Thiết kế bài dạy môn học lớp 2 - Nguyễn Thị Tươi - Tuần 24

Thiết kế bài dạy môn học lớp 2 - Nguyễn Thị Tươi - Tuần 24

TẬP ĐỌC

Quả tim khỉ (tr50)

A. Mục tiêu:

 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.

 - Hiểu ND: Khỉ kết bạn với Cá Sấu, bị Cá Sấu lừa nhưng khỉ đã khôn khéo thoát nạn. Những kẻ bội bạc như Cá Sấu không bao giờ có bạn. (trả lời được CH 1,2,3,5)

 - HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 4.

B. Đồ dùng dạy học:- Tranh minh hoạ nội dung trong SGK.

C. Hoạt động dạy học:

Tiết 1

I. KTBC: - Gọi 2 HS. đọc bài Cò và Cuốc và trả lời câu hỏi

II. Bài mới:

 1. Giới thiệu bài:

 2. Luyện đọc:

 * GV đọc mẫu toàn bài. Cả lớp theo dõi trong SGK.

 * Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:

a. Đọc từng câu:

- HS đọc nối câu. Chú ý các từ:

+ Từ, tiếng : leo trèo, quẫy mạnh, nhọn hoắt, sần sùi.

b. Đọc từng đoạn trước lớp:

- HS tiếp nối đọc từng đoạn trước lớp. Chú ý nhấn giọng, ngắt giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm và các câu văn:

+ Ngắt nghỉ câu văn dài: Bạn là ai? // Vì sao bạn khóc?//( giọng lo lắng quan tâm). Tôi là Cá Sấu.//Tôi khóc vì chẳng ai chơi với tôi.//( giọng buồn bã, tủi thân) + Câu nói của Khỉ đọc với giọng bình tĩnh.

 

