Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần 23 năm 2008

Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần 23 năm 2008

 TOÁN Tiết 108

Bảng chia 2

Sgk: 109/ vbt: 22/ Tgdk:40’

A. Mục tiêu: Giúp HS:

- Lập bảng chia 2 và học thuộc lòng bảng chia 2.

- Thực hành bảng chia 2 bằng cách tính nhẩm và giải bài toán.

- Rèn tính cẩn thận, chính xác khi học toán.

B. Đồ dùng dạy học:

 GV: 6 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn.Phiếu ghi bài tập.

HS: Bộ đồ dùng học toán.

C. Các hoạt động dạy - học:

1.Bài cũ:- 2 S lên bảng thực hiện phép tính:

5 x 3 = 4 x 6 =

15 : 3 = 24 : 4 =

15 : 5 = 24 : 6 =

- HS dưới lớp tính nhẩm - Nhận xét, sửa bài. – GV ghi điểm.

2.Bài mới: Giới thiệu bài.

Hoạt động 1: Hình thành bảng chia 2

Bước 1: Giới thiệu phép chia 2 từ phép nhân 2.

- GV gắn 4 tấm bìa lên bảng, mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn – GV đặt câu hỏi để HS nêu phép nhân – GV ghi bảng : 2 x 4 = 8.

- Có 8 chấm tròn, mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn, vậy có mấy tấm bìa? ( 4 tấm bìa)

- HS nêu phép chia và GV ghi bảng 8 : 2 = 4

- GV kết: Từ phép nhân 2 là 2 x 4 = 8, ta có phép chia 2 là : 8 : 2 = 4.

Bước 2: GV làm tương tự với 5, 6 tấm bìa để hình thành phép chia.

- HS tự thao tác trên bộ đồ dung và lập nên bảng chia.

- HS học thuộc lòng bảng chia theo lớp, tổ, cá nhân.

 

