Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần 4 - Trường TH Thị trấn Mỹ Long

Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần 4 - Trường TH Thị trấn Mỹ Long

tập đọc

bím tóc đuôi sam (T10,11)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Hiểu nội dung: Không nên nghịch ác với bạn, cần đối xử tốt với các bạn gái.

- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

2. Kĩ năng:

- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.

- Tốc độ có thể đạt khoảng 35 tiếng/phút.

3. Thái độ:

- Rút ra được bài học cần đối xử tốt với bạn gái.

II. Đồ dùng dạy học

- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

- Bảng phụ viết những câu cần hướng dẫn HS đọc đúng.

 

doc 31 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 660Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần 4 - Trường TH Thị trấn Mỹ Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN :4
Thứ hai ngày 5 tháng 9 năm 2011
TẬP ĐỌC
BÍM TÓC ĐUÔI SAM (T10,11)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Hiểu nội dung: Không nên nghịch ác với bạn, cần đối xử tốt với các bạn gái.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
2. Kĩ năng:
- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.
- Tốc độ có thể đạt khoảng 35 tiếng/phút.
3. Thái độ:
- Rút ra được bài học cần đối xử tốt với bạn gái.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ viết những câu cần hướng dẫn HS đọc đúng.
III. Hoạt động trên lớp:
Tiết 1
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Bài cũ: HS đọc thuộc bài gọi bạn. Hãy nêu nội dung bài thơ. HS nêu nội dung bài thơ.
- GV nhận xét.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ được đọc một truyện thú vị: “ Bím tóc đuôi sam”.
- GV ghi tựa bài.
2. Luyện đọc.
2.1. GV đọc mẫu: Lời kể chuyện đọc chậm rãi, giọng Hà ngây thơ, hồn nhiên.Giọng Tuấn cuối bài lúng túng chân thành đáng yêu, giọng các bạn gái hồ hởi (Aùi chà chà ! Bím tóc đẹp quá). Giọng thầy giáo vui vẻ thân mật.
2.2 Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghiã từ:
a, Đọc từng câu:
- Cho HS đọc nối tiếp nhau từng câu trong bài.
- Trong bài có từ nào khó đọc?
- GV ghi: loạng choạng, ngượng nghịu, ngã phịch xuống đất, oà khóc, khuôn mặt, gãi đầu.
- GV cho HS đọc cá nhân. GV sửa sai.
- GV cho cả lớp đồng thanh.
b, Đọc từng đoạn trong lớp.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
- GV treo bảng phụ hướng dẫn đọc
- Cần nghỉ hơi ở dấu phẩy. Nghỉ hơi ở dấu hai chấm và dấu chấm than lâu hơn. Nhấn giọng các từ gạch chân. Cần đọc nhanh cao giọng ở lời khen. Đoc ïvới giọng thong thả, chậm rãi.
- Cho HS đọc đoạn 1.
- Em nào bíêt tóc của bạn Hà như thế nào?
- Bím tóc đuôi sam: Tóc tết thành dải như đuôi con sam. - Hà nhờ mẹ làm gì? - Tết là làm như thế nào?
- Cho HS đọc đoạn 2.
- Tuấn kéo bím tóc của Hà. Hà đi như thế nào?
- Đi như thế nào là loạng choạng?
- Cho 1 HS đọc đoạn 3; 4.
- Thầy giáo đã phê bình Tuấn. Phê bình là gì? Lúc này thái độ của Tuấn ra sao? Thế nào là ngượng nghịu? Thầy giáo khuyên Tuấn điều gì? Thế nào là đối xử tốt?
c, Đọc từng đoạn trong nhóm:
