Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần dạy 5 năm 2012 (chuẩn)

Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần dạy 5 năm 2012 (chuẩn)

 Tiết 1 : Tập đọc : CHIẾC BÚT MỰC Tiết : 13, 14

 I/ Mục tiêu :

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.

- Hiểu ND: Cô giáo khen ngợi bạn Mai là cô bé chăm ngoan, biết giúp đỡ bạn.

 II/ Đồ dùng dạy học

 -Tranh minh họa SGK.

 III/ Hoạt động dạy học

 

doc 29 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 577Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần dạy 5 năm 2012 (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5
 Thứ 
Môn
Tên bài day.
Hai
Tập đọc
Tập đọc
Toán
Âm nhạc
Chào cờ
Chiếc bút mực
Chiếc bút mực
38 + 25
Ba
Toán
Thủ công
Kể chuyện
Chính tả
Tập viết
Luyện tập
Gấp máy bay đuôi rời
Chiếc bút mực
Chiếc bút mực
Chữ hoa D
Tư
Tập đọc
Toán
LTVC
Mĩ thuật
Mục lục sách
Hình chữ nhật, hình tứ giác
Tên riêng. Kiểu câu: Ai là gì?
GVBM
Năm
Thể dục
Thể dục
Toán
TNXH
GVBM
GVBM
Bài toán về nhiều hơn
Cơ quan tiêu hóa
Sáu
Toán
Chính tả
TLV
Đạo đức
HĐTT
Luyện tập
Cái trống trường em
Trả lời câu hỏi. Đặt tên cho bài
Gọn gàng , ngăn nắp (T1)
 Ngày soạn : 15/ 9 / 2012
 Ngày dạy : Thứ hai ngày 17 tháng 9 năm 2012
 Tiết 1 : Tập đọc : CHIẾC BÚT MỰC Tiết : 13, 14
 I/ Mục tiêu :
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.
- Hiểu ND: Cô giáo khen ngợi bạn Mai là cô bé chăm ngoan, biết giúp đỡ bạn.
 II/ Đồ dùng dạy học 
 -Tranh minh họa SGK.
 III/ Hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1- Kiểm tra bài cũ :Trên chiến bè 
- Gọi học sinh đọc và trả lời câu hỏi .
+ Dế Mèn và dế Trũi rủ nhau đi đâu? 
 + Qua câu chuyện trên chiếc bè cho em hiểu điều gì ?
-Giáo viên nhận xét , ghi điểm.
2- Bài mới:
2.1- Giới thiệu bài : Chiếc bút mực.
- GV ghi đề bài lên bảng
2.2 - Hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ .
Giáo viên đọc mẫu toàn bài
a- Đọc từng câu : 
-Luyện đọc từ khó : bút mực, lớp , buồn, nứt nở, nước mắt, mượn , loay hoay, hồi hợp , ngạc nhiên .
b- Đọc từng đoạn :
- Luyện đọc câu : 
+ Thế là trong lớp / chỉ còn mình em / viết bút chì / Mai ngoan lắm .//
+ Nhưng hôm nay / cô cũng định cho em viết bút mực vì em viết khá rồi//
-Gọi học sinh đọc từ chú giải.
+ Hồi hộp : không yên lòng chờ đợi một điều gì đó .
+ Loay hoay : xoay trở mãi , không biết nên làm thế nào .
+ Ngạc nhiên : lấy làm lạ .
c- Đọc từng đoạn trong nhóm .
d-Thi đọc giữa các nhóm.
e- Cả lớp đọc đồng thanh
-2 học sinh đọc tiếp nối nhau và trả lời câu hỏi.
- Rủ nhau đi ngao du thiên hạ.
- Học sinh tự trả lời 
-2 Học sinh nhắc lại 
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn . 
-Học sinh đọc cá nhân, đọc đồng thanh.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp .
-Học sinh đọc cá nhân :
- 1 học sinh đọc từ mới .
- Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm 
- Thi đọc cá nhân , đồng thanh giữa các nhóm.
TIẾT 2
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
3- Hướng dẫn tìm hiểu bài :
- Gọi HS đọc đoạn 1 :
 + Những từ ngữ chi tiết nào cho thấy Mai rất mong được viết bút mực?
