Thiết kế bài dạy môn học lớp 2 - Tuần 28 - Trường Tiểu học Bububabubu

Thiết kế bài dạy môn học lớp 2 - Tuần 28 - Trường Tiểu học Bububabubu

Tiết 79

MÔN: TẬP ĐỌC

BÀI: KHO BÁU (TIẾT 1)

(GDKNS)

I. MỤC TIÊU:

- Hiểu nội dung: Ai yêu quý đất đai, ai chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 5. (HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 4)

- Đọc rõ ràng, rành mạch. Đọc rành mạch toàn bài ; ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ rõ ý.

GDKNS : tự nhận thức ; xác định giá trị bản thân ; lắng nghe tích cực.

- Ý thức tận dụng đất đai, chăm chỉ lao động, sẽ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Tranh: Kho báu.

2. Học sinh: Sách Tiếng việt/Tập2.

 

doc 39 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 646Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học lớp 2 - Tuần 28 - Trường Tiểu học Bububabubu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 28
Từ ngày 21/3 đến ngày 25/3
 Thöù
Ngaøy
Tieát 
Tieát 
PPCT
Moân
TEÂN BAØI DAÏY
HAI
21/3
1
82
Tập đọc
Kho báu (T1) (GDKNS)
2
83
Tập đọc
Kho báu (T2) (GDKNS)
3
28
Mĩ thuật
4
136
Toán
Kiểm tra giữa kỳ II
5
BA
22/3
1
55
Chính tả
Kho báu
2
137
Toán
Đơn vị, chục, trăm, nghìn
3
28
Thủ công
Làm đồng hồ đeo tay (T2)
4
55
Thể dục
5
28
Kể chuyện
Kho báu (GDKNS)
TƯ
23/3
1
84
Tập đọc
Cây dừa
2
138
Toán
So sánh các số tròn trăm
3
28
Âm nhạc 
4
28
LT và câu
Từ ngữ về cây cối, đặt và trả lời câu hỏi: Để làm gì? _ Dấu chấm, dấu phẩy. 
5
28
TNXH
Một số loài vật sống trên cạn (GDKNS)
NĂM
24/3
1
56
Chính tả
Cây dừa
2
139
Toán 
Các số tròn chục từ 110 à 200
3
56
Thể dục
4
28
Tập viết
Chữ hoa Y
5
SÁU
25/3
1
28
TLV
Đáp lời chia vui – Tả ngăn về cây cối. (GDKNS)
2
140
Toán 
Các số từ 101 đến 110
3
28
Đạo đức
Giúp đỡ người khuyết tật (T1) V
4
28
SHTT
Sinh hoạt lớp 
Thứ hai, ngày 21 tháng 3 năm 2011
- - - o0o- - - 
Tiết 79
MÔN: TẬP ĐỌC 
BÀI: KHO BÁU (TIẾT 1) 
(GDKNS)
I. MỤC TIÊU: 
Hiểu nội dung: Ai yêu quý đất đai, ai chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 5. (HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 4)
Đọc rõ ràng, rành mạch. Đọc rành mạch toàn bài ; ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ rõ ý.
GDKNS : tự nhận thức ; xác định giá trị bản thân ; lắng nghe tích cực.
Ý thức tận dụng đất đai, chăm chỉ lao động, sẽ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. 
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
1. Giáo viên: Tranh: Kho báu. 
2. Học sinh: Sách Tiếng việt/Tập2. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 
1. Ổn định:
2. Bài cũ: 
-Gọi 3 em HTL bài “Bé nhìn biển”
-Tìm những câu thơ cho thấy biển rất rộng?
-Những hình ảnh nào cho thấy biển giống như trẻ con?
-Em thích khổ thơ nào nhất vì sao?
-Nhận xét, cho điểm. 
3. Bài mới: 
a) Khám phá:
- Cho hs quan sát tranh; hỏi: Tranh vẽ gì?
- GV: Ai yêu quý đất đai, ai chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Hôm nay chúng ta sẽ học bài “kho báu” để hiểu về điều này.
b) Kết nối:
- Hát
- 3 em HTL bài và TLCH. 
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
