Thiết kế bài dạy môn học lớp 2 - Tuần 29 - Trường TH Hương Lâm số 1

Thiết kế bài dạy môn học lớp 2 - Tuần 29 - Trường TH Hương Lâm số 1

TẬP ĐỌC

Những quả đào

I- Mục tiêu :

- Đọc trơn được cả bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Bước đầu đọc phân biệt được lời kể chuyện với lời nhân vật.

- Hiểu nghĩa từ mới : hài lòng , thơ dại , nhân hậu .

- Hiểu nội dung của truyện: Nhờ quả đào, người ông biết được tính nết của từng cháu. Ông khen ngợi các cháu biết nhường nhịn quả đào cho bạn khi bạn ốm (TL được các câu hỏi SGK).

- GD HS biết yêu thương, nhường nhịn người khác.

II- Đồ dùng :

- GV: Bảng phụ viết những câu, đoạn văn luyện đọc.

- HS : Sách giáo khoa.

III- Các hoạt động dạy học :

 

doc 33 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 523Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học lớp 2 - Tuần 29 - Trường TH Hương Lâm số 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29: 	 Thứ hai ngày 21 tháng 03 năm 2011
Chào cờ
Tổ chức theo khu
_____________________________________
âm nhạc
GV chuyên soạn giảng
_____________________________________
Tập đọc
Những quả đào
I- Mục tiêu : 
- Đọc trơn được cả bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Bước đầu đọc phân biệt được lời kể chuyện với lời nhân vật.
- Hiểu nghĩa từ mới : hài lòng , thơ dại , nhân hậu ... 
- Hiểu nội dung của truyện: Nhờ quả đào, người ông biết được tính nết của từng cháu. Ông khen ngợi các cháu biết nhường nhịn quả đào cho bạn khi bạn ốm (TL được các câu hỏi SGK).
- GD HS biết yêu thương, nhường nhịn người khác.
II- Đồ dùng :
- GV: Bảng phụ viết những câu, đoạn văn luyện đọc.
- HS : Sách giáo khoa.
III- Các hoạt động dạy học : 
Tiết 1:
Nội dung 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A- Kiểm tra bài cũ:
- GVkiểm tra HS đọc bài Cây dừa và trả lời câu hỏi ở SGK.
-2 HS đọc thuộc lòng bài thơ.
B- Bài mới:
- Nhận xét, ghi điểm.
1- Giới thiệu bài :
- Hướng dẫn HS quan sát tranh, sau đó giới thiệu bài.
- HS quan sát tranh vẽ, nêu nội dung.
2- Luyện đọc : 
+ GV hướng dẫn và đọc mẫu: Lời người kể đọc với giọng chậm rãi, nhẹ nhàng. Lời ông ôn tồn,tình cảm. Lời Xuân hồn nhiên, nhanh nhảu. Lời Vân ngây thơ. Lời Việt rụt rè, lúng túng.
- HS lắng nghe.
+ GV hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ :
+ Đọc từng câu
- GV uốn nắn cho HS.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn.
- Đọc từ khó 
- làm vườn, hài lòng, tiếc rẻ, thốt lên 
- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
+ Đọc từng đoạn trước lớp :
- Đọc câu khó :
- Quả to này xin phần bà. Ba quả nhỏ hơn phần các cháu. 
 - Ôi,/ cháu của ông còn thơ dại quá!//
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
- HS nêu cách đọc và luyện đọc
+ Đọc từng đoạn trong nhóm :
- Hướng dẫn HS giải thích một số từ khó.
 - hài lòng , thơ dại , nhân hậu
- H - HS đọc theo nhóm 4.
+ Thi đọc giữa các nhóm : 
- GV quan sát HS đọc bài.
- GV ghi điểm
- Các nhóm thi đọc nối đoạn.
- Lớp nhận xét, đánh giá.
+ Đọc đồng thanh:
- HS đọc một lượt.
Tiết 2:
3- Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
