Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần 1 năm 2008

Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần 1 năm 2008

 MỸ THUẬT Tiết 1

Vẽ trang trí: vẽ đậm, vẽ nhạt

Tgdk: 35’

A. Mục tiêu:

- HS nhận biết được ba độ đậm nhạt chính: đậm, đậm vừa, nhạt.

- HS bước đầu có kĩ năng tạo được độ đậm nhạt trong bài vẽ trang trí, vẽ tranh.

- Yêu thích môn học.

B. Đồ dùng dạy – học:

GV: Tranh vẽ có độ đậm nhạt.

HS: vở tập vẽ, bút chì, màu tô.

C. Các hoạt động dạy – học:

1. Bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập.

- GV nhận xét.

2. Bài mới: Giới thiệu bài

Hoạt động 1: quan sát, nhận xét.

Bước 1: GV cho HS quan sát tranh có độ đậm nhạt, gợi ý HS quan sát, nhận ra được đô đậm, đậm vừa, độ nhạt của tranh.

- HS quan sát xem màu độ đậm nhạt của hình 1/vtvẽ.

* GV kết luận: sgv/78.

Hoạt động 2: Cách vẽ đậm, vẽ nhạt

- HS mở vở tập vẽ- GV yêu cầu HS cẽ màu đậm, nhạt vào 3 bông hoa hình 5.

- HS chọn 3 màu tuỳ thích để vẽ hoa, lá, nhị.

- Vẽ màu đậm, nhạt theo thứ tự mỗi bông hoa.

- GV hướng dẫn HS cách vẽ (Vẽ đậm, vẽ nhạt; có thể vẽ bằng màu hoặc chì đen.)

 

