Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần 12 năm 2007

Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần 12 năm 2007

Thứ năm ngày 22 tháng 11 năm 2007

(Dạy thời khóa biểu ngày thứ tư 21/ 11)

 CHÍNH TẢ (Nghe - viết) Tiết 22

Cây xoài của ông em

( từ Ông em trồng .đến bày lên bàn thờ ông)

Sgk: 93 / vbt: 50 / tgdk: 40’

A. Mục tiêu:

- HS nghe –viết chính xác, trình bày đúng đoạn đầu của bài Cây xoài của ông em. - - HS làm đúng các bài tập phân biệt g/gh ; ươn/ương.

- HS có ý thức rèn luyện chữ viết đúng, đẹp.

B. Đồ dùng dạy – học:

GV: phiếu bài tập 2 b/vbt. Qui tắc viết c/ k bài tập 1.

HS: Vở chính tả, bảng con, sách Tiếng Việt 2/t1, vbtTV2/t1

C. Các hoạt động dạy – học:

1. Bài cũ: - 2 HS lên bang tìm tiếng viết g/ gh.

- HS dưới lớp tìm nháp – GV nhận xét.

- HS nhắc lại qui tắc viết g/gh - GV nhận xét, ghi điểm.

2. Bài mới: Giới thiệu bài

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe - viết chính tả.

Bước 1: GV đọc toàn bài chính tả một lượt.

- 1, 2 HS khá đọc lại bài chính tả.

Bước 2: GV đặt câu hỏi để HS nắm nội dung đoạn chính tả.

- GV đọc các từ khó : cây xoài, lẫm chẫm, trắng cành, chum, sai lúc lỉu.

 - HS viết bảng con các từ ngữ khó.

 - GV gạch chân các từ ngữ dễ lẫn lộn – HS đọc lại từ khó.

* GV nhắc nhở tư thế ngồi viết bài.

Bước 3: GV đọc từng câu, cụm từ. – HS viết bài.

- GV đọc lại toàn bài cho HS dò lại.

Bước 4: HS tự đổi vở soát lại bài - GV chấm bài.

* GV nhận xét chung.

 