doc 18 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 608Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học lớp 2 - Nguyễn Thị Tươi - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 Thứ hai ngày 20 tháng 2 năm 2012
Chào cờ
*****************************************
Tập đọc
Quả tim khỉ (tr50)
A. Mục tiêu:
 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.
 - Hiểu ND: Khỉ kết bạn với Cá Sấu, bị Cá Sấu lừa nhưng khỉ đã khôn khéo thoát nạn. Những kẻ bội bạc như Cá Sấu không bao giờ có bạn. (trả lời được CH 1,2,3,5)
 - HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 4.
B. Đồ dùng dạy học:- Tranh minh hoạ nội dung trong SGK.
C. Hoạt động dạy học:
Tiết 1
I. KTBC: - Gọi 2 HS. đọc bài Cò và Cuốc và trả lời câu hỏi
II. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 2. Luyện đọc:
 * GV đọc mẫu toàn bài. Cả lớp theo dõi trong SGK.
 * Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
a. Đọc từng câu: 
- HS đọc nối câu. Chú ý các từ:
+ Từ, tiếng : leo trèo, quẫy mạnh, nhọn hoắt, sần sùi.
b. Đọc từng đoạn trước lớp:
- HS tiếp nối đọc từng đoạn trước lớp. Chú ý nhấn giọng, ngắt giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm và các câu văn:
+ Ngắt nghỉ câu văn dài: Bạn là ai? // Vì sao bạn khóc?//( giọng lo lắng quan tâm). Tôi là Cá Sấu.//Tôi khóc vì chẳng ai chơi với tôi.//( giọng buồn bã, tủi thân) + Câu nói của Khỉ đọc với giọng bình tĩnh.
+ Giải nghĩa từ theo mục tiêu.GV giúp HS hiểu thêm các từ : trấn tĩnh, bội bạc bằng các câu hỏi sau:
 * Khi nào ta cần trấn tĩnh?
 * Tìm từ đồng nghĩa với từ " bội bạc".
c. Đọc từng đoạn trong nhóm.
d. Thi đọc giữa các nhóm( ĐT, CN: từng đoạn, cả bài).
Tiết 2
3. Tìm hiểu bài: - Y/C HS. thảo luận các câu hỏi ở SGK và trả lời câu hỏi theo nhóm đôi
 *Dự án câu hỏi bổ sung
- Tìm từ ngữ miêu tả hình dáng của Cá Sấu?
- Khỉ gặp Cá Sấu trong hoàn cảnh nào?
- Khỉ và Cá Sấu là những con vật như thế nào?
- Câu chuyện nói với em điều gì?
4. Luyện đọc lại: Tổ chức cho HS. đọc theo vai.
* Dự án câu hỏi bổ sung
- Da sần sùi, dài thượt
- Cá Sấu nước mắt chảy dài vì không có ai chơi.
- Trả lời theo ý hiểu của HS..
- Phải chân thật trong tình bạn, không dối trá.
- 6 HS. đọc.
III. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- HS về nhà học bài, chuẩn bị cho tiết kể chuyện.
********************************************
Toán
 Tiết 112: Luyện tập (tr117)
A. Mục tiêu:
- biết cách tìm thừa số x trong các bài tập dạng: X x a = b; a x X = b.
- Biết tìm một thừa số chưa biết.
- Biết giải bài toán có một phép tính chia (trong bảng chia 3).
- Làm bài tập 1; 3; 4.
- Rèn kĩ năng tìm một thừa số trong phép tính nhân, số hạng trong phép tính cộng và giải bài toán có phép chia. 
B. Hoạt động dạy học:
I. KTBC: 2 HS. lên bảng làm các phép tính sau, lớp làm vở nháp.
 x 3 = 18 x 3 = 21
II. Bài mới: 
1. G th b:
2. HD học sinh luyện tập:
Bài 1: - Gọi HS. đọc đề bài và nêu y/c của bài
.- ? X là gì trong phép tính của bài