- Gọi HS đọc đoạn 2 :
+ Chuyện gì đã xảy ra với Lan?
 + Nghe cô hỏi, Mai loay hoay với hộp bút ntn? Vì sao?
+ Cuối cùng Mai quyết định ra sao?
- Gọi HS đọc đoạn 3
 + Khi biết mình cũng được cô giáo cho viết bút mực, Mai nghĩ và nói thế nào?
 + Tại sao cô giáo bằng lòng với ý kiến của Mai ?
4- Luyện đọc lại :
- GV cho HS đọc bài theo các vai
 GV nhận xét, tuyên dương
5- Củng cố – Dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị: Bài :Mục lục sách.
- HS đọc.
- Thấy Lan được cô cho viết bút mực, Mai buồn lắm vì chỉ còn mình em viết bút chì thôi
- HS đọc 
- Lan được viết bút mực nhưng quên bút.
- Mai mở ra đóng lại mãi. Vì em nửa muốn cho bạn mượn, nửa lại tiếc.
- Lấy bút cho Lan mượn.
- HS đọc 
- Mai thấy tiếc nhưng rồi vẫn cho Lan mượn. 
- Vì thấy Mai biết nhường nhịn giúp đỡ bạn.
- 2,3 nhóm ( mỗi nhóm 4 HS ) tự phân các vai : Người dẫn chuyện, cô giáo, Lan, Mai thi đọc toàn chuyện
 Tiết 3: Toán : 38 + 25 Tiết : 21
 I/Mục tiêu : Giúp HS
- Biết cách thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 dạng 38 + 25
- Biết giải bài toán bằng 1 phép cộng các số với số đo có đơn vị dm
- Biết thực hiện phép tính 9 hoặc 8 cộng với 1 số để so sánh 2 số
 II/ Đồ dùng dạy học:
 -5 bó 1 chục que tính và 13 que tính.
 III/ Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1- Kiểm tra bài cũ : 28 + 5 
Cho học sinh thực hiện phép tính 
 43 + 9; 26 + 8; 54 + 8 
-Gv nhận xét , ghi điểm 
2-Bài mới :
Giới thiệu phép cộng 38 + 25 
- Giáo viên lấy 3 bó 1 chục que tính và 8 que tính rồi hỏi có bao nhiêu que tính ? 
- Giáo viên lấy thêm 2 bó và 5 que tính rời .Hỏi có bao nhiêu que tính ? 
-Cả hai lần lấy có tất cả bao nhiêu que tính ta làm thế nào ?
-Giáo viên hướng dẫn học sinh trên que tính :
+ Gộp 8 que tính với 2 que tính ở 5 que tính thành 1 bó một chục ,3 bó một chục với 2 bó một chục là 5 bó một chục .5 bó 1 chục thêm 1 bó một chục là 6 bó 1chục .6 bó 1 chục với 3 que tính rời là 63 
 vậy 38 + 25 = 63
-Giáo viên hướng dẫn học sinh cách thực hiện đặt tính :
-Viết 38: viết 3 ở cột chục , 8 ở cột đơn vị .
-Viết 25 : viết 5 ở cột đơn vị thẳng cột với 8, viết 2 ở cột chục thẳng cột với 3, đạt dấu cộng , kẻ ngang. 
-Tính từ trái sang phải 
+ 8 cộng 5 bằng 13 viết 3 ở cột đơn vị thẳng hàng với 5 và 8, nhớ 1.
+ 3 cộng 2 bằng 5 thêm 1 ta có 6 viết 6 ở cột chục .
+
 38 
 25
 63
3- Luyện tập 
Bài 1 : ( Cột 1,2,3 ) . Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài.
-Giáo viên hướng dẫn học sinh tính.
Bài 3 : Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ 
- GV giúp HS nắm nd bài
-Giáo viên nhận xét : hình này, độ dài đoạn thẳng AC bằng tổng độ dài hai đoạn thẳng AB và BC.
- Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vở nháp,GV chấm điểm 1 số em làm nhanh
Bài 4 : ( cột 1 )
-Giáo viên hướng dẫn học sinh tính tổng rồi so sánh kết quả 8 + 4 < 8 + 5 vì 4 < 5 nên 8 + 4 < 8 + 5. 
-Giáo viên nhận xét chữa bài.
