Giáo án các môn lớp 2 - Tuần 14 năm 2011

Giáo án các môn lớp 2 - Tuần 14 năm 2011

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 - Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ ; biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.

 - Hiểu ND: Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. Anh chị em phải đoàn kết, thương yêu nhau.

 - Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 5.

 - HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 4.

 - KNS: + Hợp tác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Tranh minh hoạ ( Sgk)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Bài cũ:

 + Cho 2 hs đọc bài “Quà của bố ”

 + Câu chuyện nói lên điều gì?

 

doc 24 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1192Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 2 - Tuần 14 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ Đại diện các tổ nêu kết quả đánh giá, nhận xét các thành viên trong tổ
 + Các hs khác bổ sung
 + GV nhận xét chung
 + Các nề nếp duy trì khá tốt, có nhiều em có tiến bộ 
 + Một số em Tiếng Việt còn yếu.
HĐ2: Kế hoạch tuần 14
 + Duy trì tốt mọi nề nếp, những hs còn yếu cần phải cố gắng để có kq tốt hơn.
 + Luyện giải Toán qua mạng để chuẩn bị giải toán cấp trường.
 + Chuẩn bị tốt hồ sơ để trường kiểm tra.
 + Khắc phục các tồn tại, phát huy những mặt tốt.
Tuần 14
Thứ hai ngày 28 tháng 11 năm 2011
Tập đọc
Câu chuyện bó đũa
I. yêu cầu cần đạt:
 - Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ ; biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.
 - Hiểu ND: Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. Anh chị em phải đoàn kết, thương yêu nhau.
 - Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 5.
 - HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 4.
 - KNS: + Hợp tác.
II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ ( Sgk)
III. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ: 
 + Cho 2 hs đọc bài “Quà của bố ”
 + Câu chuyện nói lên điều gì?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Gv đưa tranh và giới thiệu qua tranh
b. Luyện đọc 
 - Gv đọc mẫu, 1 hs khá đọc, cả lớp theo dõi đọc thầm.
 - Luyện đọc câu.
 - Cho hs đọc nối tiếp từng câu kết hợp hd đọc từ khó.
 - Luyện đọc đoạn.
 - Bài gồm có mấy đoạn? (3 đoạn).
 - Hd hs đọc câu Một hôm/bàn/ rồi gọi các con,/ cả trai,/ gái,/ dâu,/ rể lại và bảo: //
 - Gv hd đọc nhấn giọng những từ: rằng, yếu, mạnh.
 - HS nối tiếp nhau đọc đoạn kết hợp giải nghĩa từ (SGK).
 - Cho hs luyện đọc trong nhóm.
 - Các nhóm đọc trước lớp.
 - Cả lớp đọc ĐT.
 Tiết 2
c. Tìm hiểu bài
 - Câu chuyện này có những nhân vật nào? (Ông cụ và 4 người con.)
 - Thấy các con không thương yêu nhau ông cụ làm gì?(Ông cụ rất buồn, tìm cách dạy bảo các con: đặt 1 túi tiền và 1 bó đũa).
 - Tại sao 4 người con lại không bẻ gãy được bó đũa? (Vì họ cầm cả bó đũa mà bẻ)
 - Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào?( Cởi bó đũa ra, thong thả bẻ gãy từng chiếc)
 - Mỗi chiếc đũa được so sánh ngầm với gì? ( Với từng người con)
 - Người cha muốn khuyên các con điều gì? (Anh em phải đoàn kết thương yêu nhau tạo nên sức mạnh.)
 - Gv giải thích thêm việc làm của người cha và ý nghĩa câu chuyện.
 * ? áp dụng vào câu chuyện này lớp chúng ta phải như thấe nào?
d. Luyện đọc lại
 ? Câu chuyện có mấy vai? Là những ai? (Người dẫn chuyện, ông cụ và 4 người con)
 - Gv lưu ý: lời dẫn chuyện: chậm rãi; lời ông cụ: giảng giải, ôn tồn.
 - Hs phân vai, tập luyện theo nhóm.
 - Gv tổ chức thi đọc theo nhóm.
 - Gv nx, biểu dương.
4. Củng cố, dặn dò
 ? Câu chuyện khuyên ta điều gì?
 - Nhận xét tiết học.
 - Nhắc hs đọc lại bài; Chuẩn bị bài sau.
