Thiết kế bài dạy môn học lớp 2 - Tuần 21 (buổi chiều)

Thiết kế bài dạy môn học lớp 2 - Tuần 21 (buổi chiều)

Tuần 21

 Thứ hai

Tập đọc

CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG.

I. Mục tiêu:

 - Đọc trơn toàn bài, biết ngắt hơi hợp lý.

 - Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Hãy để cho chim được tự do ca hát, bay lượn; để cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời. (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 4, 5: học sinh khá giỏi trả lời được câu hỏi 3)

II. Đồ dùng dạy học:

 - Tranh minh họa bài trong sách giáo khoa, bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 26 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 755Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học lớp 2 - Tuần 21 (buổi chiều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
	Thứ hai
Tập đọc
CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG.
I. Mục tiêu: 
	- Đọc trơn toàn bài, biết ngắt hơi hợp lý. 
	- Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Hãy để cho chim được tự do ca hát, bay lượn; để cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời. (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 4, 5: học sinh khá giỏi trả lời được câu hỏi 3)
II. Đồ dùng dạy học: 
	- Tranh minh họa bài trong sách giáo khoa, bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinh KK
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Giáo viên gọi học sinh lên đọc bài “Mùa xuân đến”và trả lời câu hỏi. 
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm. 
2. Bài mới: 
+ Giới thiệu bài:
 Cho học sinh quan sát tranh 
 Giáo viên liên hệ GTB
+ Luyện đọc. 
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài. 
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp câu 
- Giáo viên hướng dẫn đọc:
* Từ: sung sướng, véo von, long trọng, khô bỏng, rúc mỏ, toả hương, 
* Câu: . Chim véo von mãi / rồi mới bay về bầu trời xanh thẳm. //
 . Tội nghiệp con chim! // Khi nó còn sống và ca hát, / các cậu đã để mặc nó chết vì đói khát. // Còn bông hoa, / giá các cậu đừng ngắt nó / thì hôm nay / chắc nó vẫn đang tắm nắng mặt trời.//
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp đoạn + Giải nghĩa từ
- Yêu cầu học sinh đọc theo nhóm. 
- Thi đọc giữa các nhóm. 
+ Tìm hiểu bài. 
- Chim sơn ca nói với bông cúc như thế nào ?
- Bông cúc cảm thấy thế nào?
- Trước khi bị bỏ vào lồng chim sơn ca và bông cúc sống như thế nào ?
- Vì sao tiếng hót của sơn ca trở nên buồn thảm ?
Hỏi HS khá giỏi: - Điều gì cho thấy các cậu bé rất vô tình đối với chim và hoa?
- Hành động của các cậu bé gây ra chuyện gì đau lòng?
- Em muốn nói gì với các cậu bé ?
- Câu chuyện khuyên các em điều gì?
- Giáo viên liên hệ giáo dục học sinh cần yêu quý những sự vật trong môi trường thiên nhiên quanh ta để cuộc sống luôn đẹp đẽ và có ý nghĩa Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
+ Luyện đọc lại
- Giáo viên cho học sinh luyện đọc lại.
3. Củng cố dặn dò
- Cho học sinh đọc lại cả bài – nêu nội dung.
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn học sinh đọc lại bài, chuẩn bị cho tiết kể chuyện.
- Lên đọc bài và trả lời câu hỏi. 
- Học sinh quan sát – nêu nội dung tranh
- Học sinh theo dõi. 
- Học sinh nối nhau đọc từng câu
- Luyện đọc cá nhân- Đồng thanh. 
- Học sinh nối tiếp đoạn + Giải nghĩa từ như SGK. 
- Đọc trong nhóm. 
- Đại diện các nhóm thi đọc từng đoạn rồi cả bài. 
- Cúc ơi! cúc xinh xắn làm sao!
- Cúc cảm thấy sung sướng khôn tả
- Chim và hoa sống tự do, vui vẻ bên nhau.
- Vì sơn ca bị nhốt trong lồng. 
- Hai cậu bé bắt chim nhốt vào lồng nhưng lại không cho chim ăn uống để chim chết vì đói khát; Hai cậu bé không thấy hoa nở đẹp mà cắt bỏ vào lồng chim.
