Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần 15 năm 2007

Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần 15 năm 2007

 MỸ THUẬT Tiết 15

Vẽ theo mẫu: Vẽ cái cốc

Tgdk: 35’

A. Mục tiêu:

- HS biết quan sát, so sánh, nhận xét hình dáng của các lọai cốc.

- HS biết cách vẽ và vẽ được cái cốc.

- Ý thức giữ gìn đồ dùng trong nhà cẩn thẩn.

B. Đồ dùng dạy – học:

GV: Các loại cốc( ly ) cho HS quan sát.

HS: Vở tập vẽ, màu, bút chì hoặc giấy màu, hồ dán.

C. Các hoạt động dạy – học:

1. Bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập.

- GV nhận xét.

2. Bài mới: Giới thiệu bài

Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét

- GV giới một số loại cốc cho HS quan sát, nhận xét: hình dáng, chất liệu, màu sắc.

- GV giới thiệu cho HS nhận ra các nét vẽ nên cái cốc.

Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ cái cốc.

- HS nêu 1 trong các kiểu cốc sẽ vẽ.

- GV gợi ý thêm cho HS – Hướng dẫn HS vẽ vừa với khổ giấy.

- Phát họa một số bước vẽ cái cốc để HS quan sát.

+ Vẽ phát họa bao quát.

+ Vẽ miệng cốc

+ Vẽ thân và đáy cốc.

* Tỉ lệ các phần phải cân đối với nhau.

Hoạt động 3: Thực hành

- HS thực hành vẽ cái cốc.

- GV quan sát, hướng dẫn HS còn lung túng.

 