doc 12 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 420Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần 23 năm 2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23
( Từ 18 /2 đến 22 /2 )
Môn
Tiết
Tên bài dạy
Hai
18/2
Chào cờ
Toán
108
Bảng chia 2
LT& C
22
Từ ngữ về loài chim. Dấu chấm, dấu phẩy
Thủ công
22
Gấp, cắt, dán phong bì ( tiết 2)
GDSK
3
Phòng chống bệnh giun sán
 Ba
19/2
Thể dục
44
Đi kiễng gót, hai tay chống hông. Trò chơi: nhảy ô
Tập đọc
66
Cò và Cuốc
Toán
109
Một phần hai (bài 2/ tr 110)
Tập Viết
22
Chữ hoa S
 Tư
20/2
Chính tả
44
Nghe-viết: Cò và Cuốc
Toán
110
Luyện tập ( bài 4/ tr 111)
TLV
22
Đáp lời xin lỗi. tả ngắn về loài chim.
Âm nhạc
22
Ôn tập bài hát: Hoa lá mùa xuân
TN-XH
22
Cuộc sống xung quanh ( tt)
Năm
 21/2
Mĩ thuật
23
Vẽ tranh đề tài Mẹ hoặc cô giáo.
Đạo đức
23
Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại
Toán
111
Số bị chia - Số chia - Thương
Tập đọc 
67+68
Bác sĩ Sói
Sáu
22/2
Thể dục
45
Trò chơi: Kết bạn
Kể chuyện
23
Bác sĩ Sói
Toán
112
Bảng chia 3
Chính tả
45
Tập chép: Bác sĩ Sói
SHTT
Qui ước viết tắt trong giáo án:
HS : Học sinh
GV : Giáo viên
sgk : Sách giáo khoa
sgv : ( SGV): sách giáo viên
vbt : Vở bài tập
TLCH: Trả lời câu hỏi.
BTVN: bài tập về nhà
Thứ hai ngày 18 tháng 2 năm 2008 
 TOÁN Tiết 108
Bảng chia 2
Sgk: 109/ vbt: 22/ Tgdk:40’
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Lập bảng chia 2 và học thuộc lòng bảng chia 2.
- Thực hành bảng chia 2 bằng cách tính nhẩm và giải bài toán.
- Rèn tính cẩn thận, chính xác khi học toán.
B. Đồ dùng dạy học: 
 GV: 6 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn.Phiếu ghi bài tập.
HS: Bộ đồ dùng học toán.
C. Các hoạt động dạy - học:
1.Bài cũ:- 2 S lên bảng thực hiện phép tính:
5 x 3 = 	4 x 6 = 
15 : 3 = 	24 : 4 =
15 : 5 = 	24 : 6 =
- HS dưới lớp tính nhẩm - Nhận xét, sửa bài. – GV ghi điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Hình thành bảng chia 2
Bước 1: Giới thiệu phép chia 2 từ phép nhân 2.
- GV gắn 4 tấm bìa lên bảng, mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn – GV đặt câu hỏi để HS nêu phép nhân – GV ghi bảng : 2 x 4 = 8.
- Có 8 chấm tròn, mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn, vậy có mấy tấm bìa? ( 4 tấm bìa)
- HS nêu phép chia và GV ghi bảng 8 : 2 = 4
- GV kết: Từ phép nhân 2 là 2 x 4 = 8, ta có phép chia 2 là : 8 : 2 = 4.
Bước 2: GV làm tương tự với 5, 6 tấm bìa để hình thành phép chia.
- HS tự thao tác trên bộ đồ dung và lập nên bảng chia.
- HS học thuộc lòng bảng chia theo lớp, tổ, cá nhân.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1/vbt:Tính nhẩm
- HS nhìn từng cột phép tính và nêu miệng kết quả.
- HS khác nhận xét, sửa sai.
Bài 2/ vbt: - HS đọc đề bài bài toán – GV tóm tắt bài toán lên bảng.
- HS nêu cách giải bài toán – GV nhận xét.
- HS tự làm bài – GV kèm HS yếu giải bài toán.
- 1 HS lên bảng làm bài – Lớp nhận xét, sửa bài.
Bài 3/ vbt: Nối phép tính với kết quả đúng:
- GV hướng dẫn làm bài – Phát phiếu bài tập cho các nhóm chơi trò chơi 
- Các nhóm trình bày bài – Lớp nhận xét, tuyên dương nhóm làm nhanh, đúng.
3.Củng cố, dặn dò: 
- HS đọc lại bảng chia 2.
- Về nhà học thuộc lòng bảng chia 2.
- Tiết sau: Một phần hai.
D. Bổ sung: 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 22
Từ ngữ về chim chóc. Dấu chấm, dấu phẩy
Sgk:35 / vbt:15 / tgdk: 40’
A.Mục tiêu : Giúp HS :
- Mở rộng vốn từ về chim chóc; biết thêm tên một số loài chim, một số thành ngữ về loài chim. 
