Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần thứ 4 năm 2012

Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần thứ 4 năm 2012

Toán ( Tiết 15)

9 CỘNG VỚI MỘT SỐ: 9 + 5

I. Mục tiêu:-

- Biết cách thực hiện phép cộng dạng 9 + 5, lập được bảng 9 cộng với một số.

- Nhận biết trực giác về tính giao hoán của phép cộng.

- Biết giải bài toán bằng một phép tính cộng.

Bài 1, bài 2, bài 4

II. Đồ dùng dạy học:

- Câc que tính dời và thẻ 1 chục que tính.

III. Hoạt động dạy học:

 

doc 22 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 715Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần thứ 4 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4( Từ 10/ 9 đến 14/9 / 2012)
Ngày soạn: 7/9/2012
Ngày giảng: Thứ hai ngày 10 tháng 9 năm 2012
Toán ( Tiết 15)
9 CỘNG VỚI MỘT SỐ: 9 + 5
I. Mục tiêu:- 
- Biết cách thực hiện phép cộng dạng 9 + 5, lập được bảng 9 cộng với một số.
- Nhận biết trực giác về tính giao hoán của phép cộng.
- Biết giải bài toán bằng một phép tính cộng.
Bài 1, bài 2, bài 4
II. Đồ dùng dạy học:
- Câc que tính dời và thẻ 1 chục que tính.
III. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu phép cộng 9+5:
- GV nêu bài toán: Có 9 QT thêm 5 QT nữa. Gộp lại được bao nhiêu que tính ?
- HS thao tác trên QT tại chỗ.
- Có 14 QT (9 + 5 = 14)
- Em đếm được 14 QT
- Em làm thế nào để tính được số que tính ?
- Em lấy 9 que tính thêm 1 que tính là 10 que tính; 10 que tính thêm 4 que tính được 14 que tính.
Bước 1: Có 9Qt Thêm 5 QT
+ Gài 9 que lên bảng, viết 9 vào cột đ/v.
- Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính ?
9 + 5 =
Bước 2: Thực hiện trên QT
- HS quan sát.
- Gộp 9 QT ở hàng trên với 1 QT ở hàng dưới được 10QT – bó lại 1 chục.
- 1 chục QT gộp với 4 QT - được 14 QT (10 + 4 là 14).
Chục
Đơn vị
+9
 5
1
 4
- Viết 4 thẳng cột đơn vị 9 + 5 viết 1 vào cột chục.
- Vậy 9 + 5 = 14
*Chú ý: HS tự nhận biết (thông qua các thao tác bằng que tính).
Bước 3: Đặt tính rồi tính
 9 + 5 = 9 + 1 + 4
 = 10 + 4
 = 14
 9 + 5 = 14
9+1 = 10 ; 10 + 4 = 14.
+9
5
14
 9 cộng 5 bằng 14 viết
 4 thẳng cột với 9 và 5; 
viết 1 vào cột chục.
2. Hướng dẫn học sinh tự lập bảng cộng dạng 9 cộng với một số.
9 + 2 = 11 9 + 4 = 13
9 + 3 = 12 9 + 9 = 18
3. Thực hành.
Bài 1: Tính nhẩm.
- HS làm miệng
- Củng cố tính chất giao hoán
- Nêu kết quả của từng phép tính.
- Khi đổi chỗ các số hạng trong phép cộng thì tổng không thay đổi.
9 + 3 = 12
3 + 9 = 12
Bài 2:
Hs đọc đề bài
-Bài toán yêu cầu tính theo dạng gì?
Ta phải lưu ý điều gì?
Tính viết theo cột dọc
HS trả lời và làm vở ,sau đó học sinh lên bảng làm
- GV nhận xét kết quả.
Bài 4:- Bài tập cho biết gì ?
Tóm tắt:
- Bài tập hỏi gì ?
- Hướng dẫn cách tóm tắt và giải bài toán
Có : 9 cây táo
Thêm: 6 cây táo
Tất cả có: cây táo.?
Bài giải:
Trong vườn có tất cả là:
9 + 6 = 15 cây táo
ĐS: 15 cây táo
3. Củng cố – dặn dò:
Về nhà học thuộc bảng cộng 9 với một số.
Nếu còn thời gian HS làm thêm bài tập 3 vào vở
Giáo viên nhận xét chữa.
*************************************************
Tập đọc ( Tiết 10 + 11)