- Y/C HS. nêu quy tắc tìm thừa số chưa biết trong phép tính nhân.
- Gọi 3 HS. lên bảng, lớp làm bài vào vở.
- Gọi HS. nhận xét bài bạn làm.
 Bài 3: - Gọi HS. đọc đề, nêu y/c của đề.
- Treo bảng phụ chỉ HS. đọc tên các dòng trong bảng.
 - Muốn tìm thừa số, tích trong một phép 
tính nhân ta làm như thế nào?
- Gọi 1 HS. lên bảng làm bài, lớp làm bài 
vào SGK
- 1 HS. đọc đề: Tìm x
- x là thừa số chưa biết trong phép tính nhân.
- Nhiều HS. nêu quy tắc
.- Thực hiện làm bài và nhận xét theo y/c
- Viết số thích hợp vào ô trống
- Quan sát bảng và đọc theo y/c 
-Muốn tìm thừa số trong phép tính nhân 
ta lấy tích chia cho thừa số đã biết. 
Muốn tìm tích ta lấy thừa số nhân thừa số
- Thực hiện làm bài, nhận xét theo y/c 
- Gọi HS. nhận xét.
 Bài 4: - Gọi HS. đọc đề, phân tích đề , nhận dạng bài toán.
- Gọi HS. lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
-Gọi HS. nhận xét, GV nhận xét cho điểm
III. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về xem lại bài..
- 1 HS. đọc bài, HS. thảo luận nhóm đôi phân tích, nhận dạng bài toánvà báo cáo trước lớp
- Thực hiện làm bài: 
 Đáp số: 4 kg gạo.
Nhận xét
**********************************************************************************
Thứ ba ngày 21 tháng 2 năm 2012
Kể chuyện
 Qủa tim khỉ (tr52)
A. Mục tiêu:
 - Dựa theo tranh kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
 - HS khá, giỏi biết phân vai để dựng lại câu chuyện (BT2).
 - Rèn kĩ năng nói cho học sinh. 
B. Đồ dùng dạy học: - Mặt nạ, Khỉ, Cá sấu.
C. Các hoạt động dạy, học:
I. ổn định tổ chức:
II. KTBC: 3 HS. phân vai kể lại câu chuyện: Bác sĩ Sói.
III. Bài mới:
1. G th b:
2. Hướng dẫn kể chuyện:
a) Dựa vào tranh kể lại từng đoạn câu chuyện.
- Nêu vắn tắt nội dung từng tranh.
- Yêu cầu HS. kể nối trong nhóm theo tranh.
b) Phân vai dựng lại câu câu chuyện.
- Cho HS. tự phân vai trong nhóm.
- Khuyến khích HS. kết hợp động tác, điệu bộ phù hợp với nhân vật.
-Nhận xét bình chọn nhóm HS. kể hay.
IV. Củng cố, dặn dò:
- Em hiểu gì về loài Khỉ, Cá sấu?
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà tập kể cho người thân nghe.
- HS. quan sát kĩ từng tranh.
- T1: Khỉ kết bạn với Cá sấu.
- T2: Cá sấu vờ mời Khỉ.....chơi.
- T3: Khỉ thoát nạn.
- T4:Bị Khỉ mắng, Cá sấu tẽn tò.
- HS. kể 
- HS. kể trước lớp.
- Kể trong nhóm, trước lớp.
*******************************************
Toán
 Tiết 113: Bảng chia 4 ( tr118)
A. Mục tiêu:
 - Lập được bảng chia 4.
 - Nhớ được bảng chia 4.
 - Biết giải bài toán có một phép tính chia, thuộc bảng chia 4. 
 - HS làm bài tập 1;2
B. Đồ dùng dạy học: Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 4 chấm tròn 
C. Hoạt động dạy học:
I. KTBC:
- Gọi 2 HS. làm hai phép tính sau, lớp làm vở nháp
 x 3 = 27 2 x = 10
II. Bài mới: 
1. Giới thệu bài:
2. Lập bảng chia 4: Hướng dẫn tương tự bảng chia 2.
3. Tổ chức cho HS. đọc thuộc lòng bảng chia 4.
4. Thực hành: 
 Bài 1: - Gọi HS. đọc đề, nêu y/c của đề
- Y/C HS. nối tiếp nhau làm miệng bài tập.