4.Củng cố- Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm BT2 và bai 4 ( cột ). Học thuộc bảng cộng 8.
- Học sinh làm bảng con
- 1 học sinh làm bảng lớp 
- 38 que tính 
 - 25 que tính 
- 38 + 25 
- Học sinh làm thao tác trên que tính tìm kết quả 38 + 25 
- Học sinh nêu kết quả 38 + 25 = 63
+
35
28
63
-2 Học sinh nhắc lại cách tính .
- 1học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vào bảng con.
+
+
+
 38	 58 28 
 25	 36 59 
 63 94 87 
+
+
+
 68 44 47
 4 8 32
 72 52 79
 + Đoạn thẳng AB: 28 dm
+ Đoạn thẳng BC : 34 dm
+ Đoạn thẳng AC bằng tổng độ dài AB và BC.
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở
Bài giải
Con kiến phải bò đoạn đường dài là :
 28 + 34 =62 ( dm)
 Đáp số : 62 dm
- 1 học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Học sinh làm vào vở.
8 + 4 < 8 + 5
9 + 8 = 8 + 9
9 + 7 > 9 + 6
 Tiết 4 : Âm nhạc : GVBM
Thứ ba, ngày 18 tháng 9 năm 2012
 Tiết 1: Toán : LUYỆN TẬP Tiết :22
 I/Mục tiêu : 
- Thuộc bảng 8 cộng với một số.
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 28 + 5; 38 + 25.
- Biết giải bài toán theo tóm tắt với một phép cộng.
 II/ Chuẩn bị:
 - SGK, bảng con.
 III/ Hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1- Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS lên bảng làm BT
- Cho HS thực hiện phép tính 
+
+
+
+
+
- GV nhận xét ghi điểm 
+
+
+
+
+
 2- Bài mới :
 2.1- Giới thiệu bài : luyện tập.
Bài 1: Gọi HS đọc bảng cộng.
- GV hướng dẫn HS xử dụng bảng cộng 8 để nhẩm và ghi kết quả phép tính.
 -Gv nhận xét và chữa bài.
Bài 2 : Gọi HS đọc Y/C của bài 
 Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vào bảng con
-Giáo viên nhận xét chữa bài 
Bài 3 : Gọi HS đọc đề bài
Giáo viên phân tích đề toán.
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
- Gọi HS lên bảng giải, cả lớp làm vào vở. GV chấm điểm 1 số em làm nhanh
-Giáo viên nhận xét chữa bài .
4- Củng cố- dặn dò :
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
- 2 HS làm bảng lớp ,cả lớp làm bảng con.
+
+
+
+
 68 44 47 68
 4 8 28 12 
 72 52 75 80
 HS nhận xét
- 2 HS đọc bảng cộng 8 với một số .
- HS nối tiếp nhau làm miệng.
 8 + 2 = 10 8 + 3 = 11
 8 + 6 = 14 8 + 7 = 15
 18 + 6 = 24 18 + 7 = 25
 8 + 4 = 12 8 + 5 = 13 
 8 + 8 = 16 8 + 9 = 17
 18 + 8 = 26 18 + 9 = 27
- HS nhận xét
- 1 Học sinh nêu đề bài .
+
+
+
+
+
 38 48 68 78 58
 15 24 13 9 26
 53 72 81 87 84
- HS nhận xét 
2 HS đọc
- Kẹo : 28 cái
-Kẹo dừa : 26 cái 
- Hai gói  ? cái.
1 HS lên bảng giải, cả lớp làm vào vở 
Bài giải
 Cả hai gói kẹo có : 
 28 + 26 = 54 ( cái )
 Đáp số : 54 cái kẹo
Tiết 2: Thủ công : GẤP MÁY BAY ĐUÔI RỜI Tiết : 5
 I/ Mục tiêu
 - Gấp được máy bay đuôi rời . Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng.
 II/ Chuẩn bị :
 - Máy bay đuôi rời gấp bằng giấy.
 III/ Hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1- Kiểm tra bài cũ
- Gấp máy bay phản lực
- GV nhận xét, đánh giá
2-Bài mới :
* Giới thiệu bài : gấp máy bay đuôi rời.
 - Giáo viên hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
 - Giáo viên giới thiệu mẫu gấp máy bay đuôi rời.