- Luyện tập sử dụng dấu chấm, dấu phẩy.Dùng đúng dấu chấm, dấu phẩy trong câu.
- Yêu quí và bảo vệ các loài chim.
B.Đồ dùng dạy - học :
GV: - Tranh phóng to các loài chim bài tập 1- thẻ từ bài tập 1
+ 2 bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2.
+ Bảng phụ viết nội dung bài tập 3. - Bảng phụ cho HS làm bài tập 3.
HS : Vở bài tập 
C.Các hoạt động dạy - học :
1.Bài cũ : GV gọi 2 HS lên bảng : 
- HS1 : đặt câu hỏi có cụm từ ở đâu?
- HS2: Đáp lại câu hỏi – và đổi ngược lại nhiệm vụ.
- HS nhận xét - GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới : Giới thiệu bài
* Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1/sgk: ( miệng)Nói tên các loài chim trong những tranh sau :
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập và tên 7 loài chim trong ngoặc đơn.
- HS trao đổi theo cặp nói đúng tên các loài chim trong tranh.
- GV đến từng bàn giúp HS nói đúng tên loài chim.
- GV gọi HS nêu tên loài chim trong từng tranh- GV mời 2-3 HS nhận xét, GV gắn thẻ từ tên loài chim dưới tranh.
Bài tập 2/vbt: Hãy Chọn tên loài chim thích hợp ghi vào mỗi chỗ trống dưới đây : 
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập và đọc tên 5 loài chim.
- GV giúp HS hiểu tên của các loài chim : 
- vẹt( hay bắt chước tiếng người), quạ ( có bộ lông màu đen), khướu (hay hót), cú mèo ( mắt tinh, cơ thể hôi hám), cắt( bay rất nhanh).
- GV giải thích : 5 cách ví von, so sánh nêu trong bài tập đều dựa theo đặc điểm của các loài chim trên.Em hãy chọn tên loài chim thích hợp để điền vào chỗ trống cho đúng với cách ví von đó.
- HS làm bài vbt – 2 HS lên bảng làm bảng phụ.
- HS nhận xét bài làm trên bảng - sửa bài.
- GV giải thích các câu thành ngữ
- 1 - 2 HS đọc lại kết quả bài làm trên bảng.
Bài tập 3/vbt: HS đọc yêu cầu bài tập
- HS đọc thầm đoạn văn – HS tự làm bài vào vbt.
- GV gọi 1 HS lên bảng làm bảng phụ. 
- HS nhận xét – GV nhận xét, chốt bài.
- GV giải thích: Kết thúc câu phải đặt dấu chấm cuối câu. Sau dấu chấm phải viết hoa chữ cái đầu câu (Chúng; Hai). 
- HS viết lại đoạn văn vào vbt – 1 HS viết bảng phụ.
- GV cùng HS nhận xét, sửa bài.
* Chúng ta phải biết sử dụng dấu chấm, dấu phẩy cho đúng khi viết câu.
3. Củng cố, dặn dò: 
Phải biết yêu quí và bảo vệ các loài chim: không săn bắt chim, chọc phá tổ chim.
Học thuộc lòng các câu thành ngữ bài tập 2.
Sưu tầm tranh ảnh một số con thú em biết.
Bổ sung :
....................................................................................................................................
 THỦ CÔNG Tiết 22
gấp, cắt, dán phong bì( tiết 2)
Tgdk: 35’
A. Mục tiêu:
- HS nhắc lại cách gấp, cắt, dán phong bì.
- Gấp, cắt, dán được phong bì đẹp.
- HS hứng thú làm phong bì để sử dụng.
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: Mẫu phong bì. Qui trình gấp, cắt, dán phong bì cho từng bước.
HS : Giấy màu ( đỏ và xanh, loại giấy khác), kéo, hồ dán.
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: HS thực hành gấp, cắt, dán phong bì
Bước 1: HS nhắc lại qui trình 3 bước gấp, cắt, dán phong bì:
Bước 1: Gấp phong bì
Bước 2: cắt phong bì.
Bước 3: Dán thành phong bì
Bước 2: 1 HS lên bảng thực hành - Lớp quan sát, theo dõi.
Bước 3: HS thực hành gấp, cắt, dán phong bì.
- GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho HS còn lúng túng.
Hoạt động 2: Đánh giá sản phẩm.
- HS tự đổi bài, nhận xét lẫn nhau.
- GV chọn một số phong bì của HS - Nhận xét, xếp loại.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nêu tác dụng của phong bì.