doc 19 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 582Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần 12 năm 2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12
( Từ 22 /11 đến 28 /11 )
Môn
Tiết
Tên bài dạy
Năm
22/11
Chính tả
21
Nghe-viết: cây xoài của ông em
Toán
55
Luyện tập
Tập làm văn
11
An ủi, chia buồn
Âm nhạc
11
Học hát: cộc cách tùng cheng
 Sáu
23/11
Mỹ thuật
12
Vẽ cờ Tổ quốc hoặc cờ lễ hội
Đạo đức
12
Quan tâm, giúp đỡ bạn ( tiết 1)
Toán
56
Tìm số bị trừ
Tập đọc
34
Sự tích cây vú sữa
Tập đọc
35
 Hai
26/11
Chào cờ
Thể dục
23
Kể chuyện
12
Sự tích cây vú sữa ( chuyển qua thứ ba)
Toán
57
13 trừ đi một số 13 - 5
Chính tả
23
Nghe-viết: Sự tích cây vú sữa
Ba
27/11
Toán
58
33 - 5
LT& Câu
12
Từ ngữ về tình cảm. Dấu phẩy ( chuyển qua thứ 2)
Thủ công
12
Ôn tập chương I: Kĩ thuật gấp hình
TN-XH
12
Đồ dùng trong gia đình
Tư 
28/11
Thể dục
24
Tập đọc
36
Mẹ
Toán
59
53 - 15 
Tập viết
12
Chữ hoa K
GDSK
2
Làm gì khi bị tiêu chảy?
Qui ước viết tắt trong giáo án:
HS : Học sinh
GV : Giáo viên
sgk : Sách giáo khoa
sgv ( SGV): sách giáo viên
vbt : Vở bài tập
TLCH: Trả lời câu hỏi.
BTVN: Bài tập về nhà
Thứ năm ngày 22 tháng 11 năm 2007
(Dạy thời khóa biểu ngày thứ tư 21/ 11)
 CHÍNH TẢ (Nghe - viết) Tiết 22
Cây xoài của ông em
( từ Ông em trồng ...đến bày lên bàn thờ ông)
Sgk: 93 / vbt: 50 / tgdk: 40’
A. Mục tiêu:
- HS nghe –viết chính xác, trình bày đúng đoạn đầu của bài Cây xoài của ông em. - - HS làm đúng các bài tập phân biệt g/gh ; ươn/ương.
- HS có ý thức rèn luyện chữ viết đúng, đẹp.
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: phiếu bài tập 2 b/vbt. Qui tắc viết c/ k bài tập 1.
HS: Vở chính tả, bảng con, sách Tiếng Việt 2/t1, vbtTV2/t1
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: - 2 HS lên bang tìm tiếng viết g/ gh.
- HS dưới lớp tìm nháp – GV nhận xét.
- HS nhắc lại qui tắc viết g/gh - GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe - viết chính tả.
Bước 1: GV đọc toàn bài chính tả một lượt.
- 1, 2 HS khá đọc lại bài chính tả.
Bước 2: GV đặt câu hỏi để HS nắm nội dung đoạn chính tả.
- GV đọc các từ khó : cây xoài, lẫm chẫm, trắng cành, chum, sai lúc lỉu... 
 - HS viết bảng con các từ ngữ khó.
 - GV gạch chân các từ ngữ dễ lẫn lộn – HS đọc lại từ khó.
* GV nhắc nhở tư thế ngồi viết bài.
Bước 3: GV đọc từng câu, cụm từ... – HS viết bài. 
- GV đọc lại toàn bài cho HS dò lại.
Bước 4: HS tự đổi vở soát lại bài - GV chấm bài.
* GV nhận xét chung.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1 /vbt: Điền vào chỗ trống g hay gh:
- HS tự tìm tiếng vào vbt – 2 HS lên bảng làm – Lớp nhận xét, sửa sai.
...xuống ghềnh.	Con gà....	Gạo trắng....	Ghi lòng tạc dạ
- HS đọc lại các câu đã hòan thành.
- HS nhắc lại qui tắc viết g/gh – GV nhận xét, chốt lại qui tắc.
Bài tập 2b/ vbt: điền vào chỗ trống ươn hay ương?
- GV gắn bảng phụ bài tập - GV nêu rõ yêu cầu bài tập.
- HS tự điền vần vào chỗ trống – 1HS lên bảng làm bài.
- Lớp nhận xét, sửa bài.
Gv chốt từ có vần đúng : Thương - thương - ươn - đường 
- HS đọc lại các câu đã hoàn thành.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại qui tắc viết g/gh.
- Về nhà viết lại cho đúng các từ đã viết sai trong bài chính tả.
D. Bổ sung:................................................................................................................
 TOÁN Tiết 55
Luyện tập 
