Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần 19 năm 2007

Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần 19 năm 2007

Thứ năm ngày 17 tháng 1 năm 2008

 KỂ CHUYỆN Tiết 19

Chuyện bốn mùa

Sgk: 6 / Tgdk: 40’

A. Mục tiêu:

1. Rèn kĩ năng nói: kể lại được câu chuyện theo tranh, biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt.

- Dựng lại được câu chuyện theo vai nhân vât: bà Đất, Xuân, Hạ, Thu, Đông. ( HS khá, giỏi)

2. Rèn kĩ năng nghe: chú ý nghe bạn kể, nhận xét, đánh giá lời kể của bạn. Kể tiếp được lời của bạn.

3. Giáo dục HS Yêu thích môn học, mạnh dạn, tự tin kể chuyện.

B. Đồ dùng dạy – học:

GV: Tranh minh hoạ từng đoạn câu chuyện.

C. Các hoạt động dạy - học :

1.Bài cũ:

2. Bài mới: Giới thiệu bài.

Hoạt động 1: Kể lại từng đoạn theo tranh

Bước 1 : 1 HS đọc yêu cầu – GV gắn tranh minh hoạ - HS quan sát tranh và đọc lời dưới mỗi tranh.

- HS quan sát và nói rõ cụ thể cảnh vật trong mỗi tranh.

- GV chốt ý nội dung từng tranh – HS theo dõi.

- 1 HS kể đoạn 1 theo tranh 1 – GV nhận xét. HS nối tiếp nhau kể 3-4 lần nội dung tranh 1.

Bước 2: HS kể chuyện trong nhóm theo nội dung từng tranh– GV hướng dẫn thêm cho nhóm yếu.

- Đại diện mỗi nhóm kể 1-2 tranh – Nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.

Bước 3: Đại diện các nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện.

- Nhóm khác theo dõi, nhận xét, tuyên dương.

Hoạt động 2 : dựng lại câu chuyện theo vai.

 

