Thiết kế bài dạy môn học lớp 2 (buổi chiều) - Tuần 29

Thiết kế bài dạy môn học lớp 2 (buổi chiều) - Tuần 29

Tuần 29

 Thứ hai

 Tập đọc

NHỮNG QUẢ ĐÀO

I. Mục tiêu:

 - Đọc trôi chảy toàn bài, biết ngắt, nghỉ hơi hợp lí. Bước đầu đọc phân biệt được lời kể chuyện và nhân vật

 - Hiểu nội dung bài : Nhờ những quả đào người ông biết được tính nết của từng đứa cháu mình. Ông rất vui khi biết các cháu đều là những đứa trẻ ngoan, biết suy nghĩ, đặc biệt ông rất hài lòng về Việt vì em có tấm lòng nhân hậu. Trả lời được các câu hỏi ở SGK.

II. Đồ dùng dạy học :

 - Tranh minh hoạ bài đọc

 - Bảng viết sẵn nội dung luyện đọc.

 

doc 24 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 616Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học lớp 2 (buổi chiều) - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29
 Thứ hai
 Tập đọc
NHỮNG QUẢ ĐÀO
I. Mục tiêu:
 - Đọc trôi chảy toàn bài, biết ngắt, nghỉ hơi hợp lí. Bước đầu đọc phân biệt được lời kể chuyện và nhân vật
 - Hiểu nội dung bài : Nhờ những quả đào người ông biết được tính nết của từng đứa cháu mình. Ông rất vui khi biết các cháu đều là những đứa trẻ ngoan, biết suy nghĩ, đặc biệt ông rất hài lòng về Việt vì em có tấm lòng nhân hậu. Trả lời được các câu hỏi ở SGK.
II. Đồ dùng dạy học : 
 - Tranh minh hoạ bài đọc 
 - Bảng viết sẵn nội dung luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinh KK
1. Kiểm tra bài cũ :
 - Gọi học sinh đọc thuộc lòng bài: Cây dừa
- Giáo viên nhận xét – Cho điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Cho học sinh quan sát tranh – Nêu nội dung tranh.
- Giáo viên liên hệ GTB.
b. Luyện đọc:
- Giáo viên đọc mẫu.
- Giáo viên lưu ý: Giọng người kể khoan thai, rành mạch.
- Giọng ông: Lúc thì ôn tồn, hiền hậu, hồ hởi, thân mật, ngạc nhiên, cảm động
- Giọng Xuân: Hồn nhiên, nhanh nhảu.
- Vân: Ngây thơ
- Việt lúng túng, rụt rè.
- Gọi học sinh nối tiếp nhau đọc câu.
- Hướng dẫn luyện đọc
* Từ: tiếc rẻ, vẫn thèm, trải bàn, thốt lên
* Câu: Đào ngon quá, / cháu ăn hết mà vẫn thèm..// Còn hạt/ thì cháu vứt đi rồi.//
- Cho học sinh nối tiếp nhau đọc đoạn kết hợp giải nghĩa từ 
- Cho học sinh luyện đọc theo nhóm
- Tổ chức thi đọc
Tiết 2:
c. Tìm hiểu bài
- Gọi 1 học sinh đọc toàn bài
Hỏi: - Người ông dành những quả đào cho ai?
- Cậu bé Xuân đã làm gì với những quả đào?
- Ông nhận xét về Xuân như thế nào?
- Vì sao ông nhận xét như vậy?
- Vân làm gì với quả đào?
- Ông nhận xét về Vân như thế nào?
- Vì sao ông nhận xét như vậy?
- Việt đã làm gì với quả đào?
- Ông nhận xét về Việt như thế nào?
- Vì sao ông nhận xét như vậỵ?
- Em thích nhân vật nào ? Vì sao?
- Bài văn cho biết điều gì?
d. Luyện đọc lại
- Giáo viên đọc mẫu lần 2.
- Cho 5 học sinh luyện đọc theo vai.
3.Củng cố- dặn dò :
- Gọi 1 học sinh đọc cả bài.
- Theo em, ông hài lòng về bạn nào nhất? Vì sao?
- Giáo viên liên hệ GD học sinh: Cô mong rằng các em cũng giống như 2 bạn Xuân và Việt, thích trồng cây lấy quả, cho bóng mát và không khí trong lành . Có tấm lòng nhận hậu, biết nhường nhịn mọi người.
- Dặn học sinh đọc lại bài, chuẩn bị cho tiết kể chuyện.