BÍM TÓC ĐUÔI SAM
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.- Hiểu ND: Không nên nghịch ác với bạn, cần đối xử tốt với các bạn gái (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
 Q&G: Quyền được học tập, được các thầy, cô giáo yêu thương dạy dỗ.
Trẻ em (bạn nam và bạn nữ) có quyền kết bạn. Các bạn nữ có quyền được các bạn nam tô trọng, đối xử bình đẳng.
KNS: Kiểm soát cảm xúc 
-Thể hiện sự cảm thông 
-Tìm kiếm sự hổ trợ
-Tư duy phê phán 
II. Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
- Bảng phụ viết sẵn những câu, đoạn văn cần đọc đúng.
III. Hoạt động dạy học.
Tiết 1:
A. Kiểm tra bài cũ:
- 2 em đọc thuộc lòng bài thơ gọi bạn và TLCH.
- Bài thơ giúp em hiểu gì về tình bạn giữa Bê Vàng và Dê Trắng.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
B. Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài: 
 2. Luyện đọc: 
a. GV đọc mẫu
b. HD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
+ Đọc từng câu:
- Đọc nối tiếp mỗi em 1 câu
+ GV uốn nắn theo dõi HS đọc và rút từ khó đọc luyện đọc 
+ Đọc từng đoạn trước lớp.Chia đoạn:4 đoạn
HS phát âm lại từ khó đọc(CN-ĐT)
 (GV Hướng dẫn cách đọc trên bảng phụ)giáo viên đọc mẫu câu khó đọc
Vài HS luyện đọc câu khó đọc.
Đọc nối tiếp từng đoạn.
- Kết hợp giải nghĩa từ.
- Giảng thêm: Đầm đìa nước mắt c. Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Đọc chú giải SGK.
Khóc nhiều nước mắt ướt đẫm mặt.
HS đọc trong nhóm4
d. Thi đọc giữa các nhóm
giáo viên nhận xét các nhóm đọc
3-4 nhóm thi đọc
e. Cả lớp đọc đồng thanh 1, 2 đoạn
đọc đồng thanh
Tiết 2
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Câu hỏi 1:
- HS đọc thầm đoạn 1 và 2
- Các bạn gái khen Hà như thế nào ?
 - Ái chà chà - Bím tóc đẹp quá.
Câu hỏi 2:- Vì sao Hà khóc
- Tuấn kéo mạnh bím tóc của Hà làm cho Hà bị ngã 
Em nghĩ như thế nào về trò đùa nghịch của Tuấn ?
- Đó là trò nghịch ác, không tốt với bạn, thiếu tôn trọng bạn.
Câu hỏi 3:
- Đọc thầm Đ3.
- Thầy giáo làm cho Hà vui lên bằng cách nào ?
- Thầy khen hai bím tóc của Hà rất đẹp.
- Vì sao lời khen của thầy làm Hà nín khóc và cười ngay.
- Vì nghe thầy khen Hà rất vui mừng và tự hào.
Câu hỏi 4:Nghe lời thầy Tuấn đã làm gì ?
- Đến trước mặt Hà để xin lỗi bạn.
4. Luyện đọc lại.
- Đọc phân vai theo nhóm.
- Đọc theo nhóm tự phân vai người dẫn chuyện, Tuấn, thầy giáo, Hà mấy bạn gái nói câu: Ái chà chà ! Bím tóc đẹp quá.
5. Củng cố dặn dò:
- Qua câu chuyện này em thấy bạn Tuấn có điểm nào đúng chê và điểm nào đáng khen.
Câu chuyện khuyên ta điều gì?
- Đáng chê vì đùa nghịch ác quá
Đáng khen vì khixin lỗi bạn.
- Chúng ta cần đối xử tốt với các bạn bè đặc biệt là các bạn gái.
************************************************************************
Ngày soạn: 7/9/2012
Ngày giảng: Thứ ba ngày 11 tháng 9 năm 2012
Toán (Tiết 16)
29 + 5
I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 29 + 5.
- Biết số hạng, tổng.
- Biết nối các điểm cho sẵn để có hình vuông.
- Biết giải bài toán bằng một phép cộng.
Bài 1 (cột 1, 2, 3), bài 2 (a, b), bài 3
II. Đồ dùng dạy học.
