Thiết kế bài dạy môn học lớp 2 - Tuần 17

Thiết kế bài dạy môn học lớp 2 - Tuần 17

Tập đọc

TÌM NGỌC.

I. MỤC TIÊU:

1. Đọc :

- Đọc trơn được cả bài.

- Đọc đúng các từ ngữ: nuốt, ngoạm, rắn nước, Long Vương, đánh tráo .

- Nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ .

- Nhấn giọng ở một số từ kể về sự thông minh, tình nghĩa của chó mèo.

2. Hiểu :

- Hiểu được ý nghĩa của các từ mới : Long Vương, thợ kim hoàn, đánh tráo

- Hiểu được đặc điểm tính cách của Na là một cô bé tốt bụng.

- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện : Khen ngợi những con vật nuôi trong nhà thông minh và tình nghĩa.

II. ĐỒ DÙNG:

- Tranh minh hoạ SGK , bảng phụ.

 

doc 23 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 498Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học lớp 2 - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc
Tìm ngọc.
I. Mục tiêu: 
1. Đọc : 
- Đọc trơn được cả bài. 
- Đọc đúng các từ ngữ: nuốt, ngoạm, rắn nước, Long Vương, đánh tráo.
- Nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ .
- Nhấn giọng ở một số từ kể về sự thông minh, tình nghĩa của chó mèo.
2. Hiểu : 
- Hiểu được ý nghĩa của các từ mới : Long Vương, thợ kim hoàn, đánh tráo
- Hiểu được đặc điểm tính cách của Na là một cô bé tốt bụng. 
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện : Khen ngợi những con vật nuôi trong nhà thông minh và tình nghĩa.
II. Đồ dùng: 
- Tranh minh hoạ SGK , bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy học:
Tiết 1
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: 
- KT 2 HS đọc thuộc lòng và TLCH bài:
Đàn gà mới nở.
- Nhận xét cho điểm.
2. Bài mới :
2.1. Giới thiệu bài :
- Treo tranh minh hoạ và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì?
- Thái độ của những nhân vật trong tranh ra sao?
- Giới thiệu bài và ghi đầu bài lên bảng.
2.2. Luyện đọc đoạn 1,2,3:
a. Đọc mẫu: 
- GV đọc mẫu lần 1
-Y/C 1HSkhá đọc.
b. HD phát âm từ khó:
- GV giới thiệu từ cần luyện phát âm và gọi HS đọc.
c. HD ngắt giọng câu văn dài:
- Giới thiệu câu cần luyện ngắt giọng và tổ chức cho HS luyện ngắt giọng. 
d. Đọc từng đoạn:
- Y/C HS đọc tiếp nối theo từng đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm
e. Thi đọc: 
- Tổ chức cho các nhóm HS thi đọc đồng thanh, cá nhân.
- Nhận xét ,cho điểm..
g. Cả lớp đọc đồng thanh:
- Y/C cả lớp đọc đồng thanh.
2.3. Tìm hiểu đoạn 1,2,3:
- Gọi HS đọc và TLCH: 
? Gặp bọn trẻ định giết con rắn chàng trai đã làm gì? 
? Con rắn đó có gì kì lạ ?
? Con rắn tặng chàng trai vật quý gì?
? Ai đánh tráo viên ngọc ?
? Vì sao anh ta lại tìm cách đánh tráo viên ngọc ?
? Thái độ của chàng trai ra sao?
- Chó mèo đã làm gì để lấy lại được ngọc quý ở nhà thợ kim hoàn?
- GV chuyển tiếp.
- Đọc thuộc lòng bài thơ và TLCH .
- Chó và mèo đang âu yếm bên cạnh một chàng trai.
- Rất tình cảm.
- HS theo dõi SGK, đọc thầm sau đó đọc chú giải.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi.
- 4 HS đọc cá nhân, đồng thanh các từ khó.