doc 16 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 352Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần 1 năm 2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
( Từ ngày 25/8 – 29/8))
Thứ
Môn
Tiết
Tên bài dạy
Hai
25/8
Chào cờ 
Tập đọc
 1
Có công mài sắt, có ngày nên kim
Tập đọc
2
Có công mài sắt, có ngày nên kim (tt)
Toán
1
Ôn tập các số đến 100
Đạo đức
 1
Học tập và sinh hoạt đúng giờ 
Ba
26/8
Thể dục
1
Giới thiệu chương trình, trò chơi diệt con vật có hại.
Kể chuyện
1
Có công mài sắt, có ngày nên kim
Toán
2
Ôn tập các số đến 100 ( tt) ( bỏ bt2)
Chính tả
1
Tập chép: Có công mài sắt, có ngày nên kim
 Tư
27/8
Tập đọc
3
Tự thuật
Toán
3
Số hạng – Tổng
LT & C
1
Từ và câu
Thủ công
1
Gấp tên lửa
Năm
28/8
Thể dục
1
Tập hợp hàng dọc – Dóng hàng – Điểm số 
Tập viết
1
Chữ hoa A 
Toán
4
Luyện tập ( bỏ bt2)
TN – XH
1
Cơ quan vận động
Mĩ thuật 
1
Vẽ trang trí ,Vẽ đam5 , Vẽ nhạt
Sáu 
29/8
Chính tả
2
Nghe - viết: Ngày hôm qua đâu rồi?
Toán
5
Đề xi mét ( bỏ bt 3)
TLV
1
Tự giới thiệu 
Âm nhạc
1
Ôn tập các bài hát lớp 1
SHTT
Thứ năm ngày 28 tháng 08 năm 2008
 MỸ THUẬT 	Tiết 1
Vẽ trang trí: vẽ đậm, vẽ nhạt
Tgdk: 35’
A. Mục tiêu:
- HS nhận biết được ba độ đậm nhạt chính: đậm, đậm vừa, nhạt.
- HS bước đầu có kĩ năng tạo được độ đậm nhạt trong bài vẽ trang trí, vẽ tranh.
- Yêu thích môn học.
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: Tranh vẽ có độ đậm nhạt.
HS: vở tập vẽ, bút chì, màu tô.
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập.
- GV nhận xét.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: quan sát, nhận xét.
Bước 1: GV cho HS quan sát tranh có độ đậm nhạt, gợi ý HS quan sát, nhận ra được đô đậm, đậm vừa, độ nhạt của tranh.
- HS quan sát xem màu độ đậm nhạt của hình 1/vtvẽ.
* GV kết luận: sgv/78.
Hoạt động 2: Cách vẽ đậm, vẽ nhạt
- HS mở vở tập vẽ- GV yêu cầu HS cẽ màu đậm, nhạt vào 3 bông hoa hình 5.
- HS chọn 3 màu tuỳ thích để vẽ hoa, lá, nhị.
- Vẽ màu đậm, nhạt theo thứ tự mỗi bông hoa.
- GV hướng dẫn HS cách vẽ (Vẽ đậm, vẽ nhạt; có thể vẽ bằng màu hoặc chì đen..)
Hoạt động 3: Thực hành
- HS thực hành vẽ đậm nhạt vào hình 5.
- GV xuống lớp kiểm tra, hướng dẫn HS còn lúng túng.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- HS nhận xét bài của nhau (về cách vẽ đậm, nhạt).
- GV chọn 1 số bài – Cùng lớp nhận xét, chọn ra bài vẽ đẹp nhất.
- GV tuyên dương – khuyến khích các HS chưa hoàn thành bài vẽ.
3. Củng cố, dặn dò:
- Dung nét vẽ đậm nhạt làm cho tranh bức tranh,sinh động và đẹp hơn.
- dặn HS chưa hoàn thành về nhà hoàn thành bài vẽ.
- Nhận xét tiết học.
D. Bổ sung:
................................................................................................................................
 ĐẠO ĐỨC Tiết 1
Học tập sinh hoạt đúng giờ (tiết 1)
Sgk:2 / tgdk: 35’
A. Mục tiêu:
- HS hiểu được các hiện tượng cụ thể và lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- HS biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hợp lí, thực hiện đúng thời gian biểu.
- Có ý thức thực hiện giờ giấc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: Phiếu giao việc hoạt động 1, hoạt động 2 và vbt
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến
* Mục tiêu: HS có ý kiến và hành động đúng khi bày tỏ ý kiến của mình.
* Cách tiến hành: GV chia nhóm – giao việc cho các nhóm(bt1/vbt)
- Các nhóm trình bày ý kiến – Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: làm việc cùng một lúc không phải là học tập, sinh hoạt đúng giờ.