- Gấp phong bì sử dụng khi cần thiết.
- Nhận xét tiết học. 
- Nhắc HS dọn vệ sinh sau tiết học.
D. Bổ sung:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Thứ ba ngày 19 tháng 2 năm 2008 
Cô Lài dạy thay
Thứ tư ngày 20 tháng 2 năm 2008 
 CHÍNH TẢ (nghe-viết) Tiết 44
Cò và Cuốc
Sgk: 38/ vbt: 16 / tgdk: 40’
A. Mục tiêu:
- HS nghe-viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong truyện Cò và Cuốc
- Làm đúng các bài tập phân biệt thanh hỏi/ thanh ngã
- HS có ý thức tự giác rèn luyện chữ viết. 
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: phiếu bài tập 1b, 2b /vbt.
HS: Vở chính tả, bảng con, sách Tiếng Việt 2/t2, vbtTV2/t2
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: 2 HS lên bảng viết: giữ gìn, giã gạo, ngõ xóm
- HS dưới lớp viết nháp.
- Nhận xét bài trên bảng, ghi điểm.
 2. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe - viết.
Bước 1: GV đọc bài chính tả lần 1.
- 2, 3 HS khá, giỏi đọc lại - Lớp theo dõi.
Bước 2: GV giúp HS nắm nội dung đoạn chính tả.
- GV đặt câu hỏi để HS nắm cách trình bày đoạn chính tả.
- GV yêu cầu HS viết bảng con các từ khó: bắt tép, bụi rậm, vất vả, bùn bẩn, 
Bước 3: - GV đọc từng câu, cụm từ - HS nghe, viết bài.
- GV đọc lại toàn bài cho HS soát bài.
Bước 4: HS tự đổi vở soát lại bài - GV thu vở chấm bài – sửa bài.
* GV nhận xét chung.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1b/ vbt: HS đọc yêu cầu bài tập – GV hướng dẫn HS cách làm bài.
- GV làm mẫu: rẻ: rẻ tiền, rẻ rúng / rẽ: đường rẽ, rẽ trái
- HS làm bài theo cặp – GV phát phiếu cho 3 nhóm làm bài.
- Các nhóm trình bày bài làm – GV cùng lớp nhận xét, sửa sai.
Bài tập 2b/ vbt: HS đọc yêu cầu bài tập – GV hướng dẫn.
- GV chia bảng lớp thành 3 phần – Các tổ chơi trò chơi tiếp sức tìm tiếng có thanh hỏi/ thanh ngã.
- GV cùng lớp nhận xét bài của các tổ.
- Tuyên dương tổ tìm tiếng nhanh, đúng và nhiều nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
- Làm lại các bài tập 
- Viết lại cho đúng chính tả các từ đã viết sai.
- Nhận xét tiết học. 
D. Bổ sung:.............................................................................................................
.................................................................................................................................
 TOÁN Tiết 110
Luyện tập
Sgk: 111/ vbt: 24/ Tgdk:40’
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Học thuộc bảng chia 2 và rèn kĩ năng vận dụng bảng chia 2.
- Thực hành các bài tập về bảng chia 2: kĩ năng tính nhẩm, giải toán có lời văn. Nhận biết ½.
- Rèn tính cẩn thận, chính xác khi làm bài.
B. Đồ dùng dạy học: 
 GV: Phiếu bài tập kiểm tra bài cũ. Phiếu ghi bài tập.
C. Các hoạt động dạy - học:
1.Bài cũ: GV gắn hình vẽ – 1 HS lên khoanh tròn vào số phần chỉ ½.
- Nhận xét, sửa bài. – GV ghi điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài.
Bài 1/vbt:Tính nhẩm
- HS nhìn từng cột phép tính và nêu miệng kết quả.
- HS khác nhận xét, sửa sai.
Bài 2/ vbt: cách làm tương tự bài tập 1
Bài 3/ vbt: 
- HS đọc đề bài bài toán – GV tóm tắt bài toán lên bảng.
- HS nêu cách giải bài toán – GV nhận xét.
- HS tự làm bài – GV kèm HS yếu giải bài toán.
- 1 HS lên bảng làm bài – Lớp nhận xét, sửa bài.
Bài 5/ vbt: HS đọc đề toán – GV gắn tranh lên bảng 
- HS nhìn tranh và nhận biết tranh có ½ số con vịt đang bơi.
- 1 HS lên bảng đánh dấu x - Lớp nhận xét, sửa sai 
- HS tô màu vào tranh đã đánh dấu.
3.Củng cố, dặn dò: 
- HS đọc lại bảng chia 2.
- Về nhà học thuộc lòng bảng chia 2.
