dùng từ, đặt câu.
- Lắng nghe.
- Nhắc lại nội dung bài.
- Lắng nghe.
- Ôn bài ở nhà.
 Thể dục
 Tiết 36: sơ kết học kì I
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
	- Hệ thống toàn bộ các động tác, bài đã học trong học kì I.
2. Kĩ năng.
- Biết và thực hiện cơ bản đúng các nội dung đã học trong học kì I.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
- Hệ thống những nội dung chính đã học trong học kỳ I.
- Yêu cầu học sinh biết đã học được những gì, điểm nào cần phát huy hoặc khắc phục trong học kỳ 2.
3. Thái độ.
	- Nhgiêm túc trong giờ học.
II. Địa điểm - phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập.
- Phương tiện: Chuẩn bị cho trò chơi vòng tròn.
III. Nội dung - phương pháp:
Nội dung
Phương pháp
A. phần Mở đầu:
1. Nhận lớp:
- Lớp trưởng tập trung báo cáo, sĩ số.
- Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung tiết học.
ĐHTT: X X X X X
 X X X X X
 X X X X X
 D
2. Khởi động: 
- Đi đều (trên địa hình tự nhiên) trò chơi "Diệt các con vật có hại"
- Thực hiện theo yêu cầu.
B. Phần cơ bản:
- Sơ kết học kỳ I
- Lắng nghe.
- Trò chơi: Bịt mắt bắt dê
- Hướng dẫn lại cách chơi
+ Cho HS chơi thử
 - Chơi trò chơi.
+ Sau cho chơi thật
(Có phạt theo luật)
c. Phần kết thúc:
- Cúi người thả lỏng
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Nhảy thả lỏng
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
- Trò chơi hồi tĩnh
 Chính tả: 
 Tiết 18: ôn tập kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (t8)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng. Ôn luyện viết bưu thiếp chúc mừng thầy cô giáo..
2. Kĩ năng.
- Đọc rõ ràng, trôi chảy bài tập đọc đã học ở kì I ( phát âm rõ ràng, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ; tốc độ đọc khoảng 40 tiếng/phút ); hiểu ý chính của đoạn, ND của bài; trả lời được câu hỏi về ý đoạn đã đọc. Thuộc 2 đoạn thơ đã học.
- Tìm được từ chỉ đặc điểm trong câu ( BT2 ).
- Viết được một bưu thiếp chúc mừng thầy cô giáo ( BT3 ).
3. Thái độ.
	- Nghiêm túc trong giờ kiểm tra.
II. Đồ dùng dạy học:
+ Giáo viên: Phiếu ghi các bài tập đọc có yêu cầu học thuộc lòng. Bảng phụ bài tập 2; 1 bưu thiếp.
+ Học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy học:
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1. ổn đinh tổ chức. 
2.Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích yêu cầu:
3.2. Kiểm tra HTL: (10 - 12 em ).
- Nhận xét cho điểm.
- HS lên bốc thăm ( chuẩn bị bài 2')
- Đọc bài.
- Em nào không thuộc giờ sau kiểm tra lại.
3.3. Tìm các từ chỉ đặc điểm của người và vật.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Lớp làm bài vào nháp.
- Gọi HS lên chữa.
a. Càng về sáng, tiết trời càng lạnh giá.
b. Mấy bông hoa vàng tươi như những đốm nắng đã nở sáng trưng trên giàn mướp xanh mát.
c. Chỉ ba tháng sau, nhờ siêng năng, cần cù, Bắc đã đứng đầu lớp 1.
Bài 4: Viết bưu thiếp chúc mừng (thầy, cô)
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Cho HS viết bưu thiếp vào vở.
- Nhiều HS đọc bưu thiếp.
- Nhận xét nội dung lời chúc 18-11-2004
Nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, em kính chúc cô luôn mạnh khoẻ và hạnh phúc.
 Học sinh của cô
Nguyễn Thanh Nga
4. Củng cố. 
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò.
- Chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe.
Tiếng việt
Luyện đọc
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
	- Hiểu được nội dung của bài qua luyện đọc
2. Kĩ năng.
- Đọc đúng, trôi chảy đạt yêu cầu về tốc độ đọc các bài tập đọc đã học trong tuần 16, 17. 
