Thiết kế bài dạy môn học lớp 2 (buổi chiều) - Tuần 27

Thiết kế bài dạy môn học lớp 2 (buổi chiều) - Tuần 27

 Thứ hai

Tập đọc

 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT - TIẾT 1.

 I/ Mục tiêu:

• - Đọc rõ ràng, rành mạch các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26 (phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 45 tiếng / 1 phút. Hiểu nội dung của đoạn, bài; Trả lời được câu hỏi về nội dung bài đọc).

• - Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi “Khi nào ?’

• - Ôn cách đáp lời cám ơn của người khác.

 II/ Đồ dùng dạy học:

 Phiếu viết tên các bài tập đọc từ tuần 1926. Viết sẵn câu văn BT2.

 III/ Các hoạt động dạy học:

 

doc 25 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 617Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học lớp 2 (buổi chiều) - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27
 Thứ hai
Tập đọc
 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT - TIẾT 1.
 I/ Mục tiêu:
 - Đọc rõ ràng, rành mạch các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26 (phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 45 tiếng / 1 phút. Hiểu nội dung của đoạn, bài; Trả lời được câu hỏi về nội dung bài đọc).
 - Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi “Khi nào ?’
 - Ôn cách đáp lời cám ơn của người khác.
 II/ Đồ dùng dạy học:
 Phiếu viết tên các bài tập đọc từ tuần 19®26. Viết sẵn câu văn BT2. 
 III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinh KK
1.Giới thiệu bài:
 Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học. 
2. Ôn luyện tập đọc:
-Gọi học sinh lên bốc thăm chọn tên bài tập đọc, đọc và trả lời câu hỏi ở SGK.
- Giáo viên nhận xét cho điểm :
 . Đọc đúng từ đúng tiếng : 6 điểm.
 . Nghỉ hơi đúng, giọng đọc phù hợp : 1,5 điểm.
 . Đạt tốc độ 45 tiếng/ 1 phút : 1,5 điểm.
 . Trả lời đúng câu hỏi : 1 điểm
3. Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Khi nào?” 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu, lựa chọn kết quả và nêu.
-Nhận xét, cho điểm.
4. Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Cho học sinh làm bài vào vở - Nêu kết quả.
-Nhận xét, chốt lời giải đúng.
 5. Nói lời đáp lại của em.
-Gọi 1 em đọc và giải thích yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu học sinh thực hành đối đáp theo nhóm đôi.
 -Theo dõi, giúp đỡ học sinh còn lúng túng.
-Nhận xét.
6. Củng cố : 
- Đáp lời cảm ơn với thái độ thế nào?
- Nhận xét tiết học.
-7-8 em bốc thăm thăm chọn tên bài tập đọc, đọc và trả lời câu hỏi ở SGK.. 
- Học sinh đọc yêu cầu, lựa chọn kết quả - nêu và nhận xét.
 Bộ phận trả lời cho câu hỏi “Khi nào?” là:
-Ở câu a : Mùa hè.
-Ở câu b : Khi hè về. 
- Đọc yêu cầu: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm.
- Học sinh làm bài vào vở - Nêu kết quả.-Nhận xét, bổ sung.
a/- Khi nào dòng sông ?
 - Dòng sông trở thành  khi nào?
b/ - Ve nhởn nhơ ca hát khi nào?
 - Khi nào ve nhởn nhơ ca hát?
-Đọc đề bài.
- Thực hành theo nhóm đôi.
- Một số nhóm thực hành trước lớp.
VD về lời đáp:
a/ Có gì đâu./ Không có chi./ Chuyện nhỏ ấy mà./ Bạn bè phải giúp nhau mà./ Giúp được bạn là mình vui rồi.
