Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần thứ 4, 5

Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần thứ 4, 5

I -MỤC TIÊU

1.Rèn kĩ năng nghe và nói:

- Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp với tình huống giao tiếp

- Biết nói 3, 4 câu về nội dung mỗi bức tranh, trong đó có dùng lời cảm ơn hay xin lỗi thích hợp

2.Rèn kĩ năng viết:

- Viết được những điều vừa nói thành đọan văn

II -ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Sách giáo khoa

- Tranh minh họa BT3 trong SGK

- Vở BT

 

doc 119 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 564Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần thứ 4, 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 4
MÔN : TIẾNG VIỆT – TẬP LÀM VĂN
TIẾT : 10
BÀI : CẢM ƠN - XIN LỖI
Ngày Dạy :.....................................
– { —
I -MỤC TIÊU
1.Rèn kĩ năng nghe và nói:
Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp với tình huống giao tiếp 
Biết nói 3, 4 câu về nội dung mỗi bức tranh, trong đó có dùng lời cảm ơn hay xin lỗi thích hợp
2.Rèn kĩ năng viết:
Viết được những điều vừa nói thành đọan văn
II -ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Sách giáo khoa
Tranh minh họa BT3 trong SGK
Vở BT
III-CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC 
TG
Họat động của T
Họat động của H
ĐD
4 ‘
A.KIỂM TRA BÀI CŨ 
Yêu cầu H đọc phần bài làm BT1 và BT3 (tiết TLV- tuần 3):
a/ Sắp xếp thứ tự tranh- kể theo tranh
b/ Đọc danh sách nhóm học tập(N6, N7)
Gv nhận xét, đánh giá
1HS thực hiện yêu cầu a
2HS làm yêu cầu b
Cả lớp nhận xét
B.DẠY BÀI MỚI 
1’
1.Giới thiệu bài
Trong những tiết tập làm văn trước, các em đã học cách chào hỏi, tự giới thiệu. Trong tiết học hôm nay, cô sẽ dạy các em nói lời cảm ơn, xin lỗi sao cho thành thực, lịch sự
28’
2.Hướng dẫn làm bài tập 
 a. Bài tập 1:(làm miệng)
Lần lượt cho HS thực hành nói từng câu. Đối với mỗi tình huống cho H sắm vai để thực hành dùng lời nói trong mỗi tình huống cụ thể
Gv nhận xét 
Kết luận:
Khi nhận sự giúp đỡ của người khác, ta cần phải nói lời cảm ơn. Lời cảm ơn cần được nói với thái độlễ phép, kính trong với người trên; chân thành và thân mật với bạn bè hoặc em nhỏ
- 1 H đọc yêu cầu theoSGK 
Nhiều HS phát biểu 
Sắm vai cho mỗi tình huống 
VÍ dụ: 
Với người bạn em lỡ dao chân : Ồ , tớ xin lỗi cậu nha .
Với mẹ vì em quên làm việc mẹ dặn : Con xin lỗi mẹ , lần sau con sẽ không như thế nữa .
Với cụ già bị em va phải : Chaú xin lỗi cụ .
Cả lớp nhận xét, bổ sung
SGK
 Bài tập 2:( sắm vai) ø
Tổ chức cho HS thực hành sắm vai trong từng tình huống . Mỗi tình huống 4 lượt
Gv nhận xét, đánh giá
HS đọc yêu cầu 
Sắm vai từng tình huống a, b, 
Cả lớp nhận xét, bổ sung
Ví dụ : 
Tranh 1 : Mẹ mua cho HÀ một con gấu bông rất đẹp . Hà giơ hai tay đón nhận và nói : “ Con cảm ơn mẹ “ 
Tranh 2 : Bạn Dũng làm vỡ bình hoa , bạn ấy xin lỗi mẹ mình . “ Con xin lỗi mẹ “ 
SGK
Bài tập 3:(miệng)
Treo tranh và nêu yêu cầu của BT
Gv hướng dẫn HS quan sát kĩ từng tranh, đóan xem việc gì xảy ra
Hình 1:
+ Tranh vẽ những ai? Đang làm gì? Chuyện đó có thể xảy ra trong những trường hợp nào?