- Xưa/ có chàng trai/ thấy một bọn trẻ định giết con rắn nước/ liền bỏ tiền ra mua,/ rồi thả rắn đi.// Không ngờ/ con rắn ấy là con của Long Vương.//
- Tiếp nối nhau đọc đoạn 1,2,3 .
- HS lần lượt đọc trước nhóm.
- HS các nhóm thi đọc .
- HS đọc
- HS trả lời
- Bỏ tiền ra mua rắn rồi thả rắn đi.
- Nó là con của Long Vương.
- Một viên ngóc quý.
- Người thợ kim hoàn .
- Vì anh ta biết đó là viên ngọc quý.
- Rất buồn.
- Mèo bắt chuột, nó sẽ không ăn thịt nếu chuột tìm được ngọc.
Tiết 2
( TĐ : Tìm ngọc.)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
2.4.Luyện đọc các đoạn 4,5,6:
a. Đọc mẫu: 
-Gv đọc mẫu.
b. HD phát âm từ khó:
- GV giới thiệu từ khó 
c. HD ngắt giọng :
- Giới thiệu các câu cần luyện ngắt giọng và tổ chức cho HS luyện ngắt giọng.
- Y/C HS đọc nghĩa từ mới.
d. Luyện đọc cả đoạn:
e. Thi giữa các nhóm:
g. Đọc đồng thanh:
2.5. Tìm hiểu các đoạn 4,5,6:
- Gọi HS đọc và TLCH:
? Chuyện gì xảy ra khi chó ngậm ngọc mang về?
? Khi bị cá đớp mất ngọc , chó, mèo đã làm gì?
? Lần này con nào sẽ mang ngọc về?
? Chúng có mang được ngọc về không?
 vì sao?
? Mèo nghĩ ra kế gì? 
? Quạ có bị mắc mưu không? Và nó phải làm gì?
? Thái độ của chàng trai ntn khi lấy lại được ngọc quý?
? Tìm những từ ngữ khen ngợi Chó và Mèo?
2.6. Luyện đọc lại truyện:
- GV nghe và chỉnh sửa lỗi cho HS. 
3. Củng cố dặn dò: 
- Gọi 2 HS đọc nối tiếp .
- Qua câu chuỵên này , em hiểu được điều gì?
? Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
-Nhận xét tiết học, dặn HS đọc lại truyện và chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc mẫu, cả lớp theo dõi SGK và đọc thầm theo.
- HS luyện đọc từ khó.
- 4 HS đọc cá nhân, cả lớp đồng thanh câu:
Mèo liền nhảy tới/ ngoạm ngọc/ chạy biến.// Nào ngờ,/ vừa đi một quãng/ thì có con quạ sà xuống/ đớp ngọc/ rồi bay lên cao.//
- HS đọc và TLCH.
- Chó làm rơi ngọc và bị một con cá lớn nuốt mất .
- Rình bên sông, thấy có người đánh được con cá lớn , mmổ ruột cá có ngọc. Mèo liền nhảy tới ngoạm ngọc chạy.
- Mèo đội lên đầu.
- Không. Vì bị một con quạ đớp lấy rồi bay lên cao.
- Giả vờ chết để lừa quạ.
- Qụa mắc mưu, liền van lạy xin trả lại ngọc.
- Chàng trai vô cùng mừng rỡ.
- Thông minh , tình nghĩa.
- HS đọc.
- Đọc và TLCH:
- Chó và Mèo là những con vật gần gũi, rất thông minh và tình nghĩa.
- Phải sống thật đoàn kết, tốt với mọi người xung quanh.
Kể chuyện
Tìm ngọc.
I. Mục tiêu :
- Dựa vào tranh minh hoạ, gợi ý của GV kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện .
- Biết thể hiện lời kể tự nhiên và phối hợp lời kể với nét mặt, điệu bộ .
- Biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với từng nội dung của chuyện .	
- Biết theo dõi lời bạn kể và biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn.
II. Đồ dùng :
- Tranh SGK ( phóng to )
iii. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
1 . Bài cũ:
_ 3 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện : Con chó nhà hàng xóm.
- Nhận xét cho điểm.
2 . Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài: 
2.2. HD kể chuyện :
a. Kể lại từng đoạn câu chuyện :
