Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần 26 đến tuần 30

Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần 26 đến tuần 30

TOÁN

CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ

A- Mục tiêu:

- HS nhận biết về số lượng biết đọc, viết , đếm các số từ 20 đến 50

- Nhận biết được thứ tự các số từ 20 đến 50.

B- Đồ dùng dạy - học:

- Đồ dùng học toán lớp 1,, que tính.

C- Các hoạt động dạy - học:

 

doc 112 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 563Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần 26 đến tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
Ngày soạn: 10/03/2010
Ngày giảng: Thứ hai ngày 15 tháng 3 năm 2010
Giáo dục tập thể
Chào cờ
( Tổng phụ trách soạn và triển khai )
 .
Toán
Các số có hai chữ số
A- Mục tiêu:
- HS nhận biết về số lượng biết đọc, viết , đếm các số từ 20 đến 50
- Nhận biết được thứ tự các số từ 20 đến 50.
B- Đồ dùng dạy - học:
- Đồ dùng học toán lớp 1,, que tính.
C- Các hoạt động dạy - học:
Giáo viên
Học sinh
I- Kiểm tra bài cũ:
- Ghi bảng để HS lên làm
50 + 30 = 	50 + 10 =
80 - 30 = 	60 - 10 = 
80 - 50 = 	60 - 50 =
- GV nhận xét, cho điểm
- 2 HS lên bảng
II- Dạy - học bài mới:
Giới thiệu – ghi bài
1- Giới thiệu các số từ 20 đến 30
- Y/c HS lấy 2 bó que tính (mỗi bó một 
chục que) đồng thời GV gài 2 bó que tính lên bảng, gắn số 20 lên bảng và Y/c đọc 
- HS đọc theo HD
- GV gài thêm 1 que tính
- HS lấy thêm 1 que tính
+ Bây giờ chúng ta có tất cả bao nhiêu que tính?
- Hai mươi mốt
- GV: Để chỉ số que tính các em vừa lấy cô có số 21.
- GV gắn số 21 lên bảng, Y/c HS đọc 
- Hai mươi mốt
+ Tương tự: GT số 22, 23... đến số 30 bằng cách thêm dần mỗi lần 1 que tính.
- Đếm số 23 thì dừng lại hỏi:
+ chúng ta vừa lấy mấy chục que tính ? GV viết 2 vào cột chục
- 2 chục
+ Mấy đơn vị ?
- 3 đơn vị
GV viết 3 vào cột đơn vị 
+ Để chỉ số que tính các em vừa lấy cô có số 23 (GV viết và HD cách viết)
- Đọc là :"Hai mươi ba"
- Y/c HS phân tích số 23 ?
- HS đọc CN, ĐT
- 23 gồm 2 chục và 3 đơn Vỵ
+ Tiếp tục làm với số 24, 25... đến số 30 dừng lại hỏi :
+Tại sao em biết 29 thêm 1 = 30 ?
- Vì đã lấy 2 chục + 1 chục = 3 chục 3 chục = 30.
+ Vậy 1 chục lấy ở đâu ra ?
- 10 que tính rời là một chục que tính 
- Viết số 30 và HD cách viết
- HS đọc: Ba mươi
- Y/c HS phân tích số 30
- 30 gồm 3 chục và 0 đơn vị
+ Đọc các số từ 20 - 30
- GV chỉ trên bảng cho HS đọc: đọc xuôi, đọc ngược kết hợp phân tích số
- HS đọc CN, ĐT
- Lưu ý cách đọc các số: 21, 24, 25, 27
21: Đọc là "hai mươi mốt"
Không đọc là "Hai mươi một"
25: đọc là "Hai mươi lăm"
Không đọc là "Hai mươi năm"
27: Đọc là "Hai mươi bảy"
Không đọc là "Hai mươi bẩy"
2- Giới thiệu các số từ 30 đến 40.
