Thiết kế bài dạy môn học lớp 2 - Tuần 15 (chuẩn)

Thiết kế bài dạy môn học lớp 2 - Tuần 15 (chuẩn)

TUẦN 15: Thứ hai ngày 13 tháng 12 năm 2010

CHÀO CỜ

TẬP ĐỌC

Hai anh em

I- Mục tiêu :

- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

- Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với ý nghĩ của hai nhân vật (người em và người anh).

- Hiểu nội dung: Sự quan tâm, lo lắng cho nhau, nhường nhịn nhau của hai anh em.

II- Đồ dùng :

- GV : Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK, bảng phụ viết những câu, đoạn văn luyện đọc.

- HS : Sách giáo khoa.

III- Các hoạt động dạy học :

 

doc 35 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 497Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học lớp 2 - Tuần 15 (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15: 	 Thứ hai ngày 13 tháng 12 năm 2010
Chào cờ
Tập đọc
Hai anh em
I- Mục tiêu : 
- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. 
- Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với ý nghĩ của hai nhân vật (người em và người anh).
- Hiểu nội dung: Sự quan tâm, lo lắng cho nhau, nhường nhịn nhau của hai anh em.
II- Đồ dùng :
- GV : Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK, bảng phụ viết những câu, đoạn văn luyện đọc.
- HS : Sách giáo khoa.
III- Các hoạt động dạy học :
Nội dung 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A- Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc bài: Nhắn tin, kiểm tra viết nhắn tin.
- Nhận xét, chấm điểm một số bài
-2 HS đọc bài nhắn tin của mình và kiểm tra số HS còn lại.
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài : 
- Hướng dẫn HS quan sát tranh.
- HS quan sát tranh vẽ.
2- Luyện đọc : 
+ GV hướng dẫn và đọc mẫu:
- HS lắng nghe.
- Toàn bài đọc giọng chậm rãi, tình cảm, nhấn giọng các từ ngữ : công bằng, ngạc nhiên, xúc động, ôm chầm lấy nhau.
+ GV hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ :
+ Đọc từng câu :
- GV uốn nắn cho HS.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu
trong mỗi đoạn.
- Đọc từ khó :
+ Đọc từng đoạn trước
lấy lúa, rất đỗi, kì lạ ngạc nhiên 
- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
lớp :
* Nghĩ vậy, / người em ra đồng lấy lúa của mình / bỏ thêm vào phần của anh. //
- Đọc câu khó :
* Thế rồi / anh ra đồng lấy lúa của mình / bỏ thêm vào phần của em. //
- HS nêu cách đọc.
- Hướng dẫn HS giải thích một số từ khó.
+Đọc từng đoạn trong nhóm :
- HS đọc theo nhóm 4
+ Thi đọc giữa các nhóm : 
- GV quan sát HS đọc bài.
- GV ghi điểm
- Các nhóm thi đọc nối đoạn.
- Lớp nhận xét, đánh giá.
+ Đọc đồng thanh:
- HS đọc một lượt.
Tiết 2:
3- Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
- HS đọc thầm đoạn 1.
H: Lúc đầu, hai anh em chia lúa như thế nào?
- Họ chia lúa thành hai đống bằng nhau, để ở ngoài đồng.
H: Người em nghĩ gì và đã làm gì?
- HS trả lời.
- Người anh nghĩ gì và đã làm gì?
- HS trả lời.
H: Mỗi người cho thế nào là công bằng?
GV KL : Vì thương yêu nhau, quan tâm đến nhau nên hai anh em đều nghĩ ra lí do để giải thích sự công bằng, chia phần nhiều cho người khác.
- Anh hiểu công bằng là chia cho em nhiều hơn vì em sống một mình vất vả. Em hiểu công bằng là chia cho anh nhiều hơn vì anh còn phải nuôi vợ con.
H: Hãy nói một câu về tình cảm của hai anh em.