Toán
55 - 8; 56 - 7; 37 - 8; 68-9
I. yêu cầu cần đạt:
 - Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 55- 8; 56 -7; 37- 8; 68- 9.
 - Biết tìm số hạng chưa biết của một tổng.
 - Bài tập cần làm: Bài 1 ( cột 1, 2, 3), bài 2 (a, b).
 - HS khá, giỏi hoàn thành tất cả các bài tập.
II. Đồ dùng dạy - học: que tính
III. Các hoạt động dạy - học
1. Tổ chức hs tự thực hiện các pt: 55 - 8; 56 - 7; 37 - 8; 68 - 9
 - Gv ghi pt: 55 - 8 
 + Hs nêu cách tính và tính 
 + Cho hs thao tác trên que tính tìm ra kết quả
 + Cho hs đặt tính, tính kq
 + HS tự lập bảng trừ: 15 trừ đi một số
 + Tương tự các pt: 56 - 7; 37 - 8; 68 - 9 
2. Thực hành
- Bài 1: Cho hs nêu yêu cầu
 + Gv nêu lần lượt từng pt. cho hs làm vào bảg con 
 Kết quả: a. 36; 69; 88; 57
 b. 59; 87; 28
 c.78; 69; 28
 + Cho 1 số hs nhắc lại cách đặt tính và thứ tự thực hiện phép tính
 Bài 2: hs nêu yc 
 + Gv ghi các pt lên bảng
 x + 9 = 27 7 + x = 35 x + 8 = 46
 + Cho hs nêu tên thành phần và kết qủa của từng phép tính, nêu cách tìm các thành phần chưa biết của phép tính
 + Gv nx, chữa bài
 Bài 3: Gọi hs nêu yc
 + Gv hd hs chấm các điểm, nối các điểm để được 1 hình chữ nhật và 1 hình tam giác ở trên hình chữ nhật
3.Củng cố, dặn dò: 
luyện tiếng việt
luyện đọc : câu chuyện bó đũa
I. yêu vầu cần đạt:
 - Giúp hs đọc trơn toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng. Biết đọc bài với giọng vui. 
 - Nắm được nghĩa các từ mới: bó đũa, ôn tồn...
 - Hiểu nội dung bài: Cảm nhận được tình cảm của mọi người trong gia đình.
 - Rèn kĩ năng đọc
II. Các hoạt động dạy - học
1. Giới thiệu bài
2. Luyện đọc
a. Luyện đọc trơn
 + Gv đọc mẫu, tóm tắt nội dung
 + GV gọi 1 HS nhắc lại nghĩa các từ (SGK)
 + HS nối tiếp nhau đọc câu, chú ý đọc các từ khó
 + Cho hs nối tiếp nhau đọc đoạn 
b. Luyện đọc hiểu
 + Cho hs đọc từng đoạn kết hợp trả lời câu hỏi(SGK)
 + Cho hs luyện đọc nhóm 
 + Tổ chức thi đọc giữa các nhóm
 + Lớp đọc ĐT
c. Luyện đọc lại
 + Tổ chức thi đọc cá nhân
 + GV nhận xét, biểu dương
Củng cố, dặn dò: 
 ? Bài văn nói về điều gì?
 + Nhận xét tiết học. Nhắc HS về nhà luyện đọc lại
Luyện toán
 Luyện 55 - 8; 56 - 7; 37 - 8; 68 - 9
I. yêu cầu cần đạt:
 - Rèn kĩ năng đặt tính và tính dạng 55 - 8; 56 - 7; 37 - 8; 68 - 9
 - Biết áp dụng vào giải toán có lời văn.
 - Gd hs yêu thích môn toán.
II. Hoạt động dạy – học
A. Đối với hs trung bình yếu
 - Hoàn thành các BT ở VBT
 - Nêu cách đặt tính và thực hiện phép trừ
 - Làm các bài tập sau
 Đặt tính và tính
45 - 28
85 - 36
26 - 17
66 - 47
57 - 28
87 - 58
88 - 48
38 - 19
 + Cho hs làm vào vở
 + Gv nhận xét
B. Đối với hs khá, giỏi
 - Làm các BT sau
1. Tìm x
x + 26 = 45 x + 27 = 46
x + 19 = 68 39 + x = 75
 - x được gọi là gì ?