- GV HD HS nhận biết số lượng đọc, viết nhận biết TT các số từ 30 đến 40 tương tự các số từ 20 đến 30.
- HS thảo luận nhóm để lập các số từ 30 đến 40 bằng cách thêm dần 1 que tính.
+ Lưu ý HS cách đọc các số: 31, 34, 35, 37 (Ba mươi mốt, ba mươi tư, ba mươi lăm, ba mươi bảy)
3- Giới thiệu các số từ 40 đến 50:
- Tiến hành tương tự như giới thiệu các số từ 30 đến 40.
Lưu ý cách đọc các số: 44, 45, 47
4- Luyện tập:
Bài 1:
- Cho HS đọc Y/c của bài 
a- Viết số
b- Viết số vào dưới mỗi vạch của tia số 
GV HD: Phần a cho biết gì ?
- Cho biết cách đọc số.
- Vậy nhiệm vụ của chúng ta phải viết các số tương ứng với cách đọc số theo TT từ bé đến lớn.
+ Số phải viết đầu tiên là số nào ?
- 20
+ Số phải viết cuối cùng là số nào ?
- 29
20,21,22,23,24,25,26,27,28,29.
+ Phần b các em lưu ý dưới mỗi vạch chỉ được viết một số.
- HS làm sách
- 2 HS lên bảng mỗi em làm một phần 
+ Chữa bài:
- Gọi HS nhận xét
Bài 2: ( Dành cho HS khá, giỏi)
+ Bài Y/c gì ?
- GV đọc cho HS viết.
- Viết số
- 2 HS lên viết trên bảng lớp 
30,31,32,33,34,35,36,37,38,39.
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
Bài 3: Tương tự bài 2
- HS làm bài và đọc kq.
40,41,42,4,344,45,46,47,48,49,50.
Bài 4: 
- Gọi HS đọc Y/c:
- Viết số thích hợp vào ô trống rồi đọc các số đó.
- HS làm vào sách, 3 HS lên bảng
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
- HS nhận xét .
- GV nhận xét, chỉnh sửa
- Y/c HS đọc xuôi, đọc ngược các dãy số
- HS đọc CN, đt.
III- Củng cố - Dặn dò:
+ Các số từ 20 đến 29 có điểm gì giống và khác nhau ?
- Giống: là cùng có hàng chục là 2.
- Khác: hàng đơn vị
- HS trả lời 
- NX chung giờ học.
ờ: Luyện viết các số từ 20 - 50 và đọc các số đó.
.
Tập đọc
Bàn tay mẹ
a- Mục đích, yêu cầu:
- Đọc tơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: yêu nhất, nấu cơm, rám nắng
- Hiểu nội dung bài: Tình cảm và sự biết ơn của bạn nhỏ.
- Trả lời được câu hỏi 1,2( SSK).
B- Đồ dùng dạy - học:
- Sách tiếng việt 1 tập 2
C- Các hoạt động dạy - học:
Giáo viên
Học sinh
I- Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc bài "Cái nhãn vở"
- GV nhận xét, cho điểm
- 2 HS đọc 
II- Dạy - học bài mới:
Giới thiệu – ghi bài
1. Hướng dẫn HS luyện đọc:
a- GV đọc mẫu lần 1:
- Giọng đọc chậm, nhẹ nhàng, thiết tha, tình cảm.
- HS chú ý nghe
b- Hướng dẫn HS luyện đọc:
+ Luyện đọc các tiếng, từ ngữ 
- GV yêu cầu HS tìm và ghi bảng 
- Cho HS luyện đọc các tiếng vừa tìm
- HS luyện đọc CN, đồng thanh đồng thời phân tích tiếng.
- GV giải nghĩa từ:
- Rám nắng: dã bị nắng làm cho đen lại 
- Xương: Bàn tay gầy .
+ Luyện đọc câu:
- Mỗi câu 2 HS đọc
- HS đọc theo hướng dẫn của GV
- Mỗi bàn đọc đồng thanh 1 câu. Các bàn cùng dãy đọc nối tiếp.