Hình 2:
+ Tranh vẽ những ai? Có gì khác lạ ở trên sàn nhà? Bạn nhỏ đang làm gì?
GV theo dõi, giúp đỡ những HS còn lúng túng
GV nhận xét, đánh giá
1H đọc lại yêu cầu của BT
Nhiều H nêu ý kiến cá nhân
Cả lớp nhận xét, đánh giá
Tranh
Bài tập 4:(viết)
Yêu cầu H Sviết lại những câu em đã nói về một trong hai bức tranh ở BT3 vào vở BT
Chấm điểm một số bài , nhận xét
Cả lớp làm vào vở BT
Vở BT
1’
3.Củng cố, dặn dò 
Nhận xét tiết học
Yêu cầu H thực hành những điều đã học: nói lới cảm ơn hay xin lỗi với thái độ lịch sự, chân thành
Các ghi nhận, lưu ý:
TUẦN : 4
MÔN: TIẾNG VIỆT- TẬP VIẾT
TIẾT: 7
BÀI: CHỮ HOA C
Ngày Dạy: .......................
{ —
I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Rèn kỹ năng viết chữ:
Biết viết chữ cái viết hoa C(theo cỡ vừa và nhỏ)
Biết viết ứng dụng câu Chia ngọt sẻ bùi theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định
II .ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Mẫu chữ hoa C đặt trong khung chữ (như SGK)
Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li: Chia (dòng 1); Chia ngọt sẻ bùi (dòng 2)
Bảng con
Vở Tập viết
III .CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY – HỌC
TG
Họat động của T
Họat động của H
ĐD
4 ‘
A.MỞ ĐẦU
Gv cho Hs viết BC 
Viết chữ hoa B cỡ vừa
Nhắc lại câu ứng dụng đã viết ở bài trước
Nghĩa của cụm từ này là gì?
Viết chữ Bạn cỡ nhỏ
Gv nhận xét 
Viết bảng con
Bạn bè ở khắp nơi về quây quần tụ họp đông vui
Bảng con
B.DẠY BÀI MỚI
1’
1.Giới thiệu bài
Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
15’
2.Hướng dẫn viết chữ hoa
A /Hướng dẫn H quan sát và nhận xét chữ hoa C
Đây là mẫu chữ C hoa cỡ vừa – Đưa mẫu chữ
+ Chữ này cao mấy li? Gồm mấy đường kẻ ngang?
+ Được viết bởi mấy nét?
Chữ C gồm 1 nét là kết hợp của 2 nét cơ bản: cong dưới và cong trái nối liền nhau, tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ
Viết lại chữ C cỡ vừa ngay bên cạnh chữ mẫu, vừa viết vừa nói: Đặt bút trên đường kẻ 6, viết nét cong dưới, rồi chuyển hướng viết tiếp nét cong trái, tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ; phần cuối nét cong trái lượn vào trong, dừng bút trên đường kẻ 2
b/Hướng dẫn H viết trên bảng con
Gv viết mẫu chữ hoa C cỡ nhỏ
GV nhận xét, uốn nắn. Nhắc lại quy trình viết
Quan sát chữ mẫu
Cao 5 li. Gồm 6 đường kẻ ngang
1 nét
Hs viết chữ hoa C cỡ vừa vào bảng con
 HS viết chữ hoa C cỡ nhỏ vào bảng con
Viết chữ hoa C cỡ nhỏ vào bảng con
Mẫu chữ
Bảng con
6’
3.Hướng dẫn viết câu ứng dụng
a/Giới thiệu câu ứng dụng
Dùng bảng phụ giới thiệu câu ứng dụng:”Chia ngọt sẻ bùi”
GV giải thích: Câu này có nghĩa là thương yêu, đùm bọc lẫn nhau(sung sướng cùng hưởng, cực khổ cùng chịu)
b/Hướng dẫn H quan sát và nhận xét:
+ Các chữ C hoa cỡ nhỏ và g,h cao mấy li?