doc 8 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 584Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần 19 năm 2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương trình học kì II
TUẦN 19
( Từ 16 /1 đến 18 /1 )
Thứ (ngày)
môn
tiết
Tên bài dạy
Tư
16/1
Mĩ thuật
19
Vẽ tranh đề tài sân trường trong giờ ra chơi
Đạo đức
19
trả lại của rơi ( t1)
Toán
91
Tổng của nhiều số
Tập đọc
55+56
chuyện bốn mùa
Năm
17/1
Thể dục
Kể chuyện
19
Chuyện bốn mùa
Toán
92
Phép nhân ( bài 3)
Chính tả
37
Tập chép: chuyện bốn màu
Sáu
18/1
Toán
93
Thừa số - tích
LT&C
19
từ ngữ về các màu. đặt và trả lời câu hỏi: Khi nào?
Thủ công
19
Cắt, gấp, trang trí thiệp chúc mừng ( tiết 1)
SHTT
Qui ước viết tắt trong giáo án:
HS : Học sinh
GV : Giáo viên
sgk : Sách giáo khoa
sgv : ( SGV): sách giáo viên
vbt : Vở bài tập
TLCH: Trả lời câu hỏi.
 7. BTVN: bài tập về nhà
Thứ năm ngày 17 tháng 1 năm 2008
Cô Lài dạy thay
Thứ năm ngày 17 tháng 1 năm 2008
 KỂ CHUYỆN Tiết 19
Chuyện bốn mùa
Sgk: 6 / Tgdk: 40’
A. Mục tiêu: 
1. Rèn kĩ năng nói: kể lại được câu chuyện theo tranh, biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt. 
- Dựng lại được câu chuyện theo vai nhân vât: bà Đất, Xuân, Hạ, Thu, Đông. ( HS khá, giỏi)
2. Rèn kĩ năng nghe: chú ý nghe bạn kể, nhận xét, đánh giá lời kể của bạn. Kể tiếp được lời của bạn.
3. Giáo dục HS Yêu thích môn học, mạnh dạn, tự tin kể chuyện.
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: Tranh minh hoạ từng đoạn câu chuyện.
C. Các hoạt động dạy - học :
1.Bài cũ: 
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Kể lại từng đoạn theo tranh
Bước 1 : 1 HS đọc yêu cầu – GV gắn tranh minh hoạ - HS quan sát tranh và đọc lời dưới mỗi tranh.
- HS quan sát và nói rõ cụ thể cảnh vật trong mỗi tranh.
- GV chốt ý nội dung từng tranh – HS theo dõi.
- 1 HS kể đoạn 1 theo tranh 1 – GV nhận xét. HS nối tiếp nhau kể 3-4 lần nội dung tranh 1.
Bước 2: HS kể chuyện trong nhóm theo nội dung từng tranh– GV hướng dẫn thêm cho nhóm yếu.
- Đại diện mỗi nhóm kể 1-2 tranh – Nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
Bước 3: Đại diện các nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện.
- Nhóm khác theo dõi, nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 2 : dựng lại câu chuyện theo vai.
- GV nêu yêu cầu kể chuyện. 
- GV chọn 2 HS cùng nhập vai dựng lại đoạn 1 câu chuyện - Lớp theo dõi.
- GV chia nhóm lớp – Các nhóm phân vai dựng lại câu chuyện.
- GV cùng lớp theo dõi, nhận xét, tuyên dương nhóm dựng lại câu chuyện hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS nêu lại ý nghĩa câu chuyện. 
- Nhận xét tiết học.
- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
D. Bổ sung: 
 TOÁN Tiết 92
Phép nhân
Sgk: 92 / vbt: 4 /Tgdk:40’
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Bước đầu nhận biết phép nhân trong mối quan hệ với 1 tổng các số hạng bằng nhau 
- Biết đọc, viết và cách tính kết quả của phép nhân.
- Rèn cho HS đọc viết phép nhân.
- Giáo dục tính chính xác, cẩn thận.
B. Đồ dùng dạy học: 
GV: 5 thẻ 2 chấm tròn 
HS: đồ dung học toán
C/Các hoạt động dạy - học:
1.Bài cũ:
- Gọi học sinh lên bảng làm bài tập 2, 3/ tr 91
- Nhận xét, sửa sai.
2.Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Giới thiệu phép nhân 
- GV yêu cầu HS lấy tấm bìa có 2 chấm tròn
Hỏi: Tấm bìa có mấy chấm tròn ? 2 chấm tròn và lấy 5 tấm bìa như thế có tất cả mấy chấm tròn ? – GV ghi phép tính tổng thể hiện số chấm tròn.
- 2 chấm tròn được lấy mấy lần? ( 5 lần) – GV ghi bảng: 2 được lấy 5 lần.
- Vậy ta chuyển thành phép tính nhân như sau: 2 x 5 = 10
- Dấu x : gọi là dấu nhân
- Đọc : là hai nhân năm bằng mười - gọi HS đọc.
- GV lấy ví dụ khác về phép nhân – HS tính kết quả, lớp nhận xét.
-GV nhận xét – sủa sai- tuyên dương.
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1/vbt: Chuyển tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân ( theo mẫu):
- GV làm mẫu 1 bài như vbt / tr 4
- Tương tự GV gắn các tấm bài có chấm tròn tưng2 câua, b – HS ghi phép nhân vào bảng con.
- GV nhận xét, sửa sai.
* câu c, d, e, g HS tự làm vbt – HS nêu miệng phép nhân.
