Giáo án Tổng hợp các môn Khối 2 - Tuần 15

Giáo án Tổng hợp các môn Khối 2 - Tuần 15

Tập đọc:

Hai anh em

I. Mục tiêu:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trơn chảy toàn bài. Biết nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.

- Biết đọc phân biệt lời kể với lời nhân vật (người anh, người em)

2, Rèn kĩ năng đọc hiểu:

- Nắm được nghĩa các từ mới ( chú giải)

- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi tình cảm anh em, anh em thương yêu, lo lắng cho nhau, nhường nhịn nhau.

II. Đồ dùng dạy học:

Tranh minh hoạ sgk, bảng phụ ghi sẵn câu cần luyện

III. Các hoạt động dạy học:

1.Bài cũ:

- 2 học sinh kể lại câu chuyện " Câu chuyện bó đũa"

- Nêu ý nghĩa câu chuyện.

2. Bài mới:

 

doc 10 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 490Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Khối 2 - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Thứ 2 ngày 18 tháng 12 năm 2007
Tập đọc:
Hai anh em
I. Mục tiêu: 
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn chảy toàn bài. Biết nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.
- Biết đọc phân biệt lời kể với lời nhân vật (người anh, người em)
2, Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Nắm được nghĩa các từ mới ( chú giải)
- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi tình cảm anh em, anh em thương yêu, lo lắng cho nhau, nhường nhịn nhau.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ sgk, bảng phụ ghi sẵn câu cần luyện
III. Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: 
- 2 học sinh kể lại câu chuyện " Câu chuyện bó đũa"
- Nêu ý nghĩa câu chuyện.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Cho học sinh xem tranh dẫn vào bài.
b. Luyệ đọc:
- Giáo viên đọc mẫu, hướng dẫn đọc giọng chậm rãi, tình cảm, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả.
- Học sinh đọc nối tiếp từng câu cho đến hết bài.
- Học sinh đọc từ khó: công bằng, ngặc nhiên, xúc động, ôm chồm, ôm chồm lấy nhau, nghĩ, lấy lúa, đổi.
- Học sinh đọc hết đoạn
- chú ý ngắt nghỉ 1 số câu. Giáo viên đính bảng phụ
• Nghĩ vậy,/ người em ra đồng lấy lúa của mình/ bỏ thêm vào/ phần của anh.//
- Giải nghĩa từ: kì lạ, công bằng ( sgk )
- Học sinh đọc nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
b. Tìm hiểu bài:
- Học sinh đọc đoạn 1
? Lúc đầu hai anh em chia lúa như thế nào? ( Họ chia lúa thành hai nhóm đống bằng nhau, để ở ngoài ruộng)
? Người em nghĩ gì và đã làm gì? ( Anh mình còn nuôi vợ con... của anh)
? Người anh nghĩ gì và đã làm gì? ( Em ta...của em)
? Mỗi người cho như thế nào là công bằng? ( Anh hiểu công bằng là chia cho em nhiều hơn vì em sống một mình vất vả. Em hiểu công bằng là chia cho anh nhiều hơn vì anh còn phải nuôi vợ con)
? Hãy nói một câu về tình cảm anh em? ( Anh em rất yêu thương nhau./ Hai anh em luôn lo lắng cho nhau./ Tình cảm anh em thật là cảm động)
- Học sinh nêu nội dung ý nghĩa câu chuyện.
3. Củng cố: 
- Học sinh thi đọc bài hay
? Đọc đoạn nói về điều người em nghĩ và làm.
? Hãy đọc đoạn nói về điều người anh nghĩ và làm. 