Sgk: 55 / vbt:57 / Tgdk: 40’
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố và rèn luyện kĩ năng thực hiện phép trừ dạng 12 trừ đi một số.
- Củng cố về trừ có nhớ, tìm x - giải toán có lời văn - Rèn tính cẩn thận chính xác khi học toán.
- Ý thức cẩn thận khi làm toán.
B. Đồ dùng dạy - học: 
Gv: bảng phụ làm bài tập.
HS: bảng con.
C.Các hoạt động dạy - học:
1.Bài cũ:
- HS nhắc lại bảng trừ 12 trừ đi một số.
- 2 HS lên bảng đặt tình rồi tính : 42 – 13 ; 52- 38
- HS dưới lớp làm bảng con – GV nhận xét, sửa sai.
2.Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Thực hành 
Bài 1/vbt: Tính nhẩm
- HS làm bài và nêu miệng kết quả - HS nhận xét, sửa bài.
Bài 2/vbt: Đặt tính rồi tính
- HS nêu lại 2 bước: Đặt tính và tính.
- HS làm bài – GV kèm HS yếu – HS lên bảng làm bài 
- Lớp nhận xét, sửa bài.
Bài 3/vbt: Tìm x 
- HS nêu lại qui tắc tìm một số hạng trong một tổng.
- HS làm vbt – HS lên bảng làm bài 
- GV kèm HS yếu làm bài – Lớp nhận xét, sửa bài.
Bài 4/vbt: Gọi HS đọc bài toán – GV tóm tắt
- HS nêu lời giải và phép toán giải bài toán
- HS làm vở bài tập, 1 em làm phiếu bài tập – GV kèm HS yếu.
	Bài giải
 Số con vịt trên bờ có là:
 92 – 65 = 27 ( con) 
 Đáp số: 27 con vịt
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS nhắc lại nội dung bài. 
- HS nhắc lại bảng trừ 12 trừ đi một số.
- Tiết sau: Tìm số bị trừ
D. Bổ sung:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
 TẬP LÀM VĂN Tiết 11
CHIA BUỒN, AN ỦI
Sgk: 94/ vbt: 51/ tgdk: 40’
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Rèn kĩ năng nghe và nói: biết nói lời chia buồn, an ủi.
- Rèn kĩ năng viết: Biết viết bưu thiếp thăm hỏi. 
- Giáo dục HS biết quan tâm, chăm sóc ông bà, người thân. 
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: Tranh minh hoạ bài tập 2.
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: 
 - HS đọc đoạn văn đã viết về ông bà hoặc người thân - tiết TLV trước.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
* Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1/sgk: ( Miệng )
- HS đọc yêu cầu bài tập – GV nêu rõ yêu cầu và hướng dẫn HS làm bài.
- HS nối tiếp nhau nói 2, 3 câu tỏ rõ sự quan tâm của mình với ông, bà.
- GV cùng lớp nhận xét, tuyên dương.
* GV kết luận:Cần thăm hỏi, quan tâm đến sức khỏe của ông bà khi ông bà bị mệt.
 Giúp ông, bà những việc nhẹ như: dìu ông bà, rót nước mời ông bà...
Bài tập 2/vbt: (viết – theo cặp) 
- 1 HS đoc yêu cầu và nội dung bài tập.- GV nêu rõ yêu cầu bài tập.
- HS trao đổi theo cặp – làm vào vbt.
- Đại diện nhóm nói lời an ủi – Nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét lời nói của HS.
* GV chốt: Cần biết nói lời an ủi, động viên khi ông bà có chuyện buồn.
Bài tập 3/vbt: (viết – cá nhân) 
- HS đọc yêu cầu bài tập – GV nêu yêu cầu bài tập.
- HS đọc lại bài tập đọc Bưu thiếp – GV nhắc HS viết lời thăm hỏi ngắn, đủ ý khoảng 3, 4 câu thể hiện thái độ quan tâm, lo lắng đến ông bà.
- HS viết vào vbt – GV đến hướng dẫn HS yếu.
- HS đọc bưu thiếp đã viết – GV cùng lớp nhận xét, sửa sai.
- GV ghi điểm những bưu thiếp viết hay.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung bài học.
- Giáo dục HS biết quan tâm, chăm sóc ông bà.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tập tốt.
D. Bổ sung: ....................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 23 tháng 11 năm 2007
 MỸ THUẬT Tiết 12
