Thiết kế bài dạy môn học lớp 2 - Tuần 12 - Trường tiểu học Lộc Hưng

Thiết kế bài dạy môn học lớp 2 - Tuần 12 - Trường tiểu học Lộc Hưng

I/ MỤC TIÊU :

 * Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt hơi đúng ở các câu có nhiều dấu phẩy.

 -Nghĩa các từ mới : vùng vằng, la cà. Hiểu ý diễn đạt qua các hình ảnh ; mỏi mắt

 chờ mong, (lá) đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con, (cây) xoà cành ôm cậu.

 * Hiểu ND: Tình cảm yêu thương sâu nặng của mẹ với con.(trả lời được CH 1,2,3,4).

 -HS khá , giỏi trả lời được CH5.

 * GDBVMT:TT Giáo dục tình cảm đẹp đẽ với cha mẹ.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

 -Xác định giá trị .( tình cảm đẹp đẽ với cha mẹ.)

-Thể hiện sự cảm thông(Hiểu cảnh ngộ và tâm trạng của người

III. CÁC PP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓTHỂ SỬ DỤNG

 -Đóng vai. Trải nghiệm ,thảo luận nhóm, trình by ý kiến c nhn, phản hồi tích cực.

IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

 1. Giáo viên : Tranh : Sự tích cây vú sữa.

 2. Học sinh : Sách Tiếng việt.

 