Hoạt động 1: Luyện đọc 
- GV đọc mẫu lần 1
GV lưu ý cách đọc, nhấn giọng. 
Ngày xưa, / có hai vợ chồng người nông dân kia/ quanh năm hai sương một nắng, / cuốc bẫm cày sâu. // Hai ông bà/ thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng/ và trở về nhà khi đã lặn mặt trời. //
+ Luyện đọc từ khó
-GV đọc mẫu
- GV hướng dẫn chia đoạn
-Giúp HS tìm hiểu nghĩa từ.
-GV đọc mẫu lần 2
Hoạt động 2: Thi đọc.
- GV cho hs thi đọc trước lớp
-1 HS đọc toàn bài.
-HS dùng bút chì ghi vào SGK.
-HS đọc nối tiếp câu 1, 2 lượt
-HS phát hiện từ khó đọc: nông dân, hai sương một nắng, lặn mặt trời, cấy lúa, làm lụng, cuốc bẫm cày sâu, cơ ngơi, hão huyền.
-HS đọc cá nhân
-HS đọc nối tiếp đoạn
-HS phát hiện từ khó hiểu
-HS tìm hiểu nghĩa từ
-HS đọc theo nhóm
-1HS đọc toàn bài
-HS đọc theo nhóm
- HS thi đọc trước lớp
- Bình chọn bạn đọc hay
TIẾT 2
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài. 
-Gọi 1 em đọc. 
-Tìm những hình ảnh nói lên sự cần cù, chịu khó của vợ chồng người nông dân? 
-Nhờ chăm chỉ làm lụng, hai vợ chồng người nông dân đã đạt được điều gì?
-GV hướng dẫn HS đọc đoạn 1. 
-Hai con trai của người nông dân có chăm làm ruộng như cha mẹ họ không?
-Trước khi mất người cha cho các con biết điều gì?
-Gọi 1 em đọc đoạn 2. 
-Goị 1 em đọc đoạn 3. 
-Theo lời cha, hai người con đã làm gì?
- Viết sẵn 3 phương án. 
- Vì sao mấy vụ liền lúa bội thu? 
-Cuối cùng kho báu mà 2 người con tìm được là gì?
- Kho báu đó là đất đai màu mỡ, là lao động chuyên cần. 
-Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?
c) Thực hành:
Hoạt động 3:- Luyện đọc lại:
- GV chia nhóm HS
- Gọi đại diện nhóm thi đọc
- GV nhận xét.
d) Vận dụng:
- Gọi 1 em đọc lại bài. 
- Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?
-Từ câu chuyện Kho báu em rút ra bài học gì?
-Dặn dò – Đọc bài. 
-1 em đọc đoạn 1. 
-Đọc thầm đoạn 1 và trả lời. 
-Gây dựng được một cơ ngơi đàng hoàng. 
-2 em đọc đoạn 1, giọng khoan thai, nhấn giọng các từ chỉ sự cần cù, chăm chỉ của hai vợ chồng người nông dân. 
-Đọc thầm đoạn 2. 
-Họ ngại làm ruộng, chỉ mơ hão huyền. 
-Người cha dặn dò: Ruộng nhà có một kho báu, các con hãy tự đào lên mà dùng. 
-1 em đọc đoạn 2. Giọng kể chậm rãi, buồn, lời người cha căn dặn các con trước khi qua đời- mệt mỏi, lo lắng. 
-1 em đọc đoạn 3. 
-Họ đào bới cả đám ruộng để tìm kho báu mà không thấy. Vụ mùa đến, họ đành trồng lúa. 
-Thảo luận nhóm. 
-Đại diện nhóm phát biểu. 
-Nhận xét, bổ sung. 
-1 em nêu. 
-Thảo luận, trao đổi tự nhiên theo ý của mình. 
-Đại diện nhóm trình bày. 
-3-4 em thi đọc lại truyện. 
-1 em đọc bài. 
-2-3 nhóm đọc theo phân vai 
- 2, 3 nhóm thi đọc.
- Bình chọn nhóm đọc hay.
- Ai yêu quý đất đai, ai chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. 
-Ai chăm học, chăm làm, người ấy sẽ thành công, hạnh phúc, có nhiều niềm vui. 
-Tập đọc bài. 
Tiết 136
MÔN: TOÁN 
BÀI: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ II
Yêu cầu cần đạt:
Kiểm tra tập trung vào các nội dung sau:
+ Phép nhân, phép chia trong bảng(2, 3, 4, 5)
+ Chia một nhóm đồ vật thành 2, 3, 4, 5 phần bằng nhau.