Hoạt động 2: xử lí tình huống
* Mục tiêu: HS biết cách lựa chọn xử lí tình huống cụ thể.
* GV chia nhóm lớp – giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
- Các nhóm trao đổi đưa ra cách xử lí và trình bày - GV nhận xét cách xử lí tình hống của nhóm bạn.
- GV chốt ý: mỗi tình huống đều có nhiều cách ứng xử.Chúng ta cần phải biết lựa chọn cách nào cho phù hợp.
Hoạt động 3: “Giờ nào việc nấy”
* Mục tiêu: giúp HS biết cụ thể công việc cần làm và làm vào thời gian phù hợp.
* Cách tiến hành: GV chia nhóm lớp 
- GV chia nhóm, phát phiếu cho các nhóm – giao việc từng nhóm.
- Các nhóm trao đổi chọn ghi ra những công việc nên làm vào thời gian(buổi sáng, trưa, chiều, tối)
- Các nhóm trình bày và đọc to cho cả lớp nghe – các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt ý: Cần sắp xếp những công việc làm sao cho hợp lí “giờ nào việc nấy”.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhắc nhở HS nên tập cho mình thói quen học tập sinh hoạt đúng giờ để học tập tốt hơn.
- GV nhận xét tuyên dương bạn học tập tích cực.
- Tiết sau: Học tập và sinh hoạt đúng giờ. 
- Về nhà cùng bố mẹ lập trước 1 thời khoá biểu.
D. Bổ sung:
....................................................................................................................................
 Toán tiết 1
Ôn tập các số đến 100
Sgk: 3/ vbt: 3/ tgdk: 40’
A/ Mục tiêu: 
- HS biết viết các số từ 0 đến 100. Học sinh biết được số có một chữ số, hai chữ số, số liền trước, số liền sau của một số. 
- HS đọc và viết được các số từ 0 đến 100.
- HS làm toán nhanh.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn toán.
B/ Đồ dùng dạy - học: 
GV : Một bảng các số ô vuông, phiếu ghi bài tập 2, 3/vbt.
C/ Các hoạt động dạy học: 
1.Bài cũ: Kiểm tra sách vở, dụng cụ học tập của học sinh.
 Nhận xét . 
2.Bài mới: Giới thiệu bài - ghi bảng.
* Thực hành ôn tập. 
 Bài 1/vbt: Học sinh đọc yêu cầu - Nêu miệng kết quả. 
HS nêu tiếp các số có một chữ số: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
- Số bé nhất có một chữ số là: 0
- Số lớn nhất có một chữ số là: 9
- Gv nhận xét – sửa sai.
 Bài 2vbt: Học sinh đọc yêu cầu - Gv hướng dẫn
a. Viết tiếp các số có hai chữ số: 10, 11, 12,.99.
b. Số bé nhất có hai chữ số là: 10
c. Số lớn nhất có hai chữ số là: 99 
d. Các số tròn chục có hai chữ số là: .....
- Hs làm vở bài tập - 1 em làm phiếu câu b, c, d – GV hướng dẫn HS yếu làm bài.
- Lớp nhận xét- sửa bài.. 
Bài 3/vbt: số?
- Học sinh làm vở bài tập – một em làm phiếu - HS nêu kết quả. 
* Gv kèm học sinh yếu làm bài.
- HS nhận xét bài , sửa sai.
- Giáo viên chấm bài. Tuyên dương những em làm bài tốt.
3.Củng cố, dặn dò: Học sinh nhắc lại nội dung bài. 
- Gọi HS nối tiếp nhau đếm từ 0 đến 100. Số lớn nhất có một chữ số là số nào? Số bé nhất có hai chữ số là số nào?....
Tập viết các số cho thành thạo. 
- Chuẩn bị bài sau : Ôn tập các số 100 (tt). 
6. Bổ sung:
Thứ hai ngày 25 tháng 8 năm 2008 
 TẬP ĐỌC Tiết 1
Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Sgk:4 / tgdk: 40’
A/ Mục tiêu: 
- HS yếu đọc được bài và hiểu được nội dung bài. 
- HS đọc hiểu được nội dung bài, rèn kĩ năng đọc thành tiếng, đọc trơn toàn bài. 
- Đọc đúng từ khó: nguệch ngoạc, nắn nót, ôn tồn
- Biết ngắt, nghỉ hơi ở dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ dài; Hiểu nghĩa các từ: nguệch ngoạc, nắn nót, ngáp ngắn ngáp dài... 