- Một số học sinh đọc.
- Học sinh quan sát tranh – Nêu nội dung tranh.
- Đọc nối tiếp mỗi học sinh một câu
- Học sinh đọc CN- ĐT
- Học sinh đọc nối tiếp đọc đoạn kết hợp giải nghĩa từ (như SGK).
- Học sinh luyện đọc trong nhóm
- Cử đại diện nhóm cùng thi đọc đoạn 
- Cả lớp nhận xét , bình chọn
- 1 học sinh đọc toàn bài
- Ông dành những quả đào cho vợ và 3 đứa cháu nhỏ.
- Sau khi ăn xong, Xuân đã đem hạt trồng vào một cái vò
- Ông nói mai sau Xuân sẽ làm vườn giỏi.
- Vì khi ăn đào thấy ngon, Xuân đã biết đem hạt trồng để sau này có đào thơm ngon mà ăn. Điều đó cho thấy Xuân rất thích trồng cây.
- Vân ăn hết, vứt hạt đi mà vẫn thèm.
- Ông nói Vân còn thơ dại quá.
- Ông nói vậy, vì Vân háu ăn, ăn hết phần của mình vẫn thấy thèm.
- Việt dành quả đào cho bạn Sơn bị ốm. Sơn không nhận. Cậu đặt những quả đào trên giường rồi trốn về.
- Ông khen Việt có tấm lòng nhân hậu.
- Vì Việt biết thương bạn, nhường bạn miếng ngon 
- HS tuỳ chọn nhân vật mình thích, điều quan trọng là giải thích được lý do vì sao?
- Nhờ những quả đào, ông biết được tính nết các cháu, ông hài lòng về các cháu, Đặc biệt ngợi khen đứa cháu nhân hậu, biết nhường cho bạn quả đào.
- Các nhóm tự phân vai và đọc theo vai. 
- Một số nhóm đọc trước lớp.
- Học sinh đọc cả bài.
- Ông hài lòng về Việt nhất vì Việt có tấm lòng nhân hậu.
Toán (Tiết 141)
CÁC SỐ TỪ 111 ĐẾN 200
I. Mục tiêu. 
 - Nhận biết được các số từ 111 đến 200.
 - Biết cách đọc, viết các số từ 111 đến 200.
 - Biết cách so sánh các số từ 111 đến 200.
 - Biết thứ tự các số từ 111 đến 200.
II. Đồ dùng dạy học
 - Các bảng ô vuông và các cột ô vuông 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinh KK
1. Kiểm tra bài cũ
 - Gọi vài em đọc các số 103, 101, 107 và cho cả lớp viết lại các số: Một trăm linh sáu, Một trăm linh tám, Một trăm linh năm.
- GV kiểm tra và nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới
+ Giới thiệu bài
- GV giới thiệu tựa bài ghi bảng
+ Hướng dẫn đọc và viết các số tứ 111 đến 200
- Giáo viên đính bảng: 1 bảng ô vuông, 1 cột và 1 ô.
- Hỏi: Có mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
- Giáo viên nêu: Để chỉ số có 1 trăm, 1 chục và 1 đơn vị, người ta dùng số 111 (một trăm mười một)
- Yêu cầu học sinh biểu diễn số 112.
- Cho học sinh thảo luận nhóm đôi biểu diễn, đọc, phân tích các số: 121, 132, 147.
- Hỏi: Số 167 gồm mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
- Cho học sinh hoàn thành bảng số ở SGK.
+ Luyện tập
Bài 1: 
- Giáo viên hương dẫn mẫu 
- Cho học sinh làm vào vở 
- Giáo viên đính bảng lần lượt từng số và gọi học sinh đọc.
Bài 2a: Điền số theo thứ tự 
- Cho học sinh thảo luận nhóm đôi làm bài vào vở.
- Tổ chức trò chơi “Viết tiếp sức”. Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 8 học sinh.
- Giáo viên nhận xét - tuyên dương
Bài 3: So sánh lớn nhỏ các số
- Cho học sinh làm bài vào vở.
- Gọi học sinh lên bảng so sánh 
3. Củng cố dặn dò
- Cho học sinh đọc và viết một vài số vừa học.
- Giáo viên nhận xét và sửa chữa
- Nhận xét tiết học – Tuyên dương.