+ Bước 1 : Kể theo nhóm :
- Y/C HS chia nhóm , dựa vào tranh và gợi ý kể cho nhau nghe. 
+ Bước 2 : Kể trước lớp :
.- 6 HS khá kể nối tiếp theo tranh để tạo thành 1 câu chuyện. 
- Y/C HS cả lớp nhận xét . 
GV gợi ý HS bằng cách đặt câu hỏi.
Tranh1: ? Do đâu chàng trai có được viên ngọc quý?
? Thái độ của chàng trai ra sao khi được tặng ngọc?
Tranh2: ? Chàng trai mang ngọc về và ai đã đến nhà chàng?
? Anh ta đã làm gì với viên ngọc?
? Thấy mất ngọc Chó và Mèo đã làm gì?
Tranh 3: ? Tranh vẽ 2 con gì?
? Mèo đã làm gì để tìm được ngọc ở nhà người thợ kim hoàn?
Tranh4: Tranh vẽ cảnh ở đâu?
? Chuyện gì đã xảy ra với chó và mèo?
Tranh 5: 
? Chó và Mèo đang làm gì?
? Vì sao Quạ lại bị mèo vồ?
Tranh 6: ? Hai con vật mang ngọc về, thái độ của chàng trai ra sao?
? Theo em, hai con vật đáng yêu ở điểm nào?
b.Kể lại toàn bộ câu chuyện :
- Gọi HS tiếp nối nhau kể lại từng đoạn câu chuyện .
- Gọi HS kể lại toàn bộ câu chuyện .
- Nhận xét, cho điểm.
3 . Củng cố dặn dò :
? Câu chuyện khen ngợi nhân vật nào? Khen ngợi về điều gì?
- Nhận xét tiết học , dặn HS về nhà kể cho bố mẹ và người thân nghe .
- HS kể .
- Mỗi nhóm 6 em lần lượt kể từng đoạn theo tranh. 
- HS kể.
- Mỗi nhóm cử 1 HS đại diên kể 1 đoạn.
- HS nhận xét về cách diễn đạt, cách thể hiện , về nội dung ...
- Cứu một con rắn .
- Rất vui.
- Người thợ kim hoàn.
- Tìm mọi cách đánh tráo.
- Xin đi tìm ngọc.
- Mèo và Chuột.
- Bắt được chuột và hứa sẽ không ăn thịt nếu nó tìm thấy ngọc.
- Trên bờ sông.
- Ngọc bị cá đớp mất. Chó và Mèo 
- Mèo vồ quạ . Quạ lạy van và trả lại ngọc cho Chó .
- Vì nó đớp ngọc trên đầu mèo .
- Mừng rở .
- Rất thông minh và tình nghĩa.
- HS thực hành kể nối tiếp nhau.
- 2 HS kể lại câu chuyện .
- Khen ngợi Chó và Mèo vì chúng thông minh và tình nghĩa.
Chính tả :( N.V )
Tìm ngọc.
I.Mục tiêu :
Nghe- viết chính xác đoạn tóm tắt nội dung câu chuyện: Tìm ngọc.
Viết đúng một số tiếng có vần ui/ uy, et/ ec, phụ âm đầu r/d/gi.
 ii. Đồ dùng :
 Bảng phụ chép sẵn nội dung tóm tắt chuyện tìm ngọc và nội dung BT 3.
 iii. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài cũ: 
- Gọi 2 HS lên bảng, GV đọc các từ khó cho HS viết, Y/C cả lớp viết vào bảng con.
- Nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới :
2.1. Giới thiệu bài:
2.2. HD viết chính tả:
a.Ghi nhớ nội dung đoạn viết
- Đọc đoạn viết. 
- Gọi HS đọc lại đoạn văn. 
? Đoạn văn này nói về những nhân vật nào? 
? Ai tặng cho chàng trai viên ngọc?
? Nhờ đâu mà Chó và Mèo lấy được ngọc quý?
? Chó và Mèo là những con vật thế nào?
b. HD cách trình bày:
? Đoạn văn có mấy câu ? 
? Hãy đọc những chữ viết hoa trong bài?
c.HD viết từ khó :
- Đọc cho HS viết các từ khó vào bảng con. 
d.Viết chính tả: 
- GV đọc cho HS viết. 
e. Soát lỗi :
- GV đọc cho HS soát lỗi 
g. Chấm bài : - Chấm và nhận xét.
2.3. HD làm bài tập: ( SGV )
2.4. Học bảng chữ cái:
3.Củng cố dặn dò : - GV nhận xét giờ học
 - Dặn HS về nhà làm BT chính tả.
- HS viết : trâu, ruộng, nối nghiệp, quản công, nông gia.
- Đọc thầm theo GV