+ Luyện đọc đoạn, bài.
- Mỗi đoạn 3 HS đọc
- Đoạn 1: Từ "Bìnhlàm việc"
- Đoạn 2: Từ "Đi làmlót dầy"
- HS đọc.
- Đoạn 3: Từ "Bình của mẹ"
- Yêu cầu HS đọc toàn bài
- 2 HS đọc, lớp đọc đồng thanh.
+ Thi đọc trơn cả bài:
- Mỗi tổ cử 1 HS thi đọc, 1HS chấm điểm
- GV nhận xét.
2- Ôn tập các vần an, at:
a- Tìm tiếng có vần an trong bài:
- Yêu cầu HS tìm, đọc và phân tích tiếng có vần an trong bài.
- HS tìm: Bàn
- Tiếng bàn có âm b đứng trước vần an đứng sau, dấu ( \ ) trên a
b- Tìm tiếng ngoài bài có vần an, ạt:
- Gọi HS đọc từ mẫu trong SGK
- Chia nhóm 4 và yêu cầu HS thảo luận với nhau để tìm tiếng có vần an, at?
- HS thảo luận nhóm 4 theo yêu cầu.
- Gọi các nhóm nêu từ tìm được và ghi nhanh lên bảng .
- HS khác bổ sung
- Cả lớp đọc đồng thanh
- Yêu cầu HS đọc lại các từ trên bảng
+ Nhận xét chung giờ học
Tiết 2
3- Tìm hiểu bài đọc và luyện nói:
a- Tìm hiểu và đọc, luyện đọc:
+ GV đọc mẫu toàn bài (lần 2)
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi 
- Gọi HS đọc đoạn 1 và 2
- 2 HS đọc
+ Bàn tay mẹ đã làm gì cho chị em Bình ?
- Mẹ đi chợ mấu cơm, tắm cho em bé, giặt 1 chậu tã lót đầy.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3
- 2 HS đọc
+ Bàn tay mẹ Bình như thế nào ?
- Bàn tay mẹ rám nắng, các ngón tay gầy gầy, xương xương
- Cho HS đọc toàn bài
- GV nhận xét.
- 3 HS đọc
b- Luyện nói:
Đề tài: Trả lời câu hỏi theo tranh 
- Cho HS quan sát tranh và đọc câu mẫu
- HS quan sát tranh và đọc câu mẫu: Thực hành hỏi đáp theo mẫu
Mẫu: 
H: Ai nấu cơm cho bạn ăn?
T: Mẹ nấu cơm cho tôi ăn.
- GV gợi mở khuyến khích HS hỏi những câu khác
- HS luyện nói
- GV nhận xét.
III- Củng cố - dặn dò:
- Gọi 1 HS đọc toàn bài 
- Nhận xét chung giờ học
ờ: Học lại bài 
- Xem trước bài "Cái bống"
*******************************************************************
Ngày soạn: 11/03/2010
Ngày giảng: Thứ ba ngày 16 tháng 3 năm 2010
Tập viết
Tô chữ hoa: C, D,Đ
A- Mục đích – yêu cầu:
	- Tô được cá chữ hoa : C,D,Đ .
- Viết đúng các vần: an, at,anh,ach; các từ ngữ : bàn tay, hạt thóc, gánh đỡ, sạch sẽ. kiểu chữ viết thường cỡ chữ theo VTV 1, tập 2
B- Đồ dùng dạy - học:
	- Mẫu chữ 
C- Các hoạt động dạy - học:
Giáo viên
Học sinh
I- Tổ chức : kiểm tra sĩ số .
II. Kiểm tra :
III- Dạy - học bài mới:
Giới thiệu-ghi bài 
-GV treo bảng phụ giới thiệu nội dung bài viết 
1- Hướng dẫn tô chữ hoa.
