Thiết kế bài dạy lớp 5 - Tuần 6

Thiết kế bài dạy lớp 5 - Tuần 6

 ĐẠO ĐỨC

CÓ CHÍ THÌ NÊN ( TIẾT 2 )

I. MỤC TIÊU: HS biết:

 Trong cuộc sống con người cố thể giặp khó khăn thử thách. Nhưng nếu có ý chí có quyết tâm và biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy, thì sẽ có thể vượt qua được những khó khăn để vươn lên trong cuộc sống.

 - Xác định được những thuận lợi, khó khăn của mình; biết đề ra kế hoạch vượt khó khăn của bản thân.

 - Cảm phục những tấm gương có ý chí vượt lên khó khăn để trở thành những người có ích cho gia đình, cho xã hội.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 GV: Một số mẩu chuyện về những tấm gương vượt khó.

III HẠOT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

A Bài cũ

B Bài mới

1: Làm BT3 sách giáo khoa :

1.Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ giao nhiệm vụ cho từng nhóm xử lí một tình huống BT3.

2.Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.Giáo viên có thể ghi tóm tắt lên bảng trình bày

 - Khó khăn của bản thân

- Khó khăn về gia đình

- Khó khăn khác như: Đường đi học xa,hiểm trở

4.Giáo viên gợi ý để học sinh phát hiện những bạn có khó khăn ở ngay trong lớp mình, trường mình và có kế hoạch để giúp bạn vượt khó

2:Tự liên hệ bản thân BT 4 sách giáo khoa.

-Học sinh trao đổi những khó khăn của mình với nhóm

-Mỗi nhóm chọn một đến hai bạn có nhiều khó khăn hơn trình bày trớc lớp.

-Cả lớp thảo luận tìm cách giúp đỡ những bạn có nhiều khó khăn ở trong lớp.

-Giáo viên kết luận:

 