doc 27 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 348Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học lớp 2 - Tuần 12 - Trường tiểu học Lộc Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :5/ 11/ 2010 
Ngày dạy :Thứ hai ngày 8 tháng 11 năm 2010
TẬP ĐỌC(T34 + 35)
 SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA.
I/ MỤC TIÊU :
 * Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt hơi đúng ở các câu có nhiều dấu phẩy.
 -Nghĩa các từ mới : vùng vằng, la cà. Hiểu ý diễn đạt qua các hình ảnh ; mỏi mắt 
 chờ mong, (lá) đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con, (cây) xoà cành ôm cậu.
 * Hiểu ND: Tình cảm yêu thương sâu nặng của mẹ với con.(trả lời được CH 1,2,3,4).
 -HS khá , giỏi trả lời được CH5.
 * GDBVMT:TT Giáo dục tình cảm đẹp đẽ với cha mẹ.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
 -Xác định giá trị .( tình cảm đẹp đẽ với cha mẹ.)
-Thể hiện sự cảm thông(Hiểu cảnh ngộ và tâm trạng của người 
III. CÁC PP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓTHỂ SỬ DỤNG
	-Đĩng vai. Trải nghiệm ,thảo luận nhĩm, trình bày ý kiến cá nhân, phản hồi tích cực.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 1. Giáo viên : Tranh : Sự tích cây vú sữa.	
 2. Học sinh : Sách Tiếng việt.
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Ổn định :1’
2.Bài cũ : 4’ Cây xoài của ông em 
-Gọi 3 em đọc bài “Cây xoài của ông em “và TLCH 
-Cậu bé đi chợ mua gì?
-Vì sao đến gần chợ cậu bé lại quay về nhà?
-Vì sao bà phì cười khi nghe cậu bé hỏi ?
-Nhận xét, cho điểm.
3.Bài mới :30’
- Giới thiệu bài .+GV đdưa ra một quả vú sữa hỏi học sinh đây là quả gì?
-Treo tranh: Vú sữa là loại trái cây rất thơm ngon của miền Nam. Vì sao có loại cây này. Truyện đọc Sự tích cây vú sữa sẽ giúp các em hiểu nguồn gốc của loại cây ăn quả đặc biệt này.
-Ghi tựa bài 
*Hoạt đông 1:Luyện đọc 
Mục tiêu :Đọc đúng một số từ khó
-Giáo viên đọc mẫu toàn bài, giọng đọc nhẹ nhàng, tha thiết.
+Đọc từng câu :
-Kết hợp luyện phát âm từ khó 
-Chia đoạn :Gọi hs đọc nối tiếp đoạn 
-Kết hợp giải nghĩa từ 
-Giáo viên treo bảng phụ có ghi sẵn câu khó giới thiệu các câu cần chú ý cách đọc.
-Giáo viên đọc mẫu hs phát hiện cách ngắt nghỉ 
-Gọi hs đọc 
-Nhận xét –Tuyên dương 
-Giảng từ : mỏi mắt chờ mong -Trổ ra -Đỏ hoe -Xoà cành.
+Chia nhóm đọc 
-các nhóm khác nhận xét bổ xung
 Tiết 2: ( 35’)
*Hoạt động 2:Tìm hiểu bài .
Mục tiêu :Nắm được nội dung bài
 -Yêu cầu hs đọc thầm đoạn 1.
-Vì sao cậu bé bỏ nhà ra đi ?
Vì sao cậu bé quay trở về ?
-Trởvềnhà không thấy mẹ cậu bé đã làm gì 
-Chuyện lạ gì xảy ra khi đó ?
-Những nét nào gợi lên hình ảnh của mẹ ?
-Vì sao mọi người đặt tên cho cây lạ tên là cây vú sữa 
-GDTT: Câu chuyện cho thấy được tình yêu thương của mẹ dành cho con
-Theo em nếu được gặp lại mẹ cậu bé sẽ nói gì ?
Hoạt động 3 Luyện đọc lại.
Mục tiêu :Đọc đúng ,hay
-GVchia nhóm và yêu cầu học sinh phân vai theo nội dung câu chuyện thi đọc lại toàn bài
-Nhận xét , tuyên dương.
*GDKNS: Xác định giá trị: +Ai là người sinh ra chúng ta ra?