- Hai anh em rất thương yêu nhau, sống vì nhau. / Hai anh em đều lo lắng cho nhau. / Hai anh em đều muốn nhường phần hơn cho nhau. / Tình cảm của hai anh em thật là cảm động.
4- Luyện đọc lại : 
- GV cho HS bình chọn nhóm và người đọc hay nhất, ghi điểm.
- Một số HS thi đọc lại câu chuyện theo cách đọc nối đoạn, đọc cả bài.
C- Củng cố- dặn dò: 
- Câu chuyện khuyên ta điều gì?
- Em thích nhân vật nào trong bài? Vì sao?
- Nhận xét giờ. Tuyên dương HS.
- Bài sau : Bé Hoa.
- Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu nhau để cuộc sống gia đình hạnh phúc.
 Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:.......................................................................................... .................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................Đạo Đức
Giữ gìn trường lớp sạch đẹp (Tiết 2)
I- Mục tiêu : 	
- HS có thái độ đồng tình với các việc làm đúng để giữ gìn trường lớp sạch đẹp. 
- Có thói quen vứt rác đúng nơi quy định. Thường xuyên làm vệ sinh lớp học.
II- Đồ dùng :
- GV: Thẻ ý kiến. 
- HS : Vở bài tập đạo đức 2 (nếu có).
 III- Các hoạt động dạy học :
Nội dung 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A- Kiểm tra bài cũ: 
H: Em hiểu thế nào là giữ gìn trường lớp sạch đẹp?
- Nhận xét, ghi điểm. 
- 2 HS trả lời.
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài :
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2- Bài giảng: 
Hoạt động 1: Đóng vai xử lí tình huống : 
Mục tiêu : Giúp HS ứng xử trong các tình huống cụ thể.
Cách tiến hành :
- GV giao cho mỗi nhóm thực hiện việc đóng vai xử lí một tình huống :
- GV mời các nhóm lên trình bày tiểu phẩm.
- GV đặt câu hỏi cho cả lớp thảo luận :
+ Em thích nhân vật nào nhất? Tại sao?
- GV mời một số HS trả lời.
- GV kết luận :
Tình huống 1 : An cần nhắc Mai đổ rác đúng nơi quy định.
- HS chuẩn bị đóng vai.
Hoạt động 2 : Thực hành làm sạch, làm đẹp lớp học. 
Tình huống 2 : Hà cần khuyên bạn không nên vẽ lên tường. 
Tình huống 3 : Long nên nói với bố mẹ sẽ đi chơi công viên vào ngày khác và đi đến trường để trồng cây cùng các bạn.
Mục tiêu : Giúp HS biết được các việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày để giữ gìn trường, lớp sạch đẹp.
Cách tiến hành :
- GV tổ chức cho HS quan sát xung quanh lớp học và nhận xét xem lớp mình đã sạch, đã đẹp chưa.
- HS thực hành xếp gọn lại lớp học cho sạch, đẹp.
- GV yêu cầu HS quan sát lớp học sau khi đã thu dọn và phát biểu cảm tưởng.
GV kết luận : Mỗi HS cần tham gia làm các việc cụ thể, vừa sức của mình để giữ gìn trường lớp sạch đẹp. Đó vừa là quyền, vừa là bổn phận của các em.
Hoạt động 3 : Trò chơi “Tìm đôi”. 
Mục tiêu : Giúp HS biết được phải làm gì trong các tình huống cụ thể để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
Cách tiến hành :
- GV phổ biến luật chơi : 
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV kết luận chung : Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là quyền và bổn phận của mỗi HS để các em được sinh hoạt, học tập trong môi trường trong lành.
 Trường em, em quý em yêu
Giữ cho sạch đẹp sớm chiều không quên.
- 12 HS trong lớp tham gia chơi. Các em sẽ bốc ngẫu nhiên mỗi em một phiếu. Mỗi phiếu là một câu hỏi hoặc một câu trả lời về chủ đề bài học. 
- Sau khi bốc phiếu, mỗi HS đọc nội dung và phải đi tìm bạn có phiếu tương ứng với mình làm thành một đôi. Đôi nào tìm được nhau đúng và nhanh, đôi đó sẽ thắng cuộc.