- Chim sơn ca chết còn bông cúc trắng thì héo lả đi vì thương xót. 
- Học sinh nói theo suy nghĩ của mình. 
- Hãy để cho chim được tự do ca hát, bay lượn; để cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời
- Học sinh luyện đọc cá nhân. 
- Cả lớp nhận xét chọn bạn đọc tốt nhất. 
- Học sinh đọc lại cả bài – nêu nội dung của bài.
Chỉ đọc câu
Tham gia trả lời câu hỏi
Toán (Tiết 101)
LUYỆN TẬP 
 I. Mục tiêu.
 - Thuộc bảng nhân 5.
 - Biết vận dụng giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính nhân và trừ trong trường hợp đơn giản.
 - Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 5)
 - Nhận biết được đặc điểm của dãy số để viết số còn thiếu của dãy số đó.
 II. Đồ dùng dạy học
 Viết sẵn nội dung các bài tập lên bảng
 III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinh KK
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 2 hoc sinh đọc thuộc lòng bảng nhân 5. Hỏi hoc sinh về kết quả của 1số phép nhân trong bảng
- Nhận xét và cho điểm hoc sinh.
2. Bài mới.
+ Giới thiệu bài
- Trong giờ học toán này, các em sẽ cùng nhau luyện tập củng cố kĩ năng thực hành tính nhân trong bảng nhân 5.
+ Luyện tập
Bài 1a.
- Gọi 1 hoc sinh đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu hoc sinh tự làm bài, sau đó yêu cầu hoc sinh nối tiếp nhau nêu kết quả - Giáo viên ghi lên bảng..
Bài 2
- Viết lên bảng: 5 x 4 – 9 =
- Biểu thức trên có mấy phép tính đó là những dấu tính nào?
- Khi thực hiện tính, em sẽ thực hiện dấu tính nào trước?
- Khi biểu thức có dấu nhân và dấu trừ chúng ta thực hiện phép tính với dấu nhân trước, sau đó mới thực hiện tính trừ.
- Yêu cầu một HS lên bảng thực hiện tìm kết quả của phép tính trên. Sau đó GV chữa bài 
- Yêu cầu học sinh làm bài tập vào vở - Lên bảng sửa bài.
- Nhận xét cho điểm.
Bài 3
- Gọi một HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tóm tắt và làm bài
- Hướng dẫn HS nhận xét
3. Củng cố dặn dò
- Cho học sinh nối tiếp nhau nêu các phép tính trong các bảng nhân đã học.
- Dặn dò HS về nhà ôn lại các bảng nhân đã học.
- Nhận xét tiết học.
- 2 học sinh thực hiện - cả lớp theo dõi và nhận xét 
- Tính nhẩm.
- Cả lớp làm bài vào vở - nối tiếp nhau nêu kết quả - các em còn lại theo dõi và nhận xét bài bạn.
 5 x 3 = 15 5 x 8 = 40 5 x 2 = 10
 5 x 4 = 20 5 x 7 = 35 5 x 9 = 45
 5 x 5 = 25 5 x 6 = 30 5 x 10 = 50
- Có hai dấu tính là dấu nhân và dấu trừ.
- Dấu nhân trước (/)hoặc dấu trừ trước.
- Nghe giảng
- Một HS lên bảng làm bài cả lớp theo dõi bài làm của bạn và nhận xét.
5 x 4 – 9 = 20 – 9 
 = 11
- Học sinh làm bài tập vào vở - Lên bảng sửa bài – Nhận xét.
a. 5 x 7 – 15 = 35 – 15 
 = 20
b. 5 x 8 – 20 = 40 – 20
 = 20
c. 5 x 10 – 28 = 50 – 28
 = 22
- Đọc đề bài.
- Học sinh làm bài vào vở - 1 học sinh lên bảng sửa bài.
 Tóm tắt 
 1 ngày học: 5 giờ
 5 ngày học:. . . giờ?
 Bài giải
5 ngày Liên học số giờ là:
 5 x 5 = 25 (giờ)
 Đáp số: 25 giờ
- Học sinh nêu và mời bạn nêu tiếp kết quả phép tính mình đưa ra.
Chỉ cần làm một hoặc hai câu.
