Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần thứ 6

Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần thứ 6

Tiết 1: CHÀO CỜ

*************************

tiết 2. Toán :

7 cộng với một số: 7 + 5

I- Mục tiêu:

 - Biết cách thực hiện phép cộng dạng 7 + 5, lập được bảng 7 cộng với một số.

 - Nhận biết trực giác về tính chất giao hoán của phép cộng .

 - Biết giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn.

 * Bài tập cần làm : Bài 1, 2, 4.

II- Đồ dùng dạy học:

 - GV: que tính và nam châm .

 - HS: que tính

 

doc 20 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 547Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần thứ 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Thứ hai ngày 3 tháng 10 năm 2011
Tiết 1: Chào cờ
*************************
tiết 2. Toán :
7 cộng với một số: 7 + 5
I- Mục tiêu:
 - Biết cách thực hiện phép cộng dạng 7 + 5, lập được bảng 7 cộng với một số.
 - Nhận biết trực giác về tính chất giao hoán của phép cộng .
 - Biết giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn.
 * Bài tập cần làm : Bài 1, 2, 4. 
II- Đồ dùng dạy học:
 - GV: que tính và nam châm .
 - HS: que tính
III . Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A- Kiểm tra bài cũ: 
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài
2- Phép cộng 7 + 5
- Giới thiệu bài toán
- GV cho HS thao tác trên que tính
- GV h/dẫn cách nhanh nhất: 7 cộng với 3 là một chục que tính, 1 chục với 2 que tính rời là 12 que tính
- Đặt tính và thực hiện phép tính 
3- Lập bảng các công thức 7 cộng với 1 số và học thuộc lòng
- GV ghi bảng
- Xóa dần cho HS đọc thuộc lòng
4- Thực hành:
Bài tập 1: GV tổ chức HS làm miệng nêu kết quả 
Bài tập 2: GV đọc yêu cầu cho HS làm bài, GV hướng dẫn HS yếu cách đặt tính , cách tính.
Bài tập 4: Củng cố khái niệm "nhiều hơn" anh hơn em tức là anh nhiều hơn em 5 tuổi
 - Cho HS làm vào vở, chấm - Chữa bài
4 - Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học, dặn dò. 
- Nghe và phân tích bài toán
- Thực hiện phép tính 7 + 5
- Thao tác trên que tính tìm kết quả
 7 * 7 cộng 5 bằng 12, viết 2 vào cột
 + đơn vị thẳng với 7 và 5
 5 * Viết 1 vào cột chục
 12 
- HS thao tác trên que tính rồi lần lượt báo cáo kết quả
- HS đọc thuộc
- HS nhẩm nêu kết quả ,nhận xét bổ sung.
- 2 HS làm bảng lớp 
- Cả lớp làm vào nháp.
- HS tự làm 
Tuổi anh là:
7 + 5 = 12 (tuổi)
Đáp số: 12 tuổi
- HS nghe dặn dò.
- Học thuộc lòng bảng cộng
******************************************************
Tiết 3 + 4: Tập đọc:
Mẩu giấy vụn
I- Mục tiêu:
 - Biết nghỉ đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.
 - Hiểu ý nghĩa : Phải giữ gìn trường lớp luôn sạch đẹp. (trả lời được CH1, 2, 3)
II- Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài đọc
III – Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A- Kiểm tra bài cũ:
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài: 
2- Luyện đọc:
- GV đọc mẫu và gt tranh ở SGK
- Cho HS đọc từng câu
- Luyện đọc từ khó:
- GV ghi bảng: rộng rãi,sáng sủa, lắng nghe, im lặng, xì xào, sọt rác.