- Tiết sau: Số bị chia - Số chia- Thương.
D. Bổ sung: 
 TẬP LÀM VĂN Tiết 22
Đáp lời xin lỗi. Tả ngắn về loài chim
Sgk: 39/ vbt: 17 / tgdk: 40’
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết đáp lại lời xin lỗi trong giao tiếp đơn giản.
- Biết sắp xếp các câu đã cho thành bài văn hợp lí.
- Ý thức nói lời xin lỗi lịch sự, tế nhị.
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: phiếu rời ghi các câu bài tập 2.
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: 2 HS thực hành hỏi-đáp ( nói lời cảm ơn ) theo tình huống GV đưa ra.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
* Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1/ sgk: Đọc lời các nhân vật trong tranh dưới đây:
- HS quan sát tranh và đọc lời trong tranh theo cặp.
+ Trong trường hợp nào cần nói lời xin lỗi.
+ Nói lời xin lỗi với thái độ như thế nào?
+ Nên đáp lại lời xin lỗi của ngưòi khác với thái độ như thế nào?
- HS trình bày – GV chốt ý đúng.
Bài tập 2/sgk: ( Miệng )
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập và các tình huống bài tập.
- GV yêu cầu HS thực hành theo cặp.
- GV theo dõi, hướng dẫn them cho HS còn lúng túng.
- từng cặp HS thực hành nói lời xin lỗi.
- GV cùng lớp nhận xét, bổ sung.
GV chốt: Cần đáp lời xin lỗi với thái độ cởi mở, vui vẻ, lịch sự và đặc biệt biết thông cảm, kiềm chế bực tức vì người mắc lỗi đã biết nhận lỗi, xin lỗi mình.
Bài tập 2/vbt: (viết) 
- HS đọc yêu cầu bài tập và các ý của bài tập.
- GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu của bài tập: đọc kĩ từng câu và ghi nhớ các ý chính của câu.
- HS làm bài theo nhóm 4 - sắp xếp lại các câu theo trật tự cho phù hợp để thành đoạn văn.
- HS nêu các ý theo thứ tự đã sắp xếp – Nhóm khác nhận xét, sửa sai.
- 1 HS lên bảng sắp xếp lại các ý thành đoạn văn
- HS đọc lại đoạn văn đã sắp xếp.
- HS viết lại đoạn văn vào vbt.
* GV nhắc nhở HS về dấu câu và viết đúng chính tả.
3. Củng cố, dặn dò:
- Thực hành đáp lời xin lỗi trong giao tiếp.
- GV nhận xét tiết học.
- Giáo dục HS quí mến những ngưòi biết nhận lỗi và nói lời xin lỗi.
D. Bổ sung: ....................................................................................................................
........................................................................................................................................
 Tự nhiên và Xã hội Tiết 22
Cuộc sống xung quanh
Sgk: 46 / Tgdk: 35’
A.Mục tiêu: HS biết: 
- Kể tên một số nghề nghiệp và nói về những hoạt động sinh sống của người dân địa phương. 
- HS có ý thức gắn bó, yêu quê hương.
B. Đồ dùng dạy - học:
C. Các hoạt động dạy - học :
1. Bài cũ: HS trả lời câu hỏi:
- Kể tên các nghề nghiệp ở quê em mà em biết? 
- Nhận xét đánh giá.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Làm việc với SGK
* Mục tiêu: Nhận biết về nghề nghiệp và cuộc sống chính ở nông thôn và thành thị.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: GV chia nhóm - Yêu cầu HS quan sát tranh trong Sgk. 
- HS thảo luận theo gợi ý của GV: 
+ Những bức tranh trang 46, 47 diễn tả cuộc sống ở đâu? Tại sao em biết? 
+ Kể tên các nghề nghiệp của người dân được vẽ trong tranh từ hình 2 đến hình 5.
Bước 2: Làm việc cả lớp 
- Đại diện các nhóm nói trước lớp. Lớp nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2: Liên hệ thực tế
* Mục tiêu: HS liên hệ được bản thân về địa phương nơi mình sinh sống.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: GV đặt câu hỏi:
+ Bạn ở huyện nào?
+ Người dân nơi bạn sinh sống thường làm những nghề gì?