- Dặn dò: Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài mới.
- Học sinh đọc và viết các số
- HS nhắc lại tựa bài
- Có 1 trăm, 1 chục và 1 đơn vị.
- Học sinh đọc lại số 111
- Học sinh thực hiện cá nhân trên đồ dùng học tập.
- Học sinh thực hiện trên đồ dùng học tập – Trình bày – Nhận xét.
- Số 167 gồm 1 trăm, 6 chục, 7 đơn vị.
- Học sinh thực hiện và nêu kết quả.
- Học sinh làm vào vở 
- Học sinh nồi tiếp nhau đọc.
111
một trăm mười một
117
một trăm mười bảy
154
một trăm năm mươi tư
181
một trăm tám mươi mốt
195
một trăm chín mươi lăm
- Học sinh thảo luận nhóm đôi làm bài vào vở.
- Tham gia trò chơi – Nhận xét.
Kết quả: Các số điền vào theo thứ tự là
- 113, 115, 118, 119
- 123, 125, 127, 129
- Học sinh làm bài vào vở.
- Lên bảng sửa bài.
123 120; 186 = 186; 126 > 122;	135 > 125; 136 = 136;	148 > 128; 199 < 200
- Học sinh đọc CN – ĐT và viết ở bảng con.
Thứ ba
Kể chuyện
NHỮNG QUẢ ĐÀO
I. Mục tiêu:
 - Bước đầu biết tóm tắt nội dung mỗi đoạn truyện bằng một cụm từ hoặc một câu. 
 - Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa vào tóm tắt. 
 - Học sinh khá giỏi biết phân vai dựng lại câu chuyện. 
II. Đồ dùng dạy học:
 Bảng viết nội dung tóm tắt của 4 đoạn trong câu chuyện.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinh KK
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh kể lại câu chuyện Kho báu.
- GV nhận xét cho điểm.
2. Bài mới:
+ Giới thiệu bài:
 Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học. 
+ Hướng dẫn học sinh kể:
* Tóm tắt từng đoạn của câu chuyện:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu và mẫu.
- Gọi học sinh nối tiếp nhau nêu – Giáo viên chốt lại ý đúng ghi bảng.
 . Đ1: Chia đào/ Quà của ông/ ...
 . Đ2: Chuyện của Xuân/ Xuân làm gì với quả đào? Xuân ăn đào như thế nào?..
 . Đ3: Chuyện của Vân/ Cô bé ngây thơ/ ...
 . Đ4: Chuyện của Việt/ Tấm lòng nhân hậu/ Việt làm gì với quả đào?/...
* Kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa vào tóm tắt.
- Cho học sinh tập kể theo nhóm.
- Tổ chức kể trước lớp.
- Giáo viên nhận xét .
* Kể toàn bộ nội dung câu chuyện theo vai.
- Cho học sinh khá giỏi xung phong nhận vai và kể.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
3.Củng cố dặn dò:
- Câu chuyện nói lên điều gì?
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- 3 em kể lại câu chuyện “Kho báu” (mỗi em kể 1 đoạn)
- Học sinh đọc yêu cầu và mẫu
- Tiếp nối nhau phát biểu ý kiến – Nhận xét.
- 1 đến 2 HS kể đoạn 1
- Kể đoạn 2, 3 tương tự
- Học sinh luyện kể từng đoạn ở nhóm
- Tiếp nối nhau kể trước lớp.
- Tự hình thành nhóm, mỗi nhóm 5 em dựng lại câu chuyện.
- Bình chọn bạn kể hay nhất.
- Nhờ những quả đào, ông biết được tính nết các cháu, ông hài lòng về các cháu, Đặc biệt ngợi khen đứa cháu nhân hậu, biết nhường cho bạn quả đào.
Toán (Tiết 142)
CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
 I. Mục tiêu. 
 - Nhận biết được các số có ba chữ số, biết cách đọc, viết chúng.
 - Nhận biết số có ba chữ số gồm: số trăm, số chục, số đơn vị.
 II. Đồ dùng dạy học
 - Các bảng ô vuông và các cột ô vuông 