Vẽ cờ tổ quốc hoặc cờ lễ hội
Tgdk: 35’
A. Mục tiêu:
- HS nhận biết được hình dáng, màu sắc của một số loại cờ.
- HS vẽ được một lá cờ.
- Bước đầu nhận biết được ý nghĩa các loại cờ.
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: tranh ảnh một số loại lá cờ hoặc cờ thật: cờ Tổ quốc, cờ lễ hội...
HS: vở tập vẽ, màu, bút chì.
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập.
- GV nhận xét.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
- GV cho lá cờ tổ quốc và gợi ý HS nhận xét:
+ Cờ Tổ quốc hình chữ nhật, nền đỏ có ngôi sao vàng năm cánh ở giữa.
+ Cờ lễ hội có nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau.
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ lá cờ.
- GV hướng dẫn cách vẽ.
Bước 1: cách vẽ cờ Tổ quốc
Bước 2: cách vẽ cờ lễ hội
- HS theo dõi
Hoạt động 3: Thực hành
- GV nêu yêu cầu cần thực hành
- GV gợi ý cho HS vẽ lá cờ với nhiều kích thước và vị trí khác nhau.
- GV nhắc nhở cách tô màu lá cờ.
– GV theo dõi, hướng dẫn HS còn lung túng.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
GV nêu tiêu chí đánh giá một sản phẩm:
+ Vẽ đều khung giấy.
+ Tô màu đều, đẹp
- GV chọn một số bài vẽ của HS cùng lớp nhận xét, đánh giá.
- Tuyên dương bạn vẽ lá cờ đẹp.
- Động viên, khuyến khích những HS chưa hòan thành bài về nhà tiếp tục hoàn thành.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Quan sát trước vườn hoa, công viên.
 D. Bổ sung:
................................................................................................................................
 ĐẠO ĐỨC Tiết 12
Quan tâm, giúp, đỡ bạn ( tiết 1)
Sgk:18 / tgdk: 35’
A. Mục tiêu: HS biết:
- Quan tâm, giúp đỡ bạn là luôn vui vẻ, thân ái với các bạn, sẵn sàn giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn.
- Sự cần thiết của việc quan tâm, giúp đỡ bạn.Quyền không bị phân biệt, đối xử của trẻ em.
- Có hành vi quan tâm, giúp đỡ bạn trong cuộc sống hằng ngày.
- Có thái độ yêu mến, quan tâm, giúp đỡ bạn xung quanh. Đồng tình với những quan tâm, giúp đỡ bạn bè.
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: tranh bài tập 2, bảng phụ bài tập 3.
HS: Thẻ màu.
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: 
2. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Kể chuyện: Trong giờ ra chơi
* Mục tiêu: HS hiểu được biểu hiện cụ thể của việc quan tâm, giúp đỡ bạn.
* Cách tiến hành: GV kể câu chuyện : Trong giờ ra chơi
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp các câu hỏi cuối câu chuyện.
- Đại diện mỗi nhóm trả lời một câu hỏi – Nhóm khác nhận xét.
GV kết luận: Khi bạn ngã, em cần hỏi thăm và nâng bạn dậy. Đó là biểu hiện của việc quan tâm, giúp đỡ bạn.
Hoạt động 2: Việc làm nào là đúng ? (bài tập 2)
* Mục tiêu: Giúp HS biết được một số biểu hiện của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè.
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu bài tập – HS làm việc nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trình bày nội dung từng tranh và giải thích tại sao?
- Nhóm khác có ý kiến 
GV kết luận: Luôn vui vẻ, chan hòa với bạn, sẵn sàng giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn trong học tập, trong cuộc sống là quan tâm, giúp đỡ bạn bè.
Hoạt động 3: Vì sao cần quan tâm, giúp đỡ bạn?
* Mục tiêu: Giúp HS biết được lí do vì sao cần quan tâm, giúp đỡ bạn.
* Cách tiến hành:
- HS đọc yêu cầu bài tập – GV gắn bảng phụ - 1 HS đọc tất cả các ý kiến.
- HS nêu ý kiến tán thành không tán thành bằng cách giơ thẻ màu.
- HS nêu lí do vì sao
GV kết luận: Quan  ... hà. Biết phân loại đồ dùng theo vật liệu làm ra chúng.
Cách tiến hành: GV hướng dẫn HS quan sát tranh SGK/ 26 hình 1, 2, 3.
- GV nêu câu hỏi hướng dẫn thảo luận nhóm đôi. Kể tên những đồ dùng có trong từng hình. Chúng được dùng để làm gì?
- Đại diện nhóm trình bày - Lớp nhận xét, bổ sung. 
GV chốt ý : Mỗi gia đình đều có các đồ dùng thiết yếu phục vụ cho nhu cầu cuộc sống. Tùy vào nhu cầu và điều kiện kinh tế nên đồ dùng của mỗi gia đình đều có sự khác nhau.
Hoạt động 2: Thảo luận về bảo quản, giữ gìn 1 số đồ dùng trong nhà.
Mục tiêu: Biết cách sử dụng và bảo quản 1 số đồ dùng trong nhà. Có ý thức cẩn thận, gọn gàng, ngăn nắp.
Cách tiến hành: Làm việc theo nhóm đôi. Quan sát tranh 4, 5, 6/ sgk / tr 27.
 Các bạn trong hình đang làm gì?
+ Muốn sử dụng đồ dùng bền đẹp ta cần phải lưu ý điều gì?
+ Khi sử dụng đồ dùng bằng điện ta cần chú ý điều gì?
+ Đối với bàn, ghế, giường, tủ trong nhà chúng ta phải giữ gìn như thế nào?
- Đại diện nhóm trình bày.
- Hãy kể các đồ dùng trong nhà bạn? - Bạn đã giữ gìn chúng như thế nào?
- Cả lớp nhận xét, tuyên dương.
- GV chốt ý : Cần bảo quản, sử dụng và giữ gìn cẩn thận các đồ dùng trong nhà để đồ được bền, đẹp và đảm bảo an toàn.
3. Củng cố, dặn dò: gọi HS nhắc lại nội dung bài.
- Giáo dục HS ý thức sử dụng cẩn thận các đồ dùng trong nhà.
D. Bổ sung:................
........................................................................................................................................
 GIÁO DỤC SỨC KHỎE Tiết 2
Làm gì khi bị tiêu chảy
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- HS biết được sự nguy hiểm của bệnh tiêu chảy. Biết được các phòng tránh bệnh tiêu chảy. 
- Nêu một số biện pháp phòng và ngăn chặn bệnh tiêu chảy.
- Ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ, ăn sạch, uống sạch.
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: phiếu bài tập. thuốc Oresol và nước sôi để nguội. Bảng phụ viết ghi nhớ.
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: Nêu cách phòng bệnh tiêu chảy
- GV nhận xét.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Thảo luận bài tập 2
Mục tiêu: HS biết được triệu chứng tiêu chảy của bạn Tèo và biết cách chăm sóc người bị tiêu chảy.
Cách tiến hành: GV chia nhóm – nêu yêu cầu bài tập.
- Các nhóm thảo luận trên phiếu bài tập – GV đến các nhóm quan sát, hướng dẫn.
- Đại diện một vài nhóm trình bày – GV ghi điểm cho các nhóm.
GV chốt ý đúng:
+ Bù nước bằng dung dịch Oresol hoặc bằng nước cháo muối.
+ Ăn uống bình thường để có sức chống bệnh.
Hoạt động 2: Thực hành bài tập.
Mục tiêu: Giúp HS biết được hậu quả của bệnh tiêu chảy và cách phòng bệnh tiêu chảy.
Cách tiến hành: GV giới thiêu nội dung bài tập.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập.
- HS thảo luận và sắp xếp theo thứ tự - HS trình bày – Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV tiến hành pha thuốc Oresol cho cả lớp quan sát.
Hoạt động 3: Thảo luận với phiếu bài tập
Mục tiêu: HS hiểu được cần ăn uống đủ chầt để phòng bệnh tiêu chảy.
Cách tiến hành: HS thảo luận làm bài tập 5 – Đại diện các nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt bảng phụ ghi nhớ bài học: 
mất nhiều nước - Oresol – cháo muối – bình thường 