Không yêu cầu tóm tắt
Thứ ba
Kể chuyện (Tiết 21)
CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG.
I. Mục tiêu: 
- Dựa vào gợi ý kể lại được từng đoạn của câu chuyện “Chim sơn ca và bông cúc trắng”. 
- Học sinh khá giỏi biết kể lại được toàn bộ câu 
II. Đồ dùng dạy học: 
	- Bảng phụ viết sẵn gợi ý của từng đoạn. 
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinh KK
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 học sinh kể lại câu chuyện “Ông mạnh thắng Thần Gió”
- Nhận xét lời kể của học sinh
2. Bài mới: 
+ Giới thiệu bài:
 Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học. 
+ Hướng dẫn học sinh kể chuyện. 
a/ Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn dựa vào gợi ý:
* Đoạn 1:
Hỏi: - Bông cúc đẹp như thế nào?
 - Sơn ca làm gì, nói gì?
 - Bông cúc cảm thấy thế nào?
- Gọi 1 – 2 học sinh kể đoạn 1.
* Đoạn 2:
 - Hôm sau, chuyện gì xảy ra?
 - Bông cúc muốn làm gì?
- Gọi 1 – 2 học sinh kể đoạn 2.
* Đoạn 3: 
 - Chuyện gì xảy ra với bông cúc?
 - Ở trong lồng, sơn ca và bông cúc thương nhau thế nào?
- Gọi 1 – 2 học sinh kể đoạn 3
* Đoạn 4: 
- Thấy sơn ca chết các cậu bé đã làm gì?
- Gọi 1 – 2 học sinh kể đoạn 4
- Chia nhóm 4 học sinh . Yêu cầu học sinh kể theo nhóm 
- Kể chuyện trước lớp. 
b. Kể toàn bộ câu chuyện. 
- Cho học sinh khá giỏi xung phong kể cả câu chuyện.
- Giáo viên nhận xét bổ sung. 
3. Củng cố - dặn dò.
- Cho học sinh nêu lại ý nghĩa câu chuyện.
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn học sinh về kể cho cả nhà nghe.
- Hai học sinh lên bảng kể. 
- Cả lớp cùng nhận xét. 
- Bông cúc rất đẹp.
- Sơn ca sà xuống, hót rằng: Cúc ơi, cúc xinh xắn làm sao!
- Cúc sung sướng khôn tả.. 
- Học sinh dựa vào gợi ý để kể đoạn 1. 
- Sơn ca bị nhốt trong lồng.
- Bông cúc muốn cứu chim nhưng không làm gì được.
-1 – 2 học sinh kể đoạn 2
- Bông cúc bị hai cậu bé cắt bỏ vào lồng sơn ca.
- Sơn ca dù khát, phải vặt hết đám cỏ vẫn không đụng đến bông hoa. Hoa toả hương an ủi chim. Khi sơn ca chết, bông cúc cũng héo lả đi vì thương xót.
- 1 – 2 học sinh kể đoạn 3
- Các cậu đặt chim vào một chiếc hộp rất đẹp và chôn cất thật long trọng.
- 1 – 2 học sinh kể đoạn 4
- Học sinh kể trong nhóm. 
- Học sinh các nhóm nối nhau kể trước lớp. 
- Học sinh khá giỏi xung phong kể cả câu chuyện.
- Nhận xét.
- Nêu như trong bài tập đọc.
Toán (tiết 102)
ĐƯỜNG GẤP KHÚC – ĐỘ DÀI ĐƯỜNG GẤP KHÚC
 I. Mục tiêu.
 - Nhận dạng được và gọi đúng tên đường gấp khúc.
 - Nhận biết độ dài đường gấp khúc.
 - Biết tính độ dài đường gấp khúc khi biết độ dài mỗi đoạn thẳng của nó.
 II. Đồ dùng dạy học
 Giáo viên : Vẽ sẵn đường gấp khúc ABCD như phần bài học trên bảng.
 III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinh KK
1. Kiểm tra bài cũ:
Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập sau:
Tính:
4 x 5 + 20 = 3 x 8 – 13 = 
 - Nhận xét và cho điểm HS
2. Bài mới
+ Giới thiệu bài
- Trong giờ học toán này, các em sẽ được làm quen với đường gấp khúc và cách tính độ dài đường gấp khúc.