 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinh KK
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi học sinh đọc, viết và so sánh các số từ 111 đến 200.
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài 
- GV giới thiệu và ghi tựa bài lên bảng
b. Hướng dẫn đọc và viết số trong phạm vi 1000
- Giáo viên đính bảng: 2 bảng ô vuông, 4 cột và 3 ô.
- Hỏi: Có mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
- Giáo viên nêu: Để chỉ số có 2 trăm, 4 chục và 3 đơn vị, người ta dùng số nào? 
- Yêu cầu học sinh viết số 243.
- Cho học sinh thảo luận nhóm đôi biểu diễn, đọc, phân tích các số: 312, 410, 507, 211.
- Yêu cầu học sinh dùng viết chì điền vào bảng ở phần bài học.
- Giáo viên nhận xét.
c. Luyện tập
Bài 2: 
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
- Giáo viên viết số cho học sinh chọn cách đọc số mà viết vào bảng con chữ cái tương ứng
- Giáo viên kiểm tra và nhận xét, sau đó cho học sinh đọc lại phần chữ cái tương ứng với số. Cứ vậy cho hết bài tập
 Bài 3: Viết số ( Đọc số)
- Cho học sinh làm vào vở 
- Tổ chức trò chơi: “Viết tiếp sức”. Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 7 học sinh .
- Giáo viên nhận xét – Tuyên dương.
3. Củng cố dặn dò
- Tổ chức cho học sinh thi đọc và viết các số có 3 chữ số.
- Dặn dò: Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài mới “So sánh các số có ba chữ số”.
- Nhận xét tiết học.
 - Học sinh lên bảng thực hiện
- HS nhắc lại tựa bài
- Học sinh quan sát.
- Có 2 trăm, 4 chục, 3 đơn vị
- Số hai trăm bôn mươi ba.
- Học sinh viết vào bảng con.
- HS thao tác trên dụng cụ và nêu ra số
- Học sinh thực hiện cá nhân – Nêu kết quả.
- Học sinh làm bài vào vở.
311 - c; 315 – d; 322 – g; 521 – e
450 – b; 405 - a
- Học sinh làm bài vào vở.
- Tham gia trò chơi – Nhận xét.
Kết quả: 820, 911, 991, 673, 675, 705, 800, 560, 427, 231, 320, 901,  ... Ao 
- Hướng dẫn học sinh viết bảng con. 
+ Hướng dẫn học sinh viết vào vở :
- Giáo viên theo dõi uốn nắn, giúp đỡ học sinh chậm theo kịp các bạn. 
- Giáo viên chấm bài 
3/ Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét bài viết – Sửa chữa lỗi
- Tổ chức cho học sinh thi viết đẹp viết nhanh chữ A - Ao
- Dặn học sinh về viết phần còn lại. 
- Nhận xét giờ học. 
- 1 học sinh lên bảng viết- Cả lớp viết bảng con.
- Học sinh quan sát mẫu.
- Gồm 2 nét. 
- Giống chữ O
- Học sinh theo dõi. 
- Học sinh viết bảng con chữ A từ 2, 3 lần. 
- Học sinh đọc cụm từ. 
- Giải nghĩa từ theo hiểu biết.
- Chữ A, l, g, cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
- Luyện viết chữ Ao vào bảng con. 
- Học sinh viết vào vở theo yêu cầu của giáo viên. 
- Lần lượt 2 học sinh thi viết
Toán (Tiết 144)
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu. 
 - Biết các đọc, viết các số có ba chữ số.
 - Biết so sánh các số có ba chữ số.
 - Biết sắp xếp các số có đến ba chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngước lại.
II. Đồ dùng dạy học
 - Các bảng ô vuông và các cột ô vuông 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinh KK
1. Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu học sinh so sánh các số ở bảng con: 318  177; 567  687;
 724  742
- Giáo viên nhận xét 
2. Bài mới
 a. Giới thiệu bài
- Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học. 
 b. Luyện tập	
Bài 1: Đọc, viết và nêu được các số ở các hàng
- Giáo viên hướng dẫn mẫu.
- Yêu cầu học sinh làm vào vở.
- Gọi học sinh lên bảng sửa bài.
- Giáo viên nhận xét sửa chữa
 Bài 2: Số?
- Yêu cầu học sinh làm vào vở.
- Tổ chức trò chơi: “Viết tiếp sức”. Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 8 học sinh 
- Giáo viên nhận xét - tuyên dương
 Bài 3: So sánh 
- Giáo viên lần lượt viết các cặp số lên bảng cho HS viết và so sánh vào bảng con
- Giáo viên kiểm tra và nhận xét và sau đó cho học sinh đọc lại các cặp số đã có dấu so sánh.
 Bài 4: Sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn
- Cho học sinh thảo luận nhóm đôi làm vào vở và gọi đại diện nhóm lên bảng sửa bài.
- Giáo viên nhận xét và sửa chữa
3. Củng cố 
- Gọi học sinh nêu lại cách so sánh các số có ba chữ số.
- Nhận xét tiết học.
- Học sinh làm vào bảng con.
- Học sinh làm vào vở 
- Lên bảng sửa bài.
- Học sinh làm vào vở 
- Học sinh tham gia trò chơi – Nhận xét.
Các số điền vào:
a/ 600, 700, 1000
b/ 940, 950, 960, 980, 1000
- HS thực hiện vào bảng con
 543 < 590 ; 670 < 676 ; 699 < 701
- Học sinh đọc lại các cặp số đã có dấu so sánh.
- Học sinh thảo luận nhóm đôi làm vào vở và đại diện nhóm lên bảng sửa bài.- Nhận xét.
Các số theo thứ tự từ bé đến lớn là:
 299, 420, 875, 1000
Thứ sáu
Tập làm văn (Tiết 29)
ĐÁP LỜI CHIA VUI – NGHE VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI
 I. Mục tiêu : 
 - Biết đáp lời chia vui trong tình huống giao tiếp cụ thể
 - Nghe cô giáo kể chuyện “ Sự tích hoa dạ lan hương”, trả lời được các câu hỏi về nội dung câu chuyện.
 II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng ghi các câu hỏi của BT1. 
 - Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinh KK
1.Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu học sinh nói – đáp lời chia vui.
- GV nhận xét đánh giá – Cho điểm
2.Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học. 
b. Hướng dẫn HS làm bài tập:
* Bài 1: Gọi học sinh đọc yêu cầu và các tình huống.
- Yêu cầu học sinh thực hành nói lời chia vui và lời đáp
- GV nhận xét bổ sung.
* Bài 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Cho học sinh quan sát nêu nội dung tranh.
- Gọi học sinh đọc câu hỏi.
- Giáo viên kể chuyện “Sự tích hoa dạ lan hương” 3 lần.
 - Nêu từng câu hỏi cho học sinh trả lời
s Vì sao cây hoa biết ơn ông lão?
s Lúc đầu, cây hoa tỏ lòng biết ơn ông lão bằng cách nào?
s Về sau, cây hoa xin trời điều gì?
s Vì sao trời lại cho hoa có hương thơm vào ban đêm?
- Cho học sinh thực hành hỏi – đáp các câu hỏi trên ở nhóm - Ở trước lớp.
- GV nhận xét
3. Củng cố dặn dò:
- Câu chuyện“Sự tích hoa dạ lan hương” nói lên điều gì?
- Giáo viên liên hệ giáo dục học sinh yêu thương, chăm sóc cây.
- Giáo viên nhận xét giờ học
- 2 cặp học sinh lên bảng nói - đáp lời chia vui (tình huống do học sinh xây dựng).