- HS nhắc lại ghi nhớ bài học.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những cá nhân, nhóm học tập tốt.
- Nhắc nhở HS thực hiện tốt những điều đã học để phòng bệnh tiêu chảy.
 D. Bổ sung:
...
...................................................................................................................................
Thứ tư ngày 28 tháng 11 năm 2007
 TẬP ĐỌC Tiết 36
Mẹ
Sgk: 101/ Tgdk: 40’ 
A. Mục tiêu: HS yếu đọc đúng bài thơ. Đọc thuộc lòng ½ bài thơ.
- Rèn kĩ năng đọc trơn toàn bài. Nhắt nhịp đúng câu thơ lục bát. Đọc giọng kéo dài ở các từ gợi tả âm thanh: ạ ời, kẽo cà. 
- Hiểu nghĩa các từ: nắng nôi, giấc tròn.
- Đọc hiểu được nội dung bài: Cảm nhận được nỗi vất vả và tình thương yêu bao la của mẹ dành cho con. Học thuộc lòng bài thơ.
- Giáo dục HS thương yêu, giúp đỡ cha mẹ.
B. Đồ dùng dạy – học:
 GV: bảng phụ viết đoạn thơ, cả bài thơ.
C. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi bài Sự tích cây vú sữa. 
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. 
 Hoạt động 1: Luyện đọc 
Bước 1: Luyện đọc câu
- GV đọc mẫu - HS nghe theo dõi sgk.
- HS luyện đọc câu: đọc nối tiếp mỗi em 1 câu (2lần) - GV theo dõi, sửa sai. 
- GV theo dõi rút từ khó ghi bảng.
- HS luyện đọc- GV theo dõi, sửa sai.
Bước 2: GV chia đoạn khổ thơ - HS luyện đọc đoạn nối tiếp (2lần).
- GV đưa bảng phụ ghi đoạn khó lên hướng dẫn ngắt, nghỉ hơi.
*GV kèm HS yếu đọc đúng biết ngắt nhịp các câu thơ.
- HS luyện đọc khổ thơ kết hợp GV giải nghĩa từ mới trong sgk/ 101.
- Luyện đọc đoạn trong nhóm - Thi đọc đoạn giữa các nhóm. 
- Lớp nhận xét - GV nhận xét, sửa sai, tuyên dương. 
Bước 3: Cả lớp đọc đồng thanh.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm – Đọc câu hỏi sgk và TLCH. GV chốt ý:
Câu 1: Tiếng ve lặng đi vì ve cũng mệt vì mùa hè nắng oi.
Câu 2: Mẹ đưa võng hát ru quạt cho con mát. 
Câu 3: Ngôi sao thức trên bầu trời đêm, ngọn gió mát lành.
Câu 4: Qua bài thơ em hiểu về người mẹ như thế nào? ( Nỗi vất vả và tình thương yêu bao la của mẹ dành cho con.) 
Hoạt động 3: Luyện đọc lại và học thuộc lòng bài thơ.
- GV hướng dẫn cách đọc – HS đọc nhẩm 2, 3 lần cho thuộc lòng.
- HS luyện đọc (đọc nối tiếp, đọc mời) trong nhóm * GV rèn cho HS yếu đọc đúng.
- Đại diện 1 số nhóm đọc trước lớp - GV cùng lớp nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò: Gọi HS đọc lại bài thơ.
- HS nhắc lại ý nghĩa bài thơ.
- Về nhà học thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi.
D. Bổ sung: 
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
 TOÁN Tiết 59
53 - 15
Sgk: 59 / vbt:61 / Tgdk: 40’
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cách thực hiện phép trừ dạng 53 - 15. Trừ có nhớ dưới dạng tính viết. Số bị trừ là số có hai chữ số và chữ số hàng đơn vị là 3. Số trừ là số có hai chữ số.
- Rèn kĩ năng đặt tính và tính trừ có nhớ dạng có 2 chữ số. Tập nối 4 điểm để có hình vuông.
- Giáo dục tính cẩn thận chính xác khi học toán.
B. Đồ dùng dạy - học: 
GV: phiếu ghi bài tập, đồ dùng dạy toán.
HS: Bảng con, que tính.
C. Các hoạt động dạy - học:
1.Bài cũ: HS đọc bảng trừ 13 trừ đi một số.
- Gọi HS lên bảng làm bài tập 3 /tr 59. 
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thực hiện phép tính trừ 53 - 15
- GV yêu cầu HS thao tác trên que tính để dẫn đến kết quả của phép tính trừ 53 – 15.
- GV hướng dẫn thực hiện đặt tính rồi tính như sgk/ tr 59.