doc 18 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 605Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần 15 năm 2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
( Từ 14 /11 đến 20 /12 )
Môn
Tiết
Tên bài dạy
Sáu
14/12
Mỹ thuật
15
Vẽ theo mẫu: Vẽ cái cốc
Đạo đức
15
Giữ gìn trường lớp sạch sẽ ( tiết 2)
Toán
71
100 trừ đi một số ( bài 3/tr 71)
Tập đọc
43+44
Hai anh em
 Hai
17/12
Chào cờ
Thể dục
29
Trò chơi: Vòng tròn
Kể chuyện
15
Hai anh em 
Toán
72
Tìm số trừ ( cột 2, bài / tr 72)
Chính tả
29
Tập chép: Hai anh em
 Ba
18/12
Toán
73
Đường thẳng
LT& Câu
15
Từ chỉ đặc điểm. Câu kiểu: Ai thế nào? 
Thủ công
15
Cát dán biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều và biển báo cấm xe đi ngược chiều. 
Tập viết
15
Chữ hoa N
Tư
19/12
Thể dục
30
Bài thể dục phát triển chung. Trò chơi: Vòng tròn
Tập đọc
44
Bé Hoa
Toán
74
Luyện tập (cột 3, 4 bài 2/ câu c bài 4) 
TN-XH
15
Trường học
Năm
20 /12
Chính tả
30
Nghe-viết: Bé Hoa
Toán 
75
Luyện tập chung (bài 4/ tr 75)
TLV
15
Chia vui. Kể về anh chị em
Âm nhạc
15
Ôn tập 3 bài hát: chúc mừng sinh nhật, cộc cạch tùng cheng, chiến sĩ tí hon.
Qui ước viết tắt trong giáo án:
HS : Học sinh
GV : Giáo viên
sgk : Sách giáo khoa
sgv : ( SGV): sách giáo viên
vbt : Vở bài tập
TLCH: Trả lời câu hỏi.
Thứ sáu ngày 14 tháng 12 năm 2007
 MỸ THUẬT Tiết 15
Vẽ theo mẫu: Vẽ cái cốc
Tgdk: 35’
A. Mục tiêu:
- HS biết quan sát, so sánh, nhận xét hình dáng của các lọai cốc.
- HS biết cách vẽ và vẽ được cái cốc.
- Ý thức giữ gìn đồ dùng trong nhà cẩn thẩn.
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: Các loại cốc( ly ) cho HS quan sát.
HS: Vở tập vẽ, màu, bút chì hoặc giấy màu, hồ dán.
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập.
- GV nhận xét.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- GV giới một số loại cốc cho HS quan sát, nhận xét: hình dáng, chất liệu, màu sắc...
- GV giới thiệu cho HS nhận ra các nét vẽ nên cái cốc.
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ cái cốc.
- HS nêu 1 trong các kiểu cốc sẽ vẽ.
- GV gợi ý thêm cho HS – Hướng dẫn HS vẽ vừa với khổ giấy.
- Phát họa một số bước vẽ cái cốc để HS quan sát.
+ Vẽ phát họa bao quát.
+ Vẽ miệng cốc
+ Vẽ thân và đáy cốc.
* Tỉ lệ các phần phải cân đối với nhau.
Hoạt động 3: Thực hành
- HS thực hành vẽ cái cốc.
- GV quan sát, hướng dẫn HS còn lung túng.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
GV nêu tiêu chí đánh giá một bài vẽ:
+ Hình dáng cái cốc đã giống mẫu chưa.
+ trang trí đẹp mắt chưa.
- GV chọn một số bài vẽ của HS cùng lớp nhận xét, đánh giá.
- Tuyên dương bạn đẹp.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà quan sát trước một con vật quen thuộc.
D. Bổ sung:
................................................................................................................................
 ĐẠO ĐỨC Tiết 15
Giữ gìn trường lớp sạch sẽ ( tiết 2)
Sgk:22 / tgdk: 35’
A. Mục tiêu: HS biết:
- ứng xử trong các tình huống cụ thể.
- Biết một số công việc cụ thể trong cuộc sống hằng ngày để giữ gìn trường, lớp sạch đẹp.
- Giáo dục HS có ý thức giữ gìn trường, lớp sạch đẹp.
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: phiếu tình huống cho các nhóm (bt3). Các mẩu giấy nhỏ chơi trò chơi (HĐ 3)
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: HS Chọn lại các ý kiến đúng để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Đóng vai xử lí tình huống ( bài tập 3).