+ Giải bài toán bằng một phép nhân hoặc một phép chia.
+ Nhận dạng, gọi đúng tên, tính độ dài đường gấp khúc.
 Thứ ba, ngày 22 tháng 3 năm 2011
- - - o0o- - - 
Tiết 55
MÔN: CHÍNH TẢ (NGHE VIẾT)
BÀI: KHO BÁU
I. MỤC TIÊU: 
Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
Không mắc quá 5 lỗi trong bài. Làm được BT2, BT3a/b.
Biết chăm học, chăm làm thì sẽ được sung sướng hạnh phúc. 
II. CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên: Viết sẵn mẫu chuyện “Kho báu”. Viết sẵn BT 2a, 2b. 
2. Học sinh: Vở chính tả, bảng con, vở BT. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 
1. Ổn định:
2. Bài cũ: 
-Giáo viên chia bảng làm 4 cột, gọi 4 em lên bảng. 
-GV đọc. 
-Nhận xét. 
3. Bài mới: Giới thiệu bài. 
Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết. 
a/ Nội dung bài viết: 
-Giáo viên đọc mẫu nội dung đoạn viết. 
- Nội dung đoạn viết nói lên điều gì?
-Tìm trong đoạn viết hai thành ngữ đã học?
- Hai thành ngữ trên ý nói sự chăm chỉ làm việc của người nông dân. 
b/ Hướng dẫn trình bày. 
-Đoạn chép có mấy câu?
c/ Hướng dẫn viết từ khó. Gợi ý cho HS nêu từ khó. 
-Ghi bảng. Hướng dẫn phân tích từ khó. 
-Xoá bảng, đọc cho HS viết bảng. 
d/ Viết bài. 
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài vào vở. 
-Đọc lại. Chấm vở, nhận xét. 
Hoạt động 2: Bài tập. 
Bài 2: Yêu cầu gì?
-Hướng dẫn sửa. 
-Nhận xét, chốt lời giải đúng (SGV/ tr 167). 
voi huơ vòi, mùa màng. 
thuở nhỏ, chanh chua. 
Bài 3: Chọn bài tập a hay BTb. 
-Nhận xét, chốt ý đúng. 
a/ Ơn trời mưa nắng phải thì. 
Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu, 
Công lênh chẳng quản bao lâu
Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng. 
b/Cái gì cao lớn lênh khênh
Đứng mà không tựa ngã kềnh ngay ra. 
Đến khi nó lớn, nó quện nhau đi
Nhện ơi, nhện hỡi, nhện đi đằng nào?
4. Củng cố - dặn dò: 
Nhận xét tiết học, tuyên dương HS viết bài đúng, đẹp và làm bài tập đúng. 
Dặn dò – Sửa lỗi. 
- Hát
-4 em lên bảng. Lớp viết bảng con. 
2 em viết: con trăn, cá trê, nước trà, tia chớp. 
-2 em viết tên các loài cá bắt đầu bằng ch/tr. 
-Chính tả (nghe viết): Kho báu. 
-2-3 em nhìn bảng đọc lại. 
-Đoạn trích nói về đức tính chăm chỉ làm lụng của hai vợ chồng người nông dân. 
-Hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu. 
-3 câu. 
-HS nêu từ khó: Hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, lặn mặt trời. 
-Viết bảng con. 
-Nghe đọc viết vở. 
-Dò bài. 
-Chọn bài tập a hoặc bài tập b. 
-Điền vần uơ/ ua vào chỗ trống -3 em lên bảng đính vần vào chỗ trống, sau đó đọc kết quả. Lớp làm vở BT. 
-Nhận xét. 
-1 em nêu yêu cầu. 2 em lên bảng điền nhanh l/ n, ên/ ênh vào chỗ trống. Lớp làm vở BT. 
-Sửa lỗi mỗi chữ sai sửa 1 dòng. 
Tiết 137
MÔN: TOÁN 
BÀI: ĐƠN VỊ, CHỤC, TRĂM, NGHÌN
I. MỤC TIÊU: 
- Biết quan hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm; biết đơn vị nghìn, quan hệ giữa trăm và nghìn. 
- Nhận biết được các số tròn trăm, biết cách đọc và viết số tròn trăm. Bài tập cần làm: bài 1, bài 2.