doc 20 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 602Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 5 - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
( Thực hiện từ ngày 27.9 đến 1.10 . 2010 )
Thứ
ngày
Tiết
Tiết
PPCT
Môn học
Tên bài dạy
Hai
27.9
2
3
4
5
6
11
26
11
Đạo đức
Tập đọc
Toán
Thể dục
Có chí thì nên (tiết2)
Sự sụp đổ của chế độ A-pác-thai
Luyện tập
Bài 11
Ba
28.9
1
2
3
4
27
6
6
11
Toán
Mĩ thuật 
Chính tả 
Khoa học
Héc ta
Bài 6
Nhớ - viết: Ê-mi-li, Con
Dùng thuốc an toàn
Tư
29.9
1
2
3
4
6
28
6
12
Kểchuyện
Toán
Lịch sử
Tập đọc
KC được chứng kiến hoặc tham gia
Luyện tập
Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước
Tác phẩm của Si-le và tên phát xít
Năm
30.9
1
2
3
4
11
12
19
12
T. LV
Thể dục
Toán
L T V C
Luyện tập làm đơn
Bài 12
Luyện tập chung
Dùng từ đồng âm để chơi chữ
Sáu
1. 10
1
2
3
4
6
30
12
12
Âm nhạc
Toán
Khoa học
T. làm văn
Học hát bài: Con him hay hót
Luyện tập chung
Phòng bệnh sốt rét
Luyện tập tả cảnh
 Thứ hai ngày 27 tháng 9 năm 2010
 Đạo đức
Có chí thì nên ( tiết 2 )
I. Mục tiêu: HS biết:
 Trong cuộc sống con người cố thể giặp khó khăn thử thách. Nhưng nếu có ý chí có quyết tâm và biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy, thì sẽ có thể vượt qua được những khó khăn để vươn lên trong cuộc sống.
 - Xác định được những thuận lợi, khó khăn của mình; biết đề ra kế hoạch vượt khó khăn của bản thân.
 - Cảm phục những tấm gương có ý chí vượt lên khó khăn để trở thành những người có ích cho gia đình, cho xã hội.
II. Đồ dùng dạy học
 GV: Một số mẩu chuyện về những tấm gương vượt khó.
III hạot động dạy và học
A Bài cũ
B Bài mới
1: Làm BT3 sách giáo khoa :
1.Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ giao nhiệm vụ cho từng nhóm xử lí một tình huống BT3.
2.Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.Giáo viên có thể ghi tóm tắt lên bảng trình bày
 - Khó khăn của bản thân 
- Khó khăn về gia đình 
- Khó khăn khác như: Đường đi học xa,hiểm trở
4.Giáo viên gợi ý để học sinh phát hiện những bạn có khó khăn ở ngay trong lớp mình, trường mình và có kế hoạch để giúp bạn vượt khó
2:Tự liên hệ bản thân BT 4 sách giáo khoa.
-Học sinh trao đổi những khó khăn của mình với nhóm
-Mỗi nhóm chọn một đến hai bạn có nhiều khó khăn hơn trình bày trớc lớp.
-Cả lớp thảo luận tìm cách giúp đỡ những bạn có nhiều khó khăn ở trong lớp.
-Giáo viên kết luận: 
C.Củng cố dặn dò Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Tập đọc
Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai
I-Mục tiêu:
1.Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài:
 - Đọc đúng các từ phiên âm (a-pác-thai), tên riêng: Nen-xơn Man-đê- la, các số liệu thống kê (1-5, 9-10, 3-4)
 - Giọng đọc thể hiện sự bất bình với chế độ phân biệt chủng tộc và ca ngợi cuộc sống đấu tranh dũng cảm, bền bỉ của ông Nen-xơn Man-đê-la và nhân dân Nam Phi.
2. Hiểu ý nghĩa của bài văn: Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi.
II-Hoạt động dạy và học
A. Kiểm tra bài cũ: - Học sinh đọc thuộc lòng khổ thơ 2-3 bài thơ Ê-mi-li, con,trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài
 2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài.
 1: Luyện đọc:
 - GV hướng dẫn cách đọc: Toàn bài đọc với giọng thông báo, rõ ràng, rành mạch, tốc độ nhanh.
 - Chia đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu đén A-pác-thai.
 + Đoạn 2: Tiếp theo đến ...dân chủ nào.
 + Đoạn 3: Đoạn còn lại. - Một học sinh đọc toàn bài. Giáo viên giới thiệu ảnh cựu tổng thống Nam Phi Nen-xơn Man-đê-la và tranh minh hoạ bài.
 - Học sinh tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài.