b/ Dạ không có chi!/ Dạ thưa ông, có gì đâu ạ. Ông đi ạ!
c/ Thưa bác, không có chi!/ Dạ, cháu rất thích trông em bé mà./ Lúc nào bác cần, bác cứ gọi cháu nhé!/
Nói với thái độ lịch sự.
Tập đọc
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT - TIẾT 2.
 I/ Mục tiêu:
- Tiếp tục ôn luyện tập đọc
- Mở rộng vốn từ về bốn mùa qua trò chơi.
- Ôn luyện về cách dùng dấu chấm.
 II/ Đồ dùng dạy học:
Phiếu viết tên các bài tập đọc từ tuần 19®26. 
 III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinh KK
1.Giới thiệu bài:
 Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học. 
2. Ôn luyện tập đọc:
-Gọi học sinh lên bốc thăm chọn tên bài tập đọc, đọc và trả lời câu hỏi ở SGK.
- Giáo viên nhận xét cho điểm :
 . Đọc đúng từ đúng tiếng : 6 điểm.
 . Nghỉ hơi đúng, giọng đọc phù hợp : 1,5 điểm.
 . Đạt tốc độ 45 tiếng/ 1 phút : 1,5 điểm.
 . Trả lời đúng câu hỏi : 1 điểm
3. Trò chơi mở rộng vốn từ.
-Chia lớp làm 2 đội.
- Cho 2 đội lần lượt đố nhau các câu đố liên quan đến các mùa trong năm.
- Giáo viên nhận xét – kết luận.
- Mùa xuân : Tháng 1.2.3, có mai, đào, vú sữa, quýt
- Mùa hạ : Tháng 4.5.6, có phượng, măng cụt, xoài, vải.
- Mùa thu : Tháng 7.8.9, có cúc, bưởi, cam, na, nhãn.
- Mùa đông : Tháng 10.11.12, có hoa mận, dưa hấu.
- Mỗi mùa có một đặc điểm riêng, như : ấm áp, nóng nực, oi nóng, mát mẻ, se se lạnh, mưa phùn gió bấc, giá lạnh 
4. Ôn luyện về dấu chấm.
- Gọi học sinh đọc yêu cầu và đoạn văn.
-Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi làm bài.
-Nhận xét, chốt lời giải đúng và cho điểm.
5. Tổng kết: 
- Nhận xét tiết học – Tuyên dương.
-7-8 em bốc thăm thăm chọn tên bài tập đọc, đọc và trả lời câu hỏi ở SGK.
- Đội này nêu câu đố, đội kia trả lời và ngược lại.
-1 em đọc yêu cầu và đoạn trích.
- Học sinh thảo luận nhóm đôi làm bài – lên bảng sửa bài-Nhận xét, bổ sung.
Kết quả: Trời đã vào thu. Những đám mây bớt đổi màu. Trời bớt nặng. Gió hanh heo đã rải khắp cánh đồng. Trời xanh và cao dần lên.
Toán (Tiết 131)	
SỐ 1 TRONG PHÉP NHÂN VÀ CHIA .
 I. Mục tiêu. 
 - Biết được số 1 nhân với số nào cũng bằng chính nó.
 - Biết số nào nhân với 1 cũng bằng chính nó.
 - Biết số nào chia cho 1 cũng bằng chính nó.
II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng ghi sẵn BT1, 2.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinh KK
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi học sinh tính chu vi của hình tam giác, hình tứ giác có độ dài các cạnh lần lượt là:
a) 4cm, 7cm, 9cm , 
b) 12cm, 8cm, 17cm, 13cm
- Chữa bài và cho điểm học sinh.
2. Bài mới.
+ Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu và ghi tựa bài lên bảng 
+ Giới thiệu phép nhân có thừa số là 1.
- Nêu phép nhân 1 x 2 và nêu yêu cầu học sinh chuyển phép nhân này thành tổng tương ứng.
- Vậy 1 nhân 2 bằng mấy?
- Tiến hành tương ứng với các phép tính 1 x 3 và 1 x 4.
- Từ các phép tính trên các em có nhận xét gì về kết quả của các phép nhân của 1 với một số?
- Giáo viên kết luận: Số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó
- Yêu cầu học sinh nhắc lại kết luận trên
- Gọi 3 học sinh lên bảng thực hiện các phép tính: 2 x 1 ; 3 x 1 ; 4 x 1