+ Máy bay đuôi rời có hình dáng thế nào ?
- Giáo viên mở phần đầu, cánh máy bay mẫu cho HS đến khi trở lại dạng tờ giấy vuông để HS quan sát.
 + Tờ giấy dùng để gấp đầu và cánh máy bay có hình gì ? 
 + Gấp đuôi máy bay đuôi rời bằng giấy hình gì ? 
- Để gấp máy bay đuôi rời , cần có tờ giấy hình chữ nhật . cắt tờ giấy thành 2 phần : phần hình vuông để gấp đầu và cánh máy bay , phần hình chữ nhật còn lại để làm thân và đuôi máy bay.
 - Giáo viên hướng dẫn mẫu : gấp theo quy trình.
 Bước 1: Cắt tờ giấy hình chữ nhật thành một hình vuông và một hình chữ nhật.
 - Gấp tờ giấy theo đường hình vẽ 1a sao cho cạnh ngắn trùng với cạnh dài , được hình 1 b .
- Gấp tiếp theo đường dấu gấp ở H.1 , sau đó mở tờ giấy ra và cắt theo đường nếp gấp để được hình vuông và một hình chữ nhật H. 2.
 Bước 2: Gấp đầu và cánh máy bay
 - Gấp đôi tờ giấy hình vuông theo đường chéo được hình tam giác
 ( H. 3a) gấp đôi tiếp theo đường dấu ở H3.a đi lấy đường dấu giữa rồi mở ra được hình 3b.
- Gấp theo dấu gấp ở hình 3b sao cho đỉnh B trùng với đỉnh A ( H.4)
 - Lật mặt sau gấp như mặt trước sao cho đỉnh C trùng với đỉnh A ( h. 5)
 - Lồng 2ngón tay cái vào lòng tờ giấp hình vuông mới gấp kéo sang hai bên được H.6 
 - Gấp hai nửa cạnh đáy H. 6 vào đường dấu giữa được hình 7.
 - Gấp theo các đường dấu gấp (nằm ở phần mới gấp lên vào đường dấu giữa như H 8a và 8b )
 - Dùng ngón trỏ và ngón cái mài vào lần lượt 2góc hình vuông ở 2 bên ép vào theo nếp gấp ( h.9)
- Gấp theo đường dấu gấp ở hình 9 b về phía sau được đầu và cạnh máy
 bay như hình 10.
 Bước 3: Làm thân và đuôi máy bay
 - Dùng phấn giấy hình chữ nhật còn lại để làm thân, đuôi máy bay.
- Gấp đôi tờ giấy ... - Kiểm tra bài cũ
-Cho HS giải bài toán theo tóm tắt .
Nam : 10 viên bi
Bảo hơn Nam : 5 viên bi
Bảo : viên bi?
- GV nhận xét, ghi điểm.
2-Bài mới
2.1- Giới thiệu bài : luyện tập
Bài 1: Gọi HS đọc Y.C của bài
- Giáo viên phân tích 
+Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ? 
- Cho HS làm vào vở. GV chấm 1 số em làm nhanh 
-Giáo viên nhận xét , chữa bài.
Bài 2: Tóm tắt
An : 11 bưu ảnh
Bình nhiều hơn An : 3 bưu ảnh.
Bình có :  bưu ảnh.
- Gv nhận xét , chữa bài.
Bài 4: 
-Gv phân tích đề 
+Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
- Cho HS thảo luận nhóm
-Gv nhận xét , chữa bài.
Bài 3 : Gọi HS đọc Y/C của bài
- Cho HS xung phong lên bảng làm , cả lớp lam vào vở
-Gv nhận xét , chữa bài.
3.Củng cố- dặn dò
- GV nhận xét tiết học :
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài 7 cộng với một số : 7 + 5 và làm trong VBT
- Cả lớp giải vào vở.
1 HS lên bảng.
Bài giải
Bảo có số viên bi là:
 10 + 5 = 15 ( viên bi )
 Đáp số : 15 viên bi
- 1 HS nêu bài toán.
- Cốc : 6 bút chì
- Hộp nhiều hơn cốc : 2 bút chì
- Hộp :  bút chì.
- 1HS lên bảng làm,cả lớplàm bài vào vở.
Bài giải
Trong hộp có số bút chì là:
 6 + 2 = 8 ( bút)
 Đáp số : 8 bút.