- HS đọc thầm cả bài.
Câu 1:
- Người ông dành những quả đào cho ai ?
- Người ông đã dành những quả đào cho vợ và ba đứa cháu nhỏ.
Câu 2 + 3 :
- Xuân đã làm gì với những quả đào?
- Ăn xong, lấy hạt trồng.
- Ông đã nhận xét về Xuân như thế nào?
- Sau này Xuân sẽ trở thành một người làm vườn giỏi.
- Vì sao ông lại nhận xét về Xuân như vậy?
- Vì Xuân thích trồng cây
- Bé Vân đã làm gì với quả đào ông cho?
- Ăn và khen rồi vứt hạt đi.
- Ông đã nhận xét về Vân như thế nào?
- Vân thơ dại quá
- Chi tiết nào trong bài chứng tỏ bé Vân còn rất thơ dại?
- Ăn hết đào vẫn còn thấy thèm
- Việt đã làm gì với những quả đào ông cho?
- Dành cho Sơn đang ốm
- Ông đã nhận xét về Việt như thế nào?
- Có tấm lòng nhân hậu.
- Vì sao ông lại nhận xét về Việt như vậy?
- Vì biết thương bạn, nhường miếng ngon cho bạn.
Câu 4:
- Em thích nhân vật nào? Vì sao? 
- HS trả lời.
* Luyện đọc phân vai toàn bài:
C- Củng cố- dặn dò:
- GV hướng dẫn và tổ chức cho HS luyện đọc.
- Nhận xét giờ. Tuyên dương HS.
- Bài sau : Cây đa quê hương.
- Một số HS thi đọc lại câu chuyện theo cách đọc phân vai.
_________________________________
 Toán
Các số từ 111 đến 200
I- Mục tiêu :
Giúp HS biết :
- Nhận biết được các số 111 đến 200.
- Biết đọc, viết các số từ 111 đến 200.
- Biết cách so sánh các số từ 111 đến 200.
- Biết thứ tự các số từ 111 đến 200.
II- Đồ dùng :
- GV : Các hình vuông, mỗi hình biểu diễn 100, các hình chữ nhật biểu diễn 1 chục, các hình vuông nhỏ biểu diễn đơn vị.
 - HS : SGK, vở ô li.
III- Các hoạt động dạy học :
Nội dung 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A- Kiểm tra bài cũ: 
- GV kiểm tra HS về đọc số, viết số, so sánh số tròn chục từ 101 đến 110.
- Một số HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV. 
B- Bài mới:
- Nhận xét – ghi điểm.
1- Giới thiệu bài : 
- GV nêu yêu cầu của bài học.
2- Bài giảng :
* Giới thiệu các số từ 111 đến 200.
- Gắn lên bảng hình biểu diễn số 100 và hỏi: Có mấy trăm?
- Có 1 trăm, sau đó lên bảng viết 1 vào cột trăm.
- Gắn thêm 1 hình chữ nhật biểu diễn 1 chục, 1 hình vuông nhỏ và hỏi: Có mấy chục và mấy đơn vị?
- Có 1 chục và 1 đơn vị. Sau đó lên bảng viết 1 chục vào cột chục, 1 vào cột đơn vi.
- Để chỉ tất cả 1 trăm, 1 chục, 1 hình vuông, trong toán học, người ta dùng số một trăm mười một và viết 111.
- HS viết và đọc số 111.
- Giới thiệu số 112, 115 tương tự như giới thiệu số 111.
- Yêu cầu HS thảo luận để tìm cách đọc và viết các số còn lại trong bảng: 118, 120, 121, 122, 127, 135.
- Yêu cầu cả lớp đọc lại các số vừa lập được.
- Thảo luận nhóm đôi để viết số còn thiếu trong bảng, sau đó 3 HS lên làm bài trên bảng lớp, 1 HS đọc số, 1 HS viết số, 1 HS gắn hình biểu diễn số.
- Đọc đồng thanh.
3- Luyện tập :
Bài 1 : (SGK tr 145)
- Viết (theo mẫu):
- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra vở lẫn nhau.
- 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài cá nhân theo hướng dẫn.
Bài 2 : (SGK tr 145)
Số? ( Phần a)
- Vẽ lên bảng tia số như SGK, sau đó gọi 1 HS lên bảng làm bài, cho cả lớp làm bài vào vở ô li.