- 3 bó 1 chục que tính và 14 que tính rời.
- Bảng gài.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cách tính nhẩm
- 2, 3 em đọc bảng cộng 9 cộng với một số.
- HS làm vào bảng con.
9 + 4 + 2 = 9 + 9 + 1 =
B. Bài mới
1. Giới thiệu phép cộng 29+5:
- GV đưa ra 2 bó mỗi bó 1 chục que tính và 9 que tính rời. Hỏi có bao nhiêu que tính ?
- Thêm 5 que tính rời. Hỏi có bao nhiêu que tính.
- Có 29 que tính.
- HS cùng lấy số que tính.
- HS cùng lấy số que tính.
- GV lấy 9 que tính rời bó thêm 1 que tính rời thành 1 chục que tính còn 4 que rời - được 3 bó (3 chục) 3 chục que tính thêm 4 que tính được 34 que tính.
- HS nêu 29 + 5 = 34
29 + 5 = 20 + 9 + 5
 = 20 + 9 + 1 + 4
= 20 + 10 + 4
= 30 + 4
= 34
- Hướng dẫn cách đặt tính 29
 5
 34
- 9 cộng 5 bằng 14, viết 4 nhớ 1
- 2 thêm 1 bằng 3, viết 3.
- Nêu cách đặt tính.
- Chữ số hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục.
- Nêu cách thực hiện phép tính.
- Thực hiện theo thứ tự từ phải sang trái.
3. Thực hành
Bài 1:Đọc yêu cầu của bài.
- Tính.HS làm vào bảng con
+59
+19
+39
 5
 8
 7
- GV sửa sai cho học sinh 
64
27
46
Bài 2: Hướng dẫn HS làm BT vào vở
*Lưu ý: Cách đặt tính và cách thực hiện phép tính có nhớ
- Củng cố tên gọi số hạng, tổng.
+59
 6
 65
+19
 7
 26
Bài 3:- HS nêu yêu cầu của bài. 
- Nêu tên từng hình vuông
4. Củng cố – dặn dò. 
Nhận xét giờ học
- HS dùng bút và thước nối từng cặp điểm để có từng đoạn thẳng.
- Hình vuông ABCD, MNPQ
*****************************************
Kể chuyện ( Tiết 4)
BÍM TÓC ĐUÔI SAM
I. Mục tiêu – yêu cầu:
- Dựa theo tranh kể lại được đoạn 1, đoạn 2 của câu chuyện (BT1); bước đầu kể lại được đoạn 3 bằng lời của mình (BT3)
- Kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các tranh minh hoạ phóng to.
- Mảnh bìa ghi tên nhân vật: Hà, Tuấn, thầy giáo, người dẫn chuyện.
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: 
- 3 em kể lại chuyện theo cách phân vai.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn kể chuyện:
a. Kể lại đoạn 1, 2 (theo tranh minh hoạ).
- GV hướng dẫn HS quan sát
- HS quan sát SGK kể lại đoạn 1, 2.
- Tranh 1: Hà có hai bím tóc ra sao ? Khi Hà đến trường các bạn gái reo lên như thế nào ?
- Có hai bím nhỏ, mỗi bên buộc 1 cái nhỏ.
- Ái ! chà chà ! búi tóc đẹp quá.
- Tranh 2: Tuấn đã chêu chọc Hà như thế nào ? Việc làm của Tuấn dẫn đến điều gì ?
- Tuấn nắm búi tóc Hà cuối cùng làm Hà ngã phịch.
- 2, 3 em kể tranh 1.
- 2, 3 em kể tranh 2.
- GV & HS nhận xét. 
b. Kể lại đoạn 3: 
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Kể lại cuộc gặp gỡ giữa bạn Hà và thầy giáo của em.
- Hà chạy đi tìm thầy, em vừa mách tội Tuấn và khóc thầy giáo nhìn hai bím tóc xinh xinh của Hà vui vẻ khen tóc Hà đẹp lắm.
- Kể theo nhóm.
- Đại diện nhóm thi kể đoạn 3.
+ Tập kể trong nhóm. 
- HS kể
- GV và cả lớp nhận xét.
c.Phân vai( người dẫn chuyện, Hà, Tuấn) dựng lại câu chuyện.
- Kể theo nhóm 4.
- GV làm người dẫn chuyện 
- 1 HS nói lời của Hà.
- 1 HS nói lời của Tuấn
- HS nói lời của thầy giáo
- HS nhận vai tập thể với giọng của nhân vật.