- 2 HS đọc đề bài theo tóm tắt.
- HS tự giải vào vở .
 Bài giải :
Bình có số bưu ảnh là:
 11+ 3= 14 ( bưu ảnh )
 Đáp số : 14 bưu ảnh.
2 HS đọc đề bài theo hình.
- Gọi HS đọc đề bài.
- AB: 2cm
- CD hơn AB : 2cm
- Đoạn thẳng CD dài ? cm 
- HS thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm lên trình bày bài giải.
Bài giải:
Đoạn thẳng CD dài là :
 10 + 2=12( cm )
 Đáp số : 12cm.
- 2 HS đọc
. Tóm tắt
Đội 1: 15 người.
Đội 2 hơn đội 1: 2 người.
Đội 2 : người.
 HS giải vào vở.
 Bài giải
 Đội hai có số người là:
 15 + 2= 17 ( người )
 Đáp số : 17 người
Tiết 2: Chính tả ( Nghe- viết ) : CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM Tiết :10
 I/ Mục tiêu:
 -Nghe- viết chính xác , trình bày đúng hai khổ thơ đầu bài .Cái trống trường em.
 - Làm được BT ( 2 ) a / b, hoặc BT( 3) a / b hoặc BT chính tả phương ngữ do GV chọn.
 II/ Đồ dùng dạy học :
 -Bảng phụ viết nội dung các bài tập.
 III/ Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1-Kiểm tra bài cũ : Chiếc bút mực 
- Cho HS viết 3 chữ có âm giữa vần ia/ya.
-Nhận xét ghi điểm HS.
2- Bài mới:
 2.1- Giới thiệu bài :
-Giáo viên đọc toàn bài 1lần.
- Gọi HS đọc lại.
- Hai khổ thơ này nói gì ?
2.2- Hướng dẫn HS nhận xét :
+Trong hai khổ thơ đầu , có mấy dấu câu , là nhữg dấu câu gì ?
+ Có bao nhiêu chữ phải viết hoa , vì sao viết hoa ?
-Giáo viên phân tích tiếng khó.
Trống, nghỉ, ngẫm nghĩ, buồn, liền, tiếng.
-Giáo viên đọc từng dòng thơ cho HS nghe viết.
-Giáo viên nhắc HS cách trình bày bài.
-Giáo viên hướng dẫn HS tự chữa lỗi.
-Giáo viên chấm khoảng 5-7 bài.
-Giáo viên nhận xét 
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
Bài tập 2: Điền vào chỗ trống :
a- l hay n
- Gọi HS đọc Y/C của bài
- Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vào VBT
- GV nhận xét :
Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biết non phơi bóng vàng
Bài tập 3: Thi tìm nhanh
a-Những tiếng bắt đầu bằng n: Non nước, nồi, nấu
-Tiếng bắt đầu bằng l: lá, long lanh, lung linh
4-Củng cố – dặn dò
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- HS viết còn sai về nhà viết lại.
- Làm BT 2b, 3b
- Chuẩn bị bài sau
- Cả lớp viết bảng con.: chia, khuya, tia nắng , cây mía.
- 2 HS đọc lại 2khổ thơ đầu.
- Nói về cái trống trường lúc các bạn HS nghỉ hè.
- Có 2 dấu câu : 1dấu chấm và 1dấu chấm hỏi .
- Có 9 chữ cái phải viết hoa vì đó là những chữ đầu tiên của tên bài và của mỗi dòng thơ.
- HS viết bảng con tiếng khó.
- HS nghe và viết bài vào vở.
- HS đổi vở chữa lỗi.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
 - HS làm bài vàoVBT.
 - HS đọc kết quả.
 - 2 HS đọc lại những câu thơ đã điền hoàn chỉnh.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS chơi thi tìm nhanh.
Tiết 3 : Tập làm văn : TRẢ LỜI CÂU HỎI. ĐẶT TÊN CHO BÀI.
 LUYỆN TẬP VỀ MỤC LỤC SÁCH Tiết:5
I/ Mục tiêu :
 - Dựa vào tranh vẽ, trả lời được câu hỏi rõ ràng, đúng ý; bước đầu biết tổ chức các câu thành bài và đặt tên cho bài.