* Mục tiêu: Giúp HS biết ứng xử trong các tình huống cụ thể
* Cách tiến hành: Chia nhóm 4 – Phát phiếu và yêu cầu các nhóm đóng vai xử lí tình huống.
Nhóm 1, 2, 3: tình huống a Nhóm 4, 5: tình huống b. Nhóm 6, 7, 8: tình huống c 
- Các nhóm phân nhiệm vụ đóng vai – GV đến hướng dẫn nhóm yếu.
- Đại diện các nhóm lên đóng vai – Nhóm khác nhận xét cách xử lí của nhóm bạn.
- GV nhận xét, chốt cách xử lí từng tình huống( sgv/ 52)
Hoạt động 2: Thực hành làm sạch, làm đẹp trưoờng lớp
* Mục tiêu: Giúp HS biết được các việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày để giữ gìn trường, lớp sạch đẹp.
 * Cách tiến hành: GV tổ chức cho HS quan sát lớp học, sân trường xem đã sạch, đã đẹp chưa?
- HS thực hành bằng cách lượm rác xung quanh lớp học, lau chùi những vết bẩn trong lớp.
- Sau khi thực hành cho HS phát biểu cảm tưởng.
GV kết luận: Mỗi HS cần tham gia làm các việc cụ thể, vừa sức của mình để giữ trường, lớp sạch đẹp. Đó vừa là quyền, vừa là bổn phận của các em.
Hoạt động 3: trò chơi: “Tìm đôi”
* Mục tiêu: Giúp HS biết được phải làm gì trong các tình huống cụ thể để giữ gìn trường, lớp sạch đẹp.
* Cách tiến hành: 
- GV nêu yêu cầu luật chơi – Tổ chức hình thức chơi: chọn 10 HS trong lớp.
- HS tham gia chơi – HS dưới lớp theo dõi. 
- GV cùng lớp nhận xét các HS đã tìm đôi bạn đúng và nhanh nhất.
GV kết luận chung: 
Giữ gìn trường, lớp sạch đẹp là quyền và bổn phận của mỗi HS để các em được sinh hoạt, học tập trong môi trường trong lành.
3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học.
- Giáo dục HS ý thức giữ gìn vệ sinh trường, lớp sạch sẽ.
D. Bổ sung:
.......................................................................................................................................
........................................................................................................................................
 TOÁN Tiết 71
100 trừ đi một số
Sgk: 71 / vbt: 73 / Tgdk: 40’
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Vận dụng các kiến thức đã học về kĩ năng thực hiện phép trừ có nhớ. Tự tìm cách thực hiện phép trừ dạng 100 trừ đi 1 số hoặc 2 chữ số. trong đó có tính nhẩm với trường hợp 100 trừ đi một số tròn chục có hai chữ số.
- Rèn kĩ năng tính nhẩm nhanh đúng.
- Giáo dục tính cẩn thận khi học toán.
B. Đồ dùng dạy - học: 
GV: Phiếu ghi bài tập.
HS: Bảng con
C. Các hoạt động dạy - học:
1.Bài cũ:
Gọi học sinh lên bảng làm bài.5 / 70
Nhận xét bài làm của học sinh.
Nhận xét bài cũ- ghi điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Giới thiệu phép tính 100 trừ đi một số.
Bước 1: GV ghi phép tính lên bảng: 100 - 36 = ? HS tự tìm cách thực hiện phép tính.
- GV nhận xét, sửa sai.
- HS nhắc lại cách đặt tính rồi tính – GV hướng dẫn cách tính.
- HS nhắc lại.
Bước 2: Phép tính 100 – 5 (Cách làm tương tự)
* Gọi HS yếu lên bảng làm bài: 100 - 46 – HS dưới lớp làm bảng con.
- GV nhận xét, sửa sai, tuyên dương. 
Hoạt động 2: Thực hành 
Bài 1/vbt: Đặt tính rồi tính 
- HS nêu lại 2 bước: đặt tính và tính.
- HS tự làm bài – GV kèm HS yếu làm bài.
- HS lên bảng làm bài – Lớp nhận xét, sửa bài.
Bài 2/vbt: Tính nhẩm ( miệng)
- HS tự nêu cách tính nhẩm ( nếu biết)
- GV hướng dẫn bài mẫu – HS tự làm bài và nêu miệng phép tính và kết quả.