- Đọc đoạn trong bài mà em thích nhất.
? Bài đọc muốn nói lên điều gì? ( Ca ngợi tình anh em, anh em phải thương yêu nhau, nhường nhịn nhau)
- Học sinh liên hệ anh em trong nhà
__________________________________________
Toán:
100 trừ đi một số
I. Mục tiêu: Giúp học sinh 
- Vận dụng các kiến thức và kĩ nawng thực hiện phép trừ có nhớ 100 trừ đi một số.
- Thực hành tính trừ dạng 100 trừ đi một số
- Rèn kĩ năng giải toán
II. Các hoạt động dạy học:
1, Giới thiệu phép trừ 100 - 36
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đặt tính rồi tính
- Học sinh nêu cách đặt tính theo cột dọc, cách tính
- Giáo viên hướng dẫn đặt tính ở bảng con:
 100	. 0 không trừ được 6 lấy10 trừ 6 bằng 4, viết 4, nhớ 1.	 
 - 36 . 3 thêm 1 bằng 4, 0 không trừ được 4, lấy10 trừ 4 bằng 6, 
 064	 viết 6 nhớ1. 
	. 1 trừ 1 bằng 0 viết 0.	 
- Gọi 2 - 3 học sinh nhắc lại cách tính - giáo viên ghi bảng
? Vậy 100 trừ 36 bằng mấy? ( 100 - 36 = 64)
2, Giới thiệu phép trừ 100 - 5
- Học sinh đặt tính, nêu cách tính
	100	. 0 không trừ được 5 lấy 10 trừ 5, được 5, viết 5 nhớ 1
	- 5	. 0 không trừ được 1 lấy 10 trừ 1, được 9, viết 9 nhớ 1
	. 1 trừ 1 bằng 0, viết 0 ( 100 - 5 = 95)
3. Luyện tập: 
Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu, tự làm bài - chữa bài nêu cách tính
- Học sinh đổi chép kiểm tra nhau.
	100	100	100	100
	- 4	- 9 	- 22	- 69
	 96	 91	 78	 31
Bài 2: Tính nhẩm:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tính: 100 - 20 = ?
Nhẩm: 10 chục - 2 chục = 8 chục
Vậy: 100 - 20 = 80
- Học sinh làm bài vào vở các bài còn lại - chữa bài ( chú ý học sinh yếu)
Bài 3: Học sinh đọc bài, viết tóm tắt, lời giải
Bài giải:
Số hộp sữa bán trong buổi chiều là:
100 - 24 = 76 ( hộp)
Đáp số: 76 hộp
4. Giáo viên chấm chữa bài:
___________________________________________
 Thứ 3 ngày 19 tháng 12 năm 2007
Thể dục:
Bài 29: Trò chơi: Vòng tròn
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục ôn trò chơi: Vòng tròn
- Học sinh biết cách chơi và tham gia trò chơi ở mức chủ động. Thực hiện động tác chính xác.
II. Địa điểm - phương tiện:
Trên sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập
III. Các hoạt động dạy học:
1, Phần mởi đầu:
- Giáo viên tập hợp lớp phổ biến nội dung giờ học.
- Cho học sinh khởi động: xoay cổ tay, cổ chân
- Học sinh tập động tác của bài phát triển chung
2, Phần cơ bản:
- Ôn trò chơi " Vòng tròn" Học sinh chuyển thành đội hình vòng tròn
- Giáo viên nêu tên trò chơi và nêu lạ cách chơi, luật chơi
- Học sinh điểm số
- Ôn cách nhảy chuyền từ một vòng tròn thành hai vòng tròn và ngược lại
- Ôn vỗ tay kết hợp nghiêng người như múa
3. Phần kết thúc:
- Học sinh múa hát 1 - 2 bài.
- Giáo viên nhận xét giờ học
________________________________________________
Toán:
Tìm số trừ
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Học sinh biết tìm số trừ khi biết số bị trừ và hiệu
- Củng cố cách tìm một thành phần của phép trừ khi biết hai phần còn lại
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình vẽ sgk phóng to, bảng phụ viết bài tập 2
III. Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: 
- Học sinh nêu cách tìm số bị trừ khi biết hiệu và số trừ
- Giáo viên nhận xét ghi điểm
2. Bài mới: 
a, Hướng dẫn cách tìm số trừ khi biết số bị trừ, hiệu
- Giáo viên đính bảng vẽ nêu bài toán: " Có 10 ô vuông, lấy đi 1 số vuông thì còn lại 6 ô vuông. Hãy tìm số ô vuông lấy đi
- Giáo viên: Số ô vuông lấy đi là số chưa biết gọi là x
? "Lấy đi" nghĩa là gì? ( bớt đi). Ta làm phép tính gì? ( phép trừ)
? Như vậy ta có 10 trừ x bằng mấy? ( 10 - x =6)
- Học sinh nêu thành phần phép trừ:
644 6 448
x
 Số bị trừ? (10)	10 - x = 6
 Số trừ ? ( x) 	 x = 10 - 6
 Hiệu ? ( 6 )	 x = 4
14444 10 444443
	10 - x = 6
- Học sinh quan sát hình vẽ.
? Lúc đầu có 10 ô vuông lấy đi còn lại 6 ô. Vậy muốn tìm số ô lấy đi ta làm thế nào? ( 10 - 6 = 4)
? Số ô vuông lấy đi là mấy? ( 4 ). Vậy 4 chính là gì trong phép trừ 10 - x = 6
( là số trừ )
? Muốn tìm số trừ ta làm thế nào? ( Lấy số bị trừ trừ đi hiệu)
- Học sinh nhắc lại.
b, Luyện tập:
Bài 1: - học sinh nêu yêu cầu: tìm x
? x là gì trong phép trừ? ( số trừ )
? Muốn tìm số trừ ta làm thế nào?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm ở bảng con
- 2 học sinh chữa ở bảng lớp
a, 15 - x = 10	b, 32 - x = 14
 x = 15 - 10	 x = 32 - 14
 x = 5	 x = 18
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô Ê
- Giáo viên đính bảng phụ viết sẵn
- Giáo viên cho học sinh nêu thành phần các dòng trong bảng
? Dòng thứ nhất cho biết gì? ( số bị trừ), dòng thứ hai cho biết gì? ( số trừ) dòng thứ 3? ( hiệu)
- Học sinh nêu cách tìm số bị trừ, số trừ, hiệu.
- Học sinh làm bài ở vở, 2 học sinh làm ở bảng
- Chữa bài - nhận xét
	Số bị trừ	75	84	58	72	55
	Số trừ	36	20	24	53	37
	Hiệu	39	60	34	19	18
Bài 3: Học sinh đọc bài toán, tóm tắt rồi giải:
? Bài toán cho biết gì? Yêu cầu gì?
	Tóm tắt	Bài giải
 Có: 35 ô tô	Số ô tô đã rời bến là:
 Còn lại: 19 ô tô	35 - 10 = 25 ( ô tô)
 Rời bến: .... ô tô	Đáp số: 25 ô tô
3. Củng cố dặn dò:::
- Học sinh nêu lại quy tắc tìm số trừ khi biết số bị trừ và hiệu
- Giáo viên chấm bài - nhận xét
__________________________________________
Kể chuyện:
Hai anh em
I. Mục tiêu:
1, Rèn kĩ năng nói:
- Học sinh kể được từng phần và toàn bộ câu chuyện theo gợi ý
- Biết tưởng tượng những chi tiết không có trong chuyện ( ý nghĩ của người anh và người em khi gặp nhau trên cánh đồng)
2, Rèn kĩ năng nghe: Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể. Biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn
II. Đồ dùng dạy học:
Viết sẵn gợi ý ở bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: 
- 2 học sinh kể lại câu chuyện bó đũa, nêu ý nghĩa chuyện
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn kể:
* Kể từng đoạn câu chuện theo gợi ý
- Học sinh đọc gợi ý a, b, c, d
- Học sinh kể theo nhóm 3
- Đại diện nhóm kể trước lớp
- Học sinh nghe nhận xét bạn kể trước lớp về nội dung, kời kể, cử chỉ điệu bộ
* Nói ý nghĩ của hai anh em khi gặp nhau trên đồng:
- Học sinh nói trước lớp:
+ ý nghĩ của anh: Em mình tốt quá !...
+ ý nghĩ của em: Hoá ra anh làm chuyện này. Anh thương mình quá !