- HS thực hiện trò chơi.
C- Củng cố- dặn dò: 
- Củng cố nội dung bài.
- Nhận xét giờ.
- Chuẩn bị bài sau. 
 Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:.......................................................................................... ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................Toán
100 trừ đi một số 
I- Mục tiêu :
Giúp HS :
- Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ dạng: 100 trừ đi một số có một hoặc hai chữ số.
- Biết tính nhẩm 100 trừ đi số tròn chục.
II- Đồ dùng :
- GV : Bảng phụ ghi nội dung các bài tập.
- HS : SGK, vở ô li. 
III- Các hoạt động dạy học :
Nội dung 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A- Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra đọc bảng trừ
3 HS, nhận xét 
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài :
- GV nêu yêu cầu của bài học.
Vở bài tập, Sách giáo khoa 
2- Giới thiệu phép trừ dạng 100 trừ đi 1 số
+ Bước 1 : Giới thiệu phép trừ 100 – 36 :
* Nêu bài toán : Có 100 que tính, bớt đi 36 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
- HS nêu lại bài toán.
- Muốn biết còn lại bao nhiêu 
que tính, ta làm thế nào?
+ Đặt tính và tính :
- Gọi 1 HS bất kì lên bảng đặt
tính và nêu lại cách làm.
- Lấy 100 - 36
 1 00
 - 
 36 
 64
- Vậy 100 – 36 = ?
100 - 36 = 64
- Nhận xét về số bị trừ của phép tính
- Số bị trừ là số có ba chữ số.
- Học thuộc bảng tính.
+ Bước 2 : Giới thiệu phép trừ 100 - 5: (cách làm tương tự)
- Vậy 100 - 5 = ?
 1 00
 - 
 5 
 095
3 – Luyện tập :
Bài 1 : ( SGK tr 71)
Tính : 
- Gọi 2 HS chữa bảng, nêu các tính.
- HS nêu yêu cầu của bài.
 100 1 00 1 00 1 00 
 - - - - 
 4 9 22 69
 096 091 078 031
Bài 2 : ( SGK tr 70)
Tính nhẩm (theo mẫu) : 
- Yêu cầu HS làm bài vào vở. Gọi 2 HS chữa bảng, nêu cách nhẩm.
 100 – 70 = 30
 100 - 40 = 60
 100 – 10 = 90
- HS nêu yêu cầu của bài và đọc mẫu.
100 – 20 = ?
Nhẩm : 10 chục – 2 chục = 8 chục
Vậy : 100 – 20 = 80
- Đổi vở để kiểm tra bài.
C- Củng cố- dặn dò: 
- Củng cố nội dung bài.
- Nhận xét giờ.
- Chuẩn bị bài sau. 
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:.......................................................................................... .................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................
Hướng dẫn tự học
	- Hướng dẫn HS hoàn thiện bài trong ngày.
	- Bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu.
	- Hướng dẫn chuẩn bị bài sau.
Thứ ba ngày 14 tháng 12 năm 2010
Chính tả (Tập chép)
Hai anh em
I- Mục tiêu : 
- Chép lại chính xác, trình bày đúng đoạn 2 của truyện Hai anh em. 
- Viết đúng và nhớ cách viết một số tiếng có âm, vần dễ lẫn : ai / ay; s / x ; ât / ăc.
- Giúp HS rèn chữ viết đẹp và giữ vở sạch sẽ.
II- Đồ dùng :
- GV : Bảng lớp viết sẵn bài tập chép, nội dung bài tập 2, 3.
- HS : Sách giáo khoa, vở ô li.
III- Các hoạt động dạy học :
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A- Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập 3.
- Nhận xét, ghi điểm. 
- 2 HS viết bảng lớp.
- Lớp viết bảng con.
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài : 
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2- Hướng dẫn tập chép :
a) Hướng dẫn HS chuẩn bị : 
- GV đọc bài tập chép trên bảng.
- GV hướng dẫn HS nắm nội dung đoạn chép:
- 2 HS nhìn bảng đọc lại bài.
- Cả lớp đọc thầm.