- HD quan sát và nhận xét .
- Cho HS quan sát chữ C hoa .
- HS quan sát .
- GV nhận xét về số lượng và kiểu nét . 
+ Nêu quy trình viết :GV viết mẫu .
Chữ c,d,đ 
- HS tập viết trên bảng con
2- Hướng dẫn HS viết vần và từ ứng dụng: an, at,anh,ach; bàn tay, hạt thóc, gánh đỡ, sạch sẽ.
- HS tập viết vào bảng con.
- GV nhắc lại cách nối giữa các con chữ 
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
3- Hướng dẫn HS tập tô , tập viết :
Tô chữ C,D,Đ
- HS tô trong VTV.
Tập viết an, at,anh,ach; bàn tay, hạt thóc, gánh đỡ, sạch sẽ.
- HS viết theo mẫu trong VBT.
( HS khá giỏi viết đều nét, dãn đúng khoảng cách, viết đủ số dòng qui định trong vở tập viết)
- Chấm bài 
IV. Củng cố - dặn dò:
- NX chung giờ học
- Chuẩn bị bài sau .
 .
Chính tả
Bàn tay Mẹ
A- Mục đích, yêu cầu:
- HS nhìn sách hoặc bảng chép lại đúng đoạn "Bình yên..lót đầy" 35 chữ trong khoảng 15-17 phút
- Điền đúng vần an hay at, chữ g hay gh vào chỗ trống.
- Làm được bài tập 2,3( SGK)
B- Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ đã chép sẵn đoạn văn và 2 BT
C- Các hoạt động dạy - học :
Giáo viên
Học sinh
I- Kiểm tra bài cũ:
- Viết: gọi là, mong cháu.
- GV nhận xét.
- 2 HS lên bảng
II- Dạy - Học bài mới:
Giới thiệu – ghi bài
1- Hướng dẫn HS tập chép:
- GV treo bảng phụ, gọi HS đọc bài cần chép
- 3,5 HS đọc đoạn văn trên bảng phụ
- Yêu cầu HS tìm tiếng khó viết
- Hàng ngày, bao nhiêu, nấu cơm.
- Yêu cầu HS luyện viết tiếng khó 
- 1, 2 HS lên bảng, lớp viết trong bảng con
- GV theo dõi, chỉnh sửa
+ Cho HS tập chép bài chính tả vào vở.
- HS chép bài theo hướng dẫn
- GV quan sát uốn nắn cách ngồi, cách cầm bút của 1 số em còn sai. Nhắc HS tên riêng phải viết hoa.
- HS chép xong đổi vở soát lỗi
- GV đọc lại bài cho HS soát đánh vần, những từ khó viết
- GV thu vở chấm 1 số bài 
- HS ghi số lỗi ra lề, nhận lại vở chữa lỗi.
2- Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài 2: Điền vần an hay at
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu
- 1 HS đọc
- Cho HS quan sát tranh và hỏi
+ Bức tranh vẻ cảnh gì ?
- Đánh vần, tát nước
- 2 HS làm miệng 
- 2 HS lên bảng làm
Dưới lớp làm vào vở BTTV
Bài 3: Điền g hay gh:
Tiến hành tương tự bài 2
Đáp án: Nhà ga; cái ghế
III- Củng cố - dặn dò:
- Khen các em viết đẹp, có tiến bộ.
- Dặn HS nhớ quy tắc chính tả vừa viết. Y/c những HS mắc nhiều lỗi viết lại bài ở nhà.
- HS nghe và ghi nhớ.
Toán
Các số có hai chữ số (tiếp)
A- Mục tiêu:
- HS nhận biết về số lượng, đọc, viết, đếm các số từ 50 đến 69.
- Nhận biết được thứ tự các số từ 50 đến 69.
B- Đồ dùng dạy - học:
- Bộ đồ dùng dạy học toán 1, que tính.