- Nhận xét và cho điểm.
- 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Đọc các tia số vừa lập được và rút ra kết luận: Trên tia số, số đứng trước bao giờ cũng bé hơn số đứng sau nó.
Bài 3 : (SGK tr 145)
>, <, =
- Để điền được dấu cho đúng, chúng ta phải so sánh các số với nhau.
- 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Viết lên bảng: 123  124 và hỏi: Hãy so sánh chữ số hàng trăm của số 123 và số 124 với nhau.
- Chữ số hàng trăm cùng là 1.
- Hãy so sánh chữ số hàng chục của số 123 và số 124 với nhau.
- Chữ số hàng chục cùng là 2.
- Hãy so sánh chữ số hàng đơn vị của số 123 và số 124 với nhau.
- 3 nhỏ hơn 4 hay 4 lớn hơn 3.
- Khi đó ta nói 123 nhỏ hơn 124 và viết 123 123.
- Yêu cầu HS tự làm các ý còn lại của bài.
- Làm bài.
- Dựa vào vị trí của các số trên tia số, chúng ta cũng có thể so sánh được các số với nhau, theo con, bạn đó nói đúng hay sai?
- Bạn HS đó nói đúng.
- Dựa vào vị trí của các số trên tia số ở bài tập 2, so sánh 155 và 158 với nhau.
C- Củng cố- dặn dò: 
- Nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ. 
- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.
__________________________________________________________________________
Thứ ba ngày 22 tháng 03 năm 2011
Kể chuyện
Những quả đào
I- Mục tiêu : 
- Biết tóm tắt nội dung của từng đoạn truyện bằng một câu, hoặc một cụm từ theo mẫu.
- Kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện với giọng kể tự nhiên, biết kết hợp lời kể với điệu bộ, cử chỉ, nét mặt cho phù hợp.
- Biết phối hợp với bạn để dựng lại câu chuyện theo vai.
- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
II- Đồ dùng :
- GV : Bảng phụ viết tóm tắt nội dung từng đoạn truyện. 
- HS : Đọc kĩ bài tập đọc.
III- Các hoạt động dạy học :
Nội dung 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A- Kiểm tra bài cũ: 
- Kể lại câu chuyện Kho báu.
- GV nhận xét, cho điểm từng HS.
2 HS nối tiếp nhau kể lại hoàn chỉnh câu chuyện.
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài : 
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2- Hướng dẫn kể chuyện: 
a) Tóm tắt nội dung từng đoạn:
- SGK tóm tắt nội dung đoạn 1 như thế nào?
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Đoạn 1: Chia đào.
- Đoạn này còn cách tóm tắt nào khác mà vẫn nêu được nội dung của đoạn 1?
- Quà của ông.
 - SGK tóm tắt nội dung đoạn 2 như thế nào?
- Chuyện của Xuân.
- Bạn nào có cách tóm tắt khác?
- Xuân làm gì với quả đào của ông cho. / Suy nghĩ và việc làm của Xuân. / Người trồng vườn tương lai./ 
- Nội dung của đoạn 3 là gì?
- Vân ăn đào như thế nào. / Cô bé ngây thơ. / Sự ngây thơ của bé Vân. / Chuyện của Vân. / 
- Nội dung của đoạn cuối là gì?
- Tấm lòng nhân hậu của Việt. / Quả đào của Việt ở đâu?/ Vì sao Việt không ăn đào. / Chuyện của Việt. / Việt đã làm gì với quả đào? / 
b) Kể lại từng đoạn truyện theo gợi ý:
+ Đoạn 1: Sau một chuyến đi xa, người ông mang về nhà bốn quả gì? Ông dành những quả đào cho ai? Sau bữa cơm chiều, ông hỏi các cháu điều gì?
- HS trả lời.
- 1, 2 HS kể mẫu đoạn 1 trước lớp.