- GV h/dẫn đọc HS ngắt nghỉ, sau các dấu chấm, dấu phẩy. 
- GV theo dõi, nhận xét, uốn sửa cho HS yếu đọc từ, HS khá đọc rõ ràng.
- GV cho HS đọc từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ khó.
- GV giúp HS hiểu nghĩa từ mới trong SGK.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn theo sự chỉ định .
- Cho cả lớp đọc đồng thanh 1 lượt.
3- H/dẫn tìm hiểu bài:
Câu 1: Mẩu giấy vụn nằm ở đâu?
Câu 2: Cô giáo yêu cầu cả lớp làm gì?
Câu 3: - Bạn gái nghe thấy mẩu giấy nói gì?
 GV : Thật ra bạn gái không nghe thấy gì, vì giấy không biết nói, đó là ý nghĩ của bạn gái.
- Vì bạn gái hiểu được điều cô giáo muốn nhắc nhở lớp luôn biết bỏ rác vào thùng rác.
- Em đã làm gì để lớp em sạch đẹp ?
4- Luyện đọc lại: 
 - Cho HS luyện đọc lại. GV kèm HS yếu luyện đọc, HS TB, khá luyện đọc từng câu , đoạn.
5- Củng cố dặn dò:
- Em thích nhất bạn nào? Vì sao?
- GV chốt: Cô bé là người thông minh, hiểu ý cô giáo lại rất dí dỏm.
- Thực hiện giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- 2 HS lên bảng học thuộc lòng và trả lời câu hỏi bài " Mục lục sách"
- HS nghe
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu
- HS luyện đọc từ khó ở trên bảng.
- HS đọc các câu dài...
VD: Lớp học rộng rãi /sáng sủa/và sạch sẽ/ nhưng không biết ai/ vứt..giấy/ ngay vào//
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn
- HS đọc bài theo yêu cầu của GV.
- Cả lớp đọc đồng thanh
- Nằm ngay ở giữa lối ra vào, rất dễ thấy.
- Lắng nghe và cho cô biết mẩu giấy đang nói gì?
- Các bạn ơi! Hãy bỏ tôi vào sọt rác.
- HS trả lời, nhận xét bổ sung.
- HS đọc luyện đọc bài theo sự chỉ dẫn của GV.
 - HS trả lời.
- HS nghe dặn dò và thực hiện giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
*****************************************
Thứ ba ngày 4 tháng 10 năm 2011
Tiết 1. Toán:
47 + 5
I. Mục tiêu:
 - Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 47 + 5.
 - Biết giải bài toán về nhiều hơn theo tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.
 * Bài tập cần làm : Bài 1 (cột 1, 2, 3) ; Bài 3.
II. Đồ dùng dạy - học:
 - 12 que tính rời và 4 bó 1 chục que tính.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy học
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc bảng 7 cộng với một số.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài 
2. H/ d học sinh thực hiện phép tính 47 + 5
- Gv nêu bài toán dẫn ra phép tính 
 47 + 5 = ?
- Yêu cầu HS thao tác trên que tính để có kết quả của phép tính.
- H/ d HS đặt tính rồi tính :
 47
 +
 5
 52
 - Cho nhiều HS nhắc lại.
3. Thực hành 
 Bài 1.( cột 1, 2, 3) 
- Cho HS tự tính rồi lên bảng điền kết quả.
GV lưu ý HS: cộng qua 10 có nhớ 1 sang hàng chục và ghi các số đơn vị cho thẳng cột.
Bài 3. Gọi HS đọc bài toán.
- GV thu vở chấm, chữa bài
4. Củng cố, dặn dò:
- Gv nhận xét tiết học.
- Dặn HS làm các bài tập còn lại.
- 2 - 3 HS đọc bảng 7 cộng với một số.
- HS thao tác trên que tính để tìm kết quả. 
- HS nêu cách trình bày và cách tính.
- HS tự tính rồi lên bảng điền kết quả.
- HS đọc bài .
- HS tự giải vào vở.