C- Các hoạt động dạy - học:
Giáo viên 
Học sinh 
I- Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS đọc các số theo TT từ 40 đến 50 và đọc theo TT ngược lại.
- GV nhận xét, cho điểm.
- 2hs
II- Dạy - học bài mới:
Giới thiệu – ghi bài.
1- Giới thiệu các số từ 50 đến 60.
- Y/c HS lấy 5 bó que tính (mỗi bó 1 chục que tính) .
- HS thực hiện theo HD
+ Em vừa lấy bao nhiêu que tính ?
- 50 qu ... luận theo cặp
- 3 bạn đang bẻ cành, trèo cây hai bạn đang nhắc nhở, khuyên ngăn bạn không phá hại cây. 
- Em tán thành những việc làm nào ? tại sao?
 - Cho HS tô màu vào quần áo những bạn có
- Em tán thành việc làm của hai bạn vì bẻ cành, đu cây là việc làm sai
hành động đúng trong tranh.
- Mời 1 số em lên trình bày.
- HS tô màu vào tranh
+ GV Kết luận: 
- Một số em lên trình bày
- Lớp NX, bổ sung.
- Biết nhắc nhở, khuyên ngăn bạn không phá hại cây là hành động đúng.
- Bẻ cành đu cây là hành động sai.
III- Củng cố- Dặn dò:
- Dặn HS cần thực hiện bảo vệ và chăm sóc cây nơi công cộng.
Thủ công
cắt, dán hàng rào đơn giản (tiết 1)
A- Mục tiêu: 
- Biết cách kẻ, cắt các nan giấy.
- Cắt được các nan giấy. Các nan giấy tương đối đề nhau. Đường cắt tương đối thẳng.
- Dán được các nan giấy thành hình hàng rào đơn giản. Hàng rào có thể chưa cân đối.
B- Chuẩn bị:
- Mẫu các nan giấy và hàng rào
- một tờ giấy kẻ ô, kéo, hồ dán, thước kẻ, bút chì .
C- Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh.
I- Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra đồ dùng học tập của HS
II- Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài:
2- GV HD HS quan sát nhận xét 
- GV HD HS quan sát mẫu
- GV định hướng để HS thấy 
+ Cạnh của các nan giấy là những đường thẳng cách đều. Hàng rào được dán bởi các nan giấy.
- HS quan sát giấy mẫu và hàng rào.
- GV đặt câu hỏi để HS NX
- Số nan đứng ? số nan ngang ?
- Số nan đứng 4
- Số nan ngang 2
- Khoảng cách giữa các nan đứng là bao nhiêu ô ? giữa các nan ngang bao nhiêu ô ?
3- Hướng dẫn HS kẻ, cắt các nan giấy
- GV vừa thao tác mẫu vừa kiểm tra 
- Lật mặt trái tờ giấy màu có kẻ ô kẻ theo các đường kẻ để có hai đường thẳng cách đều.
- HS quan sát
- HD kẻ 4 nan đứng (dài 6 ô, rộng 1 ô) và hai nan ngang (dài 9 ô, rộng 1 ô)
- Cắt theo các đường thẳng cách đều sẽ được các nan giấy.
- GV thao tác chậm để HS quan sát
4- HS thực hành kẻ cắt nan giấy:
- HD HS cắt các nan giấy theo H bước:
- HS thực hành kẻ, cắt các nan giấy.
+ Kẻ 4 đoạn thẳng cách đều 1 ô dài 6 ô 
+ Kẻ tiếp 2 đường thẳng cách đều 10 dài 9 ô
+ HS thực hành kẻ cắt các nan giấy rời khỏi tờ giấu màu.
- Trong lúc HS thực hiện bài làm GV Qsát, giúp đỡ những HS còn lúng túng.
III- Nhận xét - dặn dò:
- GV nhận xét về tinh thần học tập sự chuẩn bị về đồ dùng học tập, kỹ năng kẻ cắt của HS
- Dặn HS chuẩn bị để giờ sau học tiếp bài: Cắt dán hàng rào đơn giản.