- GV cùng lớp nhận xét, sửa sai.
3.Củng cố: 
- Gọi HS nhắc lại cách đặt tính rồi tính.
- BTVN: 1/ Sgk
- Tiết sau: Tìm số trừ.
D. Bổ sung: 
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
 TẬP ĐỌC Tiết 43+44
Hai anh em
Sgk: 119 / Tgdk:40’ 
 A. Mục tiêu: 
- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng, đọc trôi chảy toàn bài.
- Đọc đúng từ khó: vất vã, ngạc nhiên, xúc động,
- Biết ngắt, nghỉ hơi ở chỗ có dấu chấm, dấu phẩy, cụm từ dài. Biết đọc phân biệt lời kể với lời hai nhân vật.
- Hiểu nghĩa các từ mới: công bằng, kì lạ... Đọc hiểu được nội dung bài: Ca ngợi tình anh em, anh em thương yêu, nhường nhịn, lo lắng cho nhau.
- Giáo dục HS biết anh em phải thương yêu, nhường nhịn nhau.
B. Đồ dùng dạy – học: 
GV: Bảng phụ ghi đoạn hướng dẫn HS đọc.
C. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi bài Nhắn tin. 
 Nhận xét- ghi điểm. 
2. Bài mới: Giới thiệu bài. 
Hoạt động 1: Luyện đọc 
Bước 1: Luyện đọc câu
- GV đọc mẫu toàn bài - HS nghe theo dõi sgk.
- HS luyện đọc câu nối tiếp mỗi em 1 câu (2lần) - GV theo dõi, sửa sai. 
- Hướng dẫn HS đọc đúng các từ khó.
Bước 2: Luyện đọc đoạn
 - HS luyện đọc đoạn nối tiếp (2lần) – GV theo dõi, sửa sai.
- Luyện đọc đoạn khó: GV đưa bảng phụ ghi đoạn khó và hướng dẫn ngắt, nghỉ hơi:
Nghĩ vậy, / người em ra đồng lấy lúa của mình/ bỏ thêm vào phần của anh.//
 Thế rồi / anh ra đồng lấy lúa của mình / bỏ thêm vào phần của em. //
- HS đọc kết hợp GV giải nghĩa từ mới trong sgk/ 120.
* GV kèm HS yếu đọc đúng biết ngắt, nghỉ hơi khi gặp dấu câu, đoạn dài.
- HS luyện đọc đoạn trong nhóm- Thi đọc đoạn giữa các nhóm. 
- Lớp nhận xét- GV nhận xét, sửa sai, tuyên dương. 
 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm – Đọc câu hỏi sgk và TLCH. GV chốt ý:
Câu 1: Anh mình còn phải nuôi vợ con. Nghĩ vậy ra đồng lấy lúa của mình bỏ qua cho anh.
Câu 2: Người anh bàn với vợ em sống một mình vất vã. Người anh đã ra đồng lấy lúa của mình bỏ qua cho em.
Câu 3: Anh hiểu em sống một mình vất vã. Em hiểu anh còn phải nuôi vợ con.
Câu 4: Hai anh em thương yêu, lo lắng cho nhau thật là cảm động.
Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì?( Anh em phải biết thương yêu đùm bọc nhau.)
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
- GV hướng dẫn cách đọc.
- HS luyện đọc phân vai hoặc nối tiếp trong nhóm. Đại diện 1 số nhóm đọc trước lớp.
- GV cùng lớp nhận xét, tuyên dương nhóm, cá nhân đọc bài tốt – Gv nhận xét, sửa sai, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GD HS biết nhường nhịn, thương yêu anh em để cuộc sống gia đình hạnh phúc.
- Về nhà đọc lại bài và trả lời câu hỏi.
Thứ hai ngày 17 tháng 12 năm 2007
 KỂ CHUYỆN Tiết 14
Hai anh em
Sgk: 120 / Tgdk: 40’
A. Mục tiêu: 
1. Rèn kĩ năng nói:
- HS kể được từng phần và toàn bộ câu chuyện theo gợi ý.
- HS yếu kể lại ½ câu chuyện theo gợi ý.
- HS khá, giỏi biết tưởng tượng ngững chi tiết không có trong truyện ( ý nghĩa của người anh và người em khi gặp nhau trên cánh đồng) 
2. Rèn kĩ năng nghe: Nghe bạn kể, nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
3. Rút ra được bài học anh em trong gia đình phải đoàn kết, thương yêu lẫn nhau.
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: Bảng phụ viết gợi ý.
C. Các hoạt động dạy - học :
1.Bài cũ: HS kể theo tranh câu chuyện Câu chuyện bó đũa.
 - GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Kể lại từng đoạn theo gợi ý.
Bước 1: HS đọc yêu cầu bài tập và gợi ý sgk
- GV gắn bảng phụ và hướng dẫn HS hiểu yêu cầu và các gợi ý.
 ... lại bài và TLCH.
D. Bổ sung: ................................................................................................................
....................................................................................................................................
 TOÁN Tiết 73
Luyện tập
Sgk: 74 / vbt: 76 / tgdk: 40’
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố kĩ năng tính nhẩm, cũng cố kĩ năng thực hành phép tính có nhớ.
- Củng cố tình thành phần chưa biết trong phép trừ khi biết hai thành phần còn lại - - - Vận dụng cách tìm số trừ vào giải toán có lờ văn. Củng cố cách vẽ đường thẳng (qua 2 điểm, qua một điểm)
- Giáo dục tính cẩn thận khi học toán.
B. Đồ dùng dạy - học: 
GV: Bảng phụ bài tập. 
HS: Thước thẳng
C. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ:
- HS lên bảng vẽ đường thẳng AB.
- 1 HS dùng thước xác định 3 điểm thẳng hàng ( trên hình vẽ GV cho trước)
- HS dưới lớp làm nháp - Nhận xét.
2. Bài mới: Luyện tập.
Bài 1/ vbt: tính nhẩm:
- HS làm bài và nêu miệng kết quả.
- GV cùng lớp nhận xét, sửa sai.
Bài 2/vbt: Đặt tính rồi tính 
- HS nêu lại 2 bước: đặt tính và tính.
- HS làm bài – GV kèm HS yếu.
- HS lên bảng làm bài - Lớp nhận xét, sửa bài.
Bài 3/sgk: Tìm x:
- HS nhắc lại các qui tắc tìm x đã học.
- HS làm bài - GV kèm HS yếu – HS lên bảng làm bài.
- Lớp nhận xét, sửa bài.
Bài 3/vbt: Vẽ đường thẳng:( HS không làm câu c)
- HS đọc từng câu yêu cầu của bài tập – GV hướng dẫn cách làm bài.
- HS tự làm bài – GV xuống lớp kèm HS yếu.
- HS lên bảng vẽ hình – GV cùng lớp nhận xét, kiểm tra lại bằng thước thẳng.
3. Củng cố, dặn dò: Học sinh nhắc lại nội dung bài. 
- Nhắc lại cách đặt tính rồi tính.
- Tiết sau: Luyện tập chung
D. Bổ sung: 
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
 Tự nhiên và Xã hội. Tiết 15
Trường học
Sgk: 32 / tgdk: 35’
A.Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: 
- Tên trường, địa chỉ của trường mình và ý nghĩa của tên trường. Mô tả một cách đơn giản cảnh quan của trường( vị trí các lớp học, phòng làm việc, sân chơi, vườn trường,..) 
- Cơ sở vật chất của nhà trường và một số hoạt động diễn ra trong trường.
- Tự hào và yêu quý trường học của mình.
B. Đồ dùng dạy - học: 
GV: Tranh vẽ trong Sgk / tr 32, 33.
C. Các hoạt động dạy - học :
1. Bài cũ: HS trả lời câu hỏi: Chúng ta nên làm gì để phòng tránh ngộ độc? Nếu người nhà bị ngộ độc em phải làm gì?
- Nhận xét đánh giá- Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Quan sát tranh SGK. Theo cặp 2 em. 
* Mục tiêu: Quan sát và mô tả một cách đơn giản cảnh quan về trường mình.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: HS nói tên trường và địa chỉ của trường? Nói tên và chỉ vị trí của từng khối lớp.Tổ chức cho HS quan sát sân trường nhận xét rộng hay hẹp, ở đó trồng cây gì,..
Bước 2: Làm việc theo nhóm. HS nói cho nhau nghe về cảnh quan của trường mình.
- Gọi 1, 2 HS nói trước lớp.
 GV kết luận:Trường học thường có sân, vườn và nhiều phòng như: Phòng làm việc của ban giám hiệu, phòng hội đồng, phòng thư viện, và các phòng học khác.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