- Giáo dục HS có đức tính kiên nhẫn, chịu khó làm việc mới thành công.
B/ Đồ dùng dạy – học:
GV: bảng phụ ghi câu, đoạn hướng dẫn HS đọc.
C/Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: Kiểm tra sách vở của hs - Nhận xét. 
2. Bài mới: Giới thiệu bài- Ghi bảng. 
* Hoạt động 1: Luyện đọc 
Bước 1: Gv đọc mẫu - Hs nghe theo dõi sgk.
+ Hs luyện đọc câu: đọc nối tiếp mỗi em 1 câu (2lần) Gv theo dõi, sửa sai. 
+ GV ghi ra các từ khó, HS luyện đọc từ khó: nguệch ngoạc, nắn nót, ôn tồn
- Luỵên đọc câu khó: Gv đưa bảng phụ ghi câu khó lên hướng dẫn ngắt, nghỉ hơi.
- HS đọc – Gv theo dõi, sửa sai. 
Bước 2: Luyện đọc đoạn
- HS đọc nối tiếp đoạn (2lần) - Gv đưa đoạn khó, hướng dẫn ngắt, nghỉ hơi.
- HS luyện đọc đoạn kết hợp giải nghĩa từ mới trong sgk/4.
*Gv kèm HS yếu đọc đúng biết ngắt, nghỉ hơi khi gặp dấu câu, đoạn dài.
- Luyện đọc đoạn trong nhóm - Thi đọc đoạn giữa các nhóm. 
- Lớp nhận xét - Gv nhận xét, sửa sai, tuyên dương. 
Bước 3: Cả lớp đọc đồng thanh.
Tiết 2
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
- HS đọc từng đoạn – Đọc câu hỏi sgk và TLCH – GV chốt ý: 
Câu 1: Đọc vài dòng đã ngáp ngắn ngáp dài- viết nguệch ngoạc rồi bỏ đi chơi.
Câu 2: Bà cụ đang cầm thỏi sắt mãi miết mài vào tảng đá. 
Câu 3: Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí ....có ngày cháu thành tài.
* Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?- HS nêu ý hiểu của mình.
- GV chốt ý: Phải nhẫn nại, kiên trì không ngại khó, thì việc gì cũng thành công.
Hoạt động 4: Luyện đọc lại 
- Giáo viên hướng dẫn cách đọc theo lời người dẫn chuyện, lời bà cụ và lời cậu bé.
- Giáo viên đọc mẫu. 
- Hs luyện đọc theo nhóm 4 (đọc nối tiếp) - Các nhóm thi nhau đọc.
- Nhóm khác nhận xét – Gv nhận xét, tuyên dương nhóm, cá nhân đọc đúng, hay.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Em thích ai nhất trong câu chuyện này? Vì sao?
- GV nhắc nhở HS muốn thành công chúng ta phải kiên trì và nhẫn nại.
Thứ sáu ngày 29 tháng 08 năm 2008 
 Kể chuyện Tiết 1
Có công mài sắc có ngày nên kim
Sgk:5 / tgdk: 35’
A. Mục tiêu:
- HS kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện: Có công mài sắt, có ngày nên kim.
- HS biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt. Biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung chuyện.
- HS biết nhận xét, đánh giá bạn kể, kể tiếp được lời bạn.
- Ý thức nghe bạn kể. tự tin, mạnh dạn tham gia kể chuyện.
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: Tranh minh hoạ câu chuyện.
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập.
- GV nhận xét.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS kể chuyện.
Bước 1: kể từng đoạn theo tranh.
- 1 HS đọc yêu cầu bài – GV treo tranh - HS –uan sát từng tranh.
- GV nêu yêu cầu kể chuyện theo tranh: đọc gợi ý dưới mỗi bức tranh và kể tiếp nội dung từng đoạn của câu chuyện theo tranh.
- GV nhắc HS cố gắng không đọc thuộc lòng trong sgk, kể theo lời hiểu,lời tự nhiên của mình.
- HS kể theo cặp – GV dến từng nhóm theo dõi, hướng dẫn. 
Bước 2: HS nối tiếp nhau kể từng đoạn trước lớp.
- HS cùng GV nhận xét bạn kể, tuyên dương bạn kể tốt, giọng tự nhiên.
Hoạt động 2: Kể toàn bộ câu chyện,
- GV nêu yêu cầu – HS kể câu chyện theo nhóm. 
- Các bạn khác theo dõi, góp ý cho bạn.
- HS thi kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.
- HS nhận xét bạn kể ( nội dung, cách kể, cử chỉ, nét mặt...)
- GV cùng lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