3. Củng cố: 
- học sinh xung phong kể lại toàn bộ câu chuyện
- Giáo viên, nhận xét ghi điểm
- Giáo viên nhận xét giờ học
______________________________
Chính tả:
Tập chép: Hai anh em
I. Mục tiêu:
- Chép chính xác trình bày đúng đoạn 2 của chuyện: "Hai anh em"
- Viết đúng và nhớ cách viết một số tiếng có âm, vần dễ lẫn ai/ay, s/x, ât/ăc.
II. Đồ dùng dạy học:
Chép sẵn nội đoạn chép ở bảng
III. Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: 
- Học sinh viết ở bảng con: nấp - lấp; nóng lạnh; lóng ngóng
- 2 học sinh viết bảng: chắc chắn, chắt chiu
- Học sinh, nhận xét
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn học sinh tập chép
- 1 học sinh đọc đoạn chép
? Tìm những câu nói lên suy nghĩ của người em? ( anh mình còn phải nuôi vợ con)
? Suy nghĩ của người em được ghi với dấu câu nào? ( suy nghĩ của người em được đặt trong dấu ngoặc kép, sau dấu 2 chấm)
- Học sinh viết chữ khó ở bảng con: nghĩ, công bằng, lúa
- Giáo viên nhận xét
- Học sinh chép bài vào vở. Giáo viên theo dõi, chấm bài
c. Bài tập:
- Học sinh làm ở vở bài tập tiếng Việt
Bài 2: - Học sinh đọc yêu cầu. Thi đua giữa 3 tổ với trò chơi "Tiếp sức"
- Tìm tiếng có vần ai - ay ( Mái, trái, chai, tai.... Máy bay, dạy bảo, chạy, khay...)
- Nhận xét
Bài 3: Tìm tiếng bắt đầu bằng s hoặc x, ât hay âc. (Bác sĩ, chim sẻ, xinh xắn, sơn ca, xa xôi,... Mặt đất, quả gấc, bấc đèn, lật đật...)
- Học sinh làm bài vào vở
- Học sinh thi nói trước lớp
3. Giáo viên nhận xét bài viết, giờ học:
____________________________________________
Thứ tư ngày tháng năm 2007 
Tự nhiên và xã hội: 
Trường học
I. Mục tiêu: HS biết: tên trường, địa chỉ của trường mình và ý nghĩa của tên trường.
- Mô tả được tên trường, cơ sở vật chất của trường và một số hoạt động diễn ra trong trường.
- Tự hào và yêu quý trường học của mình.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ ở SGK phóng to.
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Giới thiệu bài: - HS hát bài "Em yêu trường em"
 - GV dẫn vào bài.
2. Quan sát trường học: GV tổ chức cho HS quan sát trường học.
 HS nêu: Tên trường: Trường Tiểu học Nam Hồng.
 Địa chỉ: Khối 2 - Phường Nam Hồng.
GV nêu ý nghĩa tên trường: Tên trường mang địa danh của Phường.
 + HS quan sát phòng học, tên các lớp.
 + Quan sát các phòng khác, phòng hiệu trưởng, phòng chuyên môn, phòng thư viện, phòng đội, phòng nhạc hoạ, phòng họp hội đồng, văn phòng ...
 + HS quan sát sân trường rộng hay hẹp, có những cây gì?
- HS về lớp thảo luận: + Trường học có những gì ?
 GV kết luận: Trường học có sân, vườn trường và nhiều phòng: phòng chuyên môn, văn phòng ...
3. Các hoạt động trong trường học:
- HS quan sát H3,4,5.
 ? Ngoài phòng học trường học còn có những phòng nào ? (phòng thư viện, phòng nhạc, phòng đội ...)
 ? Kể các hoạt động diễn ra ở các phòng trên ? (đọc sách báo, tập hát, múa ...)
 ? Bạn thích phòng nào ? Tại sao ?
4. Trò chơi "Hướng dẫn viên du lịch"
- 1 số HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch, 1 số HS đóng vai khách tham quan.
- HS diến trước lớp: Giới thiệu về trường học của mình.