+ Chữ s cao mấy li?
+ Chữ t cao mấy li?
+ Những chữ còn lại (i, a, n,o, e, u) cao mấy li?
+ Chữ “ngọt”, dấu nặng đặt ở đâu?
+Chữ “bùiø”, dấu huyền đặt ở đâu?
+Chữ “sẻ”, dấu hỏi đặt ở đâu?
+ Các chữ viết cách nhau một khỏang bằng chừng nào?
Viết mẫu chữ Chia trên dòng kẻ (tiếp theo chữ mẫu), nhắc H lưu ý: điểm đặt bút của chữ h chạm phần cuối nét cong của chữ C
c/Hướng dẫn HS viết chữ Chia vào bảng con
Gv nhận xét, uốn nắn. Nhắc lại cách nối nét
2HS đọc câu ứng dụng
Cao 2 li rưỡi
Cao 1,25 li
Cao 1 li rưỡi
Cao 1 li
Đặt dưới chữ o 
Đặt trên chữ u
Đặt trên chữ e
Cách nhau bằng khỏang 1 chữ o
Viết chữ Chia cỡ vừa, cỡ nhỏ vào bảng con
Bảng phụ
Bảng con
15’
4.Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết
Lần lượt yêu cầu HS viết theo các yêu cầu:
+ Chữ C cỡ vừa: 1 dòng
+ Chữ Ccỡ nhỏ: 1 dòng
+ Chữ Chia cỡ vừa: 1 dòng
+ Chữ Chia cỡ nhỏ : 1 dòng
+Chia ngọt sẻ bùi : 2 dòng
Theo dõi, giúp đỡ H yếu viết đúng quy trình, hình dáng và nội dung
Viết vào vở 
Vở TV
3
5.Chấm, chữa bài
Chấm một số bài
Nêu nhận xét 
1’
6.Củng cố, dặn dò
Nhận xét tiết học
Nhắc HS hòan thành nốt bài tập viết
Các ghi nhận, lưu ý:
TUẦN : 4
MÔN : TIẾNG VIỆT –TẬP ĐỌC
TIẾT : 8
BÀI : MÍT LÀM THƠ
Ngày Dạy :..............................
– { —
I -MỤC TIÊU
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Đọc trơn tòan bài. 
Đọc đúng các từ khó: Biết Tuốt, Nhanh Nhảu, Ngộ Nhỡ, nuốt chửng, nguội... 
Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, chấm hỏi, gạch ngang. 
Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật
2.Rèn kĩ năng đọc-hiểu:
Hiểu nghĩa của các từ: cá chuối, nuốt chửng, chế giễu
Nắm được diễn biến tiếp theo của câu chuyện.: Vì yêu bạn bè, Mít tập làm thơ tặng bạn. Nhưng thơ của Mít mới làm còn vụng về, khiến các bạn hiểu lầm
Cảm nhận được tính hài hước của câu chuyện qua những vần thơ ngộ nghĩnh của Mít và sự hiểu lầm của bạn bè
II -ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Sách giáo khoa
Vở bài tập
Tranh minh họa theo SGK 
Bảng phụ viết các câu sau:
 - Một hôm / đi dạo qua dòng suối ./
 - Biết Tuốt nhảy qua con cá chuối.//
Nói cho có vần thôi! // – Mít giải thích
II -CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC 
TG
Họat động của T
Họat động của H
ĐD
4’
A.KIỂM TRA BÀI CŨ 
Bài Trên chiếc bè
Yêu cầu 3HS đọc và trả lời các câu hỏi
+ Dế Mèn và Dế Trũi đi chơi xa bằng cách gì?
+ Trên đường đi, đôi bạn nhìn thấy cảnh vật ra sao?