- GV cho các nhóm đọc đồng thanh, mỗi nhóm 1 đoạn
- Cho HS về nhóm, mỗi em đọc một đọan.
- Cho HS khác nhận xét.
d, Thi đọc giữa các nhóm:
- HS ở các nhóm thi đọc với nhau.
- Cho HS nhận xét.
e, Cả lớp đọc đồng thanh 2 lần.
- Cuối tiết học GV nhận xét kĩ năng đọc của HS tuyên dương những HS đọc tốt.
- Dặn dò: Về nhà đọc kĩ bài.
- 1 HS đọc trả lời câu hỏi.
- HS nhắc lại tưạ bài.
- HS lần lượt đọc từng câu.
- HS nêu.
- HS đọc cá nhân.
- HS đọc đồng thanh.
- HS lần lượt đọc từng đoạn.
- HS theo dõi.
- 1 HS đọc.
- HS trả lời.
- HS trả lời
- Tết là đan kết nhiều sợi thành dải
- HS đọc.
- HS trả lời.
- Loạng choạng đi, đứng không vững.
- HS đọc
- Là nhắc nhở chê trách người mắc lỗi. Ngượng nghịu. Vẻ mặt, cử chỉ không tự nhiên. Đối xử tốt với bạn. Là nói và làm điều tốt với người khác.
- HS các nhóm đọc đồng thanh
- HS đọc theo nhóm.
- HS thi đọc.
- HS nhận xét.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
Tiết 2
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Bài cũ: Gọi 2 HS đọc bài: HS1 đọc đoạn 1 ; 2; HS2 đọc đoạn 3 ;4
- Nhận xét bài cũ.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu: Hôm nay, chúng ta tìm hiểu bài bím tóc đuôi sam. 
2.Hướng dẫn tìm hiểu bài
- HS đọc thầm đoạn 1;2.
- Cho1 HS đọc câu hỏi 1.
- Cho HS trả lời.
- Các bạn gái khen: “Aùi chà chà bím tóc đẹp quá!”.
- HS đọc câu hỏi 2.
- Em nghĩ thế nào về trò đùa nghịch của Tuấn?
Đoạn 1;2 ý nói gì?
- GV: Hà có bím tóc đẹp Tuấn đuà nghịch ác.
- HS đọc thầm đoạn 3.
- HS đọc câu hỏi 3
- HS trả lời câu hỏi 3.
- Vì sao lời khen của thầy làm Hà nín khóc cười ngay?
- Đoạn 3 ý nói gì?
- GV nói và ghi bảng: Được thầy khen Hà vui mừng tự hào về mái tóc đẹp.
- Cho HS đọc thầm đoạn 4.
- HS trả lời câu hỏi 4.
- Nêu ý chính đoạn 4?
- GV nói và ghi: Tuấn biết lỗi và sưả sai.
- GV cho HS nêu nội dung chuyện?
- GV ghi bảng.
3. Luyện đọc lại:
- Cho HS đọc các nhóm đọc phân vai (người dẫn chuyện, mấy bạn gái Hà, Tuấn, thầy giáo).
- Các nhóm đọc bài.
- GV nhận xét.
4. Củng cố – Dặn dò: Qua câu chuyện em thấy bạn Tuấn có điểm nào đáng chê và điểm nào đáng khen?
- Các em không được đuà dai, nghịch ác.Khi biết mình sai phải chân thành nhận lỗi. Là HS các em phải học cách cư xử đúng.
- Dặn HS đọc kỹ bài ở nhà để chuẩn bị học tiết kể chuyện.
- HS đọc bài.
- 1HS đọc bài.
- HS đọc thầm.
- 1 HS đọc câu hỏi 1.
- HS trả lời.
- HS đọc câu hỏi 2.
- HS nêu nhiều ý kiến khác nhau.
- HS tự giác phát biểu.
- HS đọc thầm.
- Thầy giáo khen hai bím tóc của Hà rất đẹp
- HS đọc thầm
- HS đọc câu hỏi 4.
- Nghe lời thầy Tuấn đến trước mặt Hà xin lỗi bạn.
- Tuấn biết lỗi và sưả sai.
- HS nêu.
- Qua câu chuyện khuyên chúng ta không nên nghịch ác với bạn, cần đối xử tốt với các bạn gái.
- Các nhóm phân vai.
- Các nhóm đọc.
- Các nhóm khác nhận xét.
TOÁN
29 + 5 (T16)
I/. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 29 + 5.
- Biết số hạng, tổng.
- Biết nối các điểm cho sẵn để có hình vuông.
- Biết giải bài toán bằng một phép cộng.
+ Bài tập cần làm: Bài 1 (cột 1, 2, 3), Bài 2 (a, b), Bài 3.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- 3 bó 1 chục que tính và 14 que tính rời.