- HS trả lời câu hỏi – HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt câu trả lời của HS.
3.Củng cố, dặn dò: 
- Giáo dục HS yêu quê hương, gắn bó vời quê hương.
- Nhận xét tiết học.
D. Bổ sung:
Thứ năm ngày 21 tháng 2 năm 2008 
Cô Lài dạy thay
Thứ sáu ngày 22 tháng 2 năm 2008 
 KỂ CHUYỆN Tiết 23
Bác sĩ Sói
Sgk: 42 / Tgdk: 40’
A. Mục tiêu: 
- HS yếu có thể kể lại được ½ câu chuyện. HS dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được từng đoạn câu chuyện.
- HS khá, giỏi dựng lại được câu chuyện theo vai.
- Có ý thức tập trung nghe bạn kể, nhận xét lời kể của bạn.
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: 4 Tranh minh hoạ câu chuyện. 1 nón bác sĩ, 1 ống nghe ( đồ chơi)
C. Các hoạt động dạy - học :
1.Bài cũ: HS kể lại câu chuyện : Một trí khôn hơn trăm trí khôn.
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Kể lại từng đoạn theo tranh
Bước 1 : 1 HS đọc yêu cầu – GV gắn 4 tranh minh hoạ lên bảng.
- HS quan sát và nói rõ cụ thể nội dung trong mỗi tranh.
- GV đặt câu hỏi để HS nắm nội dung tùng tranh.
- GV chốt ý nội dung từng tranh – HS theo dõi.
- 1 HS kể nội dung theo tranh 1 – GV nhận xét. 
Bước 2: HS kể chuyện trong nhóm theo nội dung từng tranh – GV hướng dẫn thêm cho nhóm yếu.
- Đại diện mỗi nhóm kể từng đoạn theo tranh. 
- Nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2: Phân vai dựng lại câu chuyện
- 1 HS đọc yêu cầu 2 /sgk.
- GV chia lớp thành nhóm 4 - Hướng dẫn cách phân vai dựng lại câu chuyện.
- GV giúp đỡ thêm các nhóm yếu.
- GV gọi 2-3 nhóm lên đóng vai dựng lại câu chuyện.
- GV cùng lớp nhận xét, bình chọn và tuyên dương nhóm dựng câu chuyện hay, hấp dẫn.
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS nêu lại ý nghĩa câu chuyện. 
- Nhận xét tiết học.
- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
D. Bổ sung: 
 TOÁN Tiết 112
Bảng chia 3
Sgk: 113/ vbt: 26/ Tgdk:40’
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Lập bảng chia 3 và học thuộc lòng bảng chia 3.
- Thực hành bảng chia 3.
- Rèn tính cẩn thận, chính xác khi làm bài.
B. Đồ dùng dạy học: 
 GV: 6 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn.Phiếu ghi bài tập.
 HS: Bộ đồ dùng học toán.
C. Các hoạt động dạy - học:
1.Bài cũ: GV gắn hình vẽ – 1 HS lên khoanh tròn vào số phần chỉ ½.
- Nhận xét, sửa bài. – GV ghi điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài.
2.Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Hình thành bảng chia 3
Bước 1: Giới thiệu phép chia 3 từ phép nhân 3.
- GV gắn 4 tấm bìa lên bảng, mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn – GV đặt câu hỏi để HS nêu phép nhân – GV ghi bảng : 3 x 4 = 12
- Có 12 chấm tròn, mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn, vậy có mấy tấm bìa? ( 4 tấm bìa)
- HS nêu phép chia và GV ghi bảng 12 : 3 = 4
- GV kết: Từ phép nhân 3 là 3 x 4 = 12, ta có phép chia 3 là : 12 : 3 = 4.
Bước 2: GV làm tương tự với 5, 6 tấm bìa để hình thành phép chia 3.
- HS tự thao tác trên bộ đồ dùng và lập nên bảng chia.
- HS học thuộc lòng bảng chia theo lớp, tổ, cá nhân.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1/vbt:Tính nhẩm
- HS nhìn từng cột phép tính và nêu miệng kết quả.
- HS khác nhận xét, sửa sai.
Bài 2/ vbt: 
- HS đọc đề bài bài toán – GV tóm tắt bài toán lên bảng.
- HS nêu cách giải bài toán – GV nhận xét.
- HS tự làm bài – GV kèm HS yếu giải bài toán.
- 1 HS lên bảng làm bài – Lớp nhận xét, sửa bài.
Bài 3/ vbt: Số?