- Hỏi: Khi ta thực hiện phép nhân của một số nào đó với 1 thì kết quả của phép nhân đó có gì đặc biệt?
- Yêu cầu học sinh nhắc lại kết luận: Số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó.
+ Giới thiệu phép chia cho 1.
- Nêu phép tính 1 x 2 = 2.
- Yêu cầu học sinh dựa vào phép nhân trên để lập các phép chia tương ứng.
- Nêu: Vậy từ 1 x 2 = 2 ta có được phép chia 2: 1 = 2
- Tiến hành tương tự như trên để ta rút ra các phép tính 3: 1 = 3 và 4: 1 = 4.
- Từ các phép tính trên, các em có nhận xét gì về thương của các phép chia có số chia là 1.
- Nêu kết luận: Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó.
+ Luyện tập.
Bài 1.
- Yêu cầu học sinh nhẩm ghi kết quả vào vở - nối tiếp nhau nêu.
- Nhận xét và cho điểm học sinh.
Bài 2.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi làm bài vào vở - Lên bảng sửa bài.
- Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm học sinh.
3. Củng cố dặn dò.
- Yêu cầu học sinh nêu lại các kết luận trong bài.
- Dặn dò học sinh về nhà học thuộc kết luận vừa học 
- Nhận xét tiết học.
- 2 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở nháp.
a/ Chu vi của hình tam giác là:
 4 + 7 + 9 = 20 (cm)
b/ Chu vi của hình tứ giác là:
 12 + 8 + 17 + 13 = 50 (cm)
- Trả lời 1 x 2 = 1 + 1 = 2
- 1 x 2 = 2
- Thực hiện yêu cầu của GV để rút ra:
1 x 3 = 1 + 1 + 1 = 3 vậy 1 x 3 = 3
1 x 4 = 1 + 1 + 1 + 1 = 4 vậy 1 x 4 = 4
- Số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó
- Một số học sinh nhắc lại.
- Làm bài: 2 x 1 = 2; 3 x 1 = 3; 4 x 1 = 4
- Khi ta thực hiện phép nhân một số với 1 thì ta được kết quả là chính số đó.
- Nêu 2 phép chia:
2: 1 = 2
2: 2 = 1
- Các phép chia có số chia là 1 có thương bằng số bị chia.
- Học sinh nhắc lại kết luận
- Học sinh nhẩm ghi kết quả vào vở - nối tiếp nhau nêu kết quả:
1 x 2 = 2 1 x 3 = 3 1 x 5 = 5 
2 x 1 = 2 3 x 1 = 3 5 x 1 = 5 1 x 1 = 1
2 : 1 = 2 3 : 1 = 3 5 : 1 = 5 1 : 1 = 1
- Bài tập yêu cầu chúng ta điền số thích hợp vào ô trống.
- Học sinh lên thảo luận nhóm đôi bài vào vở - Lên bảng sửa bài.
3
1
1
 x 2 = 2 5 x = 5 : 1 = 3
4
1
2
 x 1 = 2 5: = 5 x 1 = 4
 Thứ ba 
 Kể chuyện (Tiết 27)
 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT - TIẾT 3.
 I. Mục tiêu. 
 - Tiếp tục ôn luyện tập đọc.
 - Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi “Ở đâu?”
 - Ôn cách đáp lời xin lỗi người khác.
 - Ôn luyện kĩ năng đặt và TLCH, cách đáp lời xin lỗi người khác.
 II. Đồ dùng dạy học
 Phiếu viết tên các bài tập đọc trong 8 tuần đầu HK2. Viết sẵn BT2.
 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
Học sinh KK
1.Giới thiệu bài:
 Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học. 
2. Ôn luyện tập đọc:
-Gọi học sinh lên bốc thăm chọn tên bài tập đọc, đọc và trả lời câu hỏi ở SGK.
- Giáo viên nhận xét cho điểm :
 . Đọc đúng từ đúng tiếng : 6 điểm.
 . Nghỉ hơi đúng, giọng đọc phù hợp : 1,5 điểm.
 . Đạt tốc độ 45 tiếng/ 1 phút : 1,5 điểm.
 . Trả lời đúng câu hỏi : 1 điểm
3.Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?”.
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Câu hỏi “Ở đâu?” dùng để hỏi về điều gì?
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