- 2,3 HS đọc lại bài.
Chó, Mèo và chàng trai
- Long Vương.
- Nhờ sự thông minh, nhiều mưu mẹo.
- Rất thông minh và tình nghĩa.
- .. có 4 câu .
- Các chữ tên riêngvà các chữ cái đứng đầu câu.
- Viết các từ : Long Vương, mưu mẹo, 
- HS nghe – viết.
- Đổi vở , dùng bút chì soát lỗi .
Tập đọc
Gà “ tỉ tê “ với gà.
I. Mục tiêu : 
1. Đọc :
- HS đọc trơn được cả bài ; giọng kể tâm tình và thay đổi theo từng nội dung.
Đọc đúng các từ : gấp gáp, roóc roóc, gõ mỏ, dắt bầy con
Nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ ... 
2. Hiểu :
Hiểu nghĩa các từ : tỉ tê, tín hiệu, xôn xao, hớn hở.
Hiểu nội dung của bài : Loài gà cũng biết nói chuyện với nhau và sống tình cảm như con người.
ii. Đồ dùng : 
- Bảng phụ , tranh minh hoạ.
iii. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: 
- KT 3 HS đọc và TLCH bài tìm ngọc 
- Nhận xét cho điểm. 
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:
2.2.Luyện đọc:
a. Đọc mẫu
- GV treo tranh và đọc mẫu lần 1 
-1 HS khá đọc mẫu lần 2.
b.HD phát âm từ khó
- Giới thiệu các từ cần luyện phát âm và Y/C HS đọc . 
- Y/C HS đọc nối tiếp câu . 
c. HD ngắt giọng : 
-Treo bảng phụ , HD HS ngắt giọng . 
d. Đọc cả bài:
- Y/C HS đọc cả bài trước lớp .
- Y/C HS chia nhóm và luyện đọc 
e. Thi đọc 
b.Đọc đồng thanh 
2.3.Tìm hiểu bài:
? Gà con biết trò chuyện với mẹ từ khi nào?
? Gà Mẹ nói chuyện với con bằng cách nào?
? Gà con đáp lại mẹ thế nào?
? Từ ngữ nào cho thấy gà con rất yêu mẹ ?
? Gà mẹ báo cho con biết không có chuyện gì nguy hiểm bằng cách nào?
- Gọi HS bắt trước tiếng gà.
- Cách gà mẹ báo tin cho con biết “ Tai hoạ! Nấp mau!”
? Khi nào lũ con lại chui ra?
3.Củng cố dặn dò: 
- Gọi HS đọc toàn bài.
? Qua câu chuyện em hiểu điều gì?
- Loài gà cũng có tình cảm, biết yêu thương đùm bọc nhau như con người.
- GV nhận xét giờ học .
- Y/C HS về nhà quan sát các con vật nuôi trong gia đình.
-HS đọc bài 
- Theo dõi và đọc thầm
- HS đọc cá nhân , đồng thanh các từkhó , từ dễ lẫn .
- Mỗi HS đọc một câu nối tiếp đến hết .
- Luyện đọc các c ...  giới thiệu.
- Nhận xét bài của bạn - GV cho điểm.
4. Ôn luyện về dấu chấm:
- HS đọc Y/C của BT và đọc đoạn văn.
- Y/C HS tự làm BT sau đó chép lại cho đúng chính tả.
- Nhận xét , cho điểm.
5. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà ôn lại các bài tập đọc đã học.
- 7,8 HS lần lượt lên bảng, bốc thăm chọn bài.
- 3 HS đọc bài, mỗi em đọc 1 tình huống.
- Tự giới thiệu về em với mẹ của bạn emkhi em đến nhà bạn lần đầu.
- 1 HS khá làm mẫu.VD: Cháu chào bác ạ! Cháu là Mai, học cùng lớp với bạn Ngọc. Thưa bác, Ngọc có nhà không ạ.
- HS thực hành.
- Làm bài cá nhân- 2 HS lên bảng làm.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
- Làm bài cá nhân.- 3 HS lên bảng.
Ôn tập cuối học kỳ 1
Tiết 3.
I. Mục tiêu: 
- Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
- Ôn luyện về kĩ năng sử dụng mục lục sách.
- Rèn kĩ năng viết chính tả.
II. Đồ dùng:
- Phiếu viết tên các bài tập đọc và HTL đã học.
4 lá cờ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu.