- HS, GV nhận xét giờ học - Liên hệ
––––––––––––––––––––––––––––––––––
Thứ năm ngày tháng năm 2007
Thể dục
Bài thể dục phát triển chung - Trò chơi "Vòng tròn"
I. Mục tiêu: - Ôn bài thể dục phát triển chung. Ôn trò chơi "Vòng tròn"
- HS thuộc bài thể dục phát triển chung thực hiện động tác tương đối chính xác. Tham gia trò chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm phương tiện: Trên sân trường vệ sinh bãi tập, 1 còi.
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Phần mở đầu: - GV nhận lớp nhớ phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học
 - HS khởi động, xoay các khớp
2. Phần cơ bản: 
- Ôn thể dục phát triển chung 4 - 5 lần.
- GV chia lớp theo 3 tổ tự tập luyện sau đó các tổ lên thể hiện
- GV, HS nhận xét.
- Chơi trò chơi "Vòng tròn" 10 - 12 phút
 + Hô đi theo vòng tròn kết hợp vần điệu vỗ tay nghiêng người nhún chân như múa theo nhịp đến nhịp 8 chuyển từ 1 vòng tròn thành 2 vòng tròn.
3. Phần kết thúc: - HS hát múa 1 bài
 - HS nhảy thả lỏng
 - Cúi người thả lỏng
 - GV, HS hệ thống bài - nhận xét giờ học
–––––––––––––––
Tập viết
Chữ hoa N
I. Mục tiêu: - HS biết viết chữ hoa N cở vừa và cở nhỏ
- Viết chữ đúng mẫu đều nét và nối chữ đúng nơi quy định.
II. Đồ dùng dạy học: Chữ mẫu N.
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Bài cũ: - HS viết bảng chữ hoa N
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: 
b. Hướng dẫn HS viết chữ N:
- Cho HS quan sát mẫu chữ hoa N nhận xét: Chữ N cao 5 li gồm 3 nét nét móc ngược trái, nét thẳng xiên, nét móc xuôi trái.
- GV viết mẫu hướng dẫn HS viết theo quy trình.
- HS viết ở bảng con -nhận xét.
c. Hướng dẫn HS viết cụm từ: "Nghĩ trước nghĩ sau"
- HS đọc nắm nội dung: suy nghĩ chính chắn trước khi lamg.
- HS nhận xét về đọ cao, khoảng cách giữa các chữ, cách đặt dấu thanh.
- HS viết chữ "Nghĩ" vào bảng con.
d. HS viết bài ở vở Tập viết:
- GV xuống lớp theo dõi - chấm bài.
3. Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét bài viết.
–––––––––––––––
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:	
- Kĩ năng trừ nhẩm, cách thực hiện phép trừ có nhớ.
- Cách tìm thành phần chưa biết trong phép trừ, cách vẽ đoạn thẳng, đường thẳng.
II. Đồ dùng dạy học: 
1. Bài cũ: - HS vẽ đoạn thẳng AB, Từ điểm A, B kéo dài về hai phía để được đường thẳng. 1 HS vẽ bảng lớp, cả lớp vẽ ở bảng con.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: 
b. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: HS đọc yêu cầu bài: Tính nhẩm.
- HS tự làm bài nêu kết quả tính.
Bài 2: HS làm ở vở: Đặt tính rồi tính.
	56	88	38	66
 - 18	 - 39	 - 9	 - 8
 38	49	29	58
Bài 3: Tìm x: - HS nêu thành phần phép tính trừ.
 - HS nêu cách tìm số trừ, số bị trừ.
- HS tự làm bài - chữa bài - nhận xét
	32 - x = 18	20 - x = 2	x - 17 = 15
 x = 32 - 18	 x = 20 - 2	 x = 25 + 17
 x = 17	 x = 18	 x = 42
Bài 4: Vẽ đường thẳng: HS vẽ ở vở.
a. Đi qua điểm M,N	 b. Đi qua điểm O	 c. Đi qua 2 trong 3 điểm A,B,C
 . . . .A
 A B O .C
- HS đọc tên các đường thẳng.
3. GV chấm - chữa bài:
––––––––––––––––––––––––––––––––––