- 1 HS nói lời của thầy giáo
- Thi kể theo vai.
2, 3 nhóm
- GV và HS nhận xét về nội dung cách diễn đạt, cử chỉ điệu bộ. 
- HS kể theo phân vai.
+ GV chọn 4 em dựng lại hoạt cảnh của câu chuyện.
- Người dẫn chuyện; Hà; Tuấn; Thầy giáo.
C. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét kết quả thực hành kể chuyện trên lớp, khen những HS kể chuyện hay, những HS nghe bạn kể chăm chú.
- Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
***************************************
Tập viết ( Tiết 4)
CHỮ HOA C
I. Mục tiêu, yêu cầu:
Viết đúng chữ hoa C (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ ), chữ và câu ứng dụng: Chia (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Chia ngọt sẻ bùi (3 lần). 
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu chữ cái viết hoa C đặt trong khung chữ.
- Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ nhỏ trên dòng kẻ li.
III. hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Viết chữ B – Bạn
Cả lớp viết bảng con.
- Nhắc câu ứng dụng đã viết ở giờ trước ?
- Viết chữ ứng dụng: Bạn
- Bạn bè sum họp
 - Cả lớp viết bảng con.
B. Bài mới:1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn viết chữ hoa.
a. HD HS quan sát và nhận xét chữ C
- GV giới thiệu chữ mẫu
- HS quan sát
- Chữ C cao mấy li ?
- 5 li
- Gồm mấy nét là những nét nào ?
- Một nét là nét kết hợp của 2 nét cơ bản: Cong dưới và cong trái nối liền nhau tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ.
- GV hướng dẫn cách viết trên bìa chữ mẫu
- Đặt bút trên đường kẻ 6, viết nét cong dưới rồi chuyển hướng viết tiếp nét cong trái, tạo thành dòng xoắn ở đầu chữ; phân cuối nét cong trái lượn vào trong, dừng bút trên đường kẻ 2.
- GV viết mẫu, vừa viết vừa nhắc lại cách viết.
- Quan sát,theo dõi.
b.  ... ế để không bị cong vẹo cột sống.
*Cách chơi: HS xếp thành 2 hàng dọc ở giữa lớp học. Mỗi em đội trên đầu 1 cuốn sách. Các hàng đi xung quanh lớp về chỗ phải đi thẳng người, giữ đầu và cơ thẳng sao cho quyển sách trên đầu không bị rơi xuống.
- Khi nào thì quyển sách bị rơi xuống: - Khi tư thế đầu, cổ hoặc mình không thẳng.
+ Đây là một trong các bài tập để rèn luyện tư thế đi, đứng đúng
Hoạt động 1: Làm gì để cơ và xương phát triển tốt.
*Mục tiêu: Nêu được những việc cần làm để xương và cơ phát triển tốt. Giải thích tại sao không nên mang vác vật quá nặng.
*Cách tiến hành:
+ Bước 1: Làm việc theo cặp
- TLnhóm 2
- Quan sát tranh trang 10 và 11.
- Kể tên những món ăn mà bạn đang ăn (h1).
- Những món ăn này có tác dụng gì?
- Giúp cho cơ và xương phát triển tốt.
- Hãy kể những món ăn hàng ngày của gia đình em ?
- Thịt, cá, rau, canh, chuối
- H2: Bạn trong tranh ngồi học như thế nào ? Nơi học có ánh sáng không ?
- Ngồi sai tư thế.
- Lưng của bạn ngồi như thế nào ?
- Ngồi học như thế nào là ngồi đúng tư thế ?
- Ngồi thẳng lưng, nơi học tập phải có đủ ánh sáng.
- H3: Bạn đang làm gì ?
Bơi là 1 môn thể thao rất có lợi cho việc
 phát triển xương và cơ giúp ta cao lên, thân hình cân đối hơn.
- Bạn đang bơi.
- H4, 5: Bạn nào xách vật nặng.