- Phát triển tư duy toán học cho học sinh.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên: Bộ ô vuông biểu diễn số của GV. 
2. Học sinh: Bộ ô vuông biểu diễn số của HS. Sách, vở BT, bảng con, nháp. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 
1. Ổn định:
2. Bài cũ: 
Gọi 3 em lên bảng. 
	20: 0 + 5 =
	1 x 14: 1 =
	45 x 1: 9 =
-Nhận xét, cho điểm. 
3. Bài mới: Giới thiệu bài. 
Hoạt động 1: Ôn tập đơn vị, chục, trăm. 
-Giáo viên gắn 1 ô vuông và hỏi: có mấy đơn vị?
-Tiếp tục gắn 2. 3. 4. 5 10 ô vuông và yêu cầu HS nêu số đơn vị. 
-10 đơn vị còn gọi là gì?
-1 chục bằng bao nhiêu đơn vị?
-10 đơn vị = 1 chục. 
-10 chục bằng mấy trăm?
-Giáo viên viết bảng: 10 chục = 100. 
Hoạt động 2: Giới thiệu 1 nghìn. 
A/ Số tròn trăm: 
-Gắn lên bảng 1 hình vuông biểu diễn 100 và hỏi: Có mấy trăm?
-Gọi 1 em lên bảng viết số 100 dưới hình vuông biểu diễn 100. 
- Gắn lên bảng 2 hình vuông biểu diễn 100 và hỏi: Có mấy trăm?
-Gọi 1 em lên bảng viết số 200 dưới 2 hình vuông biểu diễn 100. 
- GV giới thiệu : Để chỉ số lượng là 2 trăm, người ta dùng số 2 trăm, viết là 200. 
-GV lần lượt đưa ra 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10 hình vuông để giới thiệu các số từ 300 ®900. 
-Các số từ 300 ®900 có gì đặc biệt?
- Những số này được gọi là những số tròn trăm. 
B/ Giới thiệu nghìn. 
-Gắn bảng 10 hình vuông và hỏi: Có mấy trăm?
-Giải thích: 10 trăm được gọi là 1 nghìn. 
-Viết bảng: 10 trăm = 1 nghìn. 
-Để chỉ số lượng là 1 nghìn, người ta dùng số 1 nghìn, viết là 1. 000. 
- 1 chục bằng mấy đơn vị?
-1 trăm bằng mấy chục?
-1 nghìn bằng mấy trăm?
-Nhận xét. 
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành. 
Bài 1: Yêu cầu gì?
-Yêu cầu HS tự làm bài. 
-GV gắn bảng các hình vuông biểu diễn một số đơn vị, một số chục, các số tròn trăm bất kì. Gọi HS đọc và viết số tương ứng. 
-Nhận xét. 
Bài 2: Yêu cầu gì?
- Giáo viên đọc một số tròn chục, tròn trăm bất kì 
-Nhận xét. cho điểm. 
4. Củng cố - dặn dò: 
-Nêu mối quan hệ giữa ... át biểu lựa chọn phần nào thì viết phần đó. 
-Cả lớp làm bài. 
-Quả măng cụt tròn, giống như một quả cam nhưng chỉ nhỏ bằng nắm tay của một đứa bé. Vỏ măng cụt màu tím thẳm ngả sang màu đỏ. Cuống măng cụt ngắn và to. Có bốn năm cái tai tròn trịa nằm úp vào quả và vòng quanh cuống. 
-Dùng dao cắt khoanh nửa quả, bạn sẽ thấy lộ ra ruột quả trắng muốt như hoa bưởi, với bốn năm cái múi to không đều nhau. An từng múi, thấy vị ngọt đậm đà và một mùi thơm thoang thoảng. 
- HS nối tiếp nhau đọc bài viết. 
 -Nhận xét, chọn bạn viết hay. 
- Vui vẻ, niềm nở.
-Tập thực hành đáp lại lời chia vui. 
Tiết 140
MÔN: TOÁN
BÀI: CÁC SỐ TỪ 101 ® 110
I. MỤC TIÊU: 
Nhận biết các số từ 101 ® 110. Biết đọc, viết các số từ 101 ® 110. 
Biết cách so sánh các số từ 101 ® 110. Biết được thứ tự các số từ 101 ® 110. Bài tập cần làm: bài 1, 2, 3
Phát triển tư duy toán học cho học sinh.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên: Các hình vuông biểu diễn trăm, và các hình vuông nhỏ biểu diễn đơn vị. 
2. Học sinh: Sách toán, vở BT, bộ lắp ghép, nháp. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 