- Học sinh sinh đọc yêu cầu và các tình huống.
- Học sinh thực hành ở nhóm – Trước lớp – Nhận xét.
VD về lời đáp:
a/ Mình cảm ơn bạn nhiều!/ Tớ rất thích những bông hoa này. Cảm ơn bạn nhiều lắm!
b/ - Cháu cảm ơn bác! Cháu cũng xin chúc bác và gia đình sang năm mới luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc ạ.
c/ - Chúng em cảm ơn cô! Chúng em sẽ cố gắng làm theo lời cô dạy.
- Học sinh sinh đọc yêu cầu
- Quan sát nêu nội dung tranh.
- Đọc câu hỏi.
s Cây hoa biết ơn ông lão vì ông lão đã nhặt cây hoa bị vứt lăn lóc ở ven đường về trồng, hết lòng chăm bón cho cây sống lại và nở hoa.
s Lúc đầu, cây hoa tỏ lòng biết ơn ông lão bằng cách nở những bông hoa thật to và lộng lẫy.
s Về sau, cây hoa xin trời cho nó đổi vẻ đẹp thành hương thơm để mang lại niềm vui cho ông lão.
s Trời lại cho hoa có hương thơm vào ban đêm vì ban đêm là lúc yên tĩnh, ông lão không phải làm việc nên có thể thưởng thức hương thơm của hoa.
- Học sinh thực hành hỏi – đáp các câu hỏi trên ở nhóm.
- Học sinh nối tiếp thực hành hỏi đáp 4 câu hỏi trên trước lớp.
- Một vài HS kể lại toàn bộ nội dung câu chuyện.
- Ca ngợi cây hoa dạ lan hương biết cách bày tỏ lòng biết ơn thật cảm động với người đã cứu sống, chăm sóc nó.
	Toán (Tiết 145)
MÉT
I. Mục tiêu. 
 - Biết mét là một đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị mét.
 - Biết được quan hệ giữa đơn vị mét với các đơn vị đo độ dài đề-xi-mét, xăng-ti-mét.
 - Biết làm các phép tính có kèm đơn vị đo độ dài mét.
 - Biết ước lượng độ dài trong một số trường hợp đơn giản.
II. Đồ dùng dạy học
 - Thước mét.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinh KK
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu học sinh vẽ lên giấy đoạn thẳng có độ dài 1cm, 1dm
2. Bài mới
 a. Giới thiệu bài
- Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học. 
b. Giới thiệu Mét
- Giáo viên đưa cây thước mét ra và cho học sinh xem và chỉ 1 cm ,1 dm sau đó giáo viên nêu: Độ dài từ vạch 0 đến 100 là 1 mét.
- Giáo viên vẽ lên bảng đoạn thẳng có độ dài 1 mét và nói: “Độ dài đoạn thẳng này là 1 mét.”
- Giáo viên hỏi: Mét là đơn vị để làm gì? 
- Giáo viên nêu: Mét viết tắt là m
- Giáo viên cho học sinh đếm có bao nhiêu dm trong 1 m. Sau đó kết luận: 1m = 10 dm
- GV cho HS quan sát cây thước 1 m và hỏi: 1m = 10 dm vậy 1dm = bao nhiêu cm? Từ đó ta thấy 1 m = bao nhiêu cm?
- Giáo viên kết luận và ghi: 1 m = 100cm
c. Luyện tập
Bài 1: Số?
- Cho học sinh làm ở bảng con.
- Giáo viên nhận xét – Kết luận.
Bài 2: Thực hiện tính
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
- Gọi học sinh lên bảng sửa bài.
- Giáo viên kiểm tra và nhận xét (tuyên dương và động viện các em)
 Bài 4: Viết đơn vị thích hợp
- Cho học sinh thảo luận nhóm đôi
- Gọi học sinh nêu kết quả.
- Giáo viên nhận xét. Tuyên dương những em chọn đơn vị đúng
3. Củng cố 
- Đơn vị mét là đơn vị để làm gì? 1 m bằng bao nhiêu dm? 1 m bằng bao nhiêu cm?
- Nhận xét tiết học. 
- Cả lớp cùng thực hiện..
- Học sinh nhắc lại tựa
- Học sinh quan sát 
- HS quan sát và trả lời: Mét là đơn vị để đo độ dài.