Bài 2: - Gọi HS. đọc đề và thảo luận nhóm để phân tích đề và nhận dạng bài toán.
- Gọi HS. lên bảng tóm tắt và giải
- Gọi HS. nhận xét, GV cho điểm.
II. Củng cố, dặn dò: 
- Cho HS. thi đọc bảng chia 4 tiếp sức.
- Nhận xét tiết học.
- Thực hiện theo y/c
- 1 HS. đọc đề, nhiều HS. khác phân tích miệng bài toán.
- HS. làm bài : 
 Đáp số: 8 học sinh
Nhận xét
****************************************************
Chính tả (Nghe - viết)
 Quả tim Khỉ (tr53)
A. Mục tiêu:
 - Chép chính xác bài CT, trình bày đúng đoạn văn xuôi có lời nhân vật.
 - Làm được BT (2)a/b,Phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn: s/x, ut/uc.
B. Các hoạt động dạy học:
I. KTBC:
 Gọi 2 HS. lên bảng,lớp viết bảng con các từ sau: le te. Lo lắng, nồng nàn, long lanh.
II. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 2. Hướng dẫn viết chính tả:
 * HD học sinh chuẩn bị:
- GV đọc đoạn văn.
- GV giúp HS nhận xét:
+ Đoạn văn có những nhân vật nào?
+ Vì sao Cá Sấu lại khóc? Khỉ đã đối xử với Cá Sấu như thế nào?
+ Đoạn trích có mấy câu? Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao?
- Y/C HS. tìm chữ khó; viết bảng con.
 * GV đọc cho HS. viết bài.
 * Đọc cho HS. soát lỗi
 * Chấm bài, nhận xét.
3. Bài tập:
 Bài 2 a/b: - Bài y/c chúng ta làm gì ?
- Gọi HS. lên bảng làm và gọi HS. nhận xét bổ sung.
III. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
- Dặn chép lại bài CT vào vở ở nhà..
- 1,2 HS đọc lại đoạn văn, lớp đọc thầm.
- Có Khỉ và Cá Sấu
- Vì chẳng có ai chơi với nó.
- Có 5 câu; Chữ viết hoa: Cá sấu; Khỉ vì là tên riêng. Bạn, Vì, Tôi, Từ là những chữ đầu câu.
- Đọc viết bảng con các từ sau: Cá Sấu, kết bạn.
- Mở vở viết bài và soát lỗi.
- Bài y/c chúng ta điền s/ x vào chỗ trống thích hợp.
2 HS. lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
* Đáp án: - say sưa, xay lúa.
 - xông lên, dòng sông.
- GV lưu ý cho HS :
+ Viết "sông" trong trường hợp chỉ địa danh.
***********************************************
Đạo đức
Bài 11: Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại ( tiết 2-tr35)
A. Mục tiêu:
 - Nêu được một số yêu cầu tối thiểu khi nhận và gọi điện thoại.VD Biết chào hỏi và tự giới thiệu; nói năng rõ ràng, lễ phép, ngắn gọn; nhấc và đặt điện thoại nhẹ nhàng.
 - Biết xử lí một số tình huống đơn giản, thường gặp khi nhận và gọi điện thoại.
 - GD học sinh, nghe hoặc gọi điện thoại phảI lịch sự thể hiện của nếp sông văn minh. 
B.Tài liệu và phương tiện: Bộ đồ chơi điện thoại.
C.Hoạt động dạy học:
 1. Kiểm tra bài cũ.
 2. Dạy bài mới:
a/ Hoạt động 1: Đóng vai
- Y/C HS. thảo luận và đóng vai theo các tình huống sau
+ Tình huống 1: Bạn Nam gọi điện thoại cho bà ngoại đề hỏi thăm sức khỏe của bà.
+ Tình huống 2: Một người gọi nhầm số máy nhà Nam.
+ Tình huống 3: Bạn T định gọi điện thoại cho bạn nhưng lại bấm nhầm số máy nhà người khác.
- Gọi 1 số cặp lên đóng vai. 
* Kết luận: Dù ở trong tình huống nào, em cũng cần phải cư sử lịch sự.
 b/Hoạt động2: Xử lí tình huống.