+ Thái độ của các con vật đối với hai chú dế như thế nào?
- Gv nhận xét và cho điểm .
HS 1 : đọc đọan 1
HS 2 : trả lời câu hỏi 1
HS 3 :đọc đọan 2, trả lời câu hỏi 2
SGK
B.DẠY BÀI MỚI 
2’ 
1.Giới thiệu bài
Các em đã đọc đọan đầu của câu chuyện Mít làm thơ ở cuối tuần 2, đã biết Mít học làm thơ ở nhà thi sĩ Hoa Giấy. Về nhà, Mít lập tức sáng tác thơ để tặng các bạn. 
Gv treo tranh 
Hôm nay, ta sẽ đọc đọan tiếp theo của truyện để xem Mít đã viết những câu thơ tặng bạn như thế nào, thái độ của các bạn ra sao khi nghe những câu thơ của Mít
Tranh
15’ 
2.Luyện đọc 
 2.1 Đọc mẫu : đọc diễn cảm toàn bài 
với giọng vui, hóm hỉnh; Giọng của Mít đọc với giọng hồn nhiên; Giọng Biết Tuốt: ngạc nhiên, giận dữ
 HS theo dõi 
SGK
 2.2 Hướng dẫn H luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
a/Đọc từng câu 
 Gv yêu cầu HS đọc cá nhân 
Trong khi theo dõi HS đọc, chú y ùsửa chữa các từ H S đọc sai và luyện đọc một số từ như 
 Biết Tuốt
 Nhanh Nhảu
 Ngộ Nhỡ,
 nuốt chửng, nguội
b/Đọc từng đọan trước lớp
Yêu cầu HS đọc cá nhân, mỗi em đọc 1 đọan 
Đọan 1: 2 câu đầu
 Đọan 2: “Biết Tuốt ... xem nào”
 Đọan 3: “Đây là .... Ngộ Nhỡ”
Đọan 4: phần còn lại
Trong khi theo dõi HS đọc, chú ý hướng dẫn HS ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ và giọng đọc phù hợp
Gv luyện đọc câu dài 
- Một hôm/ đi dạo qua dòng suối/
 - Biết Tuốt/ nhảy qua con cá chuối.//
Nói cho có vần thôi!// – Mít giải thích//
- Kết hợp gíup HS hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong từng đọan (những từ ngữ được ... /xấu, bẩn); cách trình bày (đúng/sai)
Gạch chân từ viết sai, viết từ đúng bằng bút chì vào cuối bài chép 
Bảng
10’
3.Hướng dẫn làm bài tập chính tả
a/Bài tập 2:Điền chữ trong ngoặc đơn vào chỗ trống 
Nêu yêu cầu của bài 2
Chốt lại lời giải đúng: nghiêng ngả, nghi ngờ; nghe ngóng, ngon ngọt
b/Bài tập 3: Chọn chữ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống
Đọc yêu cầu của bài 3a
Chốt lại lời giải đúng: trò chuyện, che chở; trắng tinh, chăm chỉ
2H lên làm ở bảng phụ, các H khác làm vào vở BT
Cả lớp nhận xét
Sửa bài
Nhắc lại yêu cầu của bài
2H lên làm ở bảng phụ, các H khác làm vào vở BT
Sửa bài
Bảng phụ
Vở BT
Bảng phụ
Vở BT
1’
4.Củng cố, dặn dò
Nhận xét tiết học
Các ghi nhận – lưu ý 
TUẦN : 5
MÔN: TỰ NHIÊN - XÃ HỘI
TIẾT: 5
BÀI: CƠ QUAN TIÊU HÓA
Ngày dạy: .........................