+ Giới thiệu đường gấp khúc và cách tính độ dài đường gấp khúc
- Chỉ vào đường gấp khúc trên bảng và giới thiệu: Đây là đường gấp khúc ABCD.
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ và hỏi: 
* Đường gấp khúc ABCD gồm những đoạn thẳng nào?
* Đường gấp khúc ABCD có những điểm nào?
* Những đoạn thẳng nào có chung một điểm đầu?
- Hãy nêu độ dài các đoạn thẳng của
đường gấp khúc ABCD.
- Yêu cầu HS tính tổng độ dài của các đoạn thẳng AB, BC và CD.
- Giới thiệu: Độ dài đường gấp khúc ABCD chính là tổng độ dài của các đoạn thẳng AB, BC, CD.
- Vậy độ dài của đường gấp khúc ABCD là bao nhiêu?
- Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm như thế nào?
+ Luyện tập
Bài 1a:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Cho học sinh làm bài vào vở
- Gọi học sinh lên bảng nối các điểm để có hai đoạn thẳng.
- Hướng dẫn lớp nhận xét sửa sai
Bài 2
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Hỏi: Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm như thế nào?
- Vẽ đường gấp khúc MNPQ như hình vẽ trong SGK lên bảng và yêu cầu HS tính độ dài đường gấp khúc MNPQ.
- Nhận xét và yêu cầu HS đọc bài mẫu.
- Yêu cầu học sinh làm câu b vào vở- Gọi học sinh sửa bài.
Bài 3: - Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- Hình tam giác có mấy cạnh?
- Vậy đường gấp khúc này gồm mấy đoạn thẳng ghép lại với nhau?
- Vậy độ dài của đường gấp khúc này tính thế nào?
- Cho học sinh thảo luận nhóm đôi làm bài, sau đó chữa bài.
3. Củng cố dặn dò
- Yêu câu học sinh nhắc lại cách tính độ dài đường gấp khúc.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào nháp.
 ...  viên nêu: Ríu rít chim ca tả tiếng chim hót rất trong trẻo, vui vẻ, nối liền không dứt.
- Em có nhận xét gì về độ cao của các con chữ?
- Giáo viên hướng dẫn và viết mẫu: Ríu - Hướng dẫn học sinh viết bảng con. 
+ Hướng dẫn học sinh viết vào vở :
- Giáo viên theo dõi uốn nắn, giúp đỡ học sinh chậm theo kịp các bạn. 
- Giáo viên chấm bài 
3/ Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét bài viết – Sửa chữa lỗi
- Tổ chức cho học sinh thi viết đẹp viết nhanh chữ R- Ríu
- Dặn học sinh về viết phần còn lại. 
- Nhận xét giờ học. 
- 1 học sinh lên bảng viết- Cả lớp viết bảng con.
- Học sinh quan sát mẫu.
- Cao 5 li, rộng 5 li rưỡi.
- Gồm 2 nét. 
- Học sinh theo dõi. 
- Học sinh viết bảng con chữ R từ 2, 3 lần. 
- Học sinh đọc cụm từ. 
- Chữ R, h cao 2 li rưỡi, t cao 1 li rưỡi , chữ rcao hơn 1 li, các chữ còn lại cao 1 li.
- Luyện viết chữ Ríu vào bảng con. 
- Học sinh viết vào vở theo yêu cầu của giáo viên. 
- Lần lượt 2 học sinh thi viết
Toán (Tiết 104)
 LUYỆN TẬP CHUNG.
I. Mục tiêu: 
 - Thuộc bảng nhân 2, 3, 4, 5 để tính nhẩm.
 - Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính nhân và cộng hoặc trừ trong trường hợp đơn giản.
 - Biết giải bài toán có một phép nhân.
 - Biết tính độ dài đường gấp khúc
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ, vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinh KK
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Giáo viên nêu yêu cầu: Tính độ dài đường gấp khúc ABCD , biết AB = 4 cm, BC = 5cm , CD= 7cm
- Giáo viên nhận xét ghi điểm. 
2. Bài mới: 
+ Giới thiệu bài: 
 GV nêu mục tiêu của tiết học. 
+ Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Tính nhẩm
- Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau nêu kết quả - Giáo viên ghi kết quả học sinh nêu lên bảng.
Bài 3: Tính
- Yêu cầu học sinh làm vào bảng con. 
- Nhận xét bảng con. 
Bài 4: Học sinh đọc đề bài.
- Giáo viên tóm tắt – Yêu cầu học sinh giải vào vở 
Tóm tắt
1 đôi: 2 chiếc đũa. 
7 đôi:  chiếc đũa ?
Bài 5: Cho học sinh tự làm vào vở như bài 4
Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét tổng trong bài toán để rút ra cách giải khác là: 3 x 3 = 9 (cm)
3. Củng cố - dặn dò.
- Gọi học sinh đọc thuộc lòng các bảng nhân đã học.. 
- Nhận xét giờ học. 
- 1 học sinh lên bảng tính- Cả lớp làm vào vở.
 Độ dài đường gấp khúc ABCD là:
 4 + 5 + 7 = 16 (cm)
 Đáp số: 16cm.
- Học sinh nối tiếp nhau nêu kết quả
 2 x 6 = 12 2 x 8 = 16 5 x 9 = 45 3 x 5 = 15
 3 x 6 = 18 3 x 8 = 24 2 x 9 = 18 4 x 5 = 20
 4 x 6 = 24 4 x 8 = 32 4 x 9 = 45 5 x 5 = 25
 5 x 6 = 30 5 x 8 = 40 3 x 9 = 27 2 x 5 = 10
- Làm bảng con. 
5 x 5 + 6 = 25 + 6 4 x 8 – 17 = 32 - 17
 = 31 = 15
2 x 9 – 18 =18 – 18 3 x 7 + 29 = 21 + 29 
 = 0 = 50
- Học sinh giải vào vở - Sửa bài 
 Bài giải
7 đôi có số chiếc đũa là: 
 2 x 7 = 14 (chiếc đũa)
 Đáp số: 14 chiếc đũa. 
- Học sinh làm vào vở - Sửa bài 
 Độ dài đường gấp khúc là:
 3 + 3 + 3 = 9 (cm)
 Đáp số: 9cm.
- Học sinh đọc CN - ĐT
Thứ sáu
Tập làm văn (Tiết 21)
 ĐÁP LỜI CẢM ƠN - TẢ NGẮN VỀ LOÀI CHIM.
I. Mục tiêu: 
 - Biết đáp lại lời cảm ơn trong tình huống giao tiếp đơn giản.
 - Thực hiện được yêu cầu của BT3 (Tìm câu văn miêu tả trong bài, viết 2, 3 câu về một loài chim) 
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng ghi sẵn các bài tập. 
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinh KK
1. Kiểm tra bài cũ: 
 - Gọi học sinh đọc đoạn văn viết về mùa hè của mình
 - Giáo viên nhận xét – cho điểm
2. Bài mới: 
+ Giới thiệu bài:
Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học. 
+ Hướng dẫn học sinh làm bài tập. 
Bài 1: Cho học sinh quan sát tranh, đọc lời các nhân vật trong tranh
- Yêu cầu học sinh thực hành đóng vai theo nhóm đôi. 
- Gọi một số cặp thực hành trước lớp.
Bài 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Chia nhóm.
- Yêu cầu học sinh thảo luận đóng vai theo 
Giáo viên nhắc nhở học sinh cần đáp lời cảm ơn với thái độ lịch sự, nhã nhặn, khiêm tốn. 
Bài 3: Yêu cầu học sinh đọc đoạn văn- Trả lời câu hỏi: 
- Những câu văn nào tả hình dáng của chích bông ?
- Những câu văn nào tả hoạt động của chim chích bông ?
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của câu c.
- Hỏi: Ta cần viết những gì?
- Giáo viên nhắc học sinh viết đoạn văn 2, 3 câu về một loài chim mà em thích. 
- Giáo viên nhận xét – Sửa chữa – Cho điểm.
Giáo viên liên hệ giáo dục học sinh : Mỗi loài chim có một vẻ đẹp riêng . Nó mang đến cho cuộc sống con người nhiều lợi ích như bắt sâu cho cây, đem lại tiếng hót tạo nên cuộc sống tươi vui,. Vì vậy chúng ta phải có ý thức bảo vệ chúng, không săn bắt, phá tổ chim, bắt chim non để chúng phát triển, tự do bay hót.