- Y/C HS. thảo luận xử lí các tình huống 
Em sẽ làm gì trong tình huống sau? Vì sao?
 +Tình huống 1: Có điện thoại gọi cho mẹ khi mẹ vừa vắng nhà.
+ Tình huống 2: Em đang chơi nhà bạn , bạn ra ngoài thì chuông điện thoại reo.
- Gọi đại diện nhóm báo cáo.
* Kết luận: Đưa ra các tình huống đúng.
c/ Hoạt động 3: Liên hệ
- Y/C HS. thảo luận nhóm các câu hỏi sau
+ Trong lớp ta em nào đã gặp các tình huống tương tự các tình huống đã nêu ở trên? Em đã làm gì trong các tình huống đó?
-+ Bây giờ em nghĩ lại em thấy như thế nào?
+ Em sẽ ứng xử thế nào nếu gặp lại các tình huống như vậy?
 * Kết luận chung: Cần lịch sự khi nhậnvà gọi điện thoại. Điều đó thể hiện lòng tự trọng và tôn trọng người khác.
- Thực hiện đóng vai theo nhóm đôi
- HS. khác theo dõi, nhận xét, bổ sung
- Thảo luận cả lớp về cách ứng xử của các cặp.
- Thực hiện theo y/c
+ Thảo luận nhóm đôi về cách xử lí
+ Trình bày theo cặp trước lớp.
- Thảo luận nhóm đôi
- Báo cáo trước lớp.
- Nhận xét bổ sung.
3. Củng cố, dặn dò: 
-Nhận xét tiết học
 - Dặn về học kỹ bài và biết áp dụng bài học vào thực tế cuộc sống.
**********************************************************************************
Thứ tư ngày 22 tháng 2 năm 2012
Tập đọc
Voi nhà (tr56)
A. Mục tiêu:	
 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rõ lời nhân vật trong bài.
 - Hiểu ND: Voi rừng được nuôi dạy thành voi nhà, làm nhiều việc có ích cho con người. (trả lời được các CH trong SGK).
B. Đồ dùng dạy, học:
- Tranh ảnh về loài voi.
C. Đồ dùng dạy, học:
I. ổn định tổ chức:
II. KTBC:
- 2HS đọc bài Quả tim khỉ và trả lời câu hỏi trong  ... ật đó nêu đặc điểm và ngược lại.
- Kết luận
* Bài 2: - Gọi HS. đọc y/c của đề và nêu câu hỏi để bạn xác định y/c của đề
? Bài tập này có gì khác với bài tập 1? 
- Y/C HS. thảo luận nhóm đôi, nội dung thảo luận( 1 HS. nêu đặc điểm của con vật, 1 HS. nêu tên con vật và hãy cho biết ý nghĩa của câu thành ngữ
- Gọi HS. nhận xét bổ sung và cho điểm.
- Y/C HS. tìm thêm các câu thành ngữ khác có tên và đặc điểm của các con vật.
- Kết luận:
* Bài 3:- Treo bảng phụ y/c HS. đọc đề và nêu y/c của đề.
- Dấu hiệu nào cho em biết đó là một câu?
- Để tách các ý trong câu ta ghi dấu gì?
- Hãy đọc đoạn văn? Đoạn văn có mấy ô trống? Cần điền mấy dấu câu?
- Y/C HS. tự làm bài sau đó báo cáo.Gọi HS. đọc lại đoạn văn và nhận xét bài bạn làm.
III. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- HS về nhà xem lại bài.
- Đọc đề nêu câu hỏi để xác định ý chính của bài.
- Quan sát tranh và thực hiện theo y/c.
Có 6 con vật, các từ chỉ đặc điểm là:Hiền lành, nhút nhát, tinh ranh, nhanh nhẹn, dữ tợn, tò mò. Có 5 từ.
- Nhận nhóm và nghe GVphổ biến luật chơi và cách chơi.
- Thực hiện theo hiệu lệnh của chủ trò 
VD: Chủ trò nói “ Hổ”- Nhóm 1 đồng thanh: “dữ tợn”
- 1 HS. đọc đề và nêu y/c chính của đề
- Tự so sánh.
- Thực hiện theo y/c .
 VD: Nhát như thỏ đế . Nghĩa của câu thành ngữ là: Chỉ người nhát .
VD: Chậm như rùa; Nói như vẹt