- Học sinh nhắc lại: 1m = 10 dm
- 1dm = 10cm
- Học sinh nhắc lại: 1m = 100cm
- Học sinh làm ở bảng con.
1 dm = 10 cm 10 cm = 1 dm
1 m = 100 cm 10 dm = 1 m
- Học sinh làm bài vào vở.
- Học sinh lên bảng sửa bài.
17m + 6m = 23m 15m – 6m = 9m
8m + 30m = 38m 38m – 24m = 14m
47m + 18m = 65m 74m – 59m = 15m
- Học sinh thảo luận nhóm đôi làm bài vào vở - Nêu kết quả.
a/ Cột cờ trong sân trường cao 10 m
b/ Bút chì dài 19cm
c/ Cây cau cao 6m
d/ Chú tư cao 165 cm
- Học sinh trả lời.
Chính tả (Tiết 58)
 Nghe viết: HOA PHƯỢNG.
 Phân biệt: S/ X, IN/ INH. 
 I. Mục tiêu. 
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng bài thơ “Hoa phượng”
 - Làm đúng các bài tập phân biệt s/ x, in/ inh. 
 II. Đồ dùng dạy học
 Bảng viết sẵn bài thơ và các bài tập.
 III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinhKK
1.Kiểm tra bài cũ 
- Giáo viên đọc cho học sinh viết: tình nghĩa, tin yêu.
- Nhận xét.
2. Bài mới : 
+ Giới thiệu bài.
 Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học. 
+ Hướng dẫn nghe viết:
- Giáo viên đọc 1 lần bài chính tả.
- Gọi học sinh đọc lại đoạn thơ.
- Bài thơ cho ta biết điều gì?
- Tìm những câu thơ tả hoa phượng.
- Bài thơ có những dấu câu nào ?
- Gợi ý cho học sinh nêu từ khó - Giáo viên gạch dưới: chen lẫn, lửa thẫm, rừng rực, dãy phố, 
- Giáo viên đọc cho học sinh viết từ khó vào bảng con.
- Giáo viên đọc đoạn văn lần 2.
- Đọc cho học sinh viết bài.
- Đọc cho học sinh soát bài – sửa lỗi.
- Giáo viên chấm bài.
+ Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2 : 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Cho học sinh thảo luận nhóm đôi
-Nhận xét chốt lại lời giải đúng 
3.Củng cố : 
- Giáo viên nhận xét bài viết – Sửa chữa lỗi.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương 
- Học sinh lên bảng viết – Cả lớp viết bảng con.
- Theo dõi.
- 3-4 em đọc lại.
- Lá dừa, thân dừa, quả dừa, ngọn dừa.
- Tả về hoa phượng.
- Hôm qua còn lấm tấm
 Rừng rực cháy trên cành
 Phượng mở nghìn mắt lửa
 Một trời hoa phượng đỏ.
- Dấu phẩy, dấu chấm, dấu gạch đầu dòng, dấu chấm hỏi, dấu chấm than..
- Học sinh nêu từ khó 
- Viết từ khó vào bảng con.
- Nghe và viết vở.
- Soát bài – Sửa lỗi.
- Thảo luận nhóm đôi làm bài vào vở.
- Lên bảng sửa bài – Nhận xét
a/ xám xịt, sà xuống, sát, xơ xác, sầm sập, loảng xoảng, sủi bọt, xi măng
b/ thương binh, tính toán, xinh xắn, chín, gia đình, tin yêu, kính phục
Nêu từ khó viết.
Nghe đọc và đánh vần để viết
SINH HOẠT TẬP THỂ.
1/ Sơ kết hoạt động tuần 29:
 	 	- Lớp trưởng sơ kết việc thực hiện nội quy nhà trường.
 	 	- Các nhóm bình chọn bạn được tuyên dương .
 	 	- Giáo viên nhận xét - Tuyên dương- Nhắc nhở học sinh.
 	2/ Kế hoạch tuần 30:
 	 	- Khắc phục những tồn tại của tuần 29 .
 - Củng cố nề nếp lớp, nề nếp học tập.
 	 	- Giáo dục học sinh thực hiện tốt 5 nhiệm vụ của học sinh.
 	- Phát động phong trào thi đua học tốt chào mừng ngày 30 / 4 và 1 / 5
3/ Văn nghệ- vui chơi:
 	- Tổ chức cho học sinh múa hát, chơi trò chơi./
Duyệt của BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 29 BUOI CHIEU CHUAN CHUAN.doc