 - Muốn tìm SH chưa biết ta làm ntn?
 - Cho hs làm vào vở rồi chữa bài
 - Gv nhận xét.
2. Mẹ mua về 68 kg gạo nếp và gạo tẻ, trong đó có 29kg gạo nếp. Hỏi mẹ mua về bao nhiêu kg gạo tẻ?
 - Bài toán cho biết gì?
 - Bài toán hỏi gì?
 - Muốn biết mẹ mua về bao nhiêu kg gạo tẻ ta làm ntn?
 - Cho hs làm vào vở.
 - Gv chấm 1 số bài
C. Củng cố , dặn dò
 - Nhận xét giờ học
 - Dặn dò chuẩn bị bài sau
Luyện viết
Bài: quà của bố
I. yêu cầu cần đạt:
 - Học sinh luyện viết bài: Quà của bố.
 - Viết đúng tốc độ, kiểu chữ, cở chữ.
II. Các Hđ dạy học:
HĐ1: Viết bài
 - GV đọc bài một lần- nhiều HS đọc lại bài.
 ? Nội dung của bài là gì ?
 ? Chữ bắt đầu ta viết thế nào ? Cuối câu nên viết như thế nào ?
 ? Hết một đoạn viết thế nào ?
 - GV đọc cho HS viết bài vào vở.
 - Mỗi câu GV nên đọc ba lần cho HS nghe rõ để viết.
 - HS viết xong GV đọc cho các em khảo bài.
HĐ2: Chấm bài
 - GV chấm một số bài nhận xét.
III. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét giờ học.
 - Về nhà luyện viết với những em viết chưa đẹp.
Thứ ba ngày 29 tháng 11 năm 2011
Toán
65 - 38 ; 46 - 17 ; 57 - 28 ; 78 - 29
I. yêu cầu cần đạt:
 - Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 65- 38; 46- 17; 57- 28; 78- 29.
 - Biêt giải bài toán có một phép trừ dạng trên.
 - Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2(cột 1, 2), bài 3.
 - HS khá, giỏi hoàn thành tất cả các bài tập.
II. các HĐ dạy học:
1. Bài cũ: Cả lớp làm vào giấy nháp, hai bạn lên bảng làm
 X + 8 = 26 7 + x = 35
 - GV nhận xét và ghi điểm.
2. bài mới: Giới thiệu bài
HĐ1: Tổ chức ch HS thực hiện các phép trừ của bài học
 - HD thực hiện phép trừ 65 - 38. 
 - Chẳng hạn: Yêu cầu HS thực hiện phép trừ ( đặt tính rồi tính )
 - Cho HS vừa nói vừa viết như trong bài học.
 - GV cho HS thực hiện các phép trừ còn lại.
 - Nhiều HS đọc các phép trừ vừa học.
HĐ2: Thực hành
Bài 1: HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài tập
 - GV hướng dẫn các em cách làm.
 - cả lớp làm vào vở bài tập- một em làm bảng phụ.
 - Chữa bài nhận xét.
Bài 3: HS đọc bài toán
 ? Bài toán cho biết gì ? yêu cầu tìm gì ?
 - GV tóm tắt lên bảng.
 - Một em giải bảng phụ- cả lớp giải vào vở.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Về nhà làm bài ở vở bài tập GK.
Kể chuyện
Câu chuyện bó đũa
I. yêu cầu cần đạt:
 - Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
 - HS khá, giỏi biết phân vai, dựng lại câu chuyện ( BT2).
II. Đồ dùng dạy học:
5 trnh minh họa nội dung truyện.
III. các HĐ dạy- học:
1. Bài cũ: 2 học sinh tiếp nối nhau kể hoàn chỉnh câu chuyện Bông hoa Niềm Vui.
 GV nhận xét học sinh kể- ghi điểm.
2. Bài mới:
a, Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b, Hướng dẫn kể chuyện
HĐ1: Kể từng đoạn theo tranh
 - 1 học sinh đọc yêu cầu của bài
 - GV nhắc: Không phải mỗi tranh minh hoạ một đoạn truyện( VD::: đoạn 2 được minh hoạ bằng tranh 2 và3). 
 - Cả lớp quan sát tranh 5. 1 học sinh khá giỏi nói vắn tắt nội dung từng tranh.
 - 1 học sinh kể mẫu theo tranh 1.