* Mục tiêu: Biết một số hoạt động thường diễn ra ở lớp học, thư viện, phòng truyền thống, phòng y tế,
* Cách tiến hành:
 Bước 1: Làm việc theo cặp. Yêu cầu HS quan sát tranh Sgk/tr 32, 33 và TLCH : 
+ Ngoài các phòng học trường của bạn có những phòng nào? 
+ Nói về hoạt động diễn ra ở lớp học, thư viện, phòng truyền thống và phòng y tế trong các hình. Bạn thích phòng nào? tại sao?
Bước 2: Gọi một số HS trình bày trước lớp 
- Nhóm khác nhận xét – Bổ sung. 
GV chốt ý : Ở trường HS học tập trong lớp học, hay ngoài sân trường, ngoài ra các em có thể đến thư viện để đọc và mượn sách.
Hoạt động 3: Liên hệ thực tế
* Mục tiêu: Giúp HS biết được một số hoạt động diễn ra ở trường mình.
* Cách tiến hành: HS trả lời các câu hỏi:
+ Trường em có những phòng nào? + Trường em có những hoạt động gì?
- Em có thích tham gia các hoạt động đó không?
- HS trả lời – HS khác bổ sung.
- GV chốt ý : Các hoạt động ở trường giúp các em giải trí, vui chơi sau giờ học để giúp em học tập tốt hơn.
3.Củng cố, dặn dò: Giáo dục HS biết yêu trường lớp.
- Tìm hiểu trước các thành viên trong nhà trường của em gồm có những ai.
D. Bổ sung: ................................................................................................................... 
Thứ năm ngày 20 tháng 12 năm 2007
 CHÍNH TẢ (Nghe-viết) Tiết 30
Bé Hoa
( từ Bây giờ ...đưa võng ru em ngủ)
Sgk: 1125 / vbt:65 / tgdk: 40’
A. Mục tiêu:
- HS nghe –viết chính xác, trình bày đúng một đoạn của bài Bé Hoa. 
- HS tiếp tục luyện tập phân biệt tiếng có âm đầu và vần dễ lẫn: ai/ay; ât/âc.
- HS có ý thức rèn luyện chữ viết đúng, đẹp.
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: phiếu bài tập 1, 2 b/vbt. 
HS: Vở chính tả, bảng con, sách Tiếng Việt 2/t1, vbtTV2/t1
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: tìm 3 tiếng chứa ay/ 3 tiềng chứa ai.
- HS dưới lớp làm nháp - Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe - viết chính tả.
Bước 1: GV đọc toàn bài chính tả một lượt.
- 1, 2 HS khá đọc lại bài chính tả.
Bước 2: GV đặt câu hỏi để HS nắm nội dung đoạn chính tả.
- Bài chính tả có mấy câu? Từ nào trong bài được viết hoa? Vì sao?
- GV đọc các từ khó : Bây giờ, đỏ hồng, đen láy, tròn, đưa võng
 - HS viết bảng con các từ ngữ khó.
 - GV gạch chân các từ ngữ dễ lẫn lộn – HS đọc lại từ khó.
* GV nhắc nhở tư thế ngồi viết bài.
Bước 3: GV đọc từng câu, cụm từ... – HS viết bài. 
- GV đọc lại toàn bài cho HS dò lại.
Bước 4: HS tự đổi vở soát lại bài - GV chấm bài.
* GV nhận xét chung.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1 /vbt: Tìm từ có tiếng chứa vần ai hoặc ay:
- 1 HS đọc yêu cầu và các ý gợi ý của bài tập.
- HS tự tìm từ - HS nêu từ tìm được.
- Lớp nhận xét – GV chốt từ đúng: 
a. bay	b. chảy	c. sai
Bài tập 2b/ vbt: Điền vào chỗ trống ất hay âc:
- HS tự làm vào vtb – GV kèm HS yếu.
- 1 HS làm phiếu bài tập - Lớp nhận xét, sửa sai.
- GV chốt: giấc ngủ	thật thà	chủ nhật	nhấc lên
3. Củng cố, dặn dò:
- Ghi nhớ các từ đã viết ở bài tập 2b để viết đúng chính tả.
- Về nhà viết lại cho đúng các từ đã viết sai trong bài chính tả.
- Nhận xét tiết học.
D. Bổ sung:................................................................................................................
....................................................................................................................................
 TOÁN Tiết 74
Luyện tập chung