+Khi chúng ta bị bệnh ai là người đã tận tình chăm sóc chúng ta? +Nếu em là nhân vật trong câu truyện em sẽ cảm thấy thế nào khi không còn mẹ bên cạnh?
4 Củng cố : 4’
 -GDMT:Câu chuyện nói lên điều gì ?
*GDKNS:Tình cảm của người mẹ cho con là vô bờ bến là cao quý nhất.không mong báo đáp .Chúng ta phải biết yêu thương và kính trọng vâng lời cha mẹ.
-Nhận xét tiết học .
5.Dặn dò : 1’ - Xem lại bài 
-Hát 
-3 em HTL và TLCH.
Vú sữa
-Quan sát tranh 
-Sự tích cây vú sữa.
-HS nhắc lại 
KTDH:Trải nghiệm ,thảo luận nhóm,
-Theo dõi đọc thầm.
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu cho đến hết .
-HS luyện đọc các từ :cây vú sữa, khản tiếng, căng mịn, vỗ về, .
-HS đọc nối tiếp đoạn trong sách 
-Theo dõi 
-HS đọc 
-Đọc từng đoạn trong nhóm
-Thi đọc giữa các nhóm.-Đồng thanh.
KTDH:Trình bày ý kiến cá nhân, phản hồøi tích cực
-lớp đọc thầm 
- Hs trả lời.
- Nhận xét
(HS khá giỏi trả lời)
Học sinh trả lời
-Các nhóm HS thi đọc theo vai
- Chọn bạn đọc hay.
-Nói lên tình cảm của mẹ dành cho con .
TỐN(T56)
 TÌM SỐ TRỪ
I/ MỤC TIÊU :
*Biết tìm x trong các bài tập dạng :x-a=b(với a,b là các số cĩ khơng quá hai chữ số) 
.bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính (Biết cách tìm số 
bị trừ khi biết hiệu và số trừ)
*Vẽ được đoạn thẳng ,xác định điểm là giao của hai đoạn thẳng cắt nhau và đặt tên 
điểm đĩ.
*Yêu thích mơn học.
II/ CHUẨN BỊ :
 1. Giáo viên : Tờ bìa kẻ 10 ô vuông.
 2. Học sinh : Sách, vở BT, nháp, bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Ổn định :1’
2.Bài cũ : 4’ Luyện tập 
- Ghi kết quả và nêu tên gọi các thành phần trong phép trừ 
-Ghi : 47 – 5 = 42
 69 – 37 = 32
-Nhận xét, cho điểm.
3.Bài mới :30’
- Giới thiệu bài:Ghi tựa bài .
*Hoạt động 1:Tìm số trừ.
+Bài toán 1:
-Có 10 ô vuông. Bớt đi 4 ô vuông. Hỏi còn lại bao nhiêu ô vuông ?
-Làm thế nào để biết còn lại 6 ô vuông ?
-Hãy nêu các thành phần và kết quả của phép tính ?
+Bài toán 2:
-Có một mảnh giấy được cắt làm hai phần. Phần thứ nhất có 4 ô vuông. Phần thứ hai có 6 ô vuông. Hỏi lúc đầu tờ giấy có bao nhiêu ô vuông ?
Bài 2: Tương tự
-Vậy muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào ?
*Hoạt động 2 Luyện tập, thực hành.
Bài 1 :(Bài c,g Hs khá giỏi)
-Gọi hs nêu yêu cầu 
-Yêu cầu lớp làm bảng con 
-Tại sao x=8+4
-Nhận xét –Tuyên dương 
Bài 2 :(Cột 4,5 HS khá giỏi)
-Gọi hs nêu yêu cầu 
-Muốn tìm hiệu, số bị trừ em làm sao ?
-Gọi hs nhận xét 
Bài 3 :(HS khá giỏi)
- Gọi hs nêu yêu cầu 
-Số cần điền là số nào ?
-Nhận xét
Bài 4 :
-Gọi hs nêu yêu cầu 
-Lớp vẽ vào VBT-1 em làm bảng lớp 
-Nhận xét, cho điểm.
4.Củng cố 4’
- Nêu cách tìm số bị trừ ?
- Nhận xét.
5.Dặn dò:1’
-Dặn hs về học thuộc ghi nhớ xem lại cách tìm số bị trừ.
-Hát 
-2 em lên bảng làm. Lớp bảng con.
-1 em nêu tên gọi.
-HS nhắc lại 
-Lăùng nghe 
-Thực hiện : 10 – 4 = 6.
 10 - 4 = 6
 â â â
Số bị trừ Số trừ Hiệu
 -Lúc đầu tờ giấy có 10 ô vuông.
-Thực hiện : 4 + 6 = 10.
-Số bị trừ, số trừ, hiệu.
-Lấy hiệu cộng với số trừ.
-Nhiều em nhắc lại.
Cá nhân 
-HS nêu