- Khuyến khích, động viên các bạn khác mạnh dạn, tự tin tham gia kể chuyện.
3. Củng cố, dặn dò:
- Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
- Về nhà tập kể lại câu chuyện và kể cho người thân nghe.
- Nhận x ... cỡ vừa và nhỏ). HS viết đúng mẫu, đều nét và nối nét đúng qui định.
- Có ý thức cẩn thận, chăm chỉ rèn luyện chữ viết.
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: Mẫu chữ hoa A, 
HS: Vở tập viết (vtv1), bảng con.
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: GV kiểm dụng cụ học tập của môn học – nhận xét.
2. Bài mới: Giới thiệu bài : Chữ hoa A
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét chữ hoa A.
Bước 1: GV gắn chữ mẫu – HS trả lới câu hỏi:
- Chữ này cao mấy li? Gồm mấy đường kẻ ngang? Được viết bởi mấy nét?
* GV chốt ý trả lời của HS: SGV/43.
Bước 2: GV chỉ dẫn cách viết vừa nói và chỉ vào chữ A( Chữ hoa A gồm 3 nét) 
- GV viết lên bảng mẫu chữ cỡ vừa (5 dòng kẻ li) và hướng dẫn lại – HS theo dõi.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết bảng con.
- GV yêu cầu HS viết chữ A ( 2-3 lần) 
- GV chọn bảng viết của HS nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 3: Hướng dẫn viết câu ứng dụng : Anh em thuận hoà.
- 5 HS đọc câu ứng dụng - GV giải nghĩa câu ứng dụng.
Bước 1: GV đưa câu ứng dụng đã viết trong dòng kẻ li – HS nhận xét và trả lời: 
+ Các chữ A (A hoa cỡ nhỏ) cao mấy li? Và h cao mấy li ? (2,5 li)
+ Những chữ n, m, o, a cao mấy li ? (1 li)
+ Cách đặt dấu thanh ở các chữ?
+ Các chữ cách nhau một khoảng bằng chừng nào? (1 chữ o).
- GV viết bảng và hướng dẫn HS viết nối nét của chữ Anh ( sgv/44)
Bước 2: HS viết bảng con chữ Anh – GV nhận xét, sửa sai.
Hoạt động 4: HS viết vở tâp viết
- GV nhắc nhở tư thế ngồi viết.
- GV nêu yêu cầu cần viết của bài: viết đúng cỡ chữ, đúng độ cao các con chữ, khoảngcách giữa các chữ....(sgk/44)
- GV theo dõi, uốn nắn, sửa sai cho HS yếu.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc HS ghi nhớ cách viết chữ A hoa.
- Về nhà viết cho hoàn thành bài.
- Luôn rèn thêm chữ viết ở nhà, cẩn thận khi viết bài.
D. Bổ sung:
.....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... 
TỰ NHIÊN - XÃ HỘI Tiết 1
Cơ quan vận động
Sgk: 4 /Tgdk: 35’
A/ Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể:
- Xương và cơ là các cơ quan vận động của cơ thể.
- Hiểu được nhờ có hoạt động của xương và cơ mà cơ thể cử động được.
- Có ý thức năng vận động để cho xương và cơ phát triển tốt.
B/ Đồ dùng dạy học: 
GV: Tranh vẽ cơ quan vận động.
C/Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: GV kiểm tra sgk HS – Nhận xét.
2.Bài mới: Giới thiệu bài : Cơ quan vận động.
Hoạt động 1: làm một số cử động
*Mục tiêu: HS biết được bộ phận nào của cơ thể cử động khi thực hiện một số động tác.
* Cách tiến hành:
- GV cho cả lớp đứng lên và thực hiện một số động tác thể dục tùy thích.
- GV gọi 1 nhóm 5 HS lên thực hiện các động tác như bạn nhỏ trong tranh.
GV hỏi: trong một số động tác các em và các bạn vừa làm, bộ phận nào của cơ thể đã cử động?
- HS trả lời theo hiểu biết của mình –GV chốt ý:
Để thực hiện các động tác tên thì đầu, mình, chân tay phải cử động.
Hoạt động 2: Quan sát để nhận bết cơ quan vận động.
* Mục tiêu: HS biết xương và cơ là cơ quan vận động của cơ thể.HS nêu được vai trò của xương và cơ.
* Cách tiến hành: 
- Yêu cầu HS sờ cánh tay, cổ, bắp chân... của mình và trả lời câu hỏi:
 Dưới lớp da của cơ thể có gì? – HS trả lời theo hiểu biết.