1. Ổn định:
2. Bài cũ: 
Gọi 2 em lên bảng viết các số tròn chục mà em đã học. 
-Nhận xét, cho điểm. 
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu các số từ 101 ® 110
A/ Gắn bảng số 100 và hỏi: Có mấy trăm?
-Số này đọc là: Một trăm. 
-Gắn thêm một hình vuông nhỏ và hỏi: Có mấy chục và mấy đơn vị?
- Số 101 có mấy chữ số là những chữ số nào?
- Để chỉ có tất cả 1 trăm, 0 chục, 1 đơn vị, trong toán học người ta dùng số 1 trăm linh (lẻ)1 và viết là 101. 
-GV yêu cầu: Chia nhóm thảo luận và giới thiệu tiếp các số 103®110 nêu cách đọc và viết
-Hãy đọc các số từ 101®110. 
Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành. 
Bài 1: 
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Nhận xét. 
Bài 2: Gọi 1 em lên bảng làm bài
-Nhận xét, cho điểm. 
Bài 3: 
-Gọi 1 em đọc yêu cầu?
-GV nhắc nhở: Để điền số đúng, trước hết phải thực hiện việc so sánh số, sau đó điền dấu ghi lại kết quả so sánh đó. 
- Viết bảng 101 . 102 và hỏi: 
-Hãy so sánh chữ số hàng trăm của số 101 và số 102?
-Hãy so sánh chữ số hàng chục của số 101 và số 102?
-Hãy so sánh chữ số hàng đơn vị của số 101 và số 102?
-GV nhận xét. 
4. Củng cố - dặn dò: 
-Em hãy đọc các số từ 101 đến 110. 
-Nhận xét tiết học. 
-Tuyên dương, nhắc nhở. 
-Dặn dò. 
- Hát
-2 em lên bảng viết các số: 110. 120. 130. 140. 150. 160. 170. 180. 190. 200. 
-Lớp viết bảng con. 
-Có 1 trăm, 1 em lên bảng viết số 1 vào cột trăm
-HS đọc: Một trăm. 
-Có 0 chục và 1 đơn vị. Lên bảng viết 0 vào cột chục, 1 vào cột đơn vị. 
-Có 3 chữ số 1 trăm 0 chục 1 đơn vị. 
-Vài em đọc một trăm linh (lẻ) một. Viết bảng 101. 
-Thảo luận để viết số còn thiếu trong bảng
-3 em lên bảng: 1 em đọc số, 1 em viết số, 1 em gắn hình biểu diễn số. 
-Nhiều em đọc các số từ 101®110
HS làm SGK
HS tự nối số
-1 em lên bảng. Lớp làm vở. Nhận xét bài bạn. 
-Quan sát tia số. 1 em lên bảng điền số thích hợp vào tia số. Lớp làm vở. 
-HS đọc các số trên tia số theo thứ tự từ bé đến lớn. 
-HS làm vở.
-Điền dấu = vào chỗ trống. 
-Làm bài. 
- Chữ số hàng trăm cùng là 1. 
- Chữ số hàng chục cùng là 0. 
- Chữ số hàng đơn vị là: 1 nhỏ hơn 2 hay 2 lớn hơn 1. 
-Làm bài 
101<102	106<109
102=102	103>101
105>104	105=105
109>108	109<110
-Vài em đọc từ 101 đến 110. 
- Tập đọc các số đã học từ 101 đến 110. 
Tiết 28
MÔN: ĐẠO ĐỨC 
BÀI: GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHUYẾT TẬT (T1)
(GDKNS)
I. MỤC TIÊU: 
Biết: Mọi người đều cần phải hỗ trợ, giúp đỡ, đối xử bình đẳng với người khuyết tật. Nêu được một số hành động, việc làm phù hợp để giúp đỡ người khuyết tật. 
Có thái độ cảm thông, không phân biệt đối xử và tham gia giúp đỡ bạn khuyết tật trong lớp, trong trường và ở cộng đồng phù hợp với khả năng.
GDKNS: kĩ năng thể hiện sự cảm thông với người khuyết tật; kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề; kĩ năng thu thập và xử lí thông tin.
Không đồng tình với những thái độ xa lánh, kì thị, trêu chọc bạn khuyết tật.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
1. Giáo viên: Tranh minh họa hoạt động 1, vở BT Đạo đức. 