3. Thái độ.
	- HS có ý thức rèn đọc
II. Đồ dùng dạy - học:
	+ Giáo viên: Bảng phụ viết các đoạn luyện đọc.
	+ Học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy - học:
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc bài
- 2 HS khá đọc bài tập đọc 
Thêm sừng cho ngựa. đã học, nêu ND bài.
2. HD đọc từng bài: ( Bảng phụ )
- Bài: Thêm sừng cho ngựa.
- HD HS đọc nối tiếp câu, đọc đoạn
- Gợi ý HS nêu cách ngắt nghỉ đúng khi đọc các câu trong đoạn văn.
- Luyện đọc nối tiếp câu, luyện phát âm đúng
- Luyện đọc đoạn, kết hợp trả lời câu hỏi ND. ( cá nhân, nhóm đôi, đồng thanh dãy, thi đọc giữ các nhóm )
- Đọc toàn bài ( diễn cảm )
- 3 - 5 HS khá giỏi đọc.
- Lớp nhận xét
- Nhận xét, biểu dương và nhắc HS cách đọc đúng.
- Nghe, ghi nhớ
3. Củng cố :
- YC HS nêu ND bài đã học
4. Dặn dò.
- Nhắc HS học ở nhà
- Nhận xét, đánh giá giờ luyện đọc
- 3 HS nêu
Thứ sáu ngày 01 tháng 1 năm 2010
Toán
 kiểm tra định kì cuối học kì I
Đề kiểm tra: PGD 
Tự nhiên xã hội
 Tiết 18: Thực hành: giữ trường học sạch đẹp
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
- Hiểu thế nào là trường , lớp sạch đẹp.
 2. Kĩ năng: 
	-Biết giữ gìn rường lớp sạch sẽ : quét lớp, quét sân trường, lau bàn ghế.
3. Thái độ: 
- Tham gia vào những hoạt động giữ trường lớp sạch, đẹp.
- Biết thực hiện một số hoạt động làm cho trường, lớp sạch, đẹp.
II. Đồ dùng - dạy học:
+ Giáo viên: Một số dụng cụ khẩu trang, chổi có cán, xẻng hót rác, gáo múc nước.
+ Học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy học:
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
-Hoạt động 1: Làm việc với SGK
- Mục tiêu: HS biết nhận xét thế nào là trường học sạch, đẹp và biết giữ trường học sạch đẹp
Bước 1: Làm việc theo cặp
- Các bạn trong từng hình đang làm gì ? Các bạn đã sử dụng những dụng cụ gì ?
- HS quan sát hình ở trang 38+39 (SGK)
- HS trả lời.
- Việc làm đó có tác dụng gì ?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- HS trả lời một số câu hỏi.
- Trên sân trường và xung quanh trường, phòng học sạch hay bẩn.
- Sạch sẽ
- Xunh quanh trường hoặc trên sân trường có nhiều cây xanh không ? cây có tốt không ?
- Có nhiều cây xanh và cây rất tốt.
- Trường học của em đã sạch đẹp chưa ?
- HS trả lời
- Em đã làm gì để góp phần trường lớp sạch đẹp ?
-Kết luận: Để trường lớp sạch đẹp mỗi HS phải luôn có ý thức giữ gìn trường như: không viết, vẽ bẩn lên tường, không vứt rác hay khạc nhổ bừa bãi, đại diện và tiểu tiện
-Hoạt động 2: Thực hành làm vệ sinh trường lớp học.
- Mục tiêu: Biết cách sử dụng một số dụng cụ để làm vệ sinh trường lớp học.
- Cho HS làm việc theo nhóm.
- N1: Nhặt rác quét sân trường.
- N3: Tưới cây.
- N4: Nhổ cỏ, tưới hoa.
- Cho cả lớp xem thành quả lao động của nhau.
- Đánh giá
- Tuyên dương
-Kết luận: Trường lớp sạch sẽ giúp chúng ta khoẻ mạnh và học tập tốt hơn.
4. Củng cố. 
- Nhận xét giờ học.
- Lắng nghe.
5. Dặn dò.
- Nhắc HS thực hiên theo ND bài.
Tập làm văn
kiểm tra viết
Đề kiểm tra: PGD 
Thủ công
 Tiết 17: Gấp, cắt, dán biển báo giao thông
 Cấm đỗ xe (t2)
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
- Gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe.
 2. Kĩ năng: 
 	 - Gấp, cắt, được biển báo giao thông cấm đỗ xe. 