* GV chốt ý: có xương và bắp thịt (bắp thịt còn gọi là cơ).
-Yêu cầu HS cử động các ngón tay, ngón chân, xoay cổ tay, cổ...và trả lời câu hỏi: Nhờ đâu các bộ phận đó cử động được?
* GV kết: Nhờ sự phối hợp hoạt động của xương và cơ mà cơ thể cử động được.
- HS nhìn tranh chỉ và nói tên các cơ quan vận động – Cả lớp nhận xét.
- GV chốt ý: Xương và cơ là các cơ quan vận động của cơ thể.
- Hoạt động 3: Trò chơi : “Vật tay”
* Mục tiêu: HS biết hoạt động và vui chơi bổ ích, hợp lí sẽ giúp xương và cơ phát triển tốt.
* Cách tiến hành: 
- GV nêu yêu cầu trò chơi – cách chơi, luật chơi.
- Sau trò chơi, GV kết luận: Muốn chơi khoẻ, thì cơ quan vận động phải khoẻ. Muốn khoẻ các em phải chăm chỉ tập thể dục, và ham thích vận động.
3.Củng cố, dặn dò: 
 - HS nêu lại cơ quan vận động của cơ thể là xương và cơ.
- Làm thế để cơ quan vận động khoẻ mạnh?
Thứ tư ngày 27 tháng 08 năm 2008
 CHÍNH TẢ (Nghe-viết) Tiết 2
Ngày hôm qua đâu rồi?
(Khổ thơ cuối)
Sgk: 11/vbt: 4 / tgdk: 40’
A. Mục tiêu:
- HS nghe viết khổ thơ cuối của bài ngày hôm qua đâu rồi.
- HS Hiểu và biết cách trình bày khổ thơ.
- Rèn tính cẩn thận, thẩm mĩ khi trình bày.
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: Bảng phụ viết đoạn chính tả cần viết, bảng phụ bài tập.
HS: Vở chính tả, bảng con, sách tiếng việt 2/t1, vbtTV2/t1
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: 2 HS viết lên bang viết các từ: mỗi, ngày, mài, thỏi sắt...
- Cả lớp viết bảng con.
- HS nhận xét - GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS viết chính tả
Bước 1: GV đọc mẫu bài chính tả khổ thơ cuối – cả lớp lắng nghe.
- Cả lớp tìm hiểu nội dung chính của bài chính tả.
- HS trả lời câu hỏi, tìm hiểu cách trình bày bài chính tả.
+ khổ thơ có mấy dòng? Chữ cái đầu dòng viết như thế nào? 
- GV hướng dẫn cách trình bày bài chính tả.
Bước 2: 
- GV đọc các từ khó: trong, vở, học hành, chăm chỉ, vẫn...
- HS viết bảng con các từ ngữ khó – GV gạch chân các từ dễ lẫn lộn.
Bước 3: GV đọc bài chính tả lần 2.
- GV đọc câu, cụm từ .. HS viết bài chính tả.
- GV đọc lại toàn bài cho HS soát.
Bước 4: HS đổi vở soát lỗi – GV thu 1/3 vở chấm bài.
* GV nhận xét chung, sửa sai.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1b/vbt: Em chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống?
- HS tự làm bài – 1 HS đọc bài làm của mình.
- 2 HS lên bảng làm bài – HS nhận xét, sửa bài.
	Cây bàng	cái bàn	hòn than	cái thang
Bài tập 2 /vbt: viết vào vở những chữ cái còn thiếu vào bảng sau:
- GV gắn bảng phụ bài tập 2.
- GV hướng dẫn cách làm bài – HS tự làm bài.
- GV cùng cả lớp sửa bài theo thứ tự: g, h, I, k, l, m, n, o, ô, ơ
3. Củng cố, dặn dò:
- HS đọc thuộc lòng các chữ cái vừa học.
- Về nhà rèn thêm chữ viết cho đúng chính tả và đẹp .
D. Bổ sung:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
 TOÁN	 Tiết 5
Đề xi mét
Sgk: 7/vbt: 7/ tgdk: 40’
A/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Bước đầu nắm được tên gọi, kí hiệu và độ lớn của đơn vị đo dm. Nắm được quan hệ giữa dm và cm ( 1 dm =10 cm và ngược lại).
 - Biết làm các phép tính cộng trừ với số đo có đơn vị dm.
- Cẩn thận chính xác khi làm toán.
B/ Đồ dùng dạy học: 
GV: Một băng giấy có chiều dài 10 cm. Thước dài có vạch chia cm. 
	Bảng phụ làm bài tập.
HS: bảng con, thước có chia vạch cm.
C/Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: 2 học sinh lên bảng làm bài làm tính cộng:
	34	29
	42	40