- Gọi học sinh sửa bài.
- Nhận xét.
4.Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm (viết).
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Bộ phận in đậm chỉ về thời gian hay địa điểm?
- Vậy ta phải đặt câu hỏi cócụm từ thế nào?
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
- Gọi học sinh đọc bài làm.
- Giáo viên nhận xét chốt lời giải đúng.
5. Nói lời đáp của em :
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi đóng vai từng tình huống.
- Gọi một số nhóm thực hành trước lớp
- Nhận xét, chấm điểm từng cặp.
6. Củng cố : 
- Cần đáp lời xin lỗi trong các trường hợp trên với thái độ như thế nào ?
-Nhận xét tiết học
7-8 em bốc thăm thăm chọn tên bài tập đọc, đọc và trả lời câu hỏi ở SGK.
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Hỏi về địa điểm.
- Học sinh làm bài vào vở
-2 em lên bảng gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “Ở đâu ?”
Kết quả: a/ hai bên bờ sông.
 b/ trên những cành cây.
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Chỉ về địa điểm
- Đặt câu hỏi có cụm từ “Ở đâu?”
- Học sinh làm bài vào vở
- Đọc bài làm
a/ Hoa phượng vĩ nở đỏ rực ở đâu ?/
 Ở đâu hoa phượng vĩ nở đỏ rực ?
b/ Ở đâu trăm hoa khoe sắc thắm ?/
 Trăm hoa khoe sắc thắm ở đâu?
- Học sinh đọc yêu cầu.
 - Một học sinh nói lời xin lỗi – 1 học sinh đáp lại lời xin lỗi của bạn.
- Một số nhóm thực hành trước lớp.
VD về lời đáp:
a/- Không sao đâu. Mình giặt là sach ngay. 
b/ Thôi, cũng không sao đâu chị ạ!/ Bây giờ chị hiểu em là được./ Lần sau chị đừng vội trách mắng em./
c/ Dạ không có chi!/ Dạ không sao đâu bác ạ!/ Không sao đâu ạ. Lần sau có gì bác cứ gọi ạ./ Bố mẹ cháu bảo “Hàng xóm tắt lửa tối đèn có nhau” ạ.
-Cần đáp lại lời xin lỗi với thái độ lịch sự nhẹ nhàng, không chê trách nặng lời vì người gây lỗi, làm phiền em đã biết lỗi của mình và xin lỗi em rồi.
Toán (Tiết 132)
SỐ 0 TRONG PHÉP NHÂN VÀ CHIA .
 I. Mục tiêu. 
 - Biết được số 0 nhân với số nào cũng bằng 0.
 - Biết số ... ại cách chơi
- Tham gia trò chơi. VD:
a/Nhóm A nêu tên con vật : Con hổ.
-Nhóm B nêu từ ngữ chỉ đặc điểm hay hoạt động của con vật đó :Vồ mồi rất nhanh, hung dữ, khỏe mạnh, được gọi là “Chúa rừng xanh”
-Tiếp tục trò chơi nhưng đổi lại.
b/Nhóm B nêu tên con vật : Con gấu
-Nhóm A nêu từ ngữ chỉ đặc điểm hay hoạt động của con vật đó :
-to khoẻ, hung dữ, dáng đi phục phịch, thích ăn mật ong.
-2 nhóm phải nói được 5-7 con vật.
-2-3 em đọc lại.
-Học sinh nối tiếp nhau thi kể.
-Bình chọn bạn kể hay.
VD: -Tuần trước bố mẹ đưa em đi chơi công viên. Trong công viên, lần đầu em đã thấy một con hổ. Con hổ lông vàng có vằn đen. Nó rất to đi lại chậm rãi, vẻ hung dữ. Nghe tiếng nó gầm gừ, em rất sợ, mặc dù biết nó đã bị nhốt trong chuồng sắt chẳng làm hại được ai.
Bồi dưỡng HSG ( TLV)
ÔN TẬP
 I. Mục tiêu : 
 Củng cố, rèn kĩ năng đáp lời chào hỏi, lời tự giới thiệu, đáp lời cảm ơn, xin lỗi, đáp lời khẳng định, phủ định.
II. Đồ dùng dạy học:
 Bảng ghi sẵn các bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinh KK
1/ Giới thiệu bài:
Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học.
2/ Hướng dẫn làm bài tập:
+ Bài 1: Em hãy nói lời đáp của mình khi