 Hướng dẫn học sinh đọc đúng các số liệu thống kê:
 + Giải thích để học sinh hiểu các số liệu thống kê.
 + Hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa các từ khó ghi ở cuối bài.
 - Học sinh luyện đọc theo cặp.
 - Một hai học sinh đọc lại cả bài.
 - Giáo viên đọc diễn cảm bài văn.
 2: Tìm hiểu bài: GV hướng dẫn HS đọc (chủ yếu là đọc thầm đọc lớt);tổ chức cho HS suy nghĩ trao đổi,thảo luận,trả lời các câu hỏi tìm hiểu ND bài trong SGK.
 - Câu1 SGK (HS Y ).Học sinh đọc thầm đoạn 2 để trả lời.
ý1: Dưới chế độ a-pác-thai,người da đen bị đối xử bất công. 
 - Câu2 (HS TB) SGK.Học sinh thảo luận nhóm đôi
ý2: Người da đen ở Nam Phi đã đứng lên đòi bình đẳng.
- Câu3 SGK.(HS K)
ý3: Cuộc đấu tranh chống chế độ a-pác-thai được đông đảo mọi người trên thế giới ủng hộ.
 - Câu 4 SGK. (HS G)
 - HD học sinh rút ND bài như mục I.
 3: Đọc diễn cảm:
 - HS nối tiếp nhau đọc đoạn bài văn.
 GV hướng dẫn cách đọc cho HS theo yêu cầu phần I (cảm hứng ca ngợi,sảng khoái) nhấn mạnh các từ ngữ: Bất bình,dũng cảm bền bỉ, yêu chuộng tự do và công lý, buộc phải huỷ bỏ, xấu xa nhất, chấm dứt.
 - HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
 - HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
C. Củng cố - dặn dò
 - GV nhận xét tiết học; HS chuẩn bị trước tiết học tuần tới: Tác phẩm của Si-Le và tên phát xít.
Toán
Luyện tập
I-Mục tiêu:	 
 - Củng cố về mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích.
 - Rèn kỹ năng chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích và giải các bài toán có liên quan. 
II-Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Bài cũ
B. Bài mới: Giới thiệu bài.
 1: Thực hành.
Bài 1:SGK.(HS Y)
 Yêu cầu một HS dọc đề bài.
 Chia lớp làm 2 nhóm, mỗi nhóm làm một câu, đại diện HS lên bảng làm.
 HS va GV nhận xét.
GV: Củng cố cho học sinh cách viết số đo diện tích có hai đơn vị đo thành số đo dưới dạng phân số hay hỗn số có một đơn vị cho trước.
Bài 2: SGK.(HS TB)
 Yêu cầu HS đọc đề bài.
 HS làm việc cá nhân, trả lời miệng kết quả. 
 GV và HS nhận xét.
Bài 3: : SGK.(TB- K)
 Yêu cầu HS đọc đề bài.
 HS làm việc cá nhân, 4 HS lên bảng làm. 
 GV và HS nhận xét.
KL: Rèn cho HS kĩ năng đổi đơn vị đo.
Bài 4: : SGK.(HS G)
 Yêu cầu HS đọc đề bài.
 GV hướng dẫn HS giải.
 HS làm việc cá nhân, 1 HS lên bảng làm. 
 GV và HS nhận xét.
C. Củng cố – Dặn dò. GV hệ thống kiến thức toàn bài.
 Dặn HS về nhà học bài.
Thể dục : đội hình đội ngũ
Trò chơi “chuyển đồ vật”
i. mục tiêu: * Củng cố và nâng cao kĩ thuật ĐHĐN: Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, dàn hàng, dồn hàng. Yêu cầu HS tập hợp hàng nhanh, rật tự, động tác đúng kĩ thuật, đều, đúng khẩu lệnh.
* Chơi trò chơi “Chuyển đồ vật”. Yêu cầu học sinh tham gia chơi nhiệt tình, chủ động, chuyển đồ vật nhanh, đúng luật.
 ii.địa điểm-phương tiện:	+ Sân tập vệ sinh an toàn sạch.
iii. phương pháp tổ chức dạy học:
phần
nội dung
t/g
pp tổ chức dạy học
 I
mở
đầu
II
cơ
bản
III
kết
thúc
- G/viên nhận lớp,h/sinh khởi động
 + Xoay các khớp.
 + Tìm người chỉ huy.
* Củng cố và nâng cao kĩ thuật ĐHĐN: Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, dàn hàng, dồn hàng.
* Chơi trò chơi “Nhảy ô tiếp sức”.
+ Cách chơi: (Lớp 3).
* Học sinh thả lỏng cùng g/v hệ thống và nhận xét bài học.
4-6’
13-15
7-9’
4-6’
Cán sự điều hành h/sinh k/động. 
 + + + + + + +
 + + + + + + +
 Gv
- Gv nhắc lại khẩu lệnh, kỉ thuật động tác, làm mẫu lại. HS quan sát, lắng nghe. Tổ chức lập luyện.
+ Lần 1 GV HD điều hành.
+ Lần 2: GV chia tổ CS điều hành. GV quan sát giúp đỡ.
+ Lần 3: Thi các tổ. GV cùng HS quan sát nhận xét.