 - GV khuyến khích học sinh kể bằng lời của mình.
VD:, kể theo tranh 1: Ngày xưa, có một ông cụ có hai người con, một trai, một gái. Lúc nhỏ, hai anh em rất thương yêu nhau. Nhưng khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, họ thường cải nhau. Thấy các con không hoà thuận, người cha rất đau lòng.
 - Kể chuyện trong nhóm: HS quan sát từng tranh, đọc thầm từ ngữ gợi ý dưới tranh, nối tiếp nhau kể từng đoạn truyện trước nhóm.
 - Kể chuyện trước lớp.
 + các nhóm cử đại diện thi kể- GV và học sinh nhận xét, đánh giá.
HĐ2: Phân vai, dựng lại câu chuyện
 - Các nhóm tự phân vai thi dựng lại câu chuyện.
 - Sau mỗi lần nhóm đóng vai để kể, cả lớp nhận xét về các mặt.
 - Cuối giờ bình chọn cá nhân, nhóm kể hay nhất.
c. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe
tập đọc:
nhắn tin
I. yêu cầu cần đạt:
 - Đọc rành mạch hai mẫu tin nhắn; biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
 - Nắm được các viết tin nhắn( ngắn gọn, đủ ý).
 - Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Một số mẫu giấy nhỏ đủ cho cả lớp tập viết nhắn tin.
 - Vở bài tập Tiếng Việt.
III: các HĐ dạy học:
A. Bài cũ: Hai học tiếp nối nhau đọc câu chuyện Bó đũa.
? Câu chuyện khuyên em điều gì?
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Các em đã biết cách trao đổi bằng bưu thiếp, điện thoại. Hôm nay cô dạy các em một cách trao đổi khác là tin nhắn.
2. Luyện đọc: 
 - GV đọc mẫu toàn bài, giọng nhắn nhủ thân mật.
 - HD học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a. Đọc từng câu:
 - HS tiếp nối nhau đọc từng câu( GV sữa sai nếu có)
b. Đọc từng mẫu nhắn tin trước lớp
 - HD học sinh đọc đúng:
 + Em nhớ quét nhà, / học thuộc lòng hai khổ thơ / và làm ba bài tập toán chị đã đánh dấu.//
 + Mai đi học, / bạn nhớ  ... hế nào ?
 ? Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào ?
 - HS làm vào vở.
 - Một em làm bảng phụ- Cả lớp và GV nhận xét- kết luận.
Bài 4: HS đọc bài toán
 ? Bài toán cho biết gì ? yêu cầu tìm gì ?
 - GV tóm tắt bài toán lên bảng.
 - HS cả lớp giải vào vở- một em giải bảng phụ.
 - Nhận xét bạn giải bảng phụ.
 - GV nhận xét giờ học.
Luyện tiếng việt
Quan sát tranh, trả lời câu hỏi. Viết nhắn tin
I. yêu cầu cần đạt:
 - Biết quan sát tranh và trả lời đúng câu hỏi về nội dung tranh ( BT1).
 - Viết được mẫu tin nhắn ngắn gọn, đủ ý ( BT2).
II. các HĐ dạy học:
HĐ1: Quan sát tranh - Trả lời câu hỏi
 Quan sát bức tranh trang 101 sác Tiếng Việt 2, tập 1 và trả lời câu hỏi:
 1, Người mẹ đang làm gì ?
 2, Mắt người mẹ nhìn con như thế nào ?
 3, Em bé đang làm gì ?
 4, Tay em bé đang om cái gì ?
Đáp án: 1, Người mẹ đang đưa võng ru con ngủ
 2, Mắt mẹ nhìn con thật trìu mến, yêu thương.
 3, Em bé đang nằm ngủ rất say.
 4, Tay em đang ôm con gấu bông.
HĐ2: Viết tin nhắn
 Cô Lan hàng xóm của em. Cô sang nhờ em trông hộ em bé để đưa bà đến bệnh viện. Em hãy viết vài câu nhắn lại cho bố mẹ biết khi đi làm về.
 VD: Bố mẹ ơi, con sang nhà cô Lan trông hộ em bé để cô đưa bà đi bệnh viện...
HĐ3: HS làm bài vào vở
 + GV quan sát học sinh làm bài.
 + Uốn nắn cho những em làm còn chậm.