 Bài giải
 Đoạn thẳng AB dài là:
17 + 8 = 25 (cm)
 Đáp số: 25 cm
- HS nghe dặn dò.
*********************************
Tiết 2: Kể chuyện
Mẩu giấy vụn
I- Mục tiêu:
 - Dựa theo tranh, kể lại được từng đoạn câu chuyện Mẩu giấy vụn.
 - HS khá, giỏi biết phân vai, dựng lại câu chuyện (BT2). 
II- Đồ dùng dạy học:- Tranh minh họa SGK
III - Hoạt động dạy và học
A- Kiểm ta bài cũ: - Gọi HS lên bảng kể chuyện tuần trước , nhận xét .
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài: 
2- H/dẫn kể chuyện:
 GV cho lớp đọc cả bài 2 - 3 lần.
a- Kể từng đoạn:
- GV gt : Cho HS kể theo tranh .
+ Bước 1: Kể theo nhóm nhỏ.
+ Bước 2: Kể trước lớp
b- Phân vai dựng lại câu chuyện:
- GV nêu yêu cầu( Với HS yếu chỉ cần kể thuộc chuyện)
- H/dẫn HS thực hiện
- GV giúp đỡ HS yếu , gợi ý với những đoạn HS khó kể , giúp đỡ HS nhớ lại chuyện để kể .
3 - Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Khuyến khích kể lại chuyện cho người thân nghe.
- 3 HS nối tiếp nhau kể câu chuyện "Chiếc bút mực"
- HS nhận xét, bổ sung .
- HS quan sát tranh
- HS tự kể theo cặp.
- Thi kể chuyện trước lớp
+ HS kể theo yêu cầu của GV
- Lần đầu kể không nhìn sách
- Lần sau kể kèm theo động tác
- HS bình chọn những nhóm kể hấp dẫn, hay.
- HS nghe dặn dò.
*********************************
Tiết 3: Chính tả
Mẩu giấy vụn
I- Mục tiêu:
 - Chép chính xác bài CT, trình bày đúng lời nhân vật trong bài.
 - Làm được BT2 (2 trong số 3 dòng a,b,c); BT (3) a
II- Đồ dùng dạy học:
- Bảng phục viết viết đoạn cần chép 
III – Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A- Kiểm tra bài cũ: - GV viết lên bảng một số từ - gọi HS lên bảng viết bài , nhận xét .
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài: 
2 H/dẫn tập chép:
- GV treo bảng phụ, đọc đoạn chép
- Câu đầu tiên trong bài chính tả có mấy dấu phẩy?
- Tìm thêm những dấu câu khác trong bài chính tả?
- GV cho HS viết một số từ khó: Mẩu giấy, nhặt lên, sọt rác
- Cho Hs chép bài vào vở.
- GV đọc lại cho HS soát lỗi.
- GV chấm chữa bài
3 - H/dẫn làm bài tập:
Bài tập 2: Điền vào chỗ trống ai hay ay. ( Cho HS làm câu a,b)
Bài tập (3) a: GV nêu yêu cầu
- Cho HS làm và chữa bài, nhận xét.
4 - Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Về nhà tập viết những chữ còn viết sai
- HS ở dưới viết bảng con: long lanh, chen chúc, non nước.
- 2 HS đọc lại
- 2 dấu phẩy
- Dấu chấm, dấu hai chấm, dấu gạch ngang, dấu ngoặc kép, dấu chấm than
- HS viết bảng tiếng dễ viết sai
- HS chép bài vào vở
- 1 HS đọc yêu cầu của bài
- HS làm vở 
- HS lên bảng làm, ở dưới làm vào nháp, nhận xét.
- HS nghe dặn dò.
*********************************************************
Thứ tư ngày 5 tháng 10 năm 2011
Tiết 1: Toán
47 + 25
I- Mục tiêu:
 - Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 47 + 25.
 - Biết giải và trình bày bài giải bài toán bằng một phép cộng.
 * Các bài tập cần làm : Bài 1 (cột 1, 2 ,3) , Bài 2, (a, b, d, e) , Bài 3 . 
II- Đồ dùng dạy học:- Que tính, bảng phụ 
III – Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A- Kiểm tra bài cũ: Tính nhẩm.