- GV cùng lớp nhận xét, sửa sai.
Bài 2/vbt: Viết phép nhân - HS Làm vbt
	a/ 3 x 4 = 12	 
 4 x 3 = 12	
Củng cố: 
- Ghi nhớ các viết dấu nhân và đọc phép nhân.
- Nhận xét tiết học.
- Tiết sau: Thừa số - Tích
 Bổ sung: 
 CHÍNH TẢ (Tập chép) Tiết 37
Chuyện bốn mùa
( từ Xuân làm chođâm chồi nảy lộc)
Sgk:6/ vbt: 1 / tgdk: 40’
A. Mục tiêu:
- HS chép lại chính xác một đoạn trích trong bài Chuyện bốn mùa. Biết viết hoa đúng các tên riêng.
- HS luyện viết đúng và nhớ cách viết những chữ có dấu thanh dễ lẫn: dấu hỏi/dấu ngã.
- HS có ý thức tự giác rèn luyện chữ viết. 
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: phiếu bài tập 1/vbt.
HS: Vở chính tả, bảng con, sách Tiếng Việt 2/t1, vbtTV2/t1
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: 
 2. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tập chép.
Bước 1: GV đọc đoạn chính tả bài Chuyện bốn mùa.
- 2, 3 HS khá đọc lại - Lớp theo dõi.
Bước 2: Đoạn văn ghi lại lời của ai?
- Bà Đất nói gì? Tìm tên riêng trong bài chính tả.
- GV yêu cầu HS viết bảng con các từ khó: tươi tốt, tựu trường, ấp ủ, mầm sống,....
- GV nhận xét, sửa sai.
* Nhắc nhở tư thế ngồi viết 
Bước 3: HS nhìn sgk chép bài.
Bước 4: HS tự đổi vở soát lại bài - GV chấm bài – sửa bài.
* GV nhận xét chung.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1 /vbt: Ghi dấu hỏi hoặc dấu ngã trên chữ in đậm:
- GV hướng dẫn làm bài.
- HS làm bài vào vbt –1 HS làm phiếu.
- HS đọc bài đã hoàn thành – GV cùng lớp nhận xét.
- Nhận xét bài làm trên phiếu, sửa sai.
Bài tập 2b/ vbt: HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn – HS mở sgk bài Chuyện bốn mùa và tìm chữ có dấu hỏi/dấu ngã.
- HS nối tiếp nêu các chữ tìm được.
- GV cùng lớp nhận xét, sửa sai.
3. Củng cố, dặn dò:
- Làm lại bài tập 1
- Viết lại cho đúng chính tả các từ đã viết sai.
- Nhận xét tiết học. 
D. Bổ sung:.............................................................................................................
.................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 18 tháng 1 năm 2008
 TOÁN Tiết 93
Thừa số- tích
Sgk: 94 / vbt: 5 / Tgdk:40’
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết tên gọi thành phần và kết quả của phép nhân.
- Củng cố cách tìm kết quả của phép nhân.
- Vận dụng kiến thức đã học làm bài tập.
B. Đồ dùng dạy - học: 
GV: Bảng phụ bài tập, thẻ từ ghi thừa số- tích 
C.Các hoạt động dạy - học:
1.Bài cũ:
- Gọi HS lên bảng làm bài tập 2/tr 93.
- GV kiểm tra vở BTVN.
- Nhận xét bài trên bảng, ghi điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Giới thiệu thừa số - tích
- GV ghi phép tính nhân lên bảng: 2 x 5 = 10
- 1 HS đọc phép tính 
- GV vừa giới thiệu vừa gắn thẻ từ:
 2 x 5 = 10 
 Thừa số Thừa số Tích
- Gọi HS nhắc lại. GV nêu: 2 x 5 cũng gọi là tích.
- Giáo viên lấy ví dụ 2 x 4 = 8
* Gọi HS yếu nêu tên thành phần và kết quả của phép nhân.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1/ vbt: Chuyển các tổng sau thành tích (theo mẫu): 
- GV làm bài mẫu – HS theo dõi.
- HS tự làm bài vào vbt – GV kèm HS yếu làm bài.
- 2 HS lên bảng làm bài - Lớp nhận xét, sửa bài.
Bài 2/vbt: Chuyển các tích thành tổng các số hạng bằng nhau rồi tính ( theo mẫu). 
- GV làm bài mẫu – HS theo dõi.
- HS làm vở bài tập, 1 em làm phiếu bài tập - Lớp nhận xét, sửa sai.
*GV kèm HS yếu làm bài. 
Bài 3/ vbt: Viết phép nhân ( theo mẫu):
- GV làm bài mẫu – Tương tự HS tự làm bài và ghi phép tính vào bảng con.
- GV cùng lớp nhận xét, sửa sai. 
3.Củng cố, dặn dò: HS nhắc lại tên gọi thành phần và kết quả của phép nhân. 
- BTVN: 1b/Sgk
- Tiết sau: Bảng nhân 2
D. Bổ sung: 
.
.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 19
Từ ngữ về các mùa. Đặt và trả lời câu hỏi: Khi nào?
Sgk:8 / vbt:2 / tgdk: 40’
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết gọi tên các tháng trong năm và các tháng bắt đầu, kết thúc của từng mùa.
- Xếp được các ý theo lời bà đất trong Chuyện bốn mùa phù hợp với từng mùa trong năm - Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm Khi nào?
- Yêu thích các màu trong năm.
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: bảng phụ kẻ khung như bt2.