- Người em nghĩ và đã làm gì?
- HS trả lời.
- Người anh nghĩ và đã làm gì?
- HS trả lời.
- Hướng dẫn HS nhận xét:
+ Tìm những câu nói lên suy nghĩ của người em?
- HS trả lời.
+ Suy nghĩ của người em được ghi với những dấu câu nào?
- Dấu ngoặc kép, ghi sau dấu hai chấm.
Tập viết bảng con những chữ khó : 
nghĩ, nuôi, lấy lúa 
- HS viết và nêu cách viết.
b) Chép bài vào vở:
- Bài viết thuộc thể loại gì?
- Văn xuôi.
- HS nêu tư thế ngồi, cách cầm bút, cách trình bày.
- GV uốn nắn tư thế ngồi cho HS.
- Đọc soát lỗi lần 1.
- HS chép bài vào vở.
- HS tự chữa lỗi.
- Đọc soát lỗi lần 2.
- HS đổi vở.
c) Chấm và chữa 
 ... nh tốt )
Bài 2 : (miệng)
Tìm các từ chỉ tính tình của một người , màu sắc của một vật , hình dáng của người và vật
 - 1 HS đọc yêu cầu của bài. 
- GV phát bút dạ và bảng nhóm cho HS các nhóm thi làm bài; khuyến khích các em viết nhiều từ.
Tính tình của một người
Tốt, xấu, ngoan, hư, hiền, dữ, chăm chỉ, chịu khó, siêng năng, cần cù, lười biếng, khiêm tốn, kiêu căng, hợm hĩnh, dịu dàng, cau có 
Màu sắc của một vật
Trắng, trắng muốt, xanh, xanh lè, xanh sẫm, đỏ, đỏ tươi, đỏ chói, vàng, vàng tươi, vàng ối, đen, đen sì, đen sạm, xám, xám ngắt, tím, tím than, tím đen, nâu, nâu sẫm, hồng,
Hình dáng của người, vật
cao, dong dỏng, ngắn, dài, thấp, to, bé, béo (mập), béo múp míp, gầy (ốm), gầy nhom, vuông, tròn, tròn xoe, méo, 
- HS hoạt động nhóm 4. Viết từ ra bảng nhóm. Hết thời gian quy định, đại diện các nhóm dán bài lên bảng lớp.
- Lớp nhận xét, bổ sung, tìm ra nhóm thắng cuộc (nhóm viết được đúng, nhiều từ).
Bài 3 : (viết)
Đặt câu theo mẫu : Ai thế nào ?
Mẫu : Mái tóc ông em bạc trắng .
 Ai ? Thế nào?
- Nhắc HS viết hoa chữ đầu câu, đặt dấu chấm kết thúc câu. Với những từ đã cho, có thể đặt nhiều câu theo mẫu Ai thế nào ? Ngoài ra, có thể và nên tìm thêm các từ khác.
Chú ý : Cách kiểm tra câu đặt của HS có đúng mẫu hay không : GV cần xem phần vị ngữ của câu có trả lời cho câu hỏi Thế nào hay không ?
- Cho HS tìm thêm các từ chỉ đặc điểm
- Gọi 1 số HS nêu.
- Đặt 1 câu có mẫu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? để so sánh sự khác nhau.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp đọc thầm lại.
- Lớp làm bài vào vở ô li.
- 1 HS làm bài trên bảng quay.
- Lớp nhận xét, chữa bài.
a) (vẫn còn) đen nhánh; (đã) hoa dâm; (đã) muối tiêu.
b) (rất) hiền hậu; (rất) vui vẻ; điềm đạm.
c) mũm mĩm; trắng hồng; xinh xắn.
d) tươi tắn; rạng rỡ; (thật) hiền làng; hiền khô.
C- Củng cố dặn dò:
- Củng cố nội dung bài.
- Nhận xét giờ.
- Chuẩn bị bài sau. 
 Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:.....................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
Hướng dẫn tự học
	- Hướng dẫn HS hoàn thiện bài trong ngày.
	- Bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu.
	- Hướng dẫn chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 17 tháng 12 năm 2010
Tập làm văn
Chia vui. Kể về anh chị em
I- Mục tiêu : 
- Biết nói lời chia vui hợp với tình huống giao tiếp.
- Viết được một đoạn văn ngắn gọn kể về anh chị em của mình.
II- Đồ dùng :
- GV :Tranh minh hoạ BT1, .
- HS : Sách giáo khoa, vở ô li.
III- Các hoạt động dạy học :
Nội dung 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A- Kiểm tra bài cũ: 
- GV và HS nhận xét . Ghi điểm.
- 2 HS chữa BT1, 2.
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài : 