2. Ôn luyện tập đọc và HTL:
- Gọi HS lên bảng bốc thăm bài tập đọc.
- Theo dõi HS đọc, chỉnh sửa lỗi sai .
- GV chấm điểm.
3.Ôn luyện kĩ năng sử dụng mục lục sách.
- Gọi HS đọc Y/C , sau đó tổ chức cho HS thi tìm mục lục sách .
Tổ chức cho HS thi tìm mục lục sách SGV. 
- Kết thúc, đội nào tìm được nhiều bài tập đọc hơn là đội thắng cuộc.
- GV cho điểm.
4. Viết chính tả: 
- GV đọc đoạn văn 1 lượt – 2 HS đọc lại.
? Đoạn văn có mấy câu?
? Những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
? Cuối mỗi câu có dấu gì?
- Y/C HS viết bảng: quyết trở thành, giảng lại
- GV đọc bài cho HS viết .
- Đọc bài cho HS soát lỗi.
- Chấm điểm và nhận xét.
5. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà ôn lại các bài tập đọc đã học.
- 7,8 HS lần lượt lên bảng, bốc thăm chọn bài.
- Đọc bài- Nghe GV phổ biến cách chơi và chuẩn bị chơi.
- 2 HS đọc thành tiếng- HS khác đọc thầm.
- Có 4 câu.
- Chữ Bắc phải viết hoa vì đó là tên riêng. Các chữ Đầu, ở , Chỉ, phải viết hoa vì là chữ đầu câu.
- Có dấu chấm.
- Thực hành viết bảng.
- Nghe - viết 
- HS soát lỗi.
Ôn tập cuối học kỳ 1
Tiết 4.
I. Mục tiêu: 
- Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
- Ôn luyện về từ chỉ hoạt động và các dấu câu.
- Ôn luyện về cách nói lời an ủi và cách nói lời tự giới thiệu.
II. Đồ dùng:
- Phiếu viết tên các bài tập đọc và HTL đã học.
- Bảng phụ, VBT Tiếng Việt
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu.
2. Ôn luyện tập đọc và HTL:
- Gọi HS lên bảng bốc thăm bài tập đọc.
- Theo dõi HS đọc, chỉnh sửa lỗi sai .
- GV chấm điểm.
3. Ôn luyện về từ chỉ hoạt động:
- Gọi HS đọc Y/C và đọc đoạn văn trong bài.
 - Y/C gạch chân dưới 8 từ chỉ hoạt động trong đoạn văn đã cho.
- HS nhận xét bài của bạn trên bảng.
- GV cho điểm.
4. Ôn luyện về các dấu chấm câu:
- HS đọc lại đoạn văn đọc cả các dấu câu.- 
? Trong bài có những dấu câu nào?
? Dấu phẩy viết ở đâu trong câu?
- Dấu chấm, ..ở đâu trong câu?
5. Ôn luyện về cách nói lời an ủi và lời tự giới thiệu:
- HS đọc tình huống.
? Nếu em là chú công an , em sẽ hỏi thêm những gì để đưa em nhỏ về nhà?
- Y/C HS thực hành theo cặp .
- Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV kết luận, cho điểm.
5. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà ôn lại các bài tập đọc .
- 7,8 HS lần lượt lên bảng, bốc thăm chọn bài.
- Đọc đề bài.
- Làm bài cá nhân- 1 HS lên bảng làm.
( nằm, lim dim, kêu, chay, vươn mình, dang, vỗ, gáy.)
- HS đọc bài.
- Dấu phẩy, dấu chấm, dấu 2 chấm, dấu ngoặc kép, dấu chấm cảm, dấu 3 chấm.
- Viết ở giữa câu văn.
- HS trả lời.
- 2 HS đọc thành tiếng- HS khác đọc thầm.
- 2 HS khá làm mẫu- HS tự làm.
- HS thực hành.
- Các nhóm trình bày.
Ôn tập cuối học kỳ 1
Tiết 5.
I. Mục tiêu: 
- Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
- Ôn luyện về từ chỉ hoạt động và đặt câu với từ chỉ hoạt động.
- Ôn luyện kĩ năng nói lời mời, lời đề nghị.
II. Đồ dùng:
- Phiếu viết tên các bài tập đọc và HTL đã học.
- Tranh minh hoạ BT 2.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu.