HĐ4: Chấm chữa bài.
 + GV chấm một số bài, nhận xét.
 + Tuyên dương những em có bài viết tốt.
 + GV nhận xét giờ học.
HĐTT
Sinh hoạt lớp
I. Đánh giá tuần 14:
 - Nhìn chung các em đi học chuyên cần.
 - Trong giờ học chú ý học bài và làm bài tập.
 - Thực hiện các nề nếp khá tốt.
 - trực nhật lớp khá tốt
* Tồn tại: Một số em hay quên vở .
 - Một số em đông phục chưa đúng quy định và còn thiếu.
 - Một số em chữ còn xấu về nhà cần luyện thêm.
II. Kế hoach tuần 15:
 - Tiếp tục thực hiện tốt các nề nếp như:
 + Ra vào lớp phải xếp hàng.
 + Đồng phục đúng quy định.
 + Mũ ca lô luôn phải có.
 + phải chuẩn bị sách vở đầy đủ trước khi đi học.
 + Đến lớp không được ăn quà vặt.
 + làm trực nhật như đã phân công.
III. Xếp loại tổ:
 - Tổ 1: Khá
 - Tổ 2: Tốt.
 - Tổ 3 : XS
Luyện tiếng việt
Từ ngữ về tình cảm gia đình. Câu kiểu: Ai làm gì ? Dấu chấm; dấu chấm hỏi.
I. yêu cầu cần đạt:
- Luyện tìm các từ nói về tình cảm giữa anh chị em trong gia đình.
- Luyện đặt câu theo mẫu Ai làm gì ?
II. Các HĐ dạy học:
HĐ1: Tìm các từ nói về tình cảm gia đình.
- Mỗi em hãy viết ra giấy nháp 4 từ nói về tình cảm yêu thương của anh chị em.
- HS phát biểu- GV kết luận.
- Về nhà các em tìm thêm một số từ nữa.
- Cho HS đọc các từ đã tìm được.
HĐ2: Luyện tập
- HS làm các bài tập sau:
Bài 1: Chọn hai từ đã tìm được ở trên, hãy viết 3 câu theo mẫu Ai làm gì ?
....................................................................................................................
- Chữa bài nhận xét.
VD: Chị em giúp đỡ nhau. 
Bài tập dành cho HS khá, giỏi:
Bài 2: Điền dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi vào từng chỗ chấm trong đoạn sau cho phù hợp:
 Bé Hà nhìn nhanh về phía tay anh Tuấn chỉ....Ngôi sao Chổi như một vệt sáng dài trên sân trời mênh mông...
 Bé Hà thắc mắc:
 - Thế trời cũng quét sân hả anh...
 - Trời bắt chước em đưa vài nhát chổi đấy!- Anh Tuấn trả lời hóm hỉnh.
? Chỗ chấm thứ nhất ta điền dấu gì? ...
- HS làm xong chữa bài nhận xét.
- GV nhận xét giờ học.
- Trong tuần vừa qua tuyên dương em Trần Nữ Yến Nhi.
Luyện tiếng việt
Luyện kể: Câu chuyện bó đũa
I. yêu cầu cần đạt:
+ Rèn kĩ năng kể: tự nhiên, phối hợp lời kể với cử chỉ, điệu bộ  biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung. 
+ Hs biết nghe, nx, và kể tiếp lời kể của bạn.
+ GD hs biết đoàn kết.
II. Các hoạt động dạy – học
 Hd kể chuyện
1. Kể từng đoạn 
 Gv hd kể đ1: Vợ chồng người anh, người em cãi nhau
Kể với lời kể chậm rãi ở đoạn 1
 Hs kể đoạn 2, 3: Ông cụ lấy chuyện bó đũa dạy các con. Hai anh em ra sức bẻ bó đũa mà không gãy
 Lời kể chậm rãi
 Hs kể đoạn 4. Người con hiểu ra lời khuyên của cha.