 3. Thái độ: 
- Có ý thức chấp hành Luật giao thông.
II. Đồ dùng dạy- học :
 	+ Giáo viên: Mẫu biển báo giao thông, quy trình gấp, cắt, dán, giấy, kéo, hồ dán.
 	+ Học sinh: Giấy thủ công, kéo, hồ dán.
III. Hoạt động dạy học:
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 3. Bài mới:
3.1. Hướng dẫn mẫu:
- GV cho HS quan sát quy trình và nêu các bước.
- HS quan sát quy trình.
Bước 1: 
Gấp, cắt biển báo cấm đỗ xe
- Gấp cắt hình tròn màu xanh từ hình vuông có cạnh 6 ô
- HS quan sát quy trình.
- Cắt HCN màu trắngcó chiều dài 4ô, rộn 2 ô gấp đôi HCN theo chiều dài và đánh dấu cắt bỏ phần gạch chéo, mở ra được hình mũi tên. 
- Cắt HCN khác màu có chiều dài là 10 ô, rộng 1 ô.
- HS quan sát quy trình.
Bước 2: 
Dán biển báo cấm đỗ xe
- Dán chân biển báo.
- Dán hình tròn màu xanh chờm lên chân biển khoảng nửa ô.
- HS quan sát quy trình.
- Dán mũi tên màu trắng ở giữa hình tròn
- GV cho HS nhắc lại quy trình.
- HS nhắc lại quy trình.
3.2. Thực hành
- GV cho HS thực hành
- HS thực hành
- GV quan sát uốn nắn HS.
4. Củng cố. 
- Nhận xét tiết học, 
5. Dặn dò.
- Chuẩn bị bài tiết sau.
- Lắng nghe.
Sinh hoạt
Kiểm điểm đánh giá tuần XVIII
I. Mục tiêu:
	- Kiểm điểm, đánh giá các hoạt động trong tuần XVII
	- Phương hướng, nhiệm vụ hoạt động tuần XIX
II. Nội dung:
A. Đánh giá hoạt động tuần XVII:
	1) Nền nếp:
- Đi học đúng giờ, đảm bảo sĩ số 23/23
- Ra vào lớp đúng thời gian quy định
	2) Học tập
- Có đủ đồ dùng, sách vở học tập chuẩn bị tốt cho KT cuối HK I
	3) Trang phục:
- 100% HS có đủ trang phục theo quy định của nhà trường
- Chấp hành thời gian và các hoạt động theo quy định của Liên đội
	4) Vệ sinh: 
- Tham gia VS riêng, chung sạch sẽ theo quy định
- Trang phục gọn gàng
B. Phương hướng tuần XIX:
	- Duy trì các mặt hoạt động tích cực đã đạt
	- Chuẩn bị sách vở đồ dùng cho HK II
Hoạt động ngoài giờ
hoạt động làm xanh - sạch - đẹp trường lớp
giáo dục ATGT
I/ Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:
- Giúp HS có ý thức bảo vệ, làm sạch đẹp trường lớp.
- Rèn tính có nếp sống văn minh.
- ý thức sống hoà mình với tập thể.
- HS hiểu được một số quy định về ATGT
II/ Đồ dùng dạy - học:
- Học sinh: Dụng cụ vệ sinh, tranh ảnh sưu tầm về ND giờ học.
III/ Các hoạt động dạy - học:
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
-Hoạt động 1:
Làm sạch lớp học, khu vực được phân công
 -Phân công mỗi tổ làm một công việc:
 +Tổ 1: lau chùi các cửa
 +Tổ 2: sắp xếp lại và lau chùi các bộ bàn ghế.
 +Tổ 3: quét dọn trong và ngoài phòng học
 +Tổ 4: thu gom rác.
-Nhận xét trách nhiệm và việc làm của từng tổ
- Hoạt động 2:
- HD HS nêu những quy định về ATGT đã biết
- Nhắc nhở HS một số quy định khi tham gia giao thông
-Hoạt động 2:
-Biểu diễn văn nghệ
-Nhận xét tiết học
-Thực hiện
-Theo dõi
- HS trao đổi nhóm đôi, nêu những điều đã biết.
- Nghe, ghi nhớ và thực hiện
-Hát kết hợp vỗ tay bài hát các em thích

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 18 CKTKN.doc