- Bảng gài như của bài học 10
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Bài cũ:
- Gọi vài học sinh đọc bảng cộng 9
- GV nhận xét và cho điểm hs.
2/. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay các em sẽ học bài 29 + 5
Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng: 29 + 5
- GV giơ 2 bó que tính và hỏi: “Có mấy chục que tính “ ?
- GV gài 2 bó que tính vào bảng gài.
- GV giơ tiếp 9 que tính và hỏi: “có thêm mấy que tính?”
- GV gài 9 que tính rồi hỏi tiếp: “có tất cả bao nhiêu que tính?” Cho HS tính nhẩm rồi trả lời.
- Hỏi HS:“có 29 thì viết vào cột đơn vị chữ số nào”?, -Viết vào cột chục chữ số nào?
- GV giơ 5 que tính “â thêm mấy que tính?”
- Có thêm 5 que tính thì viết 5 vào cột nào?
- GV chỉ vào các bó que tính và các que tính rời ở bảng gài hướng dẫn HS ghép thành bó.
GV: 3 bó que tính là có mấy chục que tính?
GV: 3 chục que tính với 4 que tính nữa là có tất cả bao nhiêu que tính ?
* HS có thể kiểm tra kết quả trên các que tính theo nhiều cách khác nhau để có: 29 + 5 = 34
- GV chọn cách 2 để thực hiện:
Chục
Đơn vị
+
2
9
5
3
4
* HD HS cách đặt tính và tính:
- Bước 1: Ai nêu cho cô cách đặt tính.
- GV: Gọi 1 HS nêu lại cách cộng
- GV viết hàng ngang: 29 + 5 = 
- Ai nhắc lại cho : 29 + 5 bằng bao nhiêu?
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Giáo viên gọi hs đọc yêu cầu của bài.
- HS tự giải 4 phép tính đầu, 1 em lên bảng làm (GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng, nhắc nhở kịp thời những HS viết chưa đúng cột hoặc quên viết sang hàng chục.)
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn và so sánh kết quả.
- GV nhận xét.
Bài 2: Giáo viên gọi hs đọc yêu cầu của bài.
- HS tự làm vở phần a, b, Gọi 1 HS lên bảng làm
a. 59 và 6;	b. 19 và 7;
- Gọi 1 HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn.
- Gọi vài HS nhắc lại tên gọi thành phần và kết quả của phép tính, 
Bài 3: Giáo viên gọi hs đọc yêu cầu của bài.
- Muốn có hình vuông ta phải nối mấy điểm với nhau?
- HD HS tự làm bài:
+ Dùng bút và thước để nối từng cặp điểm, để có từng đoạn thẳng. Từ đó vẽ thành hình vuông.
- Cho HS nêu tên từng hình vuông.
3/ Củng cố - Dặn dò: Gọi vài HS nêu lại cách cộng ở các phép tính của bài tập còn lưu lại ở trên bảng.
Vài HS nêu tên gọi thành phần kết quả bài tập 2.
Nhận xét tiết học.
- Có 2 chục que tính
- HS lấy 2 bó que tính đặt trên bàn.
- Có thêm 9 que tính
- HS lấy 9 que tính đặt trên bàn.
- Có 29 que tính
-Viết vào cột đơn vị chữ số 9
- Viết vào cột chục chữ số 2
- Có thêm 5 que tính
- Viết 5 vào cột đơn vị thẳng cột với 9
- Có 3 bó que tính
- Có 3 chục que tính
- Có 34 que tính
Cách 1: Đã có 29 que tính, đếm tiếp 30, 31, .34
Cách 2: Lấy 1 que tính bỏ vào 9 que tính để có 10 que tính là 1 chục que, 2 chục với 1 chục là 3 chục, 3 chục với 4 que là 34 que.
-HS: Trước tiên ta viết số 29, viết số 5 thẳng cột dưới số 9, viết dấu + ở giữa số 29 và 5. Kẻ gạch ngang.
- 1 HS: 9 cộng 5 bằng 14 viết 4 thẳng dưới 5 nhớ 1, 2 thêm 1 bằng 3, viết 3 thẳng cột với 2
- Hs đọc đề bài.
+
59
+
79
+
79
+
89
5
2
1
6
64
81
80
95
- Các bạn khác làm bảng con.
- Đặt tính rồi tính tổng
+