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2- Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài tập 1: ( miệng)
Đọc lời chúc mừng của bạn Nam.
- GV nêu cách nói lời chia vui một cách tự nhiên, thể hiện thái độ vui mừng của em trai trước thành công của chị.
- GV khen những HS nhắc lại lời chia vui của Nam đúng nhất.
- Một HS đọc yêu cầu của bài.
- 4-5 HS tiếp nối nhau nói lại lời của Nam (Em chúc mừng chị. Chúc chị sang năm được giải Nhất). 
Bài tập 1: ( miệng)
Tập nói lời chúc mừng.
GV hướng dẫn HS : Bày tỏ bằng câu nói của mình, không nhắc lại lời của bạn Nam.
- GV nhận xét , bình chọn, chấm điểm một số em. 
- HS đọc yêu cầu của bài. 
4-5 HS tiếp nối nhau phát biểu.
( Em xin chúc mừng chị. / Chúc mừng chị đoạt giải Nhất. / Chúc chị học giỏi hơn nữa. / Chị ơi, chị giỏi quá! / Em rất tự hào về chị. / 
Mong chị năm tới sẽ đạt thành tích cao hơn
Bài tập 3 : ( viết)
- GV gợi ý : 
+ Các em cần chọn viết về một người đúng là anh, chị, em của em (anh, chị, em ruột hoặc anh , chị, em họ.
+ Em giới thiệu tên của người ấy, những đặc điểm về hình dáng, tính tình của người ấy, tình cảm của em với người ấy
- HS đọc yêu cầu của bài. 
- Cả lớp đọc thầm lại.
- 1, 2 HS nói miệng trước lớp.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV theo dõi, uốn nắn.
- HS làm bài vào ô li.
- GV chấm điểm một số bài viết của HS.
- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc bài viết.
C- Củng cố- dặn dò:
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Nhận xét giờ học. Tuyên dương HS.
- Chuẩn bị bài sau 
 Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:.....................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
Toán
Luyện tập chung
I- Mục tiêu :
Giúp HS :
- Thuộc bảng trừ đã học để tính nhẩm.
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết tính giá trị của biểu thức số có đến hai dấu phép tính.
- Biết giải toán với các số có kèm đơn vị cm.
II- Đồ dùng :
- GV : Bảng phụ ghi nội dung các bài tập.
- HS : SGK, vở ô li. 
III- Các hoạt động dạy học :
Nội dung 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A- Kiểm tra bài cũ: 
B- Bài mới:
Học thuộc lòng bảng tr 11, 12, 13, ...18 tr đi 1 số.
Nhận xét
Vài HS
Nhận xét
1- Giới thiệu bài :
- GV nêu yêu cầu của bài học.
2- Luyện tập :
Bài 1 : ( SGK tr 75) 
- Củng cố về trừ có nhớ trong phạm vi 20.
Tính nhẩm :
VD : 16 - 7 = 9 12 - 6 = 6
 11 - 7 = 4 13 - 7 = 8
 14 - 8 = 6 15 - 6 = 9
- HS nêu yêu cầu của bài .
- HS làm bài sau đó tiếp nối nhau đọc kết quả từng phép tính.
- HS đổi vở để kiểm tra kết quả.
Bài 2 : ( SGK tr 75)
- Củng cố phép trừ có nhớ trong phạm vi 100.
 Đặt tính rồi tính:
- Gọi vài HS nhắc lại cách đặt tính và cách tính.
- Lưu ý HS thực hiện phép trừ từ phải sang trái.
- HS nêu yêu cầu của bài và tự làm bài.
- 3 HS chữa bảng. VD :
a) 32 53 44 30
 - - - -
 25 29 8 6
 7 24 36 24
Bài 3 : ( SGK tr 75)
Củng cố thứ tự thực hiện các phép tính.
Tính :
- Tính từ đâu tới đâu?
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Tính lần lượt từ trái sang phải.
- HS làm bài rồi chữa. VD 
42 - 12 - 8 36 + 14 - 28 
= 30 - 8 = 50 - 28
= 22 = 22
Bài 5: ( SGK tr 75)
Củng cố về giải bài toán về ít hơn.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết băng giấy màu xanh dài bao nhiêu xăng- ti- mét, ta làm thế nào?