–Lớp làm bảng con.
x – 4 = 8 x – 9 = 18
 x=8 + 4 	 x = 18 + 9 
 x = 12	 x =27 
-Vì x là số bị trừ, 4 là số trừ, 8 là hiệu. Muốn tìm số bị trừ lấy hiệu cộng số trừ.
Cặp đôi
-HS nhắc lại 
-Lấy số bị trừ trừ đi số trừ 
-HS nhận xét –Tuyên dương 
-HS nêu 
-Là số bị trừ.
-Nhận xét
Làm vở
-HS nêu 
-Chấm 4 điểm và ghi tên.Vẽbằng thước, kí hiệu tên điểm cắt nhau của hai đoạn thẳng bằng chữ in hoa : O hoặc M.
-Lấy hiệu cộng số trừ.
- lắng nghe 
 ĐẠO ĐỨC.( 12)
	 QUAN TÂM GIÚP ĐỠ BẠN / TIẾT 1.
 I/ MỤC TIÊU :
 * Biết được bạn bè cần phải quan tâm ,giúp đỡ lẫn nhau.
 * Nêu được một vài biểu hiện cụ thể của việc quan tâm ,giúp đỡ bạn bè trong học tập 
 lao động và sinh hoạt hằng ngày.
*Biết quan tâm giúp đỡ bạn bè bằng những việc làm phù hợp với khả năng .
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
-Thể hiện sự cảm thông với bạn bè
 III. CÁC PP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓTHỂ SỬ DỤNG
	-Thảo luận nhóm, đóng vai,trải nghiệm
 IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
 1.Giáo viên : Bài hát “Tìm bạn thân”. Tranh, câu chuyện : “Trong giờ ra chơi”
2.Học sinh : Sách, vở BT.
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Ổn định :1’
2.Bài cũ : 4’
-Như thế nào là chăm chỉ học tập?
-Chăm chỉ học tập có lợi ích gì?
-Nhận xét, đánh giá.
3.Bài mới :27’
 - Giới thiệu bài 
+Nếu bạn bị ngã em sẽ làm gì giúp bạn?
Ghi tựa bài .
Hoạt động 1 : Kể chuyện “Trong giờ 
ra chơi” của Hương Xuân.
*Mục tiêu : Giúp học sinh hiểu được biểu
 hiện cụ thể của việc quan tâm giúp đỡ bạn.
*Cách tiến hành :
-Giáo viên kể chuyện “Trong giờ ra chơi”.
-Yêu cầu thảo luận : 
-Các bạn lớp 2A làm gì khi bạn Cường bị 
ngã ?
-Em có đồng tình với việc làm của các
 bạn lớp 2A không ? Tại sao ?
-Giáo viên nhận xét. 
Kết luận :
-Khi bạn ngã, em cần hỏi thăm và nâng bạn dậy. Đó là biểu hiện của việc quan tâm giúp đỡ bạn.
Hoạt động 2: Việc làm nào là đúng ?
*Mục tiêu : Giúp học sinh biết được một 
số biểu hiện của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè.
*Cách tiến hành 
-ChoHSquan sát và chỉ ra được những hành
 vi nào là quan tâm giúp đỡ bạn ? Tại sao? 
(Nội dung tranh :SGV/ tr 45)
-Giáo viên kết luận. 
-Luôn vui vẻ, chan hoà với bạn, sẵn sàng giúp
 đỡ khi bạn gặp khó khăn trong học tập, trong
 cuộc sống là quan tâm giúp đỡ bạn bè.
Hoạt động 3 : Vì sao cần quan tâm giúp đỡ bạn.
*Mục tiêu : Giúp học sinh biết được lí do vì
 sao cần quan tâm giúp đỡ bạn.
*Cách tiến hành :
-Giáo viên phát phiếu học tập.Đánh dấu + vào
 ô trống trước những lí do quan tâm giúp dỡ bạn
 mà em tán thành.
c 1.Em yêu mến các bạn.
c 2.Em làm theo lời dạy của thầy giáo cô giáo.
c 3.Bạn sẽ cho em đồ chơi.
c 4.Vì bạn nhắc bài cho em trong giờ kiểm tra.
c 5.Vì bạn che giấu khuyết điểm cho em.
c 6.Vì bạn có hoàn cảnh khó khăn.
2.Em có thể khuyên bạn An như thế nào ?
GDKNS:+Nếu bạn ngồi cạnh em quên mang 
viết em sẽ làm gì khi mình có 2 cây viết?
+Bạn em bị ngã em làm gì giúp đỡ bạn?
- Kết luận -Quan tâm giúp đỡ bạn là việc cần