59
+
19
6
7
65
26
- 59 là số hạng, 6 là số hạng, 65 là tổng của 59 và 6.
- Hs đọc đề bài.
- Nối 4 điểm để có hình vuông.
- Làm phiếu
- Hình vuông ABCD, hình vuông MNPQ
ĐẠO ĐỨC
BIẾT NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI (T4)
I. Mục tiêu
-Biết khi mắc lỗi cần phải nhận lỗi và sửa lỗi.
-Biết được vì sao cần phải nhận lỗi và sửa lỗi.
-Thực hiện nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi.
* Biết nhắc bạn bè nhận lỗi và sửa  ... át.
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét về kết quả luyện tập của HS.
- Nhắc HS nhớ thực hành nói lời cảm ơn hay xin lỗi với thái độ lịch sự, chân thành.
HS làm BT.
3 HS đọc.
HS nói lại yêu cầu bài.
HS trao đổi nhóm.
HS trả lời.
HS nói lại yêu cầu bài.
HS: mình xin lỗi cậu.
HS: con xin lỗi mẹ ạ!
HS: cháu xin lỗi cụ.
HS: con cảm ơn mẹ.
HS: con xin lỗi mẹ.
1 HS khác nói lới cảm ơn hoặc xin lỗi
1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở BT.
HS đọc bài.
- Cả lớp nhận xét.
TOÁN
28 + 5 (T20)
I. Mục tiêu
- Biết thực hiện phép tính cộng có nhớ trong phạm vi 100 dạng 28 + 5.
- Biết vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Biết giải bài toán bằng một phép tính cộng.
+ Bài tập cần làm: Bài 1 (cột 1, 2, 3), Bài 3, Bài 4.
II. Đồ dùng dạy học:
Que tính.
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Bài cũ: Gọi 2 HS thực hiện các yêu cầu sau:
- Nhận xét và cho điểm HS
2/ Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay chúng ta sẽ học bài: 28+5
b. Hoạt động 1: Phép cộng 28 + 5.
- Nêu bài toán: có 28 que tính, thêm 5 que nữa hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?
- Để biết được có bao nhiêu que tính ta phải làm như thế nào?
- GV ghi phép tính: 28+5=? vào bảng
Bước 1: Tìm kết quả.
- GV yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả.
- GV sử dụng bảng gài và que tính để hướng dẫn HS tìm kết quả của 28+5:
- Các em đếm xem có tất cả là bao nhiêu bó?
- 3 bó que tính với 3 que tính rời là bao nhiêu que.
Vậy 28 + 5 = 33
Bước 2: Đặt tính và tính
- Gọi 1 HS lên bảng đặt tính và nêu lại cách làm của mình.
c. Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành:
Bài 1: HS làm 5 phép tính hàng trên của bài 1 vào vở bài tập.
- Gọi 1 HS lên bảng làm và gọi HS nhận xét.
- Gọi HS nêu cách thực hiện 1 vài phép tính.
Bài 2: Gọi 1 HS đọc đề bài.
Hướng dẫn: Muốn nối phép tính và kết quả đúng thì các em phải làm gì?
- Bây giờ cô cho các em chơi trò chơi thi nối nhanh và đúng giữa các tổ. Tổ nào nối xong trước và đúng thì tổ đó sẽ thắng.
- GV phát cho 3 tổ, mỗi tổ một tờ bìa có ghi nội dung bài 2, yêu cầu HS dùng bút dạ để nối kết quả và phép tính.
- GV nhận xét, tuyên dương tổ làm tốt.
Bài 3: HS đọc đề bài:
- Gọi 1 HS lên bảng viết tóm tắt.
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên làm bài ở bảng phụ.
Gọi 1 HS nhận xét bài trên bảng của bạn.
GV nhận xét và cho điểm.
Bài 4: Gọi HS đọc đề bài.
- HS vẽ vào vở bài tập
Hãy nêu lại cách vẽ đoạn thẳng dài 5 cm
Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò:
-Gọi HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính 28+5
-Về nhà làm tiếp các phép tính ở bài 1.