7 + 3 + 5 7 + 8 + 2 7 + 6 + 4
B- Bài mới:
1- Giới thiệu phép cộng 47 + 25
- GV nêu bài toán: SGK
- GV hướng dẫn bằng que tính 
- H/dẫn đặt tính và tính như SGK
- GV giúp đỡ HS yếu
2- Thực hành: 
Bài tập 1( Cột 1, 2, 3 ) Yêu cầu nêu rõ cách đặt tính, cách tính
- GV giúp đỡ HS yếu cách tính.
Bài 2: (a, b, d, e)
- GV viết lên bảng h/ d HS làm.
 Bài tập 3: Cho HS nêu yêu cầu. 
Bài cho gì? Tìm gì? Cách tìm?
4 - Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS nêu lại cách đặt tính, cách tính. 
- 1 HS đọc thuộc lòng công thức 7 cộng một số
- 1 HS tính nhẩm
- HS lắng nghe và phân tích đề.
- HS tự thao tác que tính và tính kết quả
- Kiểm tra bằng que tính
 47 * 7 cộng 5 bằng 12, viết 2, nhớ 1
+
 25 * 4 cộng 2 bằng 6, 6 thêm 1 bằng 
 72 7 viết 7 
- HS nhắc lại cách đặt tính, cách cộng.
- HS tự làm vào nháp.
- HS nêu kết quả, nhận xét bổ sung 
- HS làm bài, nêu miệng.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Cùng GV phân tích bài toán.
- Tự giải bài toán vào vở.
Bài giải:
Đội đó có số người là:
27 + 18 = 45 (người)
Đáp số: 45 người
- HS nêu lại cách đặt tính.
*********************************************************
Tiết 2: Tập đọc
Ngôi trường mới
I- Mục tiêu:
 - Biết nghắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu ; bước đầu biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi. 
 - Hiểu ND : Ngôi trường mới rất đẹp, các bạn HS tự hào về ngôi trường và yêu quý thầy cô, bạn bè. (trả lời được CH 1,2)
 * HS khá, giỏi trả lời được CH3. 
II- Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa SGK. 
III – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A- Kiểm tra bài cũ: Cho HS đọc bài cũ, nhận xét vào bài.
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài: 
2- Luyện đọc: 
a. GV đọc mẫu và gt tranh.
b. H/dẫn HS luyện kết hợp giải nghĩa từ
- Cho HS đọc nối tiếp câu
- GV ghi từ khó lên bảng cho HS luyện đọc . ... Bài 4 (dòng 2) 
II – Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình làm bài tập. GV hướng dẫn HS làm bài tập.
B. Bài mới:
 Bài tập 1: Yêu cầu tính nhẩm, dựa vào bảng cộng hoặc tính chất giao hoán của phép cộng ghi kết quả.
Bài tập 2: Đặt tính rồi tính:
- GV viết phép tính lên bảng , yêu cầu HS tự làm.
 37 47 24 
 15 18 17 
 52 65 41 
Bài tập 3: 
- GV cho HS tìm hiểu đề. 
- GV chấm, chữa bài.
Bài tập 4: ( Dòng 2)Yêu cầu nhẩm ra kết quả rồi ghi dấu thích hợp
III - Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét tiết học, dặn dò.
- HS tự làm, nhiều HS chữa bài
- HS nhận xét so sánh với kết quả của mình
- 2 HS lên bảng làm- GV giúp HS yếu
- Cả lớp làm vào nháp, chữa bài, nhận xét
+HS tự nêu đề toán rồi giải
Bài giải
Cả 2 thúng có là:
28 + 37 = 65 (quả)
 Đáp số: 65 quả
- HS tự làm
- HS nghe dặn dò. 
************************************
Tiết 2: Tập viết:
Chữ hoa Đ
I- Mục tiêu:
 - Viết đúng chữ hoa Đ ( 1 dòng cỡ vừa, cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng : Đẹp (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Đẹp trường đẹp lớp (3 lần).
II. Đồ dùng dạy - học:
 Mẫu chữ hoa in sẵn.
III . Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ: 
Cho HS lên bảng viết chữ hoa D, nhận xét vào bài.
1- Giới thiệu bài:
- GV gt bài
2- H/dẫn viết 
a- H/dẫn viết chữ hoa Đ:
- GV gắn chữ mẫu cho HS quan sát và nhận xét
- Chữ Đ gần giống với chữ nào đã học?
- Có điểm gì khác với chữ D?
Gọi HS nêu lại cách viết chữ D
- GV viết mẫu chữ Đ và nêu cách viết nét gạch ngang.
b- H/dẫn viết cụm từ ứng dụng:
- GV giới thiệu cụm từ ứng dụng
- Trường lớp đẹp mang lại tác dụng gì?
* Cụm từ khuyên chúng ta giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Cho HS nhận xét độ cao các chữ cái
c- GV H/dẫn cách nối chữ và cho HS viết chữ đẹp "Đẹp" vào bảng con
d- Cho HS viết vào vở.
3- GV thu vở chấm bài
- Nhận xét
4 - Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà tập viết.
-2 HS viết bài ở lớp, cả lớp viết bảng con.
- HS nghe.
- HS quan sát và nhận xét
- Gần giống chữ hoa D
- Có thêm nét gạch ngang
- 1 HS nêu lại cách viết chữ hoa D
- HS viết vào bảng con
- HS đọc: Đẹp trường đẹp lớp.
- HS trả lời
- Chữ Đ, d, l cao 2,5 li
- Chữ p cao 2 li
Chữ t cao 1,5 li
- Các chữ còn lại cao 1 li
- HS viết chữ "Đẹp" vào bảng con
- HS viết vào vở từng dòng
- HS nghe dặn dò
 **************************************************
Tiết 4. Tự nhiên - xã hội
Tiêu hóa thức ăn
I- Mục tiêu:
 - Nói sơ lược về sự biến đổi thức ăn ở miệng, dạ dày , ruột non, ruột già.
 - Có ý thức ăn chậm, nhai kĩ.
II- Đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ cơ quan tiêu hóa .
III .Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Khởi động: Trò chơi chế biến thức ăn
A. Hoạt động 1: Thực hành và thảo luận để nhận biết sự tiêu hóa thức ăn trong khoang miệng và dạ dày.
- G/ thiệu tranh cơ quan tiêu hóa
- Bước 1: Thực hành theo cặp
- Nêu vai trò của răng và lưỡi, nước bọt.
 Khi ta ăn vào đến dạ dày thức ăn được biến đổi thành gì?
- Bước 2: Làm việc cả lớp
B. Hoạt động 2: Làm việc với SGK
- Bước 1: Làm việc theo cặp
- Cho HS thảo luận
- Bước 2: Làm việc cả lớp
C. Hoạt động 3:
- Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống
- Tại sao chúng ta cần ăn chậm nhai kỹ
- Tại sao chúng ta không nên chạy nhảy nô đùa sau khi ăn no?
D. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- HS thực hiện khi ăn không chạy nhảy nô đùa
- HS quan sát
- Thực hành theo nhóm 2 người
- HS trả lời: 
VD: Thức ăn được nhai kỹ ,lưỡi nhào trộn , nước bọt tẩm ướt ..
- Đại diện nhóm lên phát biểu
- 2 HS lên bảng hỏi và trả lời
VD: +Vào đến ruột non thức ăn tiếp tục được biến đổi thành gì? 
-Tiếp tục được nhào trộn trong dạ dầy thành chất bổ dưỡng đi nuôi cơ thể.
+Phần cạn bã đi đâu?
- Vào ruột già -> thành phân ra ngoài.
- HS trả lời:VD: Làm đau sóc bụng , giảm tác dụng của sự tiêu hoá .
- HS nghe dặn dò.
************************************************
Thứ 6 ngày 7 tháng 10 năm 2011
Tiết 1 : Chính tả
Ngôi trường mới
I- Mục tiêu:
- Chép chính xác bài CT, trình bày đúng các dấu câu trong bài.
- Làm đúng các BT2, BT(3)a.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A- Kiểm tra bài cũ: 