- GV gọi HS nêu lại cách đặt tính rồi tính.
* Gọi 1 HS yếu lên bảng làm bài. Đặt tính rồi tính 43 - 18.
- HS dưới lớp làm nháp - GV nhận xét , sửa sai, tuyên dương. 
Hoạt động 1: Thực hành 
Bài 1/vbt: Tính
- HS làm bài – GV kèm HS yếu làm bài.
- HS nhận xét, sửa bài.
Bài 2/vbt: đặt tính rồi tình hiệu, biết số bị trừ và số trừ lần lượt là:
- HS làm bài – GV kèm HS yếu làm bài.
- HS lên bảng làm bài – Lớp nhận xét, sửa bài.
Bài 4/vbt: Gọi HS đọc bài toán, GV tóm tắt. 
- HS nêu cách giải bài toán – GV nhận xét.
- HS làm vbt – GV kèm HS yếu - 1 em làm phiếu bài tập.
- HS nhận xét, sửa bài.
Bài 5/vbt: Vẽ hình theo mẫu rồi tô màu vào các hình đó:
- HS nhìn hình và vẽ hình – GV xuống lớp kểm tra.
- 1 HS lên bảngvẽ hình.
- Cả lớp nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò: 
- HS đọc lại bảng trừ 13 trừ đi một số. 
- Gọi HS nhắc lại cách đặt tính rồi tính.
- Tiết sau: Luyện tập
D. Bổ sung: 
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
 TẬP VIẾT Tiết 12
Chữ hoa K
Tgdk: 35’
A. Mục tiêu: Giúp HS rèn kĩ năng viết chữ :
- Viết chữ cái viết hoa K ( theo cỡ vừa và nhỏ). 
- Viết đúng, đẹp, sạch cụm từ câu ứng dụng Kề vai sát cánh ( theo cỡ nhỏ). 
- Có ý thức cẩn thận, chăm chỉ rèn luyện chữ viết.
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: Mẫu chữ hoa K. Phiếu viết chữ Kề, cụm từ Kề vai sát cánh trên dòng kẻ ô li. 
HS: Vở tập viết (vtv1), bảng con.
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: Cả lớp viết bảng con chữ hoa I - GV nhận xét.
- HS đọc câu ứng dụng, nêu ý nghĩa của câu.
- 2 HS lên bảng viết từ Ích – Cả lớp viết bảng con – GV nhận xét.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài : Chữ hoa K
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét chữ hoa K.
Bước 1: GV gắn chữ mẫu K – HS nhận xét và nêu: 
- Chữ K: Cao 5 li, 6 đường kẻ ngang, gồm 3 nét
- Nét và nét 2 viết như chữ I.
- Nét 3: đặt bút trên đường kẻ 5 viết nét móc xuôi phải, đến nữa khoảng thân chữ lượn vào trong tạo vòng xoắn nhỏ rồi viết tiếp nét móc ngược phải, đặt bút ở đường kẻ 2.
Bước 2: GV viết lên bảng chữ K và hướng dẫn cách viết – HS theo dõi.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết bảng con.
- GV yêu cầu HS viết chữ K ( 2-3 lần) – GV uốn nắn HS yếu.
- GV hướng dẫn HS viết chữ K cỡ nhỏ - HS viết bảng con.
- GV chọn bảng viết của HS nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 3: Hướng dẫn viết câu ứng dụng : Kề vai sát cánh .
- 3 HS đọc câu ứng dụng - GV giải nghĩa câu ứng dụng.
Bước 1: GV đưa câu ứng dụng đã viết trong dòng kẻ li – HS nhận xét và trả lời: 
+ Các chữ cao 2, 5 li là: k, h	+ chữ cao 1,5 li: t	
+ Cao 1,25 li: s	+ Các chữ còn lại cao 1 li.
Bước 2: GV viết mẫu chữ Kề và hướng dẫn HS viết
- HS viết bảng con chữ Kề– GV nhận xét, sửa sai.
Hoạt động 4: HS viết vở tập viết
- GV nhắc nhở tư thế ngồi viết.
- GV nêu yêu cầu cần viết của bài: viết đúng cỡ chữ, đúng độ cao các con chữ, khoảng cách giữa các chữ....(sgk/230)
- GV theo dõi, uốn nắn, sửa sai cho HS yếu.
3. Củng cố, dặn dò: - Nhắc HS ghi nhớ cách viết chữ hoa K.
- GV chấm bài, khen HS giữ vở sạch - viết chữ đẹp.
D. Bổ sung: ...................................................................................................................
	Thứ năm ngày 29 tháng 11 năm 2007
	( cô Lài dạy thay)

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 12.doc