+HS 1-Đọc thuộc lòng bảng công thức 8 cộng với 1 số
+HS 2-Tính nhẩm: 8+3+5 ; 8+4+2 ; 8+5+1
Nghe và phân tích phép toán.
Thực hiện phép tính cộng 28+5
HS thao tác trên que tính và đưa ra kết quả 28+5=33 que tính (Các em có thể tìm theo nhiều cách khác nhau)
- Viết 28 rồi viết 5 xuống dưới sao cho 5 thẳng cột với 8 viết dấu cộng và kẻ vạch ngang.
- Cộng từ phải sang trái, 8 cộng 5 bằng 13 viết 3 nhớ 1. Hai thêm 1 là 3 viết 3 vào cột chục.
Vậy 28 + 5 = 33
- HS làm bài sau đó nối tiếp nhau nêu kết quả từng phép tính
- Mỗi số 51, 43, 47, 25 là kết quả của phép tính nào.
- Phải nhẩm phép tính rồi tìm kết quả nối.
- HS mỗi tổ làm xong thì đại diện mỗi nhóm lên dán bài tổ mình.
- Gọi HS nhận xét bài các tổ.
- 1 HS đọc đề bài.
Tóm tắt
Gà:	18 con
Vịt:	 5 con
Gà và vịt:	 ? con
Giải:
Số con gà và vịt có là:
18+5=23 (con)
Đáp số: 23 con.
Vẽ đoạn thẳng có độ dài 5 cm
HS vẽ, 2 em ngồi cạnh nhau đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra bài lẫn nhau.
Dùng bút chấm một điểm trên giấy. Đặt vạch số 0 trùng với điểm vừa chấm. Tìm vạch chỉ 5 cm, chấm điểm thứ 2, nối 2 điểm ta có đoạn thẳng dài 5 cm.
MĨ THUẬT
VẼ TRANH 
	ĐỀ TÀI VƯỜN CÂY (T4)
************************
KE CHUYEN
BÍM TÓC ĐUÔI SAM
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Dựa theo tranh kể lại được đoạn 1, đoạn 2 của câu chuyện (BT1); bước đầu kể lại được đoạn 3 bằng lời của mình (BT2)
- Kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyện.
- HS khá, giỏi: Biết phân vai, dựng lại câu chuyện (BT3)
2. Kĩ năng:
- Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời của bạn.
3. Thái độ:
- Rút ra được bài học cần đối xử tốt với bạn gái.
II. Đồ dùng dạy học
- Trong tranh hoạ đoạn 1, 2 phóng to (nếu có)
III. Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ kiểm tra bài cũ:
Gọi 3 HS lên bảng, phân vai cho 3 HS này
Và yêu cầu các em kể lại câu chuyện bạn của
Nai Nhỏ theo cách phân vai.
Nhận xét và cho điểm HS.
2/ Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài:
Trong tiết tập đọc trước, chúng ta được học bài gì?
Nêu tên các nhân vật trong truyện.
Câu chuyện cho chúng ta bài học gì?
- Nêu: Trong giờ kể chuyện hôm nay, chúng ta sẽ cùng kể lại câu chuyện Bim tóc đuôi sam.
b. Hướng dẫn kể chuyện:
- Kể lại đoạn 1, 2 theo tranh.
Treo tranh minh hoạ và yêu cầu HS dựa vào tranh tập kể trong nhóm. Khuyến khích các em kể bằng lời của mình.
Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày.
Gọi một HS nhận xét sau mỗi lần kể.
Chú ý: Với HS yếu không tự kể được, GV đặt câu hỏi gợi ý cho các em.
Chẳng hạn:
Hà nhờ mẹ làm gì?
Hai bím tóc đó như thế nào?
Các bạn gái đã nói thế nào khi nhìn thấy bím tóc của Hà.
Tuấn đã trêu chọc Hà như thế nào ?
Việc làm của Tuấn đã dẫn đến kết quả gì?
Kể lại đoạn 3:
Yêu cầu HS đọc yêu cầu 2 trong SGK.
Hỏi: kể bằng lời của em nghĩa là thế nào ? Em có được kể y nguyên như trong SGK không?
Yêu cầu HS suy nghĩ và kể trước lớp. Trong khi HS kể GV có thể đặt câu hỏi để giúp đỡ các em.
c. Kể lại toàn bộ câu chuyện.
Yêu cầu HS kể theo hình thức phân vai.
Kể lần 1:
GV là người dẫn chuyện phối hợp kể cùng HS.