- HS quan sát so sánh.
- Tại sao chúng ta không nên xách vật nặng ?
Sẽ làm ta cong vẹo cột sống
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GV gọi 1 vài em ở các cặp trình bày và nêu ý kiến của mình sau khi quan sát các hình.
- HS nêu
- Các nhóm khác bổ xung.
Hoạt động 2:- Trò chơi "Nhấc một vật"
*)Mục tiêu: Biết được cách nhắc một vật sao cho phù hợp lí để không đau lưng và cong vẹo cột sống.
*Cách tiến hành:
Bước 1: GV làm mẫu và phổ biến cách chơi.
 - HS quan sát.
Bước 2: Tổ chức cho HS chơi (dùng sức của cả hai chân và tay chứ không dùng sức của cột sống).
- 1 vài em nhấc mẫu
- Chia 2 đội chơi.
- Thi xem đội nào thắng.
*Chú ý: Khi nhấc vật nặng lưng phải thẳng dùng sức ở 2 chân để co đầu gối và đứng thẳng dậy để nhắc vật. Không đứng thẳng chân và không dùng sức ở lưng sẽ bị đau lưng.
C. Củng cố dặn dò:
- Nêu những việc cần làm để cơ và xương phát triển tốt.
- Có ý thức thực hiện các biện pháp để cơ và xương phát triển tốt.
**************************************
Luyện từ và câu ( Tiết 4)
TỪ CHỈ SỰ VẬT – TỪ NGỮ VỀ NGÀY – THÁNG – NĂM
I. Mục tiêu:
- Tìm được một số từ ngữ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối (BT1).
- Biết đặt và trả lời câu hỏi về thời gian (BT2).
- Bước đầu biết ngắt đoạn văn ngắn thành các câu trọn ý (BT3)
Q&G: Quyền được kết bạn
- Bổn phận phải giúp đỡ bạn bè để thực hiện tốt quyền của mình.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng lớp kẻ sẵn bảng phân loại từ chỉ sự vật ở bài tập 1.
- Bảng phụ viết đoạn văn ở bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ:
- 2, 3 em đặt câu: Ai (cái gì, con gì)là gì?
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 1:
Hướng dẫn HS điền từ đúng nội dung từng cột theo
- Bài 2: Đặt câu hỏi và TLCH.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Chỉ người: học sinh, công nhân.
- Đồ vật: Bàn, ghế
- Con vật: Chó, mèo
- Cây cối: Xoan, cam
- HS chữa bài (miệng)
Về: Ngày, tháng, năm mẫu. 
+ Đọc yêu cầu của đề bài.
- 2 em nói câu mẫu.
- Tuần, ngày trong tuần 
- HS thực hành hỏi - đáp (N2)
- Hôm nay là ngày bao nhiêu ?
- Ngày 2
- Tháng này là tháng mấy ?
- Tháng 9
- Một năm có bao nhiêu tháng ?
- 1 năm có 12 tháng
- Một tháng có mấy tuần ?
- Có 4 tuần
- Một tuần có mấy ngày ?
- Có 7 ngày
- Ngày sinh nhật của bạn là ?
- Chị bạn sinh vào năm nào ?
- Bạn thích tháng nào nhất ?
- Tiết thủ công lớp mình học vào ngày thứ mấy
Bài 3:
- Ngày thứ ba.
- Đọc yêu cầu của bài văn.
- GV giúp học sinh nắm được yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài vào vở.
+ Trời mua to. Hoà quên mang áo mưa. Lan rủ bạn đi chung áo mưa với mình. Đôi bạn vui vẻ ra về.
*Chú ý: Viết hoa chữ đầu câu, tên riêng, cuối mỗi câu đặt dấu chấm.
3. CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- Nhận xét tiết học
- Về nhà tìm thêm các từ chỉ người, con vật, đồ vật, cây cối.
************************************************************************
Ngày soạn: 7/9/2012
Ngày giảng: Thứ Sáu ngày 14 tháng 9 năm 2012
 Toán ( Tiết 19)
8 CỘNG VỚI MỘT SỐ: 8 + 5
I. Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện phép cộng dạng 8 + 5, lập được bảng 8 cộng với một số.
- Nhận biết trực giác về tính chất giao hoán của phép cộng.
- Biết giải bài toán bằng một phép cộng.
Bài 1, bài 2, bài 4
II. Đồ dùng dạy học:
- 20 que tính, bảng gài.
II. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS làm bảng con. 2 HS lên bảng.
 49 + 36 89 + 9 
- Nhận xét nêu cách đặt tính.
B. Bài mới
1. Giới thiệu phép cộng 8+5:
- Có 8 que tính thêm 5 que tính nữa.
- HS thao tác trên que tính.
 Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính ?
- HS nói lại cách làm.
(Gộp 8 que tính với 2 que tính bó thành 1 chục que tính, 1 chục que tính với 3 que tính còn lại là 13 que tính.
- GV hướng dẫn HS đặt tính, tính .
+8
 5
13
Viết 3 thẳng cột với 8 và 5 ( cột đơn vị)
- Chữ số 1 ở cột chục.
b. Hướng dẫn HS lập bảng 8 cộng với một số.
- Hướng dẫn HS lập các công thức và học thuộc.
c. Thực hành.
Bài 1:Tính nhẩm
Cho học sinh chơi trò chơi truyền điện
8+3=11 8+7=15
8+4=12 8+8=16
8+5=13 8+9=17
 8+6=14
1 HS đọc yêu cầu.
HS tham gia chơi nêu kết quả ngay
- HS nêu miệng
Bài 2: 
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu cả lớp làm bảng con.
- Cả lớp làm bảng con.và 3 HS lên bảng làm 3 phép tính còn lại.
+ 8
+ 8
+ 8
 3
 7
 9
11
15
17
- Nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính 
- HS nêu lại.
Bài 3: ( Dành cho hs khá giỏi)
Tính nhẩm(nếu còn thời gian)
- 1 HS nêu cách tính nhẩm.
- GV hướng dẫn HS cách tính nhẩm
- Cả lớp làm bài trong SGK
- HS nối tiếp nhau nêu miệng kết quả.
- GV nhận xét 
8+5 =13
8+2+3=13
9+5 =14
9+1+4=15
8+6 =14
8+2+4=14
9+8 =17
9+1+7=17
8+9 =17
8+2+7=17
9+6 =15
9+1+5=15
Bài 4: 
- GV hướng dẫn HS phân tích và giải bài toán. Tóm tắt:
Hà có : 8 tem
Mai có : 7 tem
 Cả hai bạn:tem ?
- GV nhận xét, chữa bài.
- 1 HS đọc đề bài.vàlam vào vở
Bài giải:
Cả hai bạn có số tem là:
8 + 7 = 15 (tem)
 ĐS: 15 tem
4. Củng cố dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Về nhà học thuộc bảng 8 cộng với một số.
***************************************
Tập làm văn ( Tiết 3)
SẮP XẾP CÂU TRONG BÀI- LẬP DANH SÁCH HỌC SINH
I. Mục đích yêu cầu:
- Sắp xếp đúng thứ tự các tranh; kể được nối tiếp từng đoạn câu chuyện Gọi bạn (BT1).
- Xếp đúng thứ tự các câu trong truyện Kiến và Chim gáy (BT2); lập được danh sách từ 3 đến 5 HS theo mẫu (BT3).
*/ Q&G: Quyền được vui chơi, được tham gia (lập danh sách các bạn trong tổ học tập)
 */ KNS: - Tư duy sáng tạo. khám phá và kết nối các sự việc, độc lập suy nghĩ.
 - Hợp tác.
 -Tìm kiếm và xử lí thông tin 
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ BT1, SKG.
- Bút dạ, giấy khổ tỏ kẻ bảng ở BT3.
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Giáo viên nhận xét bài viết của HS.
-3, 4 em đọc bản tự thuật đã viết ở tiết 2.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1:- Sắp xếp lại TT 4 tranh bài thơ: Gọi bạn đã học.
- 1 em đọc yêu cầu của bài.
- HS quan sát tranh
- HS chữa bài: Xếp tranh theo TT 1-4-3-2
- Dựa theo ND4 tranh đã xếp đúng kể lại câu chuyện 
- Hướng dẫn HS xếp theo TT tranh