- 1 HS. đọc đề và nêu y/c của đề, lớp gạch chân ý chính của đề vào SGK
- Tự nêu
- Dấu chấm
- 1 HS. đọc, lớp đọc thầm. Có 5 ô trống. Cần điền 5 dấu câu.
- 1 HS. lên bảng làm bài, lớp thực hiện làm bài vào VBT và nhận xét bạn làm bài trên bảng lớp.
Nhận xét
*************************************************
Thủ công
Bài 13: Ôn tập chủ đề Phối hợp gấp, cắt, dán (Tiết2)
A. Mục tiêu:
- Củng cố được kiến thức, kỹ năng gấp các hình đã học.
- Phối hợp gấp, cắt, dán được ít nhất một sản phẩm đã học.
- HS khéo tay: Phối hợp gấp, cắt, dán được ít nhất hai sản phẩm đã học.Có thể gấp, cắt, dán được sản phẩm mới có tính sáng tạo.
-Rèn học sinh khéo léo, cẩn thận trong cuộc sống.
B. Chuẩn bị: Các bài mẫu từ bài 7 đến bài 12 để HS. xem lại.
C. Hoạt động dạy học:
I. KTBC:
- KT phần về nhà của HS.
II. Bài mới:
1. G th b:
2. GV nêu y/c nội dung tiết học: Mỗi em tự gấp, cắt, dán một sản phẩm đã học. Lưu ý sản phẩm sau khi làm xong có nếp gấp, cắt phẳng, dán cân đối, phẳng, đúng quy trình kĩ thuật, màu sắc hài hòa, phù hợp. 
3. Treo mẫu cho HS. quan sát và lựa chọn sản phẩm mình thích.
- Y/C HS. nối tiếp nhau nêu tên 1 sản phẩm mình thích.
- Y/C HS. thực hiện theo cá nhân.
4. Đánh giá sản phẩm theo 2 mức:
* Hoàn thành: - Nếp gấp, đường cắt thẳng. - Thực hiện đúng quy trình. - dán cân đối phẳng
* Chưa hoàn thành: Nếp gấp, đường cắt không thẳng; - Thực hiện không đúng quy trình; Chưa làm ra sản phẩm.
III. Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị kéo, giấy, hồ dán cho bài sau.
Nhận xét
**********************************************************************************
Thứ sáu ngày 24 tháng 2 năm 2012
Thể dục
Tiết 48:Đi nhanh chuyển sang chạy
 Trò chơi: “Nhảy ô”và”Kết bạn”
A. Mục tiêu:
- Biết cách đi nhanh chuyển sang chạy.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
- Rèn sức kgoẻ cho học sinh.
B. Địa điểm phương tiện: Sân trường
C. Nội dung phương pháp:
1/ Phần mở đầu:
- Nhận lớp, nêu y/c nội dung tiết học.
- Y/C HS. khởi động chạy tại chỗ, vỗ tay và hát
- Y/C HS. tự chọn một trò chơi và tự tổ chức chơi.
2/ Phần cơ bản:
* Y/C cán sự lớp tổ chức chia nhóm Đi nhanh chuyển sang chạy. Mỗi nhóm cử 1 HS. làm nhóm trưởng để điều khiển các bạn trong nhóm mình thực hiện động tác
- Khi HS. tập GV theo dõi, nhận xét đánh giá.
* Tổ chức cho HS. tự chơi trò chơi: Nhảy ô, Kết bạn theo nhóm. 
- GV chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm có 18 HS.. Các nhóm cử bạn làm nhóm trưởng điều khiển mọi người trong nhóm chơi
- Y/C HS. nhắc lại luật chơi và cách chơi.
- HS. tự chơi theo nhóm
- GV theo dõi nhận xét chung.
3/ Phần kết thúc: 
GV và HS hệ thống hóa và nhận xét tiết học
 Toán
 Tiết 116: Bảng chia 5 (tr121)
A. Mục tiêu:
 - Biết cách thực hiện phép chia 5.
 - Lập được bảng chia 5.
 - Nhớ được bảng chia 5.
 - Biết giải bài toán có một phép chia (trong bảng chia 5).
 - Làm bài 1;2
B. Đồ dùng dạy học:- Bộ đồ dùng toán.
C. Các hoạt động dạy học:
I. KTBC:- HS lên bảng đọc bảng nhân 5.
II. Bài mới:
1. G th b:
2.Giới thiệu phép chia 5.
a. Ôn tập phép nhân 5:
- GV gắn 4 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 5 chấm tròn. 
+ ? Có bao nhiêu chấm tròn?
- HS nêu và trả lời được : 5 x 4 = 20
b. Giới thiệu phép chia 5:
- GV nêu: Trên các tấm bìa có tất cả 20 chấm tròn, mỗi tấm bìa có 5 chấm tròn. Hỏi có mấy tấm bìa?
- HS thảo luận và trả lời, GV viết bảng:
 20 : 5 = 4. Có 4 tấm bìa.
c. Nhận xét:
 Từ phép nhân: 5 x 4 = 20
 Có phép chia: 20 : 5 = 4
3. Cho HS thành lập bảng chia 5:
- GV cho HS tự thành lập tương tự bảng chia 4.
- Tổ chức cho học sinh HTL.
4. Thực hành:
Bài 1:( miệng)
- HS thực hiện tính nhẩm dựa vào bảng chia 5.
- Củng cố để HS thuộc bảng chia 5.
Bài 2: Làm vở
- HS đọc đề bài.
- GV cho HS phân tích đề.
- 1,2 HS nêu phương pháp giải bài.
- GV chấm một số bài.
III. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
- HS về nhà học thuộc bảng chia 5.
Nhận xét
.
.
Chính tả ( Nghe - viết )
 Voi nhà (tr57)
A. Mục tiêu:
 - Nghe- viết chính xác bài CT, trình bày đúng đoạn văn xuôi có lời nhân vật.
 - Làm được BT(2) a / b.Phân biệt tiếng có âm đầu s/x hoặc vần ut/uc.
B. Đồ dùng dạy học :- Bút dạ và 3,4 tờ phiếu khổ to viết nội dung bài 2a.
C. Các hoạt động dạy học:
I. KTBC:
- 1HS đọc cho 3 bạn viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con 6 tiếng có âm đầu s/x.
II.Bài mới:
1. G th b:
2. HD nghe - viết:
 a. HD học sinh chuẩn bị:
- GV đọc bài chính tả. 2,3 HS đọc lại.
- HD học sinh tìm hiểu nội dung: 
+ Mọi người lo lắng như thế nào khi thấy con voi đến gần xe?
+ Con voi đã giúp họ như thế nào?
- HD học sinh nhận xét:
+ Câu nào trong bài chính tả có dấu gạch ngang, câu nào có dấu chấm than?
+ Đoạn viết có mấy câu? Những chữ nào được viết hoa? Vì sao?
- HS tìm và viết bảng con những chữ khó viết trong bài.
 b.GV đọc cho HS viết bài.
 c. Soát lỗi.
 d. Chấm, chữa bài.
3. HD làm bài tập:
Bài 2(a):
- GV dán 3 tờ phiếu đã có sẵn nội dung BT.
- 3 nhóm lên bảng thi làm bài.
- Cả lớp và GV nhận xét , đánh giá kết quả.
- Đáp án:
+ sâu bọ, xâu kim, củ sắn, xắn tay áo.
+ sinh sống, xinh đẹp, xát gạo, sát bên cạnh.
* GV có thể đưa ra một số mẹo để HS dễ nhớ:
 - Viết "sâu" chỉ các loài sâu. Viết "xâu" thường chỉ một hoạt động.
- 2(b): GV cho HS làm miệng nếu còn thời gian.
III. Củng cố,dặn dò:
- Nhận xét đánh giá giờ học.
- HS về nhà xem lại phần BT.
*****************************************
 Tập làm văn
 Đáp lời phủ định. Nghe, trả lời câu hỏi.(tr58)
A. Mục tiêu:
 - Biết đáp lời phủ định trong tình huống giao tiếp đơn giản .
 - Nghe kể, trả lời đúng câu hỏi về mẩu chuyện vui (BT3).
B. Đồ dùng dạy học:- Máy điện thoại trò chơi để HS thực hành.
C. Các hoạt động dạy học:
I. KTBC:
 2HS thực hành đóng vai làm lại BT2b, 2c( tiết TLV trước).
II. Bài mới:
1. G th b:
2. HD học sinh làm bài tập:
Bài 3:( miệng )
- GV cho HS đọc yêu cầu.Và quan sát tranh trong SGK.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung tranh.
- GV kể chuyện 2,3 lần.
- 1,2 HS đọc yêu cầu và 4 câu hỏi, cả lớp theo dõi trong SGK.