+ Đoạn 2: Nghe ông hỏi, cậu bé Xuân nói thế nào? Ông hài lòng nhận xét về Xuân ra sao?
- HS trả lời.
- 1, 2 HS kể mẫu đoạn 2 trước lớp.
+ Đoạn 3: Với vẻ tiếc rẻ, cô bé Vân nói thế nào? Người ông nhận xét bé Vân ra sao?
- HS trả lời.
- 1, 2 HS kể mẫu đoạn 3trước lớp.
+ Đoạn 4: Thấy Việt không nói gì, ông hỏi Việt và Việt đã trả lời ông thế nào? Ông đã thốt lên điều gì khi nghe Việt nói?
- HS trả lời.
- 1, 2 HS kể mẫu đoạn 4 trước lớp.
+ Kể chuyện trước lớp: 
+ Kể chuyện trong nhóm :
- Sau mỗi lần kể, GV cho HS nhận xét.
- HS hoạt động nhóm 4.
- HS tiếp nối nhau kể đoạn 1, 2,3,4 của câu chuyện trước nhóm.
+ Về nội dung : Kể đã đủ chưa? Kể có đúng trình tự không?
+ Về cách diễn đạt : Nói đã thành câu chưa? Dùng từ có hợp không? Đã biết kể bằng lời của mình chưa?
- Các nhóm lần lượt thi kể.
+ Về cách thể hiện : Kể có tự nhiên không? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa? Giọng kể có thích hợp không?
- Cho HS nhận xét, bình chọn nhóm và cá nhân kể tốt nhất.
- 1 HS kể toàn bộ câu chuyện.
- Câu chuyện nơi lên điều gì?
C- Củng cố- dặn dò: 
- Nhận xét giờ học. Tuyên dương HS.
___________________________________________________________________________
Toán
Các số có ba chữ số
I- Mục tiêu :	
Giúp HS biết :
- Nhận biết các số có ba chữ số là gồm: các trăm, các chục và các đơn vị.
- Biết đọc, viết các số ba chữ số.
- HS yêu thích giờ học.
II- Đồ dùng :
- GV : Các hình vuông, mỗi hình biểu diễn 100, các hình chữ nhật biểu diễn 1 chục, các hình vuông nhỏ biểu diễn đơn vị.
- HS : SGK, vở ô li.
III- Các hoạt động dạy học :
Nội dung 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A- Kiểm tra bài cũ: 
- GV kiểm tra HS về thứ tự và so sánh các số từ 111 đến 200
- Một số HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV. 
B- Bài mới:
- Nhận xét – ghi điểm.
1- Giới thiệu bài : 
- GV nêu yêu cầu của bài học.
2- Bài giảng :
* Giới thiệu các số có ba chữ số
- Gắn lên bảng 2 hình vuông biểu diễn 200 và hỏi: Có mấy trăm?
- Có 2 trăm.
- Gắn tiếp 4 hình chữ nhật biểu diễn 4 chục và hỏi: Có mấy chục?
- Có 4 chục. 
- Gắn tiếp 3 hình hình vuô ... theo yêu cầu của GV.
B- Bài mới:
- GV và HS nhận xét. Ghi điểm.
1- Giới thiệu bài : 
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2- Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài tập 1: ( miệng)
Viết lại lời đáp của em trong những trường hợp sau:
a) Bạn tặng hoa chúc mừng sinh nhật em.
Em đáp :
b) Bác hàng xóm sang chúc tết. Bố mẹ đi vắng chỉ có em ở nhà.
Em đáp
c) Em là lớp trưởng. Trong 
- Một HS đọc yêu cầu của bài.
- HS thực hành hỏi đáp theo cặp 
- 3 cặp HS đóng vai theo 3 tình huống.
- Cả lớp nhận xét cách đáp lời chia vui. 
a) Mình cảm ơn bạn nhiều. / Tớ rất thích những bông hoa này, cảm ơn bạn nhiều lắm. / Ôi những bông hoa này đẹp quá, cảm ơn bạn đã mang chúng đến cho tớ. / 
buổi họp cuối năm, cô giáo phát biểu chúc mừng thành tích của lớp.
Em đáp : .
b) Cháu cảm ơn bác. Cháu xin chúc bác và gia đình luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc.