a/ Một khách lạ đến nhà, nói:
- Chào cháu! Bố mẹ có nhà không cháu?
b/ Bạn đến nhà em và chào:
- Chào cậu! Cậu đang làm gì thế?
Yêu cầu học sinh thực hành đóng vai từng cặp
+ Bài 2: Trong những trường hợp sau, em sẽ đáp lại thế nào?
a/ Bạn làm rơi quyển vở của em, bạn nói:
- Mình xin lỗi bạn! Mình vô ý quá.
b/ Em cho bạn một tờ giấy, bạn nói:
- Tốt quá! Cảm ơn cậu nhiều.
Tiến hành tương tự BT1.
+ Bài 3: Hãy ghi lời đáp của em trong những trường hợp sau:
a/ Em rủ bạn đi học, bạn nói: 
- Vào nhà mình chờ một lát nhé!
b/ Em muốn bật ti vi, bố nói:
- Để bố làm việc con à!
Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
Gọi học sinh đọc bài làm.
3/ Tổng kết: 
 GV nhận xét tiết học – tuyên dương 
- Học sinh thực hành đóng vai từng cặp ở nhóm và trước lớp - Nhận xét
VD: a/ Cháu chào bác! Bố mẹ cháu có nhà đấy ạ. Mời bác ngồi nghỉ. Cháu sẽ gọi bố mẹ cháu ngay.
b/ Chào cậu! Tớ đang đọc truyện (giúp mẹ, ). Cậu vào nhà chơi.
VD về lời đáp: 
a/ Không sao! Bạn không cố ý mà.
b/ Có gì đâu! Chuyện nhỏ mà.
- Làm bài vào vở.
- Đọc bài làm – Nhận xét.
a/ Ừ! Nhanh lên bạn nhé!
b/ Vâng! Khi nào bố làm việc xong, bật ti vi dùm con, bố nhé!
 Thứ năm
Tập viết
 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT - TIẾT 7.
 I. Mục tiêu
- Tiếp tục ôn tập, kiểm tra đọc.
- Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi “Vì sao?”. Ôn cách đáp lời đồng ý của người khác.
 II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu ghi các bài tập đọc và học thuộc lòng. 
- Bảng viết sẵn nội dung BT2. 
 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinh KK
1.Giới thiệu bài:
 Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học. 
2. Ôn luyện tập đọc:
-Gọi học sinh lên bốc thăm chọn tên bài tập đọc, đọc và trả lời câu hỏi ở SGK.
- Giáo viên nhận xét cho điểm :
 . Đọc đúng từ đúng tiếng : 6 điểm.
 . Nghỉ hơi đúng, giọng đọc phù hợp : 1,5 điểm.
 . Đạt tốc độ 45 tiếng/ 1 phút : 1,5 điểm.
 . Trả lời đúng câu hỏi : 1 điểm
3.Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Vì sao?”
- Gọi 1 em đọc yêu cầu của bài.
Hỏi: Câu hỏi “Vì sao?” dùng để hỏi về nội dung gì?
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi làm vào vở – Nêu kết quả
- Giáo viên nhận xét – Kết luận.
4.Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm:
-Goị 1 em nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
- Gọi học sinh nêu kết quả.
- GV nhận xét chốt lời giải đúng.
5. Nói lời đáp của em 
-Gọi học sinh đọc 3 tình huống.
- Yêu cầu từng cặp hỏi đáp.
- Khen ngợi một số em nói tự nhiên.
6 .Củng cố : 
- Khi đáp lời đồng ý, ta phải thể hiện thái độ thế nào?
- Nhận xét tiết học.
7-8 em bốc thăm thăm chọn tên bài tập đọc, đọc và trả lời câu hỏi ở SGK
-1 em nêu yêu cầu.
- Hỏi về nguyên nhân, lí do.
- Học sinh sinh thảo luận nhóm đôi làm vào vở – Nêu kết quả
a/Vì khát.
b/vì mưa to.
-1 em nêu yêu cầu : Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm.
- Lớp làm vở BT
- Nêu kết quả- Nhận xét.
a/ Bông cúc héo lả đi vì sao ?/ Vì sao bông cúc héo lả đi ?
b/ Vì sao đến mùa đông, ve không có gì ăn?/ Đến mùa đông ve không có gì ăn, vì sao ?/ Đến mùa đông vì sao ve không có gì ăn ?