 Cho hs tập kể toàn bộ câu chuyện. Gv lưu ý kể lời cha ôn tồn, lời các con ngạc nhiên 
 2. Kể phân vai, dựng lại câu chuyện
 Gv chia lớp thành 6 nhóm. Cho các nhóm tự phân vai, tập luyện kể
 Các nhóm lên thể hiện
 Bình chọn nhóm kể hay nhất
3. Củng cố, dặn dò: 
 Nx tiết học. Nhắc hs về nhà kể chuyện cho người thân nghe
Hoạt động ngoài giờ
tìm hiểu về đất nước con người việt nam
I. yêu cầu cần đạt:
- Giúp hs tìm hiểu về một số cảnh đẹp, văn hoá của đất nước Việt Nam
- GDHS tình yêu đất nước, con người Việt Nam
II. Đồ dùng dạy- học: 
Một số tranh phong cảnh nói về đất nước VN
III. Hoạt động dạy- học
HĐ1: Tìm hiểu về đất nước VN
 Cho hs quan sát bản đồ VN
 Đất nước VN có hình dáng ntn?
 Hãy nêu 1 số cảnh đẹp của đất nước mà em biết? (Vịnh Hạ Long, bãi biển Cửa Lò,...)
 GV giới thiệu 1 số tranh, ảnh cảnh đẹp của đất nước
HĐ2: Cho hs nhìn vào tranh, ảnh tập làm HD viên giới thiệu về cảnh đẹp
 HS thực hành trong nhóm, đại diện các nhóm trình bày trước lớp
HĐ3: Tìm hiểu về con người VN
 GV giúp hs thấy được con người VN có tinh thần yêu nước nồng nàn, luôn sẵn sàng đấu tranh để bảo vệ đất nước, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh
 Cho hs lên hệ bản thân
thủ cộng
gấp, cắt, dán hình tròn ( T2)
I. yêu cầu cần đạt:
- Gấp, cắt, dán được hình tròn. Hình có thể chưa tròn đều và có kích thước to, nhỏ tuỳ thích. Đường cắt có thể mấp mô.
- HS khá, giỏi: Có thể gấp, cắt, dán được thêm hình tròn có kích thước khác.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Mẫu hình tròn được dán trên nền hình vuông.
- Quy trình gấp, cắt, dán hình tròn có hình vẽ minh hoạ cho từng bước.
- Giấy thủ công hoặc giấy màu, kéo, hồ, dán, thước kẻ.
III. Các hoạt động dạy – học
HĐ4: HS thực hành gấp, cắt, dán hình tròn.
- Nhắc lại quy trình gấp, cắt, dán hình tròn.
+ Bước 1: Gấp hình.
+ Bước 2: Cắt hình tròn.
+ Bước 3: Dán hình tròn.
- Gv chia nhóm và tổ chức cho học sinh thực hành, trình bày sản phẩm theo nhóm.
- GV có thể gợi ý cho học sinh trình bày sản phẩm như làm bông hoa...
- Giáo viên giúp học sinh khi thực hành.
- Đánh giá sản phẩm của học sinh.
IV. Nhận xét, dặn dò:
- GV nhận xét tinh thần học tập, sự chuẩn bị của bài học.
- Dặn học sinh giờ học sau.	.
Thực hành: Tự nhiên và xã hội
Ôn giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở
I. Mục tiêu:
- Thấy được ích lợi của việc giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở
- Giúp HS có ý thức giữ gìn sạch sẽ sân, vườn, khu vệ sinh
II. Hoạt động dạy học
Hoạt động 1: - HS thảo luận theo nhóm
ở nhà các em thường làm gì để giữ môi trường xung quanh nhà ở sạch sẽ?
Nơi em ở có tổ chức làm vệ sinh ngõ xóm hàng tuần không?
Nói về tình trạng vệ sinh ở đường làng, ngõ xóm nơi em ở?
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến
GV nhận xét
Hoạt động 2: HS thực hành đóng vai tập nói với mọi người trong gia đình luôn có ý thức giữ môi trường xung quanh nhà ở sạch sẽ
GV nhận xét - Cho HS nói về ích lợi của việc giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở
GV nhắc nhở tự giác không vứt rác bừa bãivà nói lại với những người trong gia đình về ích lợi của việc giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở
gđ, đặt câu theo mẫu.
Luyện Toán
Luyện tiết 67 và 68
I. Mục tiêu: 
- Luyện đặt tính rồi tính với dạng toán trừ có nhớ.
- Giái các bài toán có lời văn liên quan đến dạng trên
II. các HĐ dạy học
HĐ1: Ôn lại các bảng trừ
- Cho HS đọc lần lượt các bảng trừ đã học.