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài
2- H/dẫn nghe - viết:
- GV đọc bài viết 1 lượt:
- Dưới mái trường mới bạn HS cảm thấy có những gì mới?
- Có những dấu câu nào được dùng trong bài chính tả?
- GV đọc những tiếng khó.
- GV đọc bài từng câu, từng cụm từ.
- GV chấm - Chữa bài
3- H/dẫn làm bài tập: 
Bài tập 2:
- Thi tìm nhanh các tiếng có vần ai/ay
- GV cùng HS nhận xét cho điểm
Bài tập 3: (lựa chọn) - GV nêu yêu cầu
- Thực hiện như bài 2
4.Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét tiết học, dặn dò.
- 2 HS đọc lại
- Tiếng trống, ... mọi vật trở nên đáng yêu hơn.
- Dấu phẩy, dấu chấm than, dấu chấm
- HS tự viết vào nháp chữ dễ viết sai: mái trường, rung động, trang nghiêm, thân thương.
- HS viết bài vào vở
- HS soát lỗi
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS thi tiếp sức: 2 dãy bàn nối tiếp lên bảng viết tiếng có vần ai/ay.
- Yêu cầu viết lại những tiếng viết sai.
- HS nghe dặn dò.
*********************************************************
Tiết 2:Toán
Bài toán về ít hơn
I- Mục tiêu:
 - Biết giải và trình bày bài giải bài toán về ít hơn.
 * Bài tập cần làm : Bài 1, bài 2.
II- Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ, phấn màu
III – Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A- Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài toán
- GV vẽ mô tả như SGK.
- GV h/ d HS tóm tắt bài toán: bằng lời hoặc sơ đồ đoạn thẳng.
- Bài toán cho gì , đã biết gì từ bài toán cho, yêu cầu tìm gì, cách tìm?
- GV yêu cầu HS đọc câu trả lời
GV giúp đỡ HS yếu tìm hiểu bài toán .
* Đây là dạng toán về bài toán ít hơn.
B. Luyện tập:
- Bài 1: HS đọc đề bài
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì
- Bài toán thuộc dạng nào?
- Bài 2: HS đọc đề bài
- Bài toán thuộc dạng nào?
- GV chấm và nhận xét và chữa bài.
C. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- HS hoàn thành bài tập ở dạng toán ít hơn
- HS nghe.
- HS quan sát .
- HS nêu lại bài toán
- HS nêu miệng bài giải bài toán:
Số quả cam ở hàng dưới là:
7 - 2 = 5 (quả)
Đáp số: 5 quả
- 2 HS đọc đề toán.
- Cả lớp làm vào vở nháp
- HS đọc bài giải - nhận xét
 - HS đọc đề.
- HS làm vào vở
 ( Chú ý đến đơn vị đo cm)
Bài giải
Chiều cao của Bình là:
95 - 5 = 90 (cm)
Đáp số: 90 cm
- HS nghe dặn dò.
*************************************
tiết 3: Tập làm văn
Khẳng định, phủ định
Luyện tập về mục lục sách
I- Mục tiêu:
 - Biết trả lời và đặt câu theo mẫu khẳng định, phủ định (BT1, BT2)
 - Biết đọc và ghi lại được thông tin từ mục lục sách (BT3).
II- Đồ dùng dạy học: 
Bảng phụ viết mẫu câu bài tập 2 
III – Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A- Kiểm tra bài cũ:
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài: GV tự giới thiệu bài
2- H/dẫn làm bài tập:
Bài tập 1: (miệng)
- GV viết lên bảng 6 câu trả lời cho 3 câu hỏi a,b,c.
- Cho HS làm mẫu
- Câu nào thể hiện sự đồng ý ?
- Cho HS thực hành nói.
Bài tập 2 (miệng)
- GV treo bảng phụ.
- GV giúp HS nắm yêu cầu của bài.
- HS H/dẫn HS nhận xét
Bài tập 3: (viết)
- GV H/dẫn HS làm bài.
- GV và cả lớp nhận xét