Thứ sáu ngày tháng năm 2007 
Chính tả (N.V)
Bé Hoa
I. Mục tiêu: - Nghe viết đúng đoạn đầu trong bài "Bé Hoa"
- Củng cố quy tắc chính tả: ai/ ây ; s/ x; ât/âc 
II. Đồ dùng dạy học: 
1. Bài cũ: HS viết bảng con: cây đa, tất bật, bậc thang.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
b. Hướng dẫn viết bài
* Đoạn văn kể về ai ?
- Bé Nụ có những nét gì đáng yêu ?
- Bé Hoa yêu em như thế nào ?
* Hướng dẫn cách trình bày.
- Viết từ khó: hồng, yêu, ngủ, mãi, võng, Nụ, Hoa.
* Viết chính tả. GV đọc - HS chép bài.
* Soát lỗi và chữa lỗi.
* Chấm bài.
c. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2: Bay, chảy, sai.
Bài 3: - Sắp xếp, xếp hàng, sáng sủa, xôn xao.
 - Giấc ngue, thật thà, chủ nhật, nhấc lên.
3. Củng cố - dặn dò: Nhận xét tiết học.
–––––––––––––––
Tập làm văn: 
Chia vui - Kể về anh, chị ( em )
I. Mục tiêu: 
- Biết cách nói lời chia vui trong một số trường hợp.
- Nghe và nhận xét được ý kiến của các bạn.
- Viết được một đoạn văn ngắn kể về anh ( chị, em ) của em.
II. Hoạt động dạy - học: 
1. Bài cũ: 2 HS đọc bài tập 2 của mình.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
b. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1,2: GV treo tranh và hỏi:
+ Bức tranh vẽ gì ? ( Bé trai đanh ôm hoa tặng chị )
- HS đọc yêu cầu.
+ Chị Liên có niềm vui gì ?
+ Nam chúc mừng chị Liên như thế nào ? ( Tặng hoa và nói: Em chúc mừng chị. Chúc chị sang năm được giải nhất./ Em xin chúc mừng chị./ Chúc chị học giỏi hơn nữa./...)
Bài 3: HS nêu yêu cầu và làm bài. sau đó đọc bài của mình.
- Em rất yêu bé Nam. Nam năm nay hai tuổi. Môi bé Nam đỏ hồng, da trắng,. Nam luôn được cười, ngộ nghĩnh./...
 GV nhận xét, cho điểm từng HS.
3. Củng cố - dặn dò: Nhận xét tiết học.
- Dặn HS nói lời chia vui khi người quen có điều vui.
–––––––––––––––
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
- Kĩ năng tính nhẩm và thực hiện phép trừ có nhớ.
- Cách thực hiện cộng trừ liên tiếp.
- Cách tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ, giải toán bằng phép trừ với quan hệ "ngắn hơn"
II. Các hoạt động dạy học: 
1. Giới thiệu bài: 
2. Luyện tập: Hướng dẫn hs làm bài tập ở sgk.
Bài 1: Cho HS tính nhẩm rồi nêu kết quả tính.
Bài 2: - HS nêu yêu cầu
- HS tự làm bài vào vở, 3 HS làm trên bảng.
Bài 3: HS nêu cách làm: thực hiện từng phép tính trừ từ trái sang phải.
 Chẳng hạn: 42 - 12 - 8 
- Gọi 1HS nhẩm kết quả: 42 trừ 12 bằng 30, 30 trừ 8 bằng 22.
- HS làm vào vở: 42 - 12 - 8 = 30 - 8
 = 22
- Tương tự với các bài còn lại.
Bài 4: Tìm x: HS nhận dạng ở mỗi bài, x là thành phần nào chưa biết của phép tính rồi nêu cách tìm và làm bài.
	x + 14 = 40	x - 22 = 38	52 - x = 17
 x = 40 - 14	 x = 38 + 22	 x = 52 - 17 
 x = 26 x = 60 x = 35
Bài 5: HS đọc bài toán, nêu tóm tắt rồi giải.
+ Bài toán thuộc dạng toán gì ? Vì sao ? ( Dạng toán ít hơn. Vì ngắn hơn nghĩa là ít hơn.)
- 1HS lên chữa bài.
Bài giải
Độ dài của băng giấy màu xanh là:
65 - 17 = 48 ( cm )
 Đáp số: 48 cm
3. Củng cố: GV chấm bài - nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_khoi_2_tuan_15.doc