 - Biết đọc mục lục một tuần học, ghi ( hoặc nói) được tên các bài tập đọc trong tuần đó.
 II/ Đồ dùng dạy học :
 -Tranh minh họa BT 1.
 III/ Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1- Kiểm tra bài cũ :
-Mời 2 cặp HS lên bảng
-Giáo viên nhận xét, cho điểm.
2- Bài mới
2.1-Giới thiệu bài : 
Trả lời câu hỏi – Đặt tên riêng cho bài – Luyện tập về mục lục sách.
2.2- Hướng dẫn HS làm BT
Bài tập 1:(miệng )
-Giáo viên hướng dẫn HS quan sát từng tranh và đọc lời nhân vật 
Đọc câu hỏi dưới mỗi tranh .
-Bạn trai đang vẽ ở đâu ?
-Bạn trai nói gì với bạn gái ?
- Bạn gái nhận xét như thế nào ?
- Hai bạn đang làm gì ?
Bài 2 ( miệng )
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài.
-Giáo viên nhận xét kết luận những tên hợp lí .
Bài 3( viết )
- Giáo viên yêu cầu HS mở mục lục sách Tiếng Việt trang 155. Tìm tuần 6.
-Giáo viên nhận xét ghi điểm.
3-Củng cố- dặn dò
- Giáo viên nhận xét.
- Dặn HS về nhà xem lại bài
- 2 HS đóng vai Tuấn và Hà
- Tuấn nói vài câu xin lỗi Hà.
- 2 HS đóng vai Lan và Mai.
- Lan nói một vài câu cảm ơn Mai.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài .
- Cả lớp đọc thầm lại , suy nghĩ .
- Bạn trai đang vẽ lên bức tường của trường học .
- Mình vẽ có đẹp không ?
- Vẽ lên tường làm xấu trường lớp.
- Hai bạn vét vôi lại bức tường cho sạch.
- 1 HS kká giỏi kể lại câu chuyện dựa theo 4 câu hỏi .
Cả lớp nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS thảo luận theo nhóm.
 HS phát biểu :
+ Không vẽ lên tường.
+ Bức vẽ trên tường.
+ Bảo vệ của công
+ Đẹp mà không đẹp.
1 HS đọc yêu cầu bài.
- 4-5 HS đọc toàn bộ nội dung tuần 6, theo hàng ngang.
- 2 HS đọc chỉ vào bài tập đọc của tuần 6.
- Mẩu giấy vụn trang 48.
Ngôi trường mới trang 50.
Mua kính trang 53.
 HS viết vào vở tên các bài tập đọc trong tuần 6.
Tuần 6 : Chủ điểm trường học 
Phân môn : tập đọc.
Mẩu giấy vụn trang 48.
Ngôi trường mới trang 50.
Mua kính trang 53
Tiết 4: Đạo đức: GỌN GÀNG, NGĂN NẮP Tiết : 5
 I/ Mục tiêu: 
 - Biết cần phải giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi như thế nào?
 - Nêu được ích lợi của việc giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
 - Thực hiện giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
 II/ Chuẩn bị :
 - GV : Tranh minh hoạ. Phiếu thảo luận
 - HS: Vở BT Đạo đức
 III/ Các hoạt động :
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1- Kiểm tra bài cũ : Biết nhận lỗi và sửa lỗi .
 - Nhận và sửa lỗi có tác dụng gì?
 - Khi nào cần nhận và sửa lỗi?
GV nhận xét tuyên dương
 2- Bài mới : 
 2.1- Giới thiệu: Chỗ học, chỗ chơi đồ đạc được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng thì có tác dụng ntn? Cô cùng các em sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.
 Hoạt động1: Đọc truyện ngăn nắp và trật tự
 Mục tiêu: Giúp HS biết phân biệt gọn gàng , ngăn nắp và chưa tốt.
- GV treo tranh minh họa.
- Yêu cầu các nhóm hãy quan sát tranh treo trên bảng và thảo luận theo các câu hỏi trong phiếu thảo luận sau:
-Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
-Bạn làm như thế nhằm mục đích gì?
 + GV tổng kết lại các ý kiến của các nhóm thảo luận.
 Kết luận: Các em nên rèn luyện thói quen gọn gàng, ngăn nắp trong sinh hoạt.