- GV chấm điểm - Nhận xét
3 - Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học, dặn dò.
- 1 HS dựa vào tranh "Không vẽ bậy lên tường" trả lời câu hỏi
- 3 HS thực hành hỏi - đáp theo mẫu như SGK
- Từng nhóm 3 HS thi hỏi - đáp
VD: +Bạn có thích đi xem phim không?
+Có! Tớ rất thích đi xem phim.
+ Không ! Tớ không thích đi xem phim.
- 3 HS nối tiếp nhau đặt 3 câu theo mẫu như SGK.
- Mỗi HS trong lớp đặt một câu
- 1 HS đọc yêu cầu của bài
- Mỗi HS đặt trước mặt một tập truyện Thiếu nhi, mở trang mục lục
3,4 HS đọc mục lục
- Mỗi HS viết vào vở tên 2 truyện, tên tác giả, số trang theo thứ tự.
- 5,6 HS nối tiếp nhau đọc bài viết của mình
- Thực hành nói, viết các câu khẳng định, phủ định
*********************************************************
Tiết 4: Thủ công.
Gấp máy bay đuôi rời.
(Tiết 2)
I Mục tiêu: 
 * Gấp được máy bay đuôi rời . Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng.
 II Đồ dùng dạy học : 
Mẫu máy bay đuôi rời được gấp bằng giấy thủ công.
 Quy trình gấp
III Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Tiết 2
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu lại các bước gấp máy bay đuôi rời.?
GV nhận xét vào bài.
B. Bài mới : 
3. HS thực hành gấp máy bay đuôi rời .
- Gọi HS lên bảng gấp .
GV hệ thống lại các bước gấp 
+ Bước 1: Cắt tờ giấy hình chữ nhật thành một hình vuông .
+ Bước 2: Gấp đầu và cánh máy bay .
+ Bước 3: Làm thân và cánh máy bay.
+ Bước 4: Lắp may bay hoàn chỉnh và sử dụng .
* GV cho HS thực hành gấp 
- GV đi giúp đỡ HS yếu .
* Chú ý miết thẳng các nếp gấp .
4. Nhận xét đánh giá :
- Cho HS trưng bày bài , đánh giá sản phẩm của mình .
- GV nhận xét đánh giá chốt lại .
- Tuyên dương HS gấp hình tốt.
C. Củng cố dặn dò : 
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn dò về nhà tập gấp thêm. 
- Hs nêu lại 
- HS nhận xét , bổ sung.
- HS nghe.
- HS từ 1--> 2 em lên bảng gấp .
- HS nhận xét , bổ sung.
- Cả lớp quan sát 
- HS vừa gấp vừa nêu lại cách gấp.
- HS nhận xét 
- HS thực hành .
- HS trưng bày sản phẩm .
- HS phóng thử máy bay mới gấp.
- HS nghe dặn dò.
*************************************
Sinh hoạt lớp
1 Nhận xét các hoạt động trong tuần qua:
+ Đạo đức :
Nhìn chung HS ngoan ngoãn , chăm chỉ lễ phép với thầy cô giáo , đoàn kết giúp đỡ bạn bè .
+ Học tập : - Học tập khá chăm chỉ , một số em chăm chú nghe giảng , có ý thức tự giác trong học tập 
Bên cạnh đó có một vài em chưa chịu khó học tập : chưa biết đọc, biết viết. 
+ Lao động vệ sinh :- Hầu hết các em giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ , vệ sinh lớp học sạch sẽ , còn một vài hôm lớp học trực nhật chưa tốt lắm .
2 Phương hướng tuần 7:
- Phát huy tính ngoan ngoãn , chăm chỉ lễ phép đã có 
- Tiếp tục thi đua chăm học , chăm lao động .
- Thực hiện nghiêm túc các nền nếp của nhà trường qui định đề ra .
- Phấn đấu đi học đúng giờ .
- Trong lớp hăng hái phát biểu , về nhà xem bài , luyện chữ .
- Hăng hái trong mọi hoạt động của trường , Đội đề ra. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 2 tuan 2(3).doc