 thiết của mỗi học sinh. Khi quan tâm đến bạn, em sẽ mang lại niềm vui cho bạn, cho mình và tình bạn càng thêm thắm thiết gắn bó.
4.Củng cố 2’
 -Thế nào la ... sát cánh
Kề vai sát cánh.
-Viết bài nhà/ tr 20
 Ngày soạn :9 /11 /2010
 Ngày dạy :Thứ sáu ngày 12 tháng 11 năm 2010
 TOÁN(t60)
 LUYỆN TẬP.
I/ MỤC TIÊU :
* Thuộc bảng 13 trừ đi một số.
* Thực hiện được phép trừ dạng 33-5,53-15.
- Biết giải bài tốn cĩ một phép trừ .
*Học sinh yêu thích môn học
II/ CHUẨN BỊ :
 1.Giáo viên : Ghi bảng bài 5.
 2.Học sinh : Sách toán, vở BT, bảng con, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Ổn định :1’
2.Bài cũ : 4’ 53 – 15 
- Ghi : 73 - 18 43 - 17 83 - 5
-Gọi 2 em đọc thuộc lòng bảng công thức 13 trừ đi một số.
-Nhận xét –Cho điểm .
3.Bài mới : 30’
- GT bài:Luyện tập.
Bài 1:
-Gọi hs nêu yêu cầu 
- Yêu cầu HS tính nhẩm 
-Gọi hs nêu cách tính 
-Nhận xét –Tuyên dương 
Bài 2 :
 Yêu cầu gì ?
-Khi đặt tính phải chú ý gì ?
-Thực hiện phép tính như thế nào ?
-Gọi hs nhận xét –nêu cách tính 
-Nhận xét-Cho điểm .
Bài 3:(HS khá giỏi)
-Gọi hs nêu yêu cầu 
-So sánh 4 + 9 và 13 ?
- So sánh 33 – 4 – 9 và 33 – 13 ?
-Kết luận : Vì 4 + 9 = 13 nên 33 – 4 – 9 = 33 – 13 (trừ liên tiếp các số hạng bằng trừ đi tổng)
-Hỏi tuơng tự các bài khác.
-Nhận xét-Tuyên dương .
Bài 4:
- Gọi 1 em đọc đề.
-Phát có nghĩa là thế nào ?
-Muốn biết còn lại bao nhiêu quyển vở ta phải làm gì 
-Yêu cầu lớp làm vào vở 
-1 em lên giải 
-Nhận xét cho điểm.
Bài 5 (Hs khá giỏi làm ) 
-Gọi 1 em lên thực hiện phép tính 
-Gọi hs nhận xét 
-Nhận xét-Tuyên dương .
4.Củng cố 4’
-Nhận xét tiết học.
-Tuyên dương, nhắc nhở.
5.Dặn dò:1’
-Về xem lại bài.
-Hát 
-3 em lên bảng đặt tính và tính.
-Bảng con.
-2 em HTL.
Trò chơi nối tiếp
-HS nêu 
13 -4 = 9	 13 – 6 = 7 13-8=5 
13 – 5 = 8	 13 – 7 = 6 13-9=4 
-Nhận xét
Cá nhân 
-HS nêu 
-Đặt tính rồi tính.
-Viết số sao cho đơn vị thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột với chục.
-Tính từ phải sang trái.
 33 63 83
-8 -35 -27
25 28 56 
Thi đua 3 dãy
-HS nêu 
33 – 9 – 4 = 63 – 7 – 6 = 
33 – 13 = 63 – 13 = 
 42- 8 – 4 =
 42 – 12 =
-Có cùng kết quả là 20.
Làm vở
-1 em đọc đề .
-Cho, bớt đi, lấy đi.
-Thực hiện phép trừ ; 63 - 48
Bài giải .
Số quyển vở còn lại :
 63 – 48 = 15 (quyển vở)
 Đáp số : 15 quyển vở.
-Đọc đề bài.
 43
 -26
 17
-Học thuộc tìm số bị trừ.
TẬP LÀM VĂN(T12)
GỌI ĐIỆN. 
I/ MỤC TIÊU :
 * Đọc hiểu bài Gọi điện, biết một số thao tác gọi điện thoại,trả lời được các câu hỏi về 
 thứ tự các việc cần làm khi gọi điện thoại ,cách giao tiếp qua điện thoại (BT1).
 * Viết được 3-4 câu trao đổi qua điện thoại theo 1 trong 2 nội dung ở Bt2.
 * Phát triển học sinh năng lực tư duy ngôn ngữ.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
-Giao tiếp :Cởi mở tự tin, lịch sự trong giao tiếp. 
-Lắng nghe tích cực
 III. CÁC PP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓTHỂ SỬ DỤNG
	-Xử lí tình huống, đóng vai
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
1.Giáo viên : Máy điện thoại.
 2. Học sinh : Sách Tiếng việt, vở BT.