3. Củng cố - dặn dò.
- Hỏi: Đáp lời cảm ơn với thái độ thế nào? 
- Giáo viên liên hệ giáo dục học sinh thực hiện đáp lời cảm ơn trong giao tiếp hàng ngày.
- Nhận xét giờ học – Tuyên dương.
- Học sinh đọc đoạn văn
- Học sinh thảo luận nhóm đôi – đóng vai.
- Một số cặp thực hành trước lớp – Nhận xét.
- Thảo luận – phân công bạn đóng vai – trình bày trước lớp – nhận xét.
VD về lời đáp:
a/ Có gì đâu. Bạn cứ đọc đi! / Không phải vội đâu! Bao giờ bạn đọc xong trả mình cũng được.
b/ Có gì đâu. Mình là bạn bè mà. / Bạn đừng nói vậy. Mình là bạn với nhau mà.
c/ Dạ thưa bác, không có gì đâu ạ. / 
 Dạ, cháu cảm ơn bác đã khen.
- Trả lời câu hỏi.
- Chích bông là con chim bé xinh đẹp. Hai chân xinh xinh bằng hai chiếc tăm. Hai chiếc cánh nhỏ xíu. Cặp mỏ tí tẹo bằng hai mảnh vỏ trấu.
 - Hai chân cứ nhảy liên liến. Cánh nhỏ mà xoải nhanh vun vút. Cặp mỏ tí hon mà gắp sâu trên lá nhanh thoăn thoắtthân cây
- Viết 2 – 3 về một loài chim em thích.
- Tên, hình dáng (màu lông, mỏ, cánh,..), hoạt động (bay, nhảy, kiếm mồi, hót, )
- Học sinh làm vào vở
- Một số học sinh đọc bài của mình. 
- Cả lớp cùng nhận xét. 
VD: Em rất thích chim cánh cụt. Đó là một loài chim rất to, sống ở biển. Chim cánh cụt ấp trứng dưới chân, vừa đi vừa mang theo trứng, dáng đi trông rất ngộ nghĩnh.
- Chân thành, khiêm tốn
Toán (Tiết 105)
 LUYỆN TẬP CHUNG.
I. Mục tiêu: 
 - Thuộc bảng nhân 2, 3, 4, 5 để tính nhẩm.
 - Biết thừa số, tích.
 - Biết giải bài toán có một phép nhân. 
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng ghi sẵn các bài tập. 
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
	HSKK
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi học sinh đọc bảng nhân đã học
- Giáo viên nhận xét 
2. Bài mới: 
+ Giới thiệu bài: 
Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học. 
+ Hướng dẫn học sinh làm bài tập. 
Bài 1: - Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau nêu kết quả - Giáo viên ghi kết quả học sinh nêu lên bảng.
Bài 2: Yêu cầu học sinh làm bài vào vở “Viết tiếp sức”. Chon 2 đội chơi, mỗi đội 8 học sinh 
Bài 3: Yêu cầu học sinh làm vở- Lên bảng sửa bài . 
Bài 4: Giáo viên tóm tắt
1 học sinh: 5 quyển truyện
8 học sinh:  quyển truyện ?
- Cho học sinh thảo luận nhóm đôi giải vào vở- Lên bảng sửa bài.
3. Củng cố - dặn dò.
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh đọc thuộc bảng nhân
- Học sinh nối tiếp nhau nêu kết quả
 2 x 6 = 12 2 x 8 = 16 5 x 9 = 45 3 x 5 = 15
 3 x 6 = 18 3 x 8 = 24 2 x 9 = 18 4 x 5 = 20
 4 x 6 = 24 4 x 8 = 32 4 x 9 = 45 5 x 5 = 25
 5 x 6 = 30 5 x 8 = 40 3 x 9 = 27 2 x 5 = 10
- Làm bài vào vở.
- Tham gia trò chơi – Nhận xét.