 Hoạt động 2: Phân tích truyện: “ Chuyện xảy ra trước giờ ra chơi”
Mục tiêu: Nghe kể câu chuyện
 - GV yêu cầu: Các nhóm hãy chú ý nghe câu chuyện và thảo luận để trả lời câu hỏi:
- Tại sao cần phải ngăn nắp, gọn gàng?
- Nếu không ngăn nắp, gọn gàng thì sẽ gây ra hậu quả gì?
 GV kể câu chuyện.
- GV tổng kết lại các ý kiến của các nhóm.
 Kết luận: Tính bừa bãi khiến nhà cửa lộn xộn, làm mất nhiều thời gian tìm kiếm sách vở và đồ dùng khi cần đến. Do đó các em nên giữ thói quen gọn gàng, ngăn nắp khi sinh hoạt.
 Hoạt động 3: Xử lí tình huống:
 Mục tiêu: Giúp HS biết xử lí các tình huống.
- GV chia lớp thành nhóm. Phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy nhỏ có ghi tình huống và phiếu thảo luận. Yêu cầu thảo luận tìm cách xử lí tình huống đã nêu.
- Gọi từng nhóm trình bày ý kiến. Sau mỗi lần các nhóm trình bày, cả lớp cùng nhận xét và kết luận về cách xử lí đúng.
3- Củng cố – Dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Thực hành: Gọn gàng, ngăn nắp.
- Giúp ta không vi phạm những lỗi đã mắc phải
- Khi làm những việc có lỗi.
- Các nhóm HS quan sát tranh và thảo luận theo phiếu.
 Chẳng hạn:
 - Bạn nhỏ trong tranh đang cất sách vở đã học xong lên giá sách.
 - Bạn làm như thế để giữ gìn, bảo quản sách vở, làm cho sách vở luôn phẳng phiu. Bạn làm thế để giữ gọn gàng nhà cửa và nơi học tập của mình.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Iớp nhận xét, bổ sung giữa các nhóm.
- HS các nhóm chú ý nghe câu chuyện.
-Các nhóm thảo luận để TLCH:
Chẳng hạn:
- Cần phải ngăn nắp, gọn gàng vì: khi lấy các thứ, chúng ta sẽ không phải mất nhiều thời gian. Ngoài ra, ngăn nắp, gọn gàng sẽ giúp chúng ta giữ gìn được đồ đạc bền, đẹp.
- Nếu không ngăn nắp, gọn gàng thì các thứ sẽ để lộn xộn, mất nhiều thời gian để tìm, nhiều khi cần lại không thấy đâu. Không ngăn nắp còn làm cho nhà cửa bừa bộn, bẩn thỉu.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Lớp nhận xét, bổ sung giữa các nhóm.
- Chia nhóm, phân công nhóm trưởng, thư ký và tiến hành thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày cách xử lí của nhóm mình.
Tiết 5 : Sinh hoạt : ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TRONG TUẦN
 I/ Mục tiêu:
 - Giúp học sinh nắm được tình hình hoạt động của lớp trong tuần.
 - GD HS ý thức tổ chức kỉ luật, đoàn kết chan hòa với bạn bè.
 II/Các hoạt động dạy - học:
 1. Đánh giá các hoạt động tuần 5:
	- Đa số các em ngoan, biết vâng lời.
- Nhiều em có ý thức tốt trong học tập, ra vào lớp đúng giờ.
- Đi học đầy đủ, đúng giờ.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Vẫn còn một số em còn lười học, không học bài, không chuẩn bị bài trước.
- 1 số em còn thiếu đồ dùng học tập cần thiết như: bảng con, bút, phấn, ...
 2. Kế hoạch tuần 6:
 - Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ.
- Duy trì tốt nề nếp qui định của trường, lớp.
- Thực hiện tốt “Đôi bạn học tập”để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Đi học đều và đúng giờ 
- Học và làm bài đầy đủ - Hăng hái phát biểu xây dựng bài.
- Mua sắm đồ dùng học tập còn thiếu, bao bọc sách vở đầy đủ.
- Có ý thức giữ gìn bảo vệ tài sản của nhà trường.
-Vệ sinh lớp và cá nhân sạch sẽ.
- Thực hiện tốt an toàn giao thông.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 5 lop 2 CKTKN.doc