- Luyện đối với những em chưa thuộc phải thuộc ngay tại lớp.
HĐ2: Làm các bài tập sau
Bài 1: đặt tính rồi tính
56 – 17 82 – 38 71 – 25
84 – 48 52 – 49 81 – 26
Bài 2: Tìm một số biết số đó cộng với 34 thì được 72.
Bài 3: Lớp 2 A có 34 HS, trong đó có 14 HS nam. Hỏi lớp 2 A có bao nhiêu HS nữ ?
- HS giải vào vở ô li.
- Sau đó chữa bài.
- GV nhận xét tiết học.
Thứ năm ngày 11 tháng 12 năm 2008
Sáng cô xuyên dạy
TH: TNXH
Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà
I. Mục tiêu:
- Phát hiện được những thứ sử dụng trong gia đình có thể gây ngộ độc.
-Biết làm những việc phòng tránh ngộ độc.
II. các HĐ dạy học:
HĐ1: Tảo luận nhóm
- GV chia lớp thành 3 nhóm.
- Các nhóm thảo luận các câu hỏi sau:
? Kể tên những thứ có thể gây ngộ độc qua đường ăn uống ?
- Các nhóm trả lời- nhóm khác nhận xét.
- GV kết luận: Những thứ có thể gây ngộ độc qua đường ăn uống như: Thức ăn bị thiu, thuốc trừ sâu,
HĐ2: Liện hệ
? Trong gia đình chúng ta đã coa ai bị ngộ độc thức ăn chưa ?
? Vì sao lại bị ngộ độc thức ăn ?
? Để tránh bị ngộ độc thức ăn chúng ta phải làm gì ?
- HS trả lời GV kết luận:
+ Sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp ngững thứ thường dùng trong giâ đình, thuốc men cần để đúng quy định, xa tầm tay với trẻ em và nên có tủ thuốc gia đình
+ Thức ăn không nên để lẫn với các chất tẩy rửa hoặc các hoá chất.
+ Không nên ăn thức ăn thiu, phải rửa sạch thức ăn trước khi đem chế biến và không để ruồi, dán, chuột đụng vào htức ăn dù còn sống hay đã nấu chín.
+ các loại phân bón, thuốc trừ sâu, bả chuột, dầu hoả, xăngcần được cất giữ riêng và có nhãn mác để tránh sử dụng nhầm.
- GV nhận xét giờ học.
Thể dục
Trò chơi: vòng tròn
I. Mục tiêu
+ Học sinh chơi trò chơi; “ Vòng tròn “. Y/c biết cách chơi và tham gia chơi ở mức ban đầu.
+ HS ýêu thích môn học, chăm rèn luyện TDTT
II. Địa điểm, phương tiện : sân tập
III. Nội Dung và phương pháp
 A . Phần mở đầu
 Tập hợp lớp, phổ biến nội dung , yc giờ học
 Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp.
 Ôn bài TD phát triển chung
 B .Phần cơ bản
 Học trò chơi “ Vòng tròn” 
 Lần 1: GV hd chơi trò chơi
- Cho hs điểm số theo chu kỳ 1-2
- Tập nhảy chuyển đội hình ( theo khẩu lệnh “ Chuẩn bịnhảy” hoặc “ 1,2,3” để hs nhảy từ vòng tròn giữa thành 2 vòng tròn
 Lần 2: HD luyện tập dưới hình thức tập thể : Tập nhún chân bước tại chỗ, vỗ tay theo nhịp . Khi nghe thấy lệnh “nhảy” của gv , hs nhảy chuyển đội hình
Cán sự điều khiển
 C . Phần kết thúc
+ Cho hs cúi người thả lỏng, nêu tên trò chơi- nhắc lại cách chơi.
+ Nhận xét tiết học.
+ Dặn hs về chơi trò chơi
Toán
65 – 38; 46 – 17; 57 – 28; 78 – 29
I/ Mục tiêu
 - Hs biết thực hiện các phép trừ có nhớ ( SBT là số có 2 chữ số; ST là số có 2 chữ số). 
 - Biết tính giá trị biểu thức số và giải toán có lời văn.
 - Rèn kĩ năng làm tính, giải toán.
II/ Đồ dùng dạy – học: Bảng phụ chép BT2
III/ Các hoạt động dạy – học

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 2 T 14 moi nhat.doc