c) Chúng con xin cảm ơn cô vì cô đã tận tình dạy bảo chúng con trong năm học vừa qua. Chúng con xin hứa với cô sẽ luôn cố gắng làm theo lời cô dạy.
Bài tập 2 : ( viết)
Nghe kể câu chuyện Sự tích hoa dạ lan hương rồi trả lời câu hỏi:
GV kể chuyện 3 lần:
+ Lần 1 : Kể xong quan sát tranh và đọc câu hỏi 
+ Lần 2 : Vừa kể vừa giới thiệu tranh
+ Lần 3: Kể không kết hợp với tranh
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS quan sát tranh và đọc câu hỏi.
Vì sao cây hoa biết ơn ông lão ?
b) Lúc đầu cây hoa tỏ lòng biết ơn ông lão bằng cách nào?
c) Về sau, cây hoa xin Trời điều gì ?
d) Vì sao Trời lại cho hoa có hương thơm vào ban đêm?
C- Củng cố- dặn dò: 
- GV đưa 4 câu hỏi như sách giáo khoa.
GV nhận xét. 
- Nêu ý nghĩa câu chuyện , tập kể lại câu chuyện, thực hành hỏi đáp.
- Nhận xét giờ học. Tuyên dương HS.
- Bài sau: Nghe – trả lời câu hỏi.
- HS trả lời 
- HS thực hành hỏi đáp theo cặp.
- HS làm vở ô li.
- 3 HS kể lại câu chuyện.
 Ngày xưa, có một ông lão thấy một cây hoa bị vứt lăn lóc ở ven đường., bèn đem về trồng. Nhờ ông hết lòng chăm bón, cây hoa sống lại. Rồi nó nở những bông thật to và lộng lẫy để tỏ lòng biết ơn ông. Nhưng ban ngày ông lão bận, làm gì có thời gian để ngắm hoa. 
 Hoa bèn xin trời cho nó đổi vẻ đẹp thành hương thơm để mang lại niềm vui cho ông lão tót bụng. Cảm động trước tấm lòng của hoa, Trời biến nó thành một loài hoa nhỏ bé, sắc màu không lộng lẫy nhưng toả hương thơm nồng nàn vào ban đêm. Đó là hoa dạ lan hương.
_____________________________
Toán
Mét
I- Mục tiêu :
Giúp HS:
- Biết mết là đơn vị đo dộ dài, biết đọc, viết kí hiệu của đơn vị mét (m).
- Biết được mối quan hệ giữa đơn vị mét với các đơn vị đo độ dài : dm, cm.
- Biết làm các phép tính có kèm đơn vị đo độ dài mét.
- Biết ước lượng độ dài trong một số trường hợp đơn giản .
II- Đồ dùng :
- GV : Bảng phụ ghi nội dung các bài tập.
- HS : SGK, vở ô li.
III- Các hoạt động dạy học :
Nội dung 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A- Kiểm tra bài cũ:
- Hãy kêt tên các đơn vị đo độ dài mà em đã học.
- GV nhận xét, ghi điểm
- Các đơn vị đo độ dài đã học là đê xi met (dm), xăng ti met (cm).
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài :
- GV nêu yêu cầu của bài học.
2- Bài giảng :
* Giới thiệu mét (m).
- Đưa ra một chiếc thước mét, chỉ cho HS thấy rõ vạch 0, vạch 100 và giới thiệu: Độ dài từ vạch 0 đến vạch 100 là 1 mét.
- Vẽ đoạn thẳng dài 1 m lên bảng và giới thiệu: Đoạn thẳng này dài 1 m.
- Mét là đơn vị đo độ dài. Mét viết tắt là “m).
- Viết “m” lên bảng.
- Yêu cầu HS dùng thước loại 1 dm để đo độ dài đoạn thẳng trên.
- Một số HS lên bảng thực hành đo độ dài.
- Đoạn thẳng trên dài mấy đê xi met?
- Dài 10 dm.
- Giới thiệu: 1 m bằng 10 dm và viết lên bảng: 1 m = 10 dm.
- HS đọc: 1 mét bằng 10 đê xi met.
- Yêu cầu HS quan sát thước mét và hỏi: 1 mét dài bằng bao nhiêu xăng ti met?
- 1 mét dài bằng 100 xăng ti met.
- Nêu: 1 mét dài bằng 100 xăng ti met và viết bảng: 1 m = 100 cm.
3- Luyện tập :
- Yêu cầu HS đọc SGK và nêu lại phần bài học.
Bài 1 : (SGK tr 150) 
Số?
- Viết bảng: 1 m =  cm và hỏi: Điền số nào vào ô trống? Vì sao?