*******************************************************************
Ngày soạn:13/04/2010
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 16 tháng 4 năm 2010
Tập đọc
Người bạn tốt
A- Mục đích, yêu cầu:
- HS đọc trơn cả bài. Luyện đọc các từ ngữ: Liền, sửa lại, nằm, ngượng nghịu. Bước đầu biết nghỉ ơI ở chỗ có dấu câu.
- Hiểu ND bài:Nụ và Hoa là những người bạn tốt, luôn giúp đỡ bạn rất hồn nhiên và chân thành.
B- Đồ dùng dạy - học:
- SGK
- Bộ đồ dùng HVTH.
C- Các hoạt động dạy - học:
Giáo viên
Học sinh.
I- Kiểm tra bài cũ:
- Học TLòng bài "Mèo con đi học) kết hợp trả lời CH: 
- 2 HS
+ Mèo con kiếm cớ gì để trốn học ?
+ Vì sao mèo con lại đồng ý đi học ?
II- Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài:
Hôm nay các em sẽ gặp ba người bạn mới là Hà, Cúc, Nụ trong một giờ học. Các em sẽ nhận xét xem ai là người bạn tốt.
2-Hướng dẫn HS luyện đọc.
- GV đọc toàn bài.
- HS chỉ theo lời đọc của GV
- Gọi 1 HS khá đọc.
+ Luyện đọc tiếng, từ ngữ.
- 1 HS đọc
- Tìm những tiếng từ khó đọc trong bài ?
- liền, sửa lại, nằm, ngượng nghịu
- HD HS đọc
- HS đọc Cn, N lớp
- GV sửa lỗi phát âm cho HS.
- Cho HS tìm và ghép từ "Ngượng nghịu"
+ Luyện đọc câu:
- HS thực hành bộ đồ dùng 
- Cho HS đọc nhiều lần câu đề nghị của Hà, 
- Hs đọc Cn, lớp.
câu trả lời của Cúc.
- HD đọc câu: "Hà thấy vậy  trên lưng bạn" và câu "Cúc đỏ mặt. Cảm ơn Hà". 
Chú ý ngắt hơi sau dấu phẩy.
- GV sửa lỗi phát âm cho HS.
+ Luyện đọc đoạn, bài:
- Luyện đọc đoạn 1: từ "Trong giờ vẽ đưa bút của mình cho Hà".
- HS đọc theo cách phân vai (1 em) đóng người dẫn chuyện, 1 em đóng vai Hà, một em đóng vai Cúc, 1 em đóng vai Nụ
- Luyện đọc đoạn 2: Chú ý ngắt hơi sau dấu chấm, dấu phẩy.
- HS đọc CN, N
- Luyện đọc cả bài.
- 2 HS đọc
- Cho cả lớp đọc ĐT.
- Lớp đọc ĐT.
3- Ôn vần ut, uc:
a- Nêu yêu cầu 1 trong SGK
- Cho HS thi tìm nhanh tiếng trong bài có 
- Tìm tiếng trong bài có vần uc, ut.
vần uc, ut
b- Nêu Y/c 2 trong SGK.
- Cúc, bút.
- Nói câu chứa tiếng có vần uc, ut
- Gọi HS đọc câu mẫu trong SGK.
- Tìm tiếng có chứa vần uc, ut trong 2 câu mẫu ?
- Hai con trâu húc nhau
Kim ngắn chỉ giờ
Kim dài chỉ phút
- Cho 2 nhóm thi nói xem nhóm nào nói được những câu chứa tiếng có vần uc, ut.
- Húc, phút
- GV và cả lớp nhận xét, tính điểm.
- Thi giữa hai nhóm
+ Hoa cúc nở vào mùa thu
+ Kim phút chạy nhanh hơn kim giờ.