Kết quả:
Thừa số
2
5
4
3
5
3
2
4
Thừa số
6
9
8
7
8
9
7
4
Tích
12
45
32
21
40
27
14
16
- Làm bài vào vở - Lên bảng sửa bài
 a/ 2 x 3 = 3 x 2
 4 x 6 > 4 x 3
 5 x 8 < 5 x 4
- Giải vào vở - Lên bảng sửa bài 
 Bài giải
8 học sinh mượn được số quyển truyện là: 
 5 x 8 = 40 (quyển truyện)
 Đáp số: 40 quyển truyện
Chính tả (Tiết 42)
 Nghe viết: SÂN CHIM.
Phân biệt: CH / TR ; UÔC / UÔT
I. Mục tiêu: 
 - Nghe viết chính xác, trình bày đúng bài: “Sân chim”
 - Làm đúng các bài tập phân biệt ch / tr, uôt / uôc. 
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng ghi sẵn đoạn văn và các bài tập. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinh KK
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh lên bảng viết các từ khó: sà xuống, xinh xắn, véo von.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm. 
2. Bài mới: 
+ Giới thiệu bài: 
Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học. 
+ Hướng dẫn học sinh viết. 
- Giáo viên đọc mẫu bài viết. 
Hỏi: Sân chim tả cái gì ?
- Đoạn văn có mấy câu ?
- Cho học sinh nêu từ khó viết- Giáo viên gạch dưới: xiết, thuyền, trắng xoá, sát, sông.
- Cho học sinh viết bảng con chữ khó 
- Hướng dẫn học sinh viết bài vào vở. 
- Đọc cho học sinh viết. 
- Giáo viên quan sát, theo dõi, uốn nắn học sinh. 
- Đọc lại cho học sinh soát bài – Sửa lỗi. 
- Giáo viên chấm bài 
+ Hướng dẫn làm bài tập. 
Bài 1a: Điền vào chỗ trống uôc hay uôt ?
- Cho học sinh thảo luận nhóm đôi làm vào vở
- Tổ chức trò chơi “Viết tiếp sức”. Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 6 học sinh 
- Nhận xét bài làm của học sinh. 
Bài 2b: Tìm tiếng có vần uôc / uôt và đặt câu với những tiếng có vần đó. 
3. Củng cố - dặn dò.
- Giáo viên nhận xét bài viết – Sửa chữa lỗi. 
- Nhận xét giờ học. 
- Một học sinh lên bảng viết- Cả lớp viết bảng con. 
- 2, 3 học sinh đọc lại. 
- Về cuộc sống của các loài chim trong sân chim. 
- Đoạn văn có 4 câu.
- Nêu từ khó viết. 
- Học sinh luyện viết bảng con. 
- Học sinh viết bài vào vở. 
- Soát bài – Sửa lỗi. 
- Học sinh thảo luận nhóm đôi làm vào vở
- Tham gia trò chơi- Nhận xét.
Kết quả:
uống thuốc trắng muốt
bắt buộc buột miệng
chải chuốt chuộc lỗi
- Học sinh làm bài vào vở- Đọc bài làm.
Cuốc: Ba cuốc đất. 
Thuốc: Mẹ uống thuốc
Tuốt: Bà con nông dân đang tuốt lúa. 
Vuốt: Hà đưa tay vuốt mấi tóc rất đẹp.
Nêu từ khó viết.
Nghe đọc và đánh vần để viết.
SINH HOẠT TẬP THỂ.
1/ Sơ kết hoạt động tuần 21:
 	 	- Lớp trưởng sơ kết việc thực hiện nội quy nhà trường.
 	 	- Các nhóm bình chọn bạn được tuyên dương .
 	 	- GV nhận xét- Tuyên dương- Nhắc nhở HS.
 	2/ Kế hoạch tuần 22:
 	 	- Khắc phục những tồn tại của tuần 21 .
 	 	- Giáo dục học sinh yêu thương, đoàn kết với bạn bè. 
 - Nhắc nhở học sinh không mua quà bánh trước cổng trường.
 	- Phát động phong trào thi đua học tốt chào mừng Ngày Thành lập Đảng 3/2.
 - Ôn tập các bảng nhân đã học để chuẩn bị học bảng chia.
3/ Văn nghệ- vui chơi:
 	- Tổ chức cho học sinh múa hát, chơi trò chơi./
Duyệt của BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 21 BUOI CHIEU CHUAN CHUAN.doc