Sgk:75 / vbt:77 / tgdk: 40’
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố kĩ năng tính nhẩm, củng cố kĩ năng thực hành phép tính có nhớ.
- Củng cố cách thực hiện phép cộng, trừ liên tiếp.
- Củng cố cách tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ; củng cố về giải toán bằng phép trừ với quan hệ “ngắn hơn”.
- Giáo dục tính cẩn thận khi học toán.
B. Đồ dùng dạy - học: 
 GV: Bảng phụ bài tập. 
C. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ:
- 2 HS lên bảng tìm x: 	34 - x = 12	x – 6 = 27
- HS dưới lớp làm nháp - Nhận xét bài, sửa sai, ghi điểm. 
2. Bài mới: Luyện tập.
Bài 1/ vbt: Tính nhẩm:
- HS làm bài và nêu miệng kết quả.
- GV cùng lớp nhận xét, sửa sai.
Bài 2/vbt: Đặt tính rồi tính 
- HS nêu lại 2 bước: đặt tính và tính.
- HS làm bài – GV kèm HS yếu.
- HS lên bảng làm bài - Lớp nhận xét, sửa bài.
Bài 3/vbt: Tính:
- HS nêu cách tính: tính từ trái sang phải.
- HS làm bài – GV kèm HS yếu làm bài – HS lên bảng làm bài.
- Lớp nhận xét, sửa bài.
Bài 5/vbt: - HS đọc đề toán – GV tóm tắt đề toán.
- HS nêu cách giải bài toán – GV nhận xét.
- HS làm vbt – HS lên bảng làm bài – GV kèm HS yếu làm bài.
- Lớp nhận xét, sửa bài.
3. Củng cố, dặn dò: Học sinh nhắc lại nội dung bài. 
- Nhắc lại cách đặt tính rồi tính.
- Tiết sau: Ngày, giờ
D. Bổ sung: 
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
 TẬP LÀM VĂN Tiết 15
Chia vui. Kể về anh chị em
Sgk:ềm/ vbt: 65 / tgdk: 40’
A. Mục tiêu: Giúp HS:
1. Rèn kĩ năng nghe và nói: Biết nói lời chia vui (chúc mừng) hợp với tình huống giao tiếp.
2. Rèn kĩ năng viết: Biết viết đoạn văn ngắn kể về anh, chị, em của mình.
3. Giáo dục HS biết yêu thương, giúp đỡ anh chị em trong gia đình. 
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: tranh bài tập 1. phiếu cho HS làm bt2.
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: 
 - HS đọc nhắn tin đã viết của bài tập 2 tiết TLV trước.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
* Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1/sgk: ( Miệng )
- HS đọc yêu cầu bài tập – GV treo tranh : 1 HS đọc lời chúc mừng trong tranh.
- HS nối tiếp nhau nói lại lời chúc mừng chị Liên.
Bài tập 2/vbt: (Miệng) 
- Em sẽ nói gì để chúc mừng chị Liên?
- Lưu ý HS không nhắc lại lời của bạn Nam mà nói bằng lời của mình.
- Nhắc HS nói lời chúc mừng một cách tự nhiên, thể hiện thái độ vui mừng cùng chị.
- HS nối tiếp nhau nói lời chúc mừng – GV cùng lớp nhận xét, tuyên dương bạn có lời chúc hay, tự nhiên.
Bài tập 3/vbt: (Viết) 
- HS đọc yêu cầu bài tập – GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu của bài tập.
- Nhắc HS viết câu cần diễn đạt ngắn gọn, rõ ý. Đầu câu phải viết hoa, tên riêng phải viết hoa.
- HS viết vào vbt – GV kèm HS yều viết đoạn văn.
- 1 HS viết đoạn văn vào phiếu – HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn đã viết.
- GV nhận xét.
- GV cùng lớp nhận xét đoạn văn đã viết trên bảng - sửa sai giúp bạn.
- GV ghi điểm những đoạn văn viết hay, diễn đạt rõ ràng.
3. Củng cố, dặn dò:
- Giáo dục HS biết nói lời chia vui khi cần thiết.
- Về nhà viết lại đoạn văn cho hay hơn.
- Nhận xét tiết học.
D. Bổ sung: ....................................................................................................................
.........................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 15.doc