Tiết 2
4- Tìm hiểu bài đọc và luyện nói:
a- Tìm hiểu bài đọc:
- Gọi HS đọc đoạn 1.
- 2, 3 HS đọc
+ Hà hỏi mượn bút, ai đã giúp hà ?
- Hà hỏi mượn bút, Cúc từ chối, Nụ cho Hà mượn.
- Gọi HS đọc đoạn 2.
- Bạn nào giúp Cúc sửa dây đeo cặp ?
- 2, 3 HS đọc
- Hà tự đến giúp cúc sửa dây đeo cặp.
- Gọi HS đọc cả bài.
- 2, 3 HS đọc cả bài.
- Em hiểu thế nào là người bạn tốt ?
- Người bạn tốt là người sẵn sàng giúp đỡ bạn.
b- Luyện nói: 
- Y/c HS đọc tên chủ đề luyện nói hôm nay ?
- Cho HS quan sát tranh thảo luận nhóm, kể với nhau về người bạn tốt.
- Kể về người bạn tốt của em
- HS thảo luận nhóm kể với nhau về người bạn tốt.
- Một số nhóm dựa vào thực tế kể với nhau về người bạn tốt.
+ GV gợi ý:
- Trời mưa Tùng rủ Tuấn cùng khoác áo mưa đi về.
- Hải ốm Hoa đến thăm và mang theo vở đã chép bài giúp bạn.
- Tùng có chối. Tùng mời Quân cùng ăn.
- Phương giúp Liên học ôn. Hai bạn đều được điểm 10
- GV chỉ định một số nhóm kể về người bạn tốt trước lớp.
III- Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS học bài. Chuẩn bị bài sau: Ngưỡng cửa
 .
Kể chuyện
Sói và sóc
A- Mục đích - Yêu cầu:
- Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Sóc là con vật thông minh nên đã thoát được nguy hiểm.
B- Đồ dùng dạy - học:
- Mặt nạ sói và sóc.
C- Các hoạt động dạy, học:
Giáo viên
Học sinh
I. Kiểm tra bài cũ
II. Dạy học bài mới.
1. Giới thiệu bài:
Một lần sóc bị rơi đúng người sói. Sóc bị sói bắt. Tình htế thật nguy hiểm. Liệu sóc có thể thoát khỏi tình thế nguy hiểm đó không. Các em hãy theo dõi câu chuyện để tìm ra câu trả lời.
2- GV kể chuyện.
- GV kể lần 1 giọng diễn cảm.
- GV kể lần 2, 3 kèm tranh minh hoạ
3- HD HS kể kèm tranh:
+ Tranh 1:
- Yêu cầu HS đọc câu hỏi dưới tranh 
- Tranh vẽ cảnh gì ?
- HS quan sát tranh thảo luận nhóm.
- HS đọc câu hỏi dưới tranh
- Tranh vẽ chú sóc đang chuyền 
Trên cành bị rơi trúng đầu lão sói đang ngái ngủ.
- Cho HS kể lại đoạn 1 dựa vào tranh.
+ Tranh 2, 3, 4 cách hướng dẫn tương tự T1
- Đại diện các nhóm lên thi kể.
- Nhóm khác nhận xét.
+ HD HS kể theo cách phân vai
- GV chia lớp thành 3 nhóm.
- 3 em một nhóm đóng các vai: Người dẫn chuyện, sói, sóc.
- Cho HS thi kể phân vai giữa các nhóm.
- HS thi giữa các nhóm.
- Sói và sóc ai là người thông minh ?
- Sóc là người thông minh
- Hãy nêu 1 việc chứng tỏ sự thông minh đó?
- Khi sói hỏi, sóc hứa trả lời nhưng đòi được thả trước, trả lời sau. Nhờ đó sóc đã thoát khỏi nanh vuốt của sói sau khi trả lời
III- Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học. - Dặn dò về nhà kể lại chuyện
Tự nhiên xã hội
Trời nắng - trời mưa
A- Mục tiêu:
- Nhận biết và mô tả ở mức độ đơn giản của hiện tượng thời tiết: Nắng , mưa.