2. Ôn luyện tập đọc và HTL:
- Gọi HS lên bảng bốc thăm bài tập đọc.
- Theo dõi HS đọc, chỉnh sửa lỗi sai .
- GV chấm điểm.
3. Ôn luyện về từ chỉ hoạt động và đặt câu với từ chỉ hoạt động. 
- Treo tranh minh hoạ và Y/C HS gọi tên hoạt động được vẽ trong tranh.
- Y/C HS đặt câu với từ : Tập thể dục.
- Y/C HS tự đặt câu với các từ khác .
- HS nhận xét bài của bạn .
- GV cho điểm.
4. Ôn luyện kĩ năng nói lời mời, lời đề nghị:
- Gọi 3 HS đọc 3 tình huống trong bài.
- Y/C HS nói lời của em trong tình huống1.
- Y/C HS suy nghĩ và viết lời nói của em trong các tình huống còn lại vào vở BT.
- HS đọc bài của mình.
- Nhận xét , cho điểm.
5. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà ôn lại các bài tập đọc đã học.
- 7,8 HS lần lượt lên bảng, bốc thăm chọn bài.
- HS nêu.
- HS đặt câu: Chúng em tập thể dục.
- HS làm bài cá nhân.
- 3 HS đọc thành tiếng- HS khác đọc thầm.
- HS phát biểu. VD: Chúng em mời cô đến dự buổi họp mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 của lớp ạ!
- HS làm bài cá nhân.
- HS đọc bài.
 Ôn tập cuối học kỳ 1
Tiết 6.
I. Mục tiêu: 
- Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
- Ôn luyện về kĩ năng kể chuyện theo tranh và sắp xếp các câu văn thành bài.
- Ôn luyện kĩ năng viết tin nhắn.
II. Đồ dùng:
Phiếu viết tên các bài tập đọc và HTL đã học.
Tranh minh hoạ BT2.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu.
2. Ôn luyện tập đọc và HTL:
- Gọi HS lên bảng bốc thăm bài tập đọc.
- Theo dõi HS đọc, chỉnh sửa lỗi sai .
- GV chấm điểm.
3. Kể chuyện theo tranh và đặt tên cho chuyện:
- Gọi HS đọc Y/C đề bài .
- Y/C HS quan sát tranh 1.
? Trên đường phố, mọi người và xe cộ đi lại thế nào?
? Ai đang đứng trên lề đường?
? Bà cụ định làm gì? bà đã làm được việc bà muốn chưa?
- Y/C HS kể lại toàn bộ nội dung tranh.
- Y/C quan sát tranh 2:
? Lúc đó ai xuất hiện?
? Theo em cậu bé sẽ làm gì, nói gì với bà cụ. Hãy nói lời của cậu bé?
? Khi đó bà cụ sẽ nói gì? Hãy nói lại lời bà cụ?
- Y/C QS tranh 3 và nêu nội dung tranh 3.
- Y/C HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- HS đặt tên cho truyện.
4. Viết tin nhắn:- HS đọc Y/C của bài.
? Vì sao em phải viết tin nhắn?
? Nội dung tin nhắn cần những gì?
- Nhận xét , cho điểm.
5. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà ôn lại các bài tập đọc đã học.
- 7,8 HS lần lượt lên bảng, bốc thăm chọn bài.
- 1 HS đọc thành tiếng- HS khác đọc thầm.
- Trên đường phố người và xe đi lại tấp nập.
- Có 1 bà cụ già đang đứng bên lề đường.
- Bà cụ định sang đường nhưng mãi vẫn chưa sang được.
- Thực hành kể chuyện theo tranh 1.
-Một cậu bé xuất hiện.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- Cậu bé đưa bà cụ qua đường.
- HS kể nối tiếp theo nội dung từng tranh.
- Đọc bài.
- Vì cả nhà bạn đi vắng.
- Ghi rõ thời gian, địa điểm tổ chức.
- Làm bài cá nhân- 2 HS lên bảng làm.
Ôn tập cuối học kỳ 1
Tiết 7.
I. Mục tiêu: 
- Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
- Ôn luyện về từ chỉ đặc điểm của người và vật.
- Ôn luyện về viết bưu thiếp.