–{—
I.MỤC TIÊU
Chỉ được đường đi của thức ăn và nói tên các cơ quan tiêu hóa trên sơ đồ
Chỉ và nói tên một số tuyến tiêu hóa và dịch tiêu hóa
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh vẽ cơ quan tiêu hóa (tranh câm) và các phiếu rời ghi tên các cơ quan tiêu hóa và tuyến tiêu hóa (2 tranh)
Sách giáo khoa
III.CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY – HỌC 
TG
Họat động của T
Họat động của H
ĐD
3’
Khởi động:Trò chơi”Chế biến thức ăn”
Mục tiêu: 
 Giới thiệu bài và giúp H hình dung 1 cách sơ bộ đường đi của thức ăn từ miệng xuống dạ dày, ruột non
Cách tiến hành:
Hướng dẫn trò chơi: Trò chơi gồm 3 động tác:
 - “Nhập khẩu”: Tay phải đưa lên miệng (như động tác đưa thức ăn vào miệng)
- “Vận chuyển”: Tay trái để phía dưới cổ rồi kéo dần xuống ngực (thể hiện đường đi của thức ăn)
- “Chế biến”: Hai bàn tay để trước bụng làm động tác nhào trộn (thể hiện thức ăn được chế biến trong dạ dày và ruột non)
Hô khẩu lệnh để H làm thử
Tổ chức cho H chơi
Các em học được gì qua trò chơi này? Ghi tựa bài
Theo dõi 
Làm các động tác theo khẩu lệnh của T
Cả lớp cùng chơi
Bảng
15’
1.Họat động 1:Quan sát và chỉ đường đi của thức ăn trên sơ đồ ống tiêu hóa
Mục tiêu: Nhận biết đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa
Cách tiến hành:
Bước 1:
Chia lớp thành những nhóm 
Yêu cầu các nhóm quan sát hình 1 trong SGK và đọc chú thích, chỉ vị trí của miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn trên sơ đồ. Thảo luận xem: Thức ăn sau khi vào miệng được nhai, nuốt rồi đi đâu?
Bước 2:
Treo tranh vẽ phóng to lên bảng
Yêu cầu H gắn tên các cơ quan tiêu hóa vào hình
Kết luận:
 Thức ăn vào miệng rồi xuống thực quản, dạ dày, ruột non và biến thành chất bổ dưỡng. Ở ruột non các chất bổ dưỡng được thấm vào máu đi nuôi cơ thể, các chất bã được đưa xuống ruột già và thải ra ngòai
Ngồi theo nhóm 
Thảo luận 
H cùng thi đua xem ai gắn nhanh và đúng
H gắn tên
H lên chỉ và nói về đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa
Tranh
10’
2.Họat động 2:Quan sát, nhận biết các cơ quan tiêu hóa trên sơ đồ 
Mục tiêu: Nhận biết trên sơ đồ và nói tên các cơ quan tiêu hóa
Cách tiến hành:
Giải thích: Thức ăn vào miệng rồi được đưa xuống thực quản, dạ dày, ruột non ... và được biến thành chất bổ dưỡng đi nuôi cơ thể. Quá trình tiêu hóa thức ăn cần có sự tham gia của các dịch tiêu hóa. Ví dụ: Nước bọt do tuyến nước bọt tiết ra; Mật do gan tiết ra; Dịch tụy do tụy tiết ra. Ngòai ra còn có các dịch tiêu hóa khác. Nhìn vào sơ đồ, ta thấy có gan, túi mật (chứa mật) và tụy (vừa nói vừa chỉ sơ đồ)
Yêu cầu H quan sát hình 2 trong SGK và chỉ đâu là tuyến nước bọt, gan, túi mật, tụy
Hãy kể tên các cơ quan tiêu hóa
Kết luận:
 Cơ quan tiêu hóa gồm có: miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và các tuyến tiêu hóa như tuyến nước bọt, gan, tụy
Cả lớp quan sát và xác định trong hình vẽ: tuyến nước bọt, gan, túi mật, tụy
Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, tuyến nước bọt, gan, tụy
SGK
5’
3.Họat động 3: Trò chơi ghép chữ vào hình
Mục tiêu:
 Nhận biết và nhớ vị trí các cơ quan tiêu hóa 
Cách tiến hành:
Chia lớp làm 2 đội A và B. Phát cho mỗi đội 8 mảnh giấy ghi tên các cơ quan tiêu hóa
Phổ biến cách chơi: Mỗi đội cử 8H, xếp thành 2 hàng và chơi gắn tiếp sức tên các cơ quan tiêu hóa vào hình. Đội nào gắn đúng và nhanh là thắng
Đánh giá, khen thưởng
Các đội cử đại diện lên chơi
Cả lớp nhận xét, đánh giá
Tranh
Phiếu rời
Các ghi nhận, lưu ý:
TUẦN : 5
MÔN : TÓAN
TIẾT : 23
BÀI: HÌNH CHỮ NHẬT – HÌNH TỨ GIÁC
Ngày dạy :....................