Yêu cầu HS nhận xét
Kể lần 2:
Gọi HS xung phong nhận vai kể, hướng dẫn HS nhận nhiệm vụ của từng vai, sau đó yêu cầu thực hành kể.
Yêu cầu HS nhận xét từng vai.
Nếu còn thời gian GV cho một số nhóm thi kể chuyện theo vai.
3/ Củng cố dặn dò:
GV nhận xét tiết học, tuyên dương các HS có cố gắêng, nhắc nhở các em còn chưa cố gắng, động viên các em còn chưa mạnh dạn.
Dặn dò HS về nhà kể lại cho người thân nghe.
- Nhập vai và thực hành kể chuyện theo vai.
Bài: Bím tóc đuôi sam.
Hà, Tuấn, thầy giáo, các bạn HS.
Khuyên chúng ta không nghịch ác với bạn bè. Phải đối xử tốt với các bạn gaí.
Kể lại chuyện trong nhóm.
Các nhóm cử đại diện lên bảng thi kể đoạn 1 và 2.
Nhận xét lời bạn kể theo các tiêu chí đã hướng dẫn như ở tiết kể chuyện ở tuần 1.
Hà nhờ mẹ tết cho hai bím tóc.
Hai bím tóc nhỏ, mỗi bên lại buộc một chiếc nơ xinh xinh.
Các bạn nói: Aùi chà chà! Bim tóc đẹp quá!
Tuấn sân đến kéo bím tóc cũa Hà xuống.
Hà ngã phịch xuống đất và oà khóc vì đau; vì bị trêu.
Kể lại cuộc gặp gỡ giữa bạn Hà bằng lời của em.
- Là kể băng từ ngữ của mình, không kể y nguyên sách.
- Một vài em kể bằng lời của mình.
Chẳng hạn:
Nước mắt đầm đìa, Hà chạy vội đến chổ thầy và kể lại mọi chuyện cho thầy nghe. Thầy nhín hai bím tóc của Hà và khen: “tóc của em đẹp lắm, em đừng khóc nữa!”. Được thầy khen, Hà thích lắm, quên luôn chuyện của Tuấn, em không khóc nữa mà vui vẻ cười với thầy.
HS khác theo giỏi bạn kể và nhận xét
- Một số HS khác nhận vai Hà, Tuấn, thầy giáo, các bạn trong lớp và kể cùng GV.
Nhận xét về từng vai diễn theo các tiêu chi đã giới thiệu trong giờ kể chuyện tuần 2.
HS tự nhận vai người dẫn chuyện, Hà, Tuấn, thầy giáo, các bạn và kể lại chuyện trước lớp.
- Nhận xét các bạn tham gia kể.
SINH HOẠT TẬP THỂ (T4)
I. Mục tiêu:
- Thực hiện phong trào VSCĐ.
-Sơ kết các hoạt động tuần 4
-Kế hoạch tuần 5
-Thơng báo (Mời họp phụ huynh .)
II. Hoạt động trên lớp:
Sơ kết tuần 4:
- Các tổ trưởng báo cáo về các mặt trong tuần (vệ sinh, chuyên cần, học tập,tác phong đạo đức).
- Lớp trưởng báo cáo chung những mặt thực hiện được trong tuần.
- GV nhận xét – tổng kết – tuyên dương.
-Trao đổi hòa giải cho học sinh những gì mà các em thắc mắc hoặc chưa hiểu.
-Xếp hạng cho các tổ.
Kế hoạch tuần 5:
Khắc phục hạn chế tuần qua
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hướng tới
*về học tập:
	- Tất cả HS phải thuộc bài khi đến lớp.
- Khơng chép bài và nhìn bài của bạn.
- Mỗi HS phải cĩ thời gian biểu ở nhà.
- Nghiêm túc trong giờ học - giờ thể dục.
- Phân cơng tổ trưởng theo dõi và KT chéo với nhau.
- Các tổ thi đua học tốt trong tuần.
	*Về vệ sinh:
	-Thực hiện tốt việc trực nhật.Nhắc nhở các tổ trực cần đến lớp sớm hơn mọi ngày để làm vệ sinh.
	- Vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Rửa tay sạch bằng xà phịng sau khi đi đại tiện.
	* về tác phong đạo đức:
- Tiếp tục thực hiện đầy đủ về nội qui HS.
	- Cĩ ý thức giữ gìn và bảo vệ của cơng.
	- Khơng bắt nạt em nhỏ, giúp đỡ bạn lúc khĩ khăn.
	-Khơng nĩi tục chửi thề.
DUYỆT
TRƯỞNG KHỐI
HIỆU TRƯỞNG

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 2 tuan 4 ckt kns 2012 2013.doc