- 2,3 HS nói về nội dung tranh.
- 1,2 HS kể lại nội dung truyện.
- HS thảo luận và trả lời các câu hỏi.Và tìm được chi tiết gây cười của câu chuyện.
III. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
- HS về nhà học kĩ bài và tham khảo thêm bài 1; 2 trong SGK.
Nhận xét
********************************************
Sinh hoạt 
I. Nhận xét tuần 24:
* Ưu điểm:
* Tồn tại:
II. Phương hướng kế hoạch tuần 25: 
III. HS sinh hoạt văn nghệ:
An toàn giao thông
Bài 4:Trèo qua dải phân cách là rất nguy hiểm
I. Mục tiêu: 
 - HS nhận biết được sự nguy hiểm khi chơi gần ở dải phân cách.
 - Giúp học sinh không chơi và trèo qua dải phân cách trên đương giao thông.
II:Chuẩn bị:
 - HS :Sách“Pokémon cùng em học ATGT ”.
- 2 câu hỏi tình huống để thực hành trong giờ học.
III. Các hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ:
Dạy bài mơi:
Giới thiệu bài:
Giảng bài:
* HĐ1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
Bước1: Chia lớp làm 4 nhóm, GV giao nhiệm vụ cho các nhóm
Bước 2: Các nhóm học sinh thảo luận về nội dung các bức tranh rồi cử đại diện trình bày ý kiến của nhóm.
Bước3: GV hỏi: CHSGVtr10
Bước4: HS phát biểu trả lời-> em khác nhận xét bổ sung.
Bước 5: GV kết luận: Không chọn cách vui chơi là trèo qua dải phân cách trên đường giao thông.
* HĐ2: Thực hành theo nhóm.
 Bước1: GV hướng dẫn: Nêu cho mỗi nhóm 1 câu hỏi tình huống. Các nhóm thảo luận và tìm ra cách giải quyết tình huống đó (hai nhóm chung một câu hỏi).
 Bước 2: Các nhóm cử đại diện trình bày ý kiến.
 Các nhóm khác nghe và nhận xét bổ sung.
 Bước3: GV nhận xét, khen ngợi HS có câu trả lời đúng.
3. Củng cổ dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
 - Dặn chuẩn bị bài tiết sau.
 An toàn giao thông
 Bài 5: Không chơi gần đường ray xe lửa (Tr14)
I.Mục tiêu:
- Giúp hs nhận thức được sự nguy hiểm khi chơi gần đường ray xe lửa (đường sắt).
-Tạo ý thức cho hs biết chọn nơi an toan để chơi, tránh xa nơi có các loại phương tiênj giao thông (ôtô, xe máy, xe lửa) chạy qua.
II. Chuẩn bị:
Cuốn truyện tranh ‘Pokemon cùng em học ATGT’, (Bài 5).
Phiếu Bốc thăm dùng để thực hành trong giờ học.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Hs trả lời câu hỏi bài 4.
2. Daỵ bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Bài mới:
* hoạt động 1: Giới thiệu bài học.
* Hoạt động 2: Quan sát tranh, trả lời câu hỏi.
- Bước 1: Chia lớp thành 4 nhóm, GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm ( SGV- tr12)
-Bước 2: GV hỏi :
+ Việc hai bạn Nam và Bo chơi thả diều ở gần đường ray xe lửa có nguy hiểm không?
Nguy hiểm như thế nào?
+ Các em phải chọn chỗ nào để vui chơi cho an toàn.
Bước 3: Hs phát biểu trả lời. Cac em khác nhận xét bổ sung.
* Hoạt động 3: Tổ chức trò chơi: Sắm vai.
 - Bước 1: GV hướng dẫn cach chơi.
-Bước 2: Tổ chức trò chơi.
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
-Dặn chuẩn bị bài tiết sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 24.doc