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định :1’
2.Bài cũ : 4’ Kể về người thân 
-Gọi 2 em đọc 2-3 câu kể về ông bà hoặc người thân của mình bị mệt để tỏ sự quan tâm.
-2 em đọc thư hỏi thăm ông bà.
-Nhận xét , cho điểm.
3.Bài mới :30’
- Giới thiệu bài-ghi tựa bài .
*Làm bài tập.
Bài 1 : 
-Gọi 1 em làm mẫu .
a/ sắp xếp lại thứ tự các việc cần làm khi gọi điện ?
b/ Em hiểu các tín hiệu sau đây nói điều gì 
-Tút ngắn, liên tục.
-Tút dài, ngắt quãng.
-Nhận xét.
c/Nếu bố( mẹ)ï của bạn cầm máy, em xin phép nói chuyện với bạn như thế nào ?
-Nhắc nhở hs ghi nhớ cách gọi điện một số điều cần lưu ý khi gọi điện thoại .
Bài 2 : Viết 
-Gọi hs nêu yêu cầu 
-Yêu cầu hs làm vào vở 
Gợi ý :
a/ Bạn gọi điện cho em nói về chuyện gì ?
-Bạn có thể sẽ nói với em như thế nào ?
-Em đồng ý và hẹn giờ, em sẽ nói như thế nào ?
-Nhận xét, chấm điểm
4.Củng cố: 4’
- Nhắc lại một số việc cần làm khi gọi điện.
- Nhận xét tiết học.
5 .Dặn dò :1’
-Dặn hs về nhà lưu ý khi gọi điện thoại 
-Hát 
-2 em đọc .
-2 em đọc thư thăm hỏi ông bà .
-Nhận xét.
-2 em đọc bài Gọi điện. 
Lớp đọc thầm.
-1,2,3. 
-Máy đang bận.
-Chưa có ai nhấc máy.
-Trao đổi từng cặp hoặc nhóm nhỏ.
-Đại diện nhóm nêu ý kiến.
+Chào hỏi bố mẹ của bạn và tự giới thiệu : tên, quan hệ thế nào với người muốn nói chuyện.
+Xin phép bố mẹ của bạn cho nói chuyện với bạn.
-Lắng nghe 
-1 em đọc yêu cầu và 2 tình huống.
-HS làm vào vở 
-Rủ em đến thăm một bạn trong lớp bị ốm.
-Hoàng đấy à, mình là Tâm đây! Này, bạn Hà vừa bị ốm đấy, bạn có cùng đi với mình thăm bạn Hà được không ?
-Đúng 5 giờ chiều nay mình sẽ đến nhà Tâm rồi cùng đi.
-Nhiều em đọc bài.
-4-5 em giỏi đọc lại bài viết, nhận xét, góp ý.
-Cách giao tiếp qua điện thoại.
-1 em nêu.
-Lắng nghe
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI(T12)
ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH
 I/ MỤC TIÊU : 
 * Kể tên một số đồ dùng của gia đình mình.
 * Biết cách giữ gìn và xếp đặt một số đồ dùng trong nhà gọn gàng ngăn nắp .
 GDBVMT: Nhận biết đồ dùng trong gia đình ,mơi trường xung quanh nhà ở.
 * Hứng thú trong giờ học.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Tranh vẽ trang 26.27. Phiếu BT.
2.Học sinh : Sách TN&XH, Vở BT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Ổn định :1’
2.Bài cũ : 4’ Gia đình 
-Em kể những công việc thường ngày của gia đình em, và ai làm những công việc đó 
-Vào những lúc nhàn rỗi gia đình em thường có những hoạt động vui chơi giải trí gì ?
-Nhận xét.
3.Bài mới :27’
Khởi động :Ghi tựa bài .
Hoạt động 1 : Làm việc theo nhóm.
Mục tiêu : Kể tên và nêu công dụng của một số đồ dùng thông thường trong nhà. Biết phân loại các đồ dùng theo vật liệu làm ra chúng.
Cách tiến hành :
+Hoạt động nhóm :
-Yêu cầu quan sát hình 1.2.3/ tr 26
-Kể tên những đồ dùng có trong từng hình, Chúng được dùng để làm gì ?
-Nhận xét.
-Làm việc nhóm:
-Phát cho mỗi nhóm một phiếu BT “Những đồ dùng trong gia đình” (Mẫu phiếu SGV/ tr 45)
-GV gọi đại diện nhóm lên trình bày.
-GV lưu ý một số vùng nông thôn miền núi chưa có điện thì chưa có đồ dùng sử dụng điện.