- HS nêu yêu cầu của bài.
- Điền số 100 và 1 mét bằng 100 xăng ti met.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Tự làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau.
Bài 2 : (SGK tr 150) 
Tính:
- Các phép tính trong bài có gì đặc biệt?
- HS nêu yêu cầu của bài.
- Đây là các phép tính với các đơn vị đo độ dài mét.
- Khi thực hiện phép tính với các đơn vị đo độ dài, chúng ta thực hiện như thế nào?
- Ta thực hiện như với số tự nhiên, sau đó ghi tên đơn vị vào sau kết quả.
- Yêu cầu HS tự làm.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở ô li.
Bài 4 : (SGK tr 150) 
C- Củng cố- dặn dò: 
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Nhận xét giờ, khen ngợi HS.
- Tự học bài 4.
- Bài sau : Ki- lô- mét.
- 2 HS đọc đề toán.
Cây dừa : 5 m
Cây thông cao hơn : 8 m
Cây thông cao :  mét?
- HS làm bài vào vở ô li.
- 1 HS chữa bảng. Lớp nhận xét.
chính tả
Nghe- viết : Hoa phượng
I- Mục tiêu : 
- Nghe và viết lại đúng bài thơ Hoa phượng.
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt s / x; in / inh.
- Giúp HS rèn chữ viết đẹp và giữ vở sạch sẽ.
II- Đồ dùng :
- GV : Bảng lớp viết sẵn nội dung các bài tập.
- HS : Sách giáo khoa, vở ô li.
III- Các hoạt động dạy học :
Nội dung 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A- Kiểm tra bài cũ: 
- Viết bảng : xâu kim, chim sâu
- GV nhận xét – ghi điểm.
- 2 HS viết bảng.
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài : 
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2- Hướng dẫn nghe viết :
a) Hướng dẫn HS chuẩn bị : 
- GV đọc toàn bài chính tả một lượt.
- Giúp HS nắm nội dung bài chính tả :
- 2 HS nhìn bảng đọc lại.
- Cả lớp đọc thầm.
+ Bài thơ cho ta biết điều gì?
+ Tìm và đọc những câu thơ tả hoa phượng?
- Bài thơ tả hoa phượng.
 Hôm qua còn lấm tấm .
 Rừng rực cháy trên cành.
 Phượng mở nghìn mắt lửa,
  Một trời hoa phượng đỏ.
- Giúp HS nhận xét :
+ Bài thơ có mấy khổ? Mỗi khổ có mấy câu thơ? Mỗi câu thơ có mấy chữ?
- Bài thơ có 3 khổ thơ. Mỗi khổ thơ có 4 câu thơ. Mỗi câu thơ có 5 chữ.
+ Các chữ đầu câu thơ viết như thế nào?
- Viết hoa.
+ Trong bài thơ những dấu câu nào được sử dụng?
- Dấu phẩy, dấu chấm, dấu gạch ngang đầu dòng, dấu chấm hỏi, dấu chấm cảm.
+ Giữa các khổ thơ viết như thế nào?
- Để cách một dòng.
Tập viết bảng con những chữ khó :
lấm tấm, lửa thẫm, rừng rực 
- Cho HS xem chữ mẫu.
- HS viết và nêu cách viết.
b) Viết bài vào vở:
- HS nêu tư thế ngồi, cách cầm bút, cách trình bày.
- GV đọc từng dòng thơ cho HS viết, mỗi dòng thơ đọc 2, 3 lần.
- HS viết bài vào vở.
- GV uốn nắn tư thế ngồi cho HS.
- Đọc soát lỗi lần 1.
- HS tự chữa lỗi.
c) Chấm và chữa bài : 
- Đọc soát lỗi lần 2.
- GV chấm 7 đến 9 bài. 
- HS đổi vở.
3 - Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài tập 2 :
a) Điền x hay s?
- 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- GV mời 1 HS làm bài tập trên bảng quay.
 Bầu trời xám xịt như sà xuống sát tận chân trời. Sấm rền vang, chớp loé sáng. Cây sung già trước cửa sổ như trút lá theo trận lốc, trơ lại những cành xơ xác, khẳng khiu. Đột nhiên, trận mưa dông sầm sập đổ xuống, gõ lên mái tôn loảng xoảng. Nước mưa sủi bọt, cuốn qua mảng xi măng thành dòng ngầu đục.