- Kể lại truyện theo tranh.
- HS giỏi kể trước.
- Kể trong nhóm 
- Kể nối tiếp (mỗi em 1 tranh)
- Thi kể trước lớp 
-Đại diện nhóm thi kể (mỗi em kể 1 tranh)
- GV khen HS kể tốt
Bài 2: Miệng
- 1 em đọc yêu cầu của bài.
- Hướng dẫn đọc kĩ câu văn suy nghĩ, sắp xếp lại các câu văn cho đúng thứ tự
- HS làm việc theo cặp.
Xếp câu theo thứ tự: a, d, b, c
2-3hs đọc lại truyện
Bài 3: Viết vở.
- 1 em đọc yêu cầu của bài.
- GV chia lớp thành nhóm 4
- Mỗi nhóm 4 em.
- GV phát giấy khổ to.
- HS làm việc theo nhóm.
- GV nhận xét cho điểm
- Dán bài làm trước bảng lớp.
HS làm bài vào vở.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét, tiết học.
****************************
Chính tả( Tiết 7)
Tập chép: BÍM TÓC ĐUÔI SAM
I. Mục đích yêu cầu:
- Chép chính xác bài CT, biết trình bày đúng lời nhân vật trong bài.
- Làm được BT2; BT(3) a/b, hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp chép bài chính tả.
- Bảng phụ viết nội dung BT2, BT3
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: 
- GV đọc: nghi ngờ, nghe ngóng, nghiêng ngả, trò chuyện, chăm chỉ.
- 2 em lên bảng viết.
- Cả lớp viết bảng con
- 2 em viết họ tên bạn thân của mình
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu.
2. Hướng dẫn tập chép:
- GV đọc bài trên bảng lớp
- Đoạn văn nói về cuộc trò chuyện giữa ai với ai ?
- 2, 3 em đọc bài.
 giữa thầy giáo với Hà.
- Vì sao Hà không khóc nữa ?
- Vì được thầy khen có bím tóc đẹp nên rất vui, tự tin.
- Bài chính tả có những dấu câu gì ?
- Dấu phẩy, dấu 2 chấm, dấu gạch ngang đầu dòng, dấu chấm than, dấu chấm hỏi, dấu chấm.
- Hướng dẫn viết bảng con: thầy giáo, xinh xinh, vui vẻ, khuôn mặt.
- HS viết bảng con.
- GV hướng dẫn HS chép bài vào vở. 
- HS chép bài vào vở.
- GV chấm 5, 7 bài.
- HS nhìn bảng nghe GV đọc để soát bài.
3.Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2: Điền vào chỗ trống iên hay yên
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Lớp làm bài tập vào bảng con.
- Đọc kết quả (yên ổn, cô tiên, chim yến, thiếu niên.
- Viết yên khi là chữ ghi tiếng, viết iên khi là vần của tiếng.
- 2, 3 em nhắc lại quy tắc, chính tả.
Bài 3: Điền vào chỗ trống r/d/gi.
- Cả lớp làm bài tập vào vở.
- HS làm bài, da dẻ, cụ già, ra vào, cặp da, 
C. Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
Sinh hoạt
NHẬN XÉT TUẦN 4
I Mục tiêu
- HS thấy được những ưu khuyết điểm của mình trong tuần.
	- Đề ra phương hướng cho tuần sau
II Nội dung sinh hoạt
a GV nhận xét chung
	- HS đi đều, đúng giờ
	- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập
	- Thực hiện tốt hoạt động giữa giờ
	- Tham gia đầy đủ các phong trào đội
	- Có ý thức xây dựng đôi bạn cùng tiến
b Tồn tại
	- Còn có hiện tượng nói chuyện riêng, ăn quà : .. ...
	- Đánh bạn : ..
c ý kiến bổ xung của HS
d Phương hướng tuần5
	- Duy trì tốt nề nếp lớp
	- Tiếp tục duy trì đôi bạn cùng tiến
e Vui văn nghệ
	- Hát cá nhân
	- Hát tập thể

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 2 tuan 4 tich hopBVMT QG KNS Chuan KTKNvahd dieu chinh cac mon hoc o TH cua BGD.doc