-1 em đọc 3 tình huống.
-1 cặp thực hành đối đáp . Nhận xét.
a/ -Thay mặt lớp, chúng em xin cám ơn thầy./ Chúng em cám ơn thầy đã nhận lời 
- Có thầy, buổi liên hoan của chúng em sẽ vui hơn đấy ạ.
b/ - Chúng em rất cám ơn cô./ Ôi thích quá! Chúnng em xin cám ơn cô./ Từ lâu, chúng em đã mong được đi thăm viện bảo tàng.
c/ - Con rất cám ơn mẹ/ Ôi thích quá con sẽ được đi chơi cùng mẹ. Con cám ơn mẹ.
- Thể hiện thái độ lịch sự đúng mực.
Toán (Tiết 134)
LUYỆN TẬP CHUNG.
I. Mục tiêu. 
 - Thuộc bảng nhân, bảng chia đã học.
 - Biết tìm thừa số, số bị chia.
 - Biết nhân (chia) số tròn chục với (cho) số có một chữ số.
 - Biết giải bài toán có một phép tính (trong bảng nhân 4)
II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng ghi sẵn BT1, 2.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinh KK
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 2 học sinh lên bảng tính
4 x 7: 1	0: 5 x 5	
- Chữa bài và cho điểm học sinh
2. Bài mới
+ Giới thiệu bài
- Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học. 
+ Luyện tập
Bài 1.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
- Tổ chức trò chơi “Viết tiếp sức”. Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 4 học sinh (Mỗi học sinh ghi kết quả một cột)
- Hỏi: Khi đã biết 2 x 3 = 6, có thể ghi ngay kết quả của 6: 2 và 6: 3 hay không? Vì sao?
Bài 2.
- Giáo viên hướng dẫn mẫu (như ở vở)
- Yêu cầu học sinh làm bài tập vào vở.
- Gọi học sinh nêu kết quả.
Bài 3.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết trong phép nhân và số bị chia chưa biết trong phép chia sau đó yêu cầu cả lớp tự làm bài.
- Gọi 4 học sinh sửa bài.
- Chữa bài và cho điểm học sinh
Bài 4.
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
- Cho học sinh thảo luận nhóm đôi làm bài vào vở – một số nhóm làm vào bảng nhóm – Trình bày – Nhận xét.
- Nhận xét, chữa bài cho điểm học sinh.
3. Tổng kết - dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò học sinh ôn lại cách tìm thừa số, số bị chia, ôn lại các bảng nhân và bảng chia đã học. 
- 2 học sinh lên bảng làm, cả lớp làm ra bảng con.
4 x 7: 1= 28 : 1	0: 5 x 5 = 0 x 5
 = 28 = 0
- Làm bài theo yêu cầu của GV
- Tham gia trò chơi – Nhận xét.
2 x 3 = 6 3 x 4 = 12 4 x 5 = 20 5 x 1 = 5
6 : 2 = 3 12 : 3 = 4 20 : 4 = 5 5 : 5 = 1
6 : 3 = 2 12 : 4 = 3 20 : 5 = 4 5 : 1 = 5
- Khi biết 2 x 3 = 6 có thể ghi ngay kết quả của 6: 2 = 3 và 6: 3 = 2 vì khi lấy tích chia cho thừa số này, sẽ được thừa số kia.
- Học sinh nhẩm và ghi vào vở.
- Một số học sinh phát biểu trước lớp.
a/ 30 x 3 = 90 b/ 60 : 2 = 30
 20 x 4 = 80 80 : 2 = 40
 40 x 2 = 80 90 : 3 = 30
- Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
- Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia
- Học sinh làm bài vào vở.
- 4 học sinh sửa bài.
a/ X x 3 = 15 4 x X = 28
 X = 15 : 3 X = 28 : 4
 X = 5 X = 7
b/ Y : 2 = 2 Y : 5 = 3
 Y = 2 x 2 Y = 3 x 5
 Y = 4 Y = 15
- Học sinh đọc đề bài.
- Học sinh thảo luận nhóm đôi làm bài vào vở – một số nhóm làm vào bảng nhóm – Trình bày – Nhận xét.
 Bài giải.
 Mỗi tổ nhận được số báo là:
 24: 4 = 6 (tờ báo)
 Đáp số: 6 tờ báo.
Thứ sáu
Tập làm văn (Tiết 27)