+ Lần 4: CS điều hành tập cả lớp, Gv củng cố.
- GV nhắc lại cách chơi. Tổ chức chơi.
(H/s K, G tham gia chơi chủ động. H/s TB, Y tham gia chơi tương đối chủ động).
- H/sinh thả lỏng cùng g/v nhận xét bài học.
Thứ 3 ngày 28 tháng 9 năm 2010
Toán
Héc- ta
I. Mục tiêu: Giúp HS :
 - Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đơn vị đo diện tích héc – ta; quan hệ giữa héc- ta và mét vuông...
 - Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích ( trong mối quan hệ với héc- ta ) và vận dụng để giải các bài toán có liên quan.
II. Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
A. Bài cũ:
B. Bài mới: Giới thiệu bài.
 1: Giới thiệu đơn vị đo diện tích héc – ta.
 - GV giới thiệu: “thông thường khi đo diện tích một thửa ruộng, một khu rừng,...người ta dùng đơn vị héc – ta”.
 - GV giới thiệu : “một héc –ta bằng một héc – tô- mét vuông” và héc –ta viết tắt là ha.
 Hướng dẫn HS tự phát hiện được mối quan hệ giữa héc –ta và mét vuông:
1ha = 10 000 m2 .
 2: Thực hành.
Bài1: (HSY)
 Yêu cầu HS đọc đề bài. 
 HS làm việc cá nhân , lần lượt cho HS lên bảng làm.
 HS và GV nhận xét chốt lời giải đúng .
Bài2: (HSTB)
 Yêu cầu HS đọc đề bài. 
 HS làm cá nhân , 1 HS lên bảng làm.
 HS và GV nhận xét chốt lời giải đúng .
Bài3: SGK.(Khuyến khích HS làm)
 Yêu cầu HS đọc đề bài. 
 HS làm theo 3 nhóm, mỗi nhóm làm 1 bài , 3 HS lên bảng làm.
 HS và GV nhận xét chốt lời giải đúng .
Bài4: (Khuyến khích HS làm)
 Yêu cầu HS đọc đề bài. 
 HS làm theo nhóm đôi, 1HS lên bảng làm.
 HS và GV nhận xét chốt lời giải đúng .
III: Củng cố – Dặn dò:
 GV hệ thống kiến thức toàn bài. Dặn HS về nhà làm bài tập ở vở bài tập.
Chính tả 
Nhớ – viết: Ê-mi-li, con...
 I. Mục đích yêu cầu
 - Nhớ- viết chính xác, trình bày đúng khổ thơ 3,4 của bài Ê-mi-li, con...
 - Làm đúng các bài tập đánh đấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi ưa.ươ.
 - Hs khá giỏi làm đầy đủ được BT3 hiểu nghĩa các câu thành ngữ
II. Đồ dùng dạy học
 GV: bảng phụ ghi nội dung bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Bài cũ: HS lên chữa bài tập 
B. Bài mới : Giới thiệu bài.
 1: Hướng dẫn HS viết chính tả.
 1-2 HS đọc thuộc lòng trước lớp khổ thơ 3,4. Cả lớp đọc thầm lại,chủ ý các dấu câu, tên riêng.
 GV nhắc HS chú ý một số từ ngữ dễ viết sai chính tả: Sáng bùng, nói giùm, Oa-sinh-tơn,...
 HS nhớ lại 2 khổ thơ, tự viết bài; GV chấm, chữa, nêu nhận xét.
 2: Hướng dẫn HS làm BT chính tả.
Bài tập 2: SGK.
 Một HS đọc yêu cầu BT. Cả lớp theo dõi SGK.
 HS làm việc cá nhân, một HS lên bảng viết, nêu nhận xét về cách đánh dấu thanh.
 - Cả lớp và GV nhận xét kết quả bài làm của HS.
 - GV kết luận: Cách đánh dấu thanh: 
 +Trong các tiếng có ưa (tiếng không có âm cuối): dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính ưa- chữ ư.
 + Trong các tiếng có ươ (tiếng có âm cuối): dấu thanh đặt ở chữ cái thứ 2 của âm chính ươ- chữ ư.
Bài tập 3: SGK.
 - Một HS đọc yêu cầu của bài tập.
HS thảo luận nhóm đôi trả lời miệng trước lớp.
 - GV giúp HS tìm hiểu nghĩa của các thành ngữ:
 + Năm nắng, mười mưa.
 + Cầu được, ước thấy.
 +Nước chảy , đá mòn.
 + Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
 Yêu c ... o?
 + Bạn thấy thái độ của ông cụ đối với người Đức, tiếng Đức và tên Phát xít Đức như thế nào?
 + Lời đáp của ông cụ ở cuối truyện ngụ ý gì?
 + Qua câu truyện bạn thấy cụ già là người như thế nào? 
 + Câu truyện có ý nghĩa gì?
 Nội dung: Câu truyện ca ngợi cụ già người Pháp thông minh, biết phân biệt người Đức và bọn Phát xít Đức. Cụ đã dạy cho tên Phát xít Đức hống hách một bài học chua cay.