-GV kết luận:Mỗi gđ đều có những đồ dùng thiết yếu phục vụ cho cuộc sống .Tuỳ vào nhu cầu và điều kiện kinh tế nên đồ dùng của mỗi gđ cũng có sự khác biệt. 
Hoạt động 2 : Bảo quản đồ dùng trong gia đình.
Mục tiêu : Biết cách sử dụng và bảo quản một số đồ dùng trong gia đình. Có ý thức cẩn thận, gọn gàng, ngăn nắp (đặc biệt một số đồ dùng dễ vỡ).
Cách tiến hành :
-Yêu cầu quan sát hình 4,5,6/ tr 27.
-Gợi ý : Muốn sử dụng các đồ dùng bằng gỗ, sứ, thủy tinh bền đẹp ta cần lưu ý gì ?
-Khi dùng hoặc rửa, dọn bát chúng ta phải lưu ý điều gì 
-Đối với bàn ghế, giường tủ trong nhà chúng ta phải giữ gìn như thế nào ?
-Khi sử dụng những đồ dùng bằng điện chúng ta phải chú ý diều gì ?
-Làm việc cả lớp.
Kết luận : Muốn đồ dùng bền đẹp ta phải biết cách bảo quản và lau chùi thường xuyên, đặc biệt khi dùng xong phải xếp đặt ngăn nắp. Đối với dồ dùng dễ vỡ khi sử dụng cần chú ý nhẹ nhàng, cẩn thận.
-GV nhận xét.
TC:Thử tài đoán vật.
4.Củng cố 3’ - Muốn đồ dùng sử dụng được lâu dài ta phải chú ý điều gì?
-Nhận xét tiết học
-Hát 
- HS nêu
-Nhắc lại tựa bài
-Quan sát.
-Chia nhóm thảo luận nêu tên và công dụng của từng đồ dùng.
-Đại diện các nhóm lên trình bày
-nêu tên các đồ dùng của từng hình và giải thích công dụng.
-Nhóm khác góp ý bổ sung.
-Nhóm trưởng điều khiển các bạn kể tên những đồ dùng có trong gia đình.
-Đại diện nhóm lên trình bày.
-2-3 em nhắc lại.
-Quan sát.
-HS trả lời
-Biết cách bảo quản lau chùi thường xuyên, dùng xong dọn dẹp ngăn nắp.
-HS tham gia chơi tích cực
-HS trả lời
Học bài.
 Sinh ho¹t tuÇn 12
I.Mục tiêu: 
	-Đánh giá các hoạt động tuần qua, đề ra kế hoạch tuần đến.
	-Rèn kỹ năng sinh hoạt tập thể.
	-GDHS ý thức tổ chức kỉ luật ,tinh thần làm chủ tập thể.
	-Đề ra phương hướng tuần sau. 
II.Chuẩn bị:
 Nội dung sinh hoạt. 
III.Các hoạt động dạy và học:
1.Đánh giá các hoạt động tuần qua:
	a.Hạnh kiểm:
	-Các em có tư tưởng đạo đức tốt.
	-Lễ phép với thầy, cô giáo và người lớn. 
	-Đi học chuyên cần, biết giúp đỡ bạn bè.
	-Vệ sinh cá nhân và trường lớpù sạch sẽ. 
	b.Học tập:
- Phần đa các em có cố gắng học tập , hoàn thành bài trước khi đến lớp.
	- Trong tuần vẫn còn 1 số em còn lười học không chuẩn bị bài trước khi đến lớp, vở ghi trình chưa khoa học chữ viết Chưa đẹp, không có sự tiến bộ, ý thức học tập của 1 số em chưa cao, trong giờ học chưa chú ý nghe giảng, còn làm việc riêng.
	c.Các hoạt động khác:
	-Tham gia sinh hoạt đội ,sao đầy đủ.
	-Tham gia tập thể dục giữa giờ chưa tốt
	 2.Kế hoạch tuần 13 
-Keèm học sinh yếu 
- Bồi dưỡng học sinh giỏi và hs thi vẽ vòng huyện
-Tham gia giữ vệ sinh trường lớp 
-Duy trì đơi bạn học tập
Khắc phục hạn chế tuần qua.
Thực hiện thi đua giữa các tổ.
Nhắc hs đi học đều và đúng giờ 
Vệ sinh cá nhân ,trường lớp sạch sẽ .
Thi đua học tốt chào mừng ngày 20 /11
Duy,Khang, Tuấn, Phước, (Lười học)
Thia, Dương an (Chũ viết chư đẹp)
Hùng , Luật (làm việc riêng)
Tổ khối duyệt
Chuyên môn duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docG.an tuan 12.doc