2. Học sinh: Sách Đạo đức, vở BT. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định:
2. Bài cũ: HS thực hành theo cặp. 
-Tình huống: Em đến chơi nhà bạn, nhưng trong nhà đang có người ốm. 
-Nhận xét, đánh giá. 
3. Bài mới: 
a) Khám phá:
- Ở trường, lớp, nơi em ở có người khuyết tật không? Những người đó đã được giúp đỡ như thế nào?
- GV tổng hợp ý kiến dẫn vào bài.
b) Kết nối:
- Hát
- Lịch sự khi đến nhà người khác/T2. 
- HS nêu ý kiến.
Hoạt động 1: Phân tích tranh. 
-Cho HS quan sát tranh. 
-GV nói nội dung tranh: Một số học sinh đang đẩy xe cho một bạn bị liệt đi học. 
-Yêu cầu HS thảo luận về việc làm của các bạn nhỏ trong tranh. 
-Giáo viên đưa câu hỏi: 
-Tranh vẽ gì?
-Việc làm của các bạn nhỏ giúp được gì cho bạn bị khuyết tật?
-Nếu em có mặt ở đó em sẽ làm gì? Vì sao?
-GV nhận xét
Kết luận: Chúng ta cần giúp đỡ các bạn khuyết tật để các bạn có thể thực hiện quyền được học tập. 
Hoạt động 2: Thảo luận. 
-GV yêu cầu thảo luận những việc có thể làm để giúp đỡ người khuyết tật. 
-Người khuyết tật thường là những người bị mất mát rất nhiều do vậy họ rất mặc cảm cho nên các em nên giúp đỡ họ bằng khả năng của em Giúp người bị liệt – đẩy xe lăn. Người mù-dắt sang đường. Người bị dị dạng do chất độc da cam-quyên góp tiền. Người câm điếc- vui chơi với họ. 
-Nhận xét. 
-Kết luận: Tuỳ theo khả năng điều kiện thực tế, chúng ta có thể giúp đỡ người khuyết tật bằng những cách khác nhau như: Giúp người bị liệt – đẩy xe lăn. Người mù-dắt sang đường. Người bị dị dạng do chất độc da cam-quyên góp tiền. Người câm điếc- vui chơi với họ. 
c) Thực hành:
Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến. 
-GV lần lượt nêu từng ý kiến, yêu cầu HS bày tỏ thái độ đồng tình hoặc không đồng tình. 
a/Giúp đỡ người khuyết tật là việc mọi người nên làm. 
b/Chỉ cần giúp đỡ người khuyết tật là thương binh. 
c/Phân biệt đối xử với bạn khuyết tật là vi phạm quyền trẻ em. 
d/Giúp đỡ người khuyết tật là góp phần làm bớt đi những khó khăn thiệt thòi của họ. 
-Kết luận: Ý kiến b chưa hoàn toàn đúng vì mọi người khuyết tật đều cần được giúp đỡ. 
-Quan sát. 
-1 em nhắc lại nội dung. 
-Chia nhóm thảo luận theo nội dung câu hỏi. 
-Đại diện nhóm trình bày, bổ sung. 
-Tranh vẽ một số học sinh đang đẩy xe cho một bạn bị liệt. 
-Giúp bạn vơi đi mặc cảm để đi học bình thường như các bạn khác. 
-Em cũng tham gia giúp bạn bị khuyết tật vì bạn đó đã chiụ sự mất mát nhiều cần san sẻ nỗi đau cho bạn. 
-Vài em nhắc lại. 
-Chia nhóm thảo luận. 
-Nhóm trưởng cử thư kí ghi ý kiến: Giúp người bị liệt – đẩy xe lăn. Người mù-dắt sang đường. Người bị dị dạng do chất độc da cam-quyên góp tiền. Người câm điếc- vui chơi với họ. 
-Đại diện nhóm trình bày. Nhận xét. 
-Vài em nhắc lại. 
-Cả lớp thảo luận. 
-Đồng tình. 
-Không đồng tình. 
-Đồng tình. 
-Đồng tình. 
. 
TIẾT 2
c) Thực hành (tt) :
Hoạt động 4: Xử lí tình huống. 
-GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm đóng vai một tình huống:
 -Giáo viên nêu tình huống:
Đi học về đến đầu làng thì Thủy và Quân gặp một người bị hỏng mắt. Thủy chào:” Chúng cháu chào chú ạ!”. Người đó bảo:”Chú chào các cháu. Nhờ các cháu giúp chú tìm đến nhà ông Tuấn xóm này với”. Quân liền bảo:”Về nhanh để xem hoạt hình trên ti vi, cậu ạ”
-Giáo viên hỏi: Nếu là Thủy em sẽ làm gì khi đó? vì sao?
-GV nhận xét, rút kết luận: Chúng ta cần giúp đơ tất cả những người khuyết tật, không phân biệt họ có là thương binh hay không. Giúp đỡ người khuyết tật là trách nhiệm của tất cả mọi người trong xã hội. 
Hoạt động 5: Giới thiệu tư liệu về việc giúp đỡ người khuyết tật. 
-GV yêu cầu các nhóm chuẩn bị các tư liệu đã sưu tầm được về việc giúp đỡ người khuyết tật. 
-GV đưa ra thang điểm: 1 em thì đưa ra tư liệu đúng, em kia nêu cách ứng xử đúng sẽ được 1 điểm hoặc được gắn 1 sao, 1 hoa. Nhóm nào có nhiều cặp ứng xử đúng thì nhóm đó sẽ thắng. 
-GV nhận xét, đánh giá. 
Kết luận: Người khuyết tật chịu nhiều đau khổ, thiệt thòi, họ thường gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Cần giúp đỡ người khuyết tật để họ bớt buồn tủi, vất vả thêm tự tin vào cuộc sống. Chúng ta cần làm những việc phù hợp với khả năng để giúp đỡ họ. 
-Nhận xét. 
d) Vận dụng:
-Giáo dục tư tưởng: mọi người khuyết tật đều cần được giúp đỡ, vì giúp đỡ người khuyết tật là góp phần làm bớt đi những khó khăn thiệt thòi của họ. 
-Nhận xét tiết học. 
-Dặn dò: Sưu tầm thơ, gương tốt về việc giúp đỡ người khuyết tật. -Giáo dục tư tưởng 
-Chia nhóm thảo luận. 
-Đại diện nhóm trình bày. 
-Nếu là Thủy em sẽ khuyên bạn cần dẫn người bị hỏng mắt tìm cho được nhà của ông Tuấn trong xóm. Việc xem phim hoạt hình để đến dịp khác xem cũng được. 
-Vài em nhắc lại. 
-Thảo luận theo cặp. 
-Từng cặp HS chuẩn bị trình bày tư liệu. 
-HS tiến hành chơi: Từng cặp HS trình bày tư liệu về việc giúp đỡ người khuyết tật. 1 em đưa ra tư liệu đã sưu tầm, 1 em nêu cách ứng xử. Sau đó đổi lại. Từng cặp khác làm tương tự. 
-Vài em nhắc lại. 
- HS lắng nghe.
SINH HOẠT LỚP
 TUẦN 28
I. Mục tiêu:
Biết trao đổi những vướng mắc trong học tập.
Rèn tính mạnh dạn, tự tin, học tập tích cực.
Có ý thức, kĩ cương trong sinh hoạt.
II. Nội dung sinh hoạt :
1. Các tổ báo cáo : về học tập, vệ sinh, chuyên cần và trật tự.
	2. Giáo viên nhận xét: 
	+ Chuyên cần: 	__________________________________________
	__________________________________________
	+ Học tập:	__________________________________________
	__________________________________________
	+ Vệ sinh cá nhân:	__________________________________________
	__________________________________________
	+ Trật tự:	__________________________________________
	__________________________________________
	+ Tuyên dương: 	__________________________________________
	+ Nhắc nhở: 	__________________________________________
	3. Thi văn nghệ:
III. Phương hướng tuần tới:
Tích cực trong học tập và hăng hái phát biểu ý kiến.
Tránh trò chơi nguy hiểm. 
Giữ vệ sinh cá nhân và trường lớp sạch đẹp.
Thực hiện tốt nội quy của nhà trường.
Tham gia tốt các phong trào do trường phát động.
Kyù duyeät.
Người soạn
Khoái tröôûng
Phoù Hieäu Tröôûng

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 28 cac thay co xem the nao.doc