{ —
I.MỤC TIÊU
Giúp H:
Nhận dạng được hình chữ nhật, hình tứ giác (qua hình dạng tổng thể, chưa đi vào đặc điểm các yếu tố của hình)
Bước đầu vẽ được hình tứ giác, hình chữ nhật 
IIĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Một số miếng nhựa có dạng hình chữ nhật, hình tứ giác
Ghi trước ở bảng phụ nội dung của BT2
Sach giáo khoa
III.CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC 
TG
Họat động của T
Họat động của H
ĐD
7’
1.Họat động 1:Giới thiệu hình chữ nhật
Đưa một số hình trực quan có dạng hình chữ nhật rồi giới thiệu: Đây là hình chữ nhật
Quan sát
Hình chữ 
Vẽ hình chữ nhật lên bảng. Ghi tên hình và đọc: Hình chữ nhật ABCD, hình chữ nhật MNPQ. 
Cho H xung phong ghi tên vào hình thứ ba
Đọc tên các hình chữ nhật (5H)
1H lên bảng ghi tên vào hình thứ ba
Đọc tên hình chữ nhật
nhật (nhựa)
Bảng
7’
2.Họat động 2: Giới thiệu hình tứ giác
Đưa một số hình trực quan có dạng hình tứ giác rồi giới thiệu: Đây là hình tứ giác 
Vẽ hình tứ gíac lên bảng. Ghi tên hình và đọc: Hình tứ giác CDEG, hình tứ giác PQRS. 
Cho H liên hệ các vật có hình ảnh của hình chữ nhật, hình tứ giác
Quan sát
Đọc tên các hình tứ giác - 1H lên bảng ghi tên vào hình thứ ba
Đọc tên hình tứ giác
Cho H xung phong ghi tên vào hình thứ ba
Mặt bàn, mặt bảng đen, bìa sách, ...
- H liên hệ các vật có hình ảnh của hình chữ nhật, hình tứ giác
Hình tứ giác (nhựa)
22’
3.Họat động 3: Thực hành
Bài 1/23:
Đọc yêu cầu của BT 2/7
Hướng dẫn H lựa chọn các điểm rồi nối lại để được các hình theo yêu cầu
Đối với BTa lựa chọn 4 điểm A, B, D, E
Cả lớp làm vào SGK, 2H lên bảng làm
Cả lớp nhận xét, bổ sung bài làm trên bảng
Nhận xét 
SGK
Bài 2/23:
Đưa bảng phụ để giới thiệu BT2
Nêu yêu cầu của BT
Yêu cầu H nhận dạng hình (nhận biết các hình là hình tứ giác với các hình không phải là hình tứ giác)
Theo dõi
Nêu ý kiến cá nhân trong từng hình a, b, c
Cả lớp nhận xét, bổ sung
Sửa bài 
Hình a: có 1 tứ giác
Hình b: có 2 tứ giác
Hình c: có 1 tứ giác
Bảng phụ
Bài 3/23:
Vẽ hình lên bảng lớp
Nêu yêu cầu của BT
Hướng dẫn H làm từng phần a, b
Kết luận cách giải đúng (chú ý nên nêu nhiều cách làm đối với bài 3b)
2H nêu lại yêu cầu của BT
Làm từng phần vào SGK, mỗi lần 1H lên bảng làm
Bảng 
SGK
Các ghi nhận, lưu ý:
TUẦN : 5
MÔN : TÓAN
TIẾT : 25
BÀI: LUYỆN TẬP
Ngày dạy :....................