THI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LẦN 3 ( ĐỌC)
Chính tả (Tiết 54)
THI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LẦN 3 ( VIẾT)
Toán (Tiết 135)
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu. 
 - Thuộc bảng nhân, bảng chia đã học.
 - Biết thực hiện phép nhân hoặc phép chia có số kèm đơn vị đo.
 - Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính (trong đó có một dấu nhân hoặc chia; nhân, chia trong bảng tính đã học)
 - Biết giải bài toán có một phép tính chia.
II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng ghi sẵn BT1, 2.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HSKK
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi học sinh nêu kết quả tính nhẩm:
40 x 2 = 30 x 2 = 80 : 4 = 60 : 2 =
- Giáo viên nhận xét.
2. Bài mới
+ Giới thiệu bài
- Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học. 
+ Luyện tập
Bài 1.
a. - Yêu cầu học sinh tự làm bài, sau đó gọi học sinh nêu kết quả.
- Nhận xét và cho điểm học sinh
b. - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Khi thực hiện phép tính với các số đo đại lượng ta thực hiện tính như thế nào?
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Chữa bài và cho điểm học sinh
Bài 2.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
- Yêu cầu học sinh lên bảng sửa bài.
- Hỏi lại về phép nhân có thừa số là 0, 1, phép chia có số bị chia là 0
- Nhận xét và cho điểm.
Bài 3b.
- 1 học sinh đọc đề bài
- Cho học sinh thảo luận nhóm đôi làm bài vào vở - Một số nhóm giải trước lớp.
3. Tổng kết - dặn dò.
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò học sinh ôn tập lại các bảng nhân chia đã học, ôn tập về cách đọc và cách viết các số trong phạm vi 100. 
- 4 học sinh lần lượt nêu kết quả.
40 x 2 = 80 30 x 2 = 60 
80 : 4 = 20 60 : 2 = 30
- Làm bài theo yêu cầu của GV
2 x 4 = 8 3 x 5 = 15 4 x 3 = 12 
8 : 2 = 4 15 : 3 = 5 12 : 4 = 3 
8 : 4 = 2 15 : 5 = 3 12 : 3 = 4 
- Bài tập yêu cầu chúng ta thực hiện các phép tính nhân chia với các số đo đại lượng
- Khi thực hiện phép tính với các số đo đại lượng ta thực hiện tính bình thường, sau đó viết đơn vị đo đại lượng vào kết quả.
- Học sinh làm bài vào vở.
- Học sinh lần lượt lên bảng sửa bài.
2cm x 4 = 8cm 10dm : 5 = 2dm
5dm x 3 = 15cm 12cm : 4 = 3cm
4l x 5 = 20l 18l : 3 = 6l
- Làm bài vào vở.
- Lên bảng sửa bài. 
 a) 3 x 4 + 8 = 12 + 8 = 20
 3 x 10 – 14 = 30 – 14 = 16
 b) 2: 2 x 0 = 1 x 0 = 0
 0 x 4 + 6 = 0 + 6 = 6
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu.
 Bài giải
Số nhóm có là: 12: 3 = 4 (nhóm)
 Đáp số: 4 nhóm.
SINH HOẠT TẬP THỂ.
1/ Sơ kết hoạt động tuần 27:
 	 	- Lớp trưởng sơ kết việc thực hiện nội quy nhà trường.
 	 	- Các nhóm bình chọn bạn được tuyên dương .
 	 	- Giáo viên nhận xét- Tuyên dương- Nhắc nhở học sinh .
 	2/ Kế hoạch tuần 28:
 	 	- Khắc phục những tồn tại của tuần 27 .
 	 	- Giáo dục học sinh tập thể dục đều đặn, giữ gìn vệ sinh thân thể. 
 	- Phát động phong trào thi đua học tốt chào mừng Ngày Thành lập Đoàn 26/3.
3/ Văn nghệ- vui chơi:
 	- Tổ chức cho học sinh múa hát, chơi trò chơi./
Duyệt của BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 27 BUOI CHIEU CHUAN CHUAN.doc