- Tìm câu trả lời khác.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- Băng giấy đỏ : 65 cm.
- Băng giấy xanh ngắn hơn : 17 cm.
- Băng giấy xanh :  cm?
- HS làm bài và chữa.
- Đổi vở để kiểm tra bài.
C- Củng cố- dặn dò: 
- Củng cố nội dung bài.
- Nhận xét giờ.
- Chuẩn bị bài sau. 
 Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:.....................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
Hướng dẫn tự học
	- Hướng dẫn HS hoàn thiện bài trong ngày.
	- Bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu.
	- Hướng dẫn chuẩn bị bài sau.
 Luyện viết
Ôn tập
I- Mục tiêu: 
- Viết đúng các nét chữ.
- Viết đúng, viết đẹp.
- Biết cách để vở, cầm bút, có ý thức luyện chữ, giữ vở.
II- Đồ dùng:
- Vở ô li - Bút mực.
- Bảng mẫu chữ viết.
III- Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài, nêu mục đích, yêu cầu bài học.
- HS nghe
a. Giới thiệu nét chữ
GV giới thiệu các nét chữ.
Hướng dẫn HS viết các nét có nét thanh, nét đậm.
- HS quan sát
- HS quan sát, nghe
b. Giới thiệu chữ: o, an, non, học
GV giới thiệu chữ: o, an, non, học
- GV viết mẫu và hướng dẫn HS cách viết.
- Quan sát, nghe
- Quan sát, viết bảng con
c. Giới thiệu cụm từ: Cảnh đẹp Tây Hồ
 GV giới thiệu: Cảnh đẹp Tây Hồ.
Gắn chữ mẫu và hỏi HS.
+ Trong cụm từ có từ nào viết hoa? Cao mấy li?
+ Trong cụm từ có chữ nào viết hoa? Vì sao?
+ Các chữ còn lại cao mấy li?
- Yêu cầu HS và vở ô ly.
Tây Hồ
Chữ C đứng đầu câu.
- HS trả lời 
d. Giới thiệu 4 câu thơ
Gió đưa
Tây Hồ
- Trong 4 câu thơ có từ nào viết hoa? Vì sao?
- Khi viết chữ đầu câu phải viết như thế nào?
Trấn Vũ, Thọ Xương, Yên Thái, Tây Hồ vì các từ là tên riêng.
- Viết hoa các chữ đầu câu.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV chấm 1 số bài nhận xét nét chữ của từng bài.
- Về nhà luyện viết thêm
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:.......................................................................................... .................................................................................................................................................... 
....................................................................................................................................................
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Biết nhận xét, đánh giá những ưu, khuyết điểm của bạn.
- Nhận ra ưu, khuyết điểm sửa chữa và có ý thức rèn luỵên trong mọi hoạt động của lớp, trường.
II. Đồ dùng:
Nội dung sinh hoạt
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Sơ kết tuần
Kể những việc làm tốt và chưa tốt trong tuần.
Kiểm tra vệ sinh cá nhân.
Bầu cá nhân, tổ xuất sắc
HS lần lượt kể
Cán bộ lớp
HS 
Hoạt động 2: Nội dung sinh hoạt
GV đưa ra một số nội dung hoạt động trong tuần tới.
Học tập
Hoạt động khác:
+ Vệ sinh cá nhân
+ Người tốt, việc tốt
Học hát những bài về anh bộ đội
HS nghe và thực hiện
Tiếp tục học tốt
Tác phong anh bộ đội
Kể chyện
HS tự lựa chọn
Trò chơi
Cho HS tự chọn (GV đưa ra luật chơi, cách chơi)
GV nhận xét 
HS tự lựa chọn
HS chơi thử, sau đó chơi thật
Hoạt động 3: Tổng kết, nhận xét 
Bầu cá nhân, tổ xuất sắc
Nhận xét, biểu dương
Rút kinh nghiệm và thực hiện tốt tuần tới.
Hướng dẫn tự học
	- Hướng dẫn HS hoàn thiện bài trong ngày.
	- Bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu.
	- Hướng dẫn chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTap doc.doc