C.Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: 
2. Bài mới : Giới thiệu bài
* Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1/sgk: (miệng): 
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- Một năm có bao nhiêu tháng? ( 12 tháng) – 1 HS kể tên các tháng trong năm.
- mùa xuân bắt đầu từ tháng nào, kết thúc từ tháng nào?
- HS nêu các tháng bắt đầu và kết thúc của mùa xuân – HS khác nhận xét.
- Tương tự với các mùa hạ, thu, đông.
- GV ghi bảng lớp các tháng HS nêu – GV xóa bảng, HS nhắc lại.
Bài tập 2/vbt: ( viết )
- HS đọc yêu cầu bài tập – 1 HS đọc các ý trong bài.
- GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu và cách làm bài.
- HS đọc thầm các ý và làm vào vbt – 1 HS làm phiếu.
- HS nối tiếp nhau nêu các ý ứng với mỗi mùa.
- GV cùng lớp nhận xét - Nhận xét bài trên phiếu, sửa sai.
Bài tập 3/vbt: ( miệng)
- HS đọc yêu cầu bài tập và các câu hỏi trong bài.
- GV yêu cầu HS hỏi-đáp theo cặp
- GV kèm nhóm HS yếu.
- từng cặp HS hỏi-đáp trước lớp – Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, tuyên dương những nhóm hỏi-đáp đúng, hay.
* GV chốt: câu hỏi có cụm từ Khi nào? dùng đẩ đặt câu hỏi về thời gian.
3.Củng cố, dặn dò: 
- Về nhà làm lại các bài tập 3. Ghi nhớ kiểu câu hỏi có cụm từ: Khi nào?
- Nhận xét tiết học.
D. Bổ sung: .................................................................................................................
.....................................................................................................................................
 THỦ CÔNG Tiết 19
Cắt, gấp, trang trí thiệp chúc mừng( tiết 1)
Tgdk: 35’
A. Mục tiêu:
- HS biết cách cắt, gấp, trang trí thiệp chúc mừng.
- Cắt, gấp, trang trí được thiệp chúc mừng.
- HS hứng thú làm thiệp chúc mừng để sử dụng.
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: Mẫu thiệp chúc mừng
HS : Giấy màu ( đỏ và xanh, giấy màu khác), kéo, hồ dán.
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập của môn học.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét.
- GV cho HS quan sát một số mẫu thiệp chúc mừng có kiểu dáng khác nhau: hình vuông, hình chữ nhật
- Các loại thiệp có rất nhiều kiểu dáng khác nhau dung để chúc mừng năm mới, chúc mừng sinh nhật, thiệp chúc noel
- HS kể thêm một số loại thiệp em biết.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu
- GV hướng dẫn từng bước theo qui trình:
Bước 1: Cắt, gấp thiếp chúc mừng.
Bước 2: Trang trí thiếp chúc mừng.
* GV nhắc lại từng bước, kết hợp làm mẫu - Cả lớp theo dõi.
Hoạt động 3: Thực hành.
- GV tổ chức cho HS làm thiệp trên giấy nháp.
- GV theo dõi, kèm HS yếu còn lúng túng.
3. Củng cố, dặn dò:
- Về thực hành cắt, gấp thiệp cho thành thạo. 
- Nhận xét tiết học. 
- Nhắc HS dọn vệ sinh sau tiết học.
D. Bổ sung:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
SINH HOẠT TẬP THỂ Tiết 19
Tuần 19
1. Đánh giá hoạt động tuần 19
a. Nề nếp: 
 * Ưu : Thực hiện tốt giờ giấc ra vào lớp, đi học đúng giờ.
	- Ý thức, tác phong nhanh nhẹn hơn.
b. Vệ sinh: Quần áo gọn gàng sạch sẽ. Đi vệ sinh đúng nơi qui định.
c. Học tập:
- Chưa chuẩn bị vở bài tập Toán + bt TV: Lê Hiếu, Lợi.
- Vẫn quên vở ở nhà: Giang, Tuấn.
2. Phương hướng hoạt động tuần 20: 
* Khắc phục những nhược điểm tuần qua: 
a. Nề nếp:
- Tiếp tục ổn định nềp nếp học tập, sinh hoạt, ra thể dục nhanh chóng, tập thể dục đều các động tác. Xếp hàng ra về trật tự.Không đi học trễ.
b. Vệ sinh: 
- Tổ trực trực lớp sớm, quét lớp sạch sẽ. Cá nhân không xả rác trong lớp học.
- Giữ quần áo gọn gàng, sạch sẽ. Mang bảng tên đầy đủ.
- Đi vệ sinh đúng nơi qui định.
c. Học tập:
- Chăm chỉ học tập trong chương trình học kì II.
- Đi học chuyên cần. Học bài và làm bài đầy đủ khi đến lớp.
- Mang sách, vở, dụng cụ học tập đầy đủ( Mang sách vở của HKII)
- Chú ý nghe giảng, không làm việc riêng, không nói chuyện riêng trong giờ học.
- Thi đua học tập tốt trong học kì II.
Hoạt động khác:
- Tham gia lao động đầy đủ.
- Thực hiện an toàn giao thông trên đường đi học và về nhà.
* Tiếp tục thu các khoản tiền.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 19.doc