- Biết cách ăn mặc và giữ sức khoẻ trong những ngày nắng, mưa.
B- Đồdùng dạy học:
- Các hình ảnh trong bài 2 SGK
- GV và HS sưu tầm tranh ảnh về trời nắng, trời mưa.
C- Các hoạt động dạy - học:
Giáo viên
Học sinh.
I. Kiểm tra bài cũ
 - Không.
II. Dạy học bài mới.
 - Giới thệu bài:
- Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về các dấu hiệu của trời nắng, trời mưa.
 Hoạt động 1: Làm việc với tranh ảnh về trời nắng, trời mưa.
+ Mục tiêu: 
- HS biết những dấu hiệu chính của trời nắng, trời mưa
- HS biết sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả bầu trời và những đám mây khi trời
nắng, trời mưa.
+ Cách tiến hành:
* Bước 1:
- GV chia nhóm
- Y/c các nhóm phân loại những tranh ảnh các em đem đến để riêng tranh ảnh trời nắng, để riêng tranh ảnh về trời mưa.
- 3 em một nhóm
- HS từng nhóm phân loại tranh ảnh mình đem đến.
- GV yêu cầu lần lượt mỗi HS trong nhóm nêu lên những dấu hiệu của trời nắng. (vừa nói vừa chỉ vào tranh)
- Trời nắng bầu trời trong xanh có mây trắng.
- Nhóm khác bổ sung
- Tiếp theo lần lượt các nhóm nêu dấu hiệu của trời mưa.
- Trời mưa có nhiều giọt mưa rơi, bầu trời nhiều mây xám.
- Nhóm khác bổ sung
* Bước 2: 
- GV yêu cầu đại diện vài nhóm đem những tranh ảnh về trời nắng, trời mưa đã sưu tầm lên giới thiệu trước lớp.
- Đại diện các nhóm lên giới thiệu.
* Kết luận: 
- Khi trời nắng, bầu trời trong xanh, có mây trắng, mặt trời sáng chói, nắng vàng chiếu xuống mọi cảnh vật, đường phố khô ráo.
- Khi trời xanh, có nhiều giọt mưa rơi, bầu trời phủ đầy mây xám nên thường không nhìn thấy mặt trời, trời mưa làm ướt đường phố, cỏ cây và mọi vật ngoài trời đều ướt.
 Hoạt động 2: Thảo luận.
- Mục tiêu.
- HS có ý thức bảo vệ sức khoẻ khi đi dưới trời nắng, trời mưa. 
- Cách tiến hành.
Bước 1:
- GV yêu cầu HS tìm bài 30 SGK
Hỏi và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Tại sao đi dưới trời nắng bạn phải đội mũ nón ? 
- HS mở sách bài 30
- 2 em một nhóm thảo luận
- Để không bị ướt, khi đi dưới trời mưa bạn phải làm gì ? 
Bước 2:
- Gọi một số nhóm lên hỏi và trả lời câu hỏi trước lớp.
- Một số nhóm lên trình bày
* Kết luận:
- Đi dưới trời nắng phải đội mũ nón để khỏi bị ốm (nhức đầu, sổ mũi...)
- Đi dưới trời mưa phải nhớ mặc áo mưa, đội nón hoặc che ô dù để không bị ướt.
+ GV cho HS chơi trò chơi: Trời nắng, trời mưa.
- Chuẩn bị một số tấm bìa có vẽ hoặc viết tên các đồ dùng như áo mưa, mũ, nón ....
- GV hướng dẫn cách chơi.
+ Một HS hô "Trời nắng" các HS khác cầm nhanh những tấm bìa có ghi tên những thứ phù hợp cho khi đi nắng .....
III- Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét giờ học. 
- Dặn HS nhớ thực hiện theo bài đã học.
*******************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docBuoi sang 26-30.doc