II. Đồ dùng:
- Phiếu viết tên các bài thơ, chỉ định đoạn thơ cần kiểm tra học thuộc.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu.
2. Kiểm tra HTL:
- Gọi HS lên bảng bốc thăm bài đọc.
- Theo dõi HS đọc, chỉnh sửa lỗi sai .
- GV chấm điểm.
3. Ôn luyện các từ chỉ đặc điểm của người và vật:
- Gọi HS đọc Y/C BT 2.
? Sự vật được nói đến trong câu: Càng về sáng, tiết trời càng lạnh giá. Là gì?
? Càng về sáng, tiết trời ntn?
? Vậy từ nào là từ chỉ đặc điểm của tiết trời khi về sáng ?
- Y/C tự làm các câu còn lại và báo cáo kết quả làm bài .
- HS nhận xét bài của bạn.
- GV cho điểm.
4. Ôn luyện về cách viết bưu thiếp:
- HS đọc Y/C của BT 3.
- Y/C HS tự làm sau đó gọi 1 số em đọc bài làm.
- Nhận xét , cho điểm.
5. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà ôn lại các bài tập đọc đã học.
- 7,8 HS lần lượt lên bảng, bốc thăm chọn bài.
- 1 HS đọc thành tiếng- Cả lớp đọc thầm.
- Là tiết trời.
- Càng lạnh giá hơn.
- Lạnh giá.
b. vàng tươi, sáng trưng, xanh mát.
c. siêng năng, cần cù.
- Đọc bài.
- Làm bài cá nhân.
Ôn tập cuối học kỳ 1
Tiết 8.
I. Mục tiêu: 
- Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
- Ôn luyện cách nói câu đồng ý, không đồng ý.
- Ôn luyện cách viết đoạn văn ngắn ( 5 câu ) theo chủ đề cho trước .
II. Đồ dùng:
- Phiếu viết tên các bài bài thơ cần kiểm tra HTL.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu.
2. Ôn luyện tập đọc và HTL:
- Gọi HS lên bảng bốc thăm bài tập đọc.
- Theo dõi HS đọc, chỉnh sửa lỗi sai .
- GV chấm điểm.
3. Ôn luyện cách nói đồng ý, không đồng ý:
- Gọi HS đọc Y/C đề bài.
- Y/C 2 HS làm mẫu tình huống 1.
- Y/C 2 HS ngồi cạnh nhau thực hành theo tình huống .
- HS các nhóm trình bày.
- HS nhận xét bài của bạn.
- GV cho điểm.
4. Viết khoảng 5 câu nói về 1 bạn lớp em.- - HS đọc Y/C của BT 
- Y/C HS tự làm – Sau đó đọc bài làm.
- Nhận xét , cho điểm.
5. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà ôn lại các bài tập đọc đã học.
- 7,8 HS lần lượt lên bảng, bốc thăm chọn bài.
- HS đọc bài.
- Làm mẫu: +Hà ơi, xâu giúp bà cái kim!
+ Vâng ạ! Cháu sẽ giúp bà ngay đây ạ!
- Từng cặp HS làm.
- HS đọc.
- HS tự làm và đọc bài làm.
Ôn tập cuối học kỳ 1
Tiết 9.( Bài luyện tập )
I. Mục tiêu: 
Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản.
Ôn tập về cặp từ cùng nghĩa.
Củng cố mẫu câu: Ai thế nào?
II. Tiến hành:
GV nêu Y/C của tiết học.
Y/C HS mở SGK và đọc thầm văn bản : Cò và vạc.
Y/C HS mở vở BT và làm bài cá nhân.
Chữa bài.
Thu và chấm 1 số bài sau đó nhận xét kết quả bài làm của HS.
Tiết 10
	Bài luyện tập.
I. Mục tiêu:
- Luyện kĩ năng viết chính tả .
- Luyện kĩ năng viết đoạn văn ngắn theo chủ đề cho trước.
II. Cách tiến hành:
Nêu nội dung và Y/ C tiết học .
Đọc bài đàn gà mới nở.
Y/C 1 HS đọc lại sau đó cho cả lớp đọc đồng thanh.
Y/C HS nêu cách trình bày bài thơ.
Đọc bài thong thả cho HS viết.
Đọc bài cho HS soát lỗi.
Y/C HS suy nghĩ và tự làm bài trong vở BT.
Chấm và nhận xét bài làm của HS.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop2 tuan.doc