– { —
I.MỤC TIÊU
Giúp H:
Củng cố cách giải bài tóan về nhiều hơn (chủ yếu là phương pháp giải)
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Bảng lớp ghi sẵn BT1
Sách giáo khoa
Vở nháp
III.CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC 
TG
Họat động của T
Họat động của H
ĐD
30’
1.Họat động 1:rèn kĩ năng giải bài tóan về nhiều hơn
Bài 1/25:
Nêu bài tóan:
Có một cốc đựng 6 bút chì
Có một hộp bút (trong đó chưa biết là có bao nhiêu bút chì). Biết trong hộp nhiều hơn cốc 2 bút chì. Hỏi trong hộp có mấy bút chì?
Gợi ý cho H ghi tóm tắt
Cốc : 6 bút chì
Hộp nhiều hơn cốc: 2 bút chì
Hộp : ..... bút chì?
:
Đếm lại có 6 bút chì trong cốc
Cả lớp ghi tóm tắt vào nháp, 1H lên bảng tóm tắt
Cả lớp giải vào nháp, 1H lên bảng giải
Cả lớp nhận xét, bổ sung bài giải trên bảng
 Giải 
Số bút chì có trong hộp là:
6 + 2= 8 (bút chì)
Đáp số: 8 bút chì
Bài 2/25:
2H nhìn tóm tắt, nêu đề tóan
SGK
Gv nhận xét bài giải hs 
Cả lớp làm vào nháp, 1H lên bảng làm
Cả lớp nhận xét, bổ sung bài làm trên bảng
 Giải 
Số bưu ảnh Bình có là:
11 + 3= 14 (bưu ảnh)
 Đáp số: 14 bưu ảnh 
Bài 3/25:
Gv cho hs đọc đề
Gv nhận xét bài giải hs 
 H nhìn tóm tắt nêu lại đề tóan
SGK
H dựa vào tóm tắt cho sẵn để giải
Cả lớp làm vào nháp, 1H lên bảng làm
Cả lớp nhận xét, 
 Giải 
Số người đội 2 có là:
15 + 2= 17 (người)
Đáp số: 17 người 
Bài 4/25:
Tổ chức cho H hỏi- đáp lẫn nhau để tìm hiểu đề tóan trước khi tóm tắt
Yêu cầu H tóm tắt rồi giải
Tóm tắt và bài giải đúng:
AB dài : 10cm
Yêu cầu H vẽ đọan thẳng CD có độ dài 12cm
Gv nhận xét 
- Đọc đề tóan
Hỏi lẫn nhau: Đề bài cho gì? Đề bài hỏi gì?
Cả lớp thực hiện vào nháp, 1H lên bảng làm
Cả lớp nhận xét, bổ sung bài làm trên bảng
Tóm tắt và bài giải đúng:
AB dài : 10cm
CD dài hơn AB: 2cm
CD dài : ...cm?
Giải
Độ dài đọan thẳng CD:
10 + 2= 12 (cm)
Đáp số : 12cm
Vẽ đọan thẳng CD vào nháp
SGK
5’
2.Họat động 2: Củng cố
Tổ chức cho H các tổ thi đua đặt tóm tắt đề tóan theo dạng vừa học và giải
+Lượt 1: Đặt tóm tắt đề tóan
Thay đổi vị trí các bảng tóm tắt
+ Lượt 2: Giải bài tóan
Nhận xét, đánh giá, khen thưởng
4H đại diện các tổ lên đặt tóm tắt
4H đại diện các tổ lên giải
Bảng conï
Các ghi nhận, lưu ý:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaoan lop 2.doc