 2HS nhắc lại nội dung chính của bài.
 3: Đọc diễn cảm .
 - Hướng dẫn kĩ cách đọc.
 - 4 HS đọc diễn cảm toàn bài .
- HS thi đọc diễn cảm.
 C. Củng cố- Dặn dò:
 Cho HS nhắc lại nội dung bài và liên hệ thực tế.
 Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Thứ năm ngày 30 tháng 9 năm 2010
Tập làm văn
Luyện tập làm đơn
I-Mục tiêu
 - Biết cách viết một lá đơn đúng theo qui định và trình bày đầy đủ những ngụyên vọng trong đơn.
II-Đồ dùng dạy học.
 GV: Một số tranh ảnh về thảm họa mà chất độc màu da cam gây ra. 
III-Các hoạt động dạy học.
A.Kiểm tra bài cũ:
B.Dạy bài mới: Giới thiệu bài.
 1: HDHS luyện tập.
Bài tập 1: SGK.
 HS đọc yêu cầu bài tập 1.
 HS trả lời lần lượt các câu hỏi trong SGK
 GV giới thiệu tranh ảnh và thảm họa do chất độc màu da cam gây ra; hoạt động của hội chữ thập đỏ và các tầng lớp nhân dân giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam.
 GV giảng: Trong cuộc chiến tranh tại Việ Nam, Mĩ đã rải hàng ngàn tấn chất độc màu da cam xuống đất nước ta, gây thảm họa cho môi trường, cây cỏ, muông thú va con người. Hậu quả của nó thật tàn khốc. Mỗi chúng ta cần phải làm một viẹc gì đó để giúp đỡ nạn nhân chất độc mà da cam.
Bài tập 2: SGK.
 Một HS đọc yêu cầu của bài tập và phần chú ý.
 GV nêu câu hỏi giúp HS tìm hiểu bài:
 + Hãy đọc tên đơn em sẽ viết?
 + Mục nơi nhận đơn em sẽ viết những gì?
 + Phần lí do viết đơn em sẽ viết những gì?
 Nhận xét sữa chữa bổ sung cho các câu trả lời của HS.
 Yêu cầu HS viết đơn theo mẫu đơn đã ghi sẵn trên bảng.
 Gọi 5-6 HS đọc đơn đã hoàn thành.
 Gọi HS nhận xét bài làm của từng bạn.
 GV nhận xét cho điểm những HS viết đạt yêu cầu. 
* C. Củng cố dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Yêu cầu HS ghi nhớ cách viết đơn.
bài 10 
 đội hình đội ngũ
Trò chơi “lăn bóng bằng tay”
i. mục tiêu:
* Củng cố và nâng cao kĩ thuật ĐHĐN: Dàn hàng, dồn hàng, đi đều vòng trái, vòng phải, đổi chân khi đi đều sai nhịp. Yêu cầu HS tập hợp hàng nhanh, rật tự, động tác đúng kĩ thuật, đều, đúng khẩu lệnh, đi đều vòng trái, vòng phải không lệch hàng, biết cách đổi chân khi đi đều sai nhịp.
* Chơi trò chơi “Lăn bóng bằng tay”. Yêu cầu học sinh tham gia chơi chủ động, đúng luật, nhiệt tình.
 ii. địa điểm-phương tiện:	+ Sân tập vệ sinh an toàn sạch.
 	+ Kẻ sân trò chơi. Bóng số 4; 04 quả.
iii/ phương pháp tổ chức dạy học:
phần
nội dung
t/g
pp tổ chức dạy học
 I
mở
đầu
II
cơ
bản
III
kết
thúc
- G/viên nhận lớp,h/sinh khởi động
 + Xoay các khớp.
 + Tìm người chỉ huy.
* Củng cố và nâng cao kĩ thuật ĐHĐN: Dàn hàng, dồn hàng, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
* Chơi trò chơi “Lăn bóng bằng tay”.
+ Cách chơi: (Lớp 4).
* Học sinh thả lỏng cùng g/v hệ thống và nhận xét bài học.
4-6’
13-15
7-9’
4-6’
Cán sự điều hành h/sinh k/động. 
 + + + + + + +
 + + + + + + +
 Gv
- Gv lại khẩu lệnh, kỉ thuật động tác, làm mẫu lại. HS quan sát, lắng nghe. Tổ chức lập luyện.
+ Lần 1 GV HD điều hành.
+ Lần 2: GV chia tổ CS điều hành. GV quan sát giúp đỡ.
+ Lần 3: Thi các tổ. GV cùng HS quan sát nhận xét.
+ Lần 4: CS điều hành lớp tập luyện. GV củng cố.
- GV nhắc lại cách chơi. Tổ chức chơi.
(H/s K, G tham gia chơi chủ động. H/s TB, Y tham gia chơi tương đối chủ động).
- H/sinh thả lỏng cùng g/v nhận xét bài học.
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp HS tiếp tục củng cố về:
 - Các đơn vị đo diện tích đã học; cách tính diện tích các hình đã học.
 - Giải các bài toán có liên quan đến diện tích.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Bài cũ :
B. Bài mới: Giới thiệu bài.
1: Thực hành.
Bài 1: (HSY)
 HS thảo luận nhóm đôi để làm bài