- Cả lớp làm bảng con – HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài : Đề xi mét.
Hoạt động 1: Giới thiệu đơn vị đo độ dài đề xi mét.
Bước 1: Giới thiệu đơn vị đo là đề xi mét.
- Cho HS đo độ dài băng giấy 10 cm và hỏi: Băng giấy dài mấy cm? (10 cm)
* Vậy 10 cm còn gọi là 1 dm. Đề xi mét cũng là 1 đơn vị đo độ dài. 
Đề xi mét viết tắt là: dm (GV viết bảng) đọc là: Đề xi mét. 
- GV gọi HS đọc lại, HS nêu cách viết tắt dm ( gồm chữ d và chữ m liền sau).
Vậy: 10cm = 1 dm .
1dm = 10 cm – HS đọc lại
Bước 2: Hướng dẫn HS nhận biết các đoạn thẳng có độ dài 1 dm, 2 dm, 3 dm.
 - GV chuẩn bị sẵn thước có độ dài 2 dm, 3 dm – HS lên chỉ đúng vạch 2dm, 3dm. 
- GV nhận xét , sửa sai, tuyên dương. 
Hoạt động 2: Thực hành 
Bài 1/vbt: xem hình vẽ - GV nêu yêu cầu bài tập: em có nhận xét gì về đđộ dài các đoạn thẳng? (HS nêu miệng)
- HS tự điền từ đúng vào vbt – HS đọc bài làm của mình .
- Cả lớp nhận xét – sửa bài.
Bài 2/vbt: tính (theo mẫu):
- GV cùng cả lớp làm bài mẫu – HS làm vbt (câu a, b theo yêu cầu của GV).
- 4 HS lên bảng làm bài – GVkèm HS yếu làm bài.
- HS nhận xét, sửa bài.
3.Củng cố, dặn dò: 
 - HS nhắc lại: 10 cm =? dm ; 1dm = ? cm.
- BTVN: 2/sgk.
- Tiết sau: Luyện tập
6. Bổ sung: 
TẬP LÀM VĂN Tiết 1
	Tự giới thiệu: Câu và bài	
Sgk: 12/ vbt: 5/tgdk: 40’
A. Mục tiêu: 
- HS nghe và trả lời đúng một số câu hỏi về bản thân mình.
- HS biết nghe và nói lại được những điều em biết về bạn trong lớp; Bước đầu biết kể miệng một mẩu chuyện theo tranh.
- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ của công.
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: bảng phụ các câu hỏi bt1/sgk, Tranh minh hoạ bài tập 3/sgk.
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: Kiểm tra sách, vở, đồ dùng học tập.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
* Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1/sgk: (miệng) trả lời câu hỏi:
- 1 HS đọc tất cả các câu hỏi của bài tập.GV làm câu mẫu hỏi 1 vài HS (sgk/12)
- GV yêu cầu HS hỏi – đáp theo cặp.
- GV đến các nhóm theo dõi các bạn trong nhóm hỏi- đáp nhau..
- GV gọi một vài cặp HS đứng trước lớp hỏi – đáp .
- Các nhóm khác theo dõi để biết thông tin của bạn trong lớp.
- Gv cùng cả lớp nhận xét, tuyên dương.
* GV chốt: Chúng ta phải biết về bản thân mình, rất có lợi cho chúng ta khi cần nói cho người khác biết về mình. Song cần trả lời rõ rãng, lịch sự để người nghe mến, yêu quí chúng ta.
Bài tập 2/sgk: (miệng) :
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập - GV giải thích để HS hiểu yêu cầu
- Một vài HS đứng lên nói thông tin mình biết về một bạn trong lớp.
- HS nhận xét bằng cách trả lời câu hỏi của GV: Bạn nói về em như vậy đã đúng chưa?
- GV cùng lớp tuyên dương những bạn có chú ý bài.
Bài tập 3/sgk: (miệng- Theo cặp)
Bước 1: 1 HS đọc yêu cầu bài tập – GV gắn 4 tranh lên bảng.
- GV giúp HS hiểu yêu cầu bài tập.
- HS kể chuyện theo cặp, bổ sung cho nhau để kể đúng nội dung từng tranh
Bước 2: Đại diện nhóm nói về nội dung từng tranh.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
Bước 3: HS xung phong kể toàn bộ câu chuyện theo 4 tranh - HS khác nhận xét.
* GV chốt: có thể dùng từ để đặt thành câu, để kể thành một sự việc, một câu chuyện.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV hỏi các câu hỏi bt12- HS trả lời lại.
- Về nhà kể lại câu chuyện bt3 cho hay hơn.
- GV khen những HS chăm chú học tập tốt.
D. Bổ sung: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 1.doc