- Các HS khác làm bài vào vở ô li.
- Lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
C- Củng cố- dặn dò: 
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- Tuyên dương HS viết chữ đẹp.
- Tự học bài 2b.
Bài sau : Ai ngoan sẽ được thưởng.
____________________________________
Thể dục
Trò chơi : con cóc là cậu ông trời - tâng cầu.
I. Muùc tieõu:
- Tieỏp tuùc troứ chụi: con coực laứ caọu oõng trụứi - Yeõu caàu bieỏt caựch chụi: bieỏt ủoùc vaàn ủieọu vaứ tham gia chụi coự keỏt hụùp vaàn ủieọu ụỷ mửực ban ủaàu.
- Hoùc taõng caàu: Yeõu caàu bửụực ủaàu bieỏt thửùc hieọn ủoọng taực vaứ ủaùt soỏ laàn taõng caàu.
II. ẹũa ủieồm vaứ phửụng tieọn.
- Veọ sinh an toaứn saõn trửụứng.
- Coứi, caàu, vụùt
III. Noọi dung vaứ phửụng phaựp leõn lụựp.
Noọi dung
Caựch toồ chửực
1. Phaàn mụỷ ủaàu:
- Taọp hụùp lụựp phoồ bieỏn noọi dung baứi hoùc.
- Khụỷi ủoọng xoay caực khụựp.
- Chaùy nheù theo 1 haứng doùc.
- ẹi thửụứng hớt thụỷ saõu.
- OÂn baứi theồ duùc phaựt trieồn chung.
2. Phaàn cụ baỷn.
a) Troứ chụi: Con coực laứ caọu oõng trụứi
- Nhaộc laùi caựch chụi cho HS ủoùc theo vaàn ủieọu.
b)Taõng caàu: 
- Giụựi thieọu troứ chụi taõng caàu, vụùt baống goó, caàu nhửùa.
- HD HS caựch taõng caàu.
- Cho HS chụi thửỷ.
- HS chụi thaọt.
- Cho HS thi xem ai taõng ủửụùc nhieàu.
3. Phaàn keỏt thuực.
- ẹi ủieàu theo 4 haứng doùc vaứ haựt.
- OÂn moọt soỏ ủoọng taực thaỷ loỷng.
- Troứ chụi: chim bay coứ bay.
- GV cuứng hs heọ thoỏng baứi.
- Nhaọn xeựt giao baứi taọp veà nhaứ.
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
__________________________________
Hoạt động tập thể
Sơ kết thi đua tuần 29
I. Mục tiêu:
- Kiểm lại ý thức, tình hình học tập của lớp trong tuần qua. Có ý thức học tập tốt hơn trong tuần tới. Khắc phục những tồn tại, phát huy những tiến bộ.
II. Đồ dùng:
Nội dung sinh hoạt
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài
Nêu mục đích, yêu cầu tiết học
HS nghe
2. Kiểm điểm tình hình trong tuần
Yêu cầu các tổ tự nhận xét, đánh giá các hoạt động của tổ mình trong tuần.
Lấy ý kiến bổ sung của lớp.
GV tổng hợp ý kiến, đánh giá chung tình hình của lớp trong tuần.
Khen những cá nhân, tổ có nhiều tiến bộ.
Nhắc nhở những HS còn có những tồn tại trong tuần.
Lớp trưởng điều khiển.
Các tổ trưởng nhận xét, đánh giá tổ mình.
Các HS trong lớp tham gia ý kiến bổ sung
Nhận xét 
Xếp loại thi đua các tổ bầu cá nhân tích cực trong tuần.
Lấy ý kiến tham gia, nhận xét của lớp
Về học tập:
HS phát biểu ý kiến bổ sung bầu những cá nhân tích cực trong học tập của tuần.
3. Phương hướng tuần sau
Giáo viên nêu những mặt mạnh, yếu của lớp.
Yêu cầu phát huy những mặt tích cực
Khắc phục những tồn tại
HS nghe, thống nhất ý kiến
Các tổ đăng kí thu đua tuần tới
4. Củng cố, dặn dò
Nhận xét tiết học
Dặn dò, nhắc nhở
Phấn đấu đạt chỉ tiêu đã đăng kí
__________________________________________________________________________ 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 29 CKT.doc