- HS nêu lại tên gọi các thành phần và kết quả của phép chia.
- HS nêu cách làm bài – GV nhận xét, hướng dẫn.
- HS tự làm bài – 2 HS lên bảng làm bài.
- Lớpn nhận xét, sửa bài.
3.Củng cố, dặn dò: 
- HS đọc lại bảng chia 3.
- Về nhà học thuộc lòng bảng chia 3.
- Tiết sau: Một phần ba.
D. Bổ sung: 
 CHÍNH TẢ (tập chép) Tiết 45
Bác sĩ Sói
Sgk: 43/ vbt: 18 / tgdk: 40’
A. Mục tiêu:
- HS chép chính xác, trình bày đúng tóm tắt truyện Bác sĩ Sói.
- Làm đúng các bài tập phân biệt ươc/ ươt.
- HS có ý thức tự giác rèn luyện chữ viết. 
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: phiếu bài tập 1b, 2b /vbt.
HS: Vở chính tả, bảng con, sách Tiếng Việt 2/t2, vbtTV2/t2
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: 2 HS lên bảng viết:bắt tép, bụi rậm, vất vả, bùn bẩn 
- HS dưới lớp viết nháp.
- Nhận xét bài trên bảng, ghi điểm.
 2. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe - viết.
Bước 1: GV đọc bài chính tả lần 1.
- 2, 3 HS khá, giỏi đọc lại - Lớp theo dõi.
Bước 2: GV hướng dẫn HS nắm nội dung đoạn chính tả.
- GV đặt câu hỏi để HS nắm cách trình bày đoạn chính tả.
- GV đọc HS viết bảng con các từ khó: chữa, mưu, kịp thời, tung vó, trời giáng 
Bước 3: HS nhìn sgk chép bài vào vở.
Bước 4: HS tự đổi vở nhìn sgk soát lại bài - GV thu vở chấm bài – sửa bài.
* GV nhận xét chung.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1b/ vbt: Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống:
- GV hướng dẫn HS cách làm bài.
- HS làm bài vào vbt
- 2 HS lên bảng làm bài - Lớp nhận xét, sửa bài.
Bài tập 2b/ vbt: Điền vào chỗ trống các từ chứa tiếng:
- GV chia nhóm - GV phát phiếu bài tập cho các nhóm làm bài.
- Các nhóm trình bày bài làm – GV cùng lớp nhận xét, tuyên dương nhóm tìm tiếng đúng, nhiều.
3. Củng cố, dặn dò:
- Làm lại các bài tập 1, 2.
- Viết lại cho đúng chính tả các từ đã viết sai.
- Nhận xét tiết học. 
D. Bổ sung:.............................................................................................................
.................................................................................................................................
SINH HOẠT TẬP THỂ Tiết 23
Tuần 23
1. Đánh giá hoạt động tuần 23:
a. Nề nếp: 
 * Ưu : Thực hiện tốt giờ giấc ra vào lớp, đi học đúng giờ.
	- Ý thức, tác phong nhanh nhẹn hơn.
b. Vệ sinh: Quần áo gọn gàng sạch sẽ.
- Không đi lao động: Liễu, Loan, Lợi
- Xô đẩy nhau trong giờ ra chơi: Phục, Tuấn.
c. Học tập: 
- Một số bạn chưa chú ý bài : Thắm, Văn Tuấn, Hoà còn nói chuyện trong giờ học.
- Quên mang đồ dùng học tập và sách vở: Tuấn, Thống, Thành.
2. Phương hướng hoạt động tuần 24: 
* Khắc phục những nhược điểm tuần qua: 
a. Nề nếp:
- Ổn định nềp nếp học tập, sinh hoạt, ra thể dục nhanh chóng, tập thể dục đều các động tác. Xếp hàng ra về trật tự.
- Không xô đẩy nhau trong giờ ra chơi, không chơi trò chơi nguy hiểm. 
b. Vệ sinh: 
- Tổ trực trực lớp sớm, quét lớp sạch sẽ. Cá nhân không xả rác trong lớp học.
- Giữ quần áo gọn gàng, sạch sẽ. Mang bảng tên đầy đủ.
- Đi vệ sinh đúng nơi qui định.
c. Học tập:
- Đi học chuyên cần. Học bài và làm bài đầy đủ khi đến lớp.
- Mang sách, vở, dụng cụ học tập đầy đủ.
- Chú ý nghe giảng, không làm việc riêng, không nói chuyện riêng trong giờ học.
Hoạt động khác:
- Tham gia lao động đầy đủ.
- Thực hiện an toàn giao thông trên đường đi học và về nhà.
- Tham gia sinh hoạt sao nhi đồng vào chiều thứ 5 hàng tuần.
* Tiếp tục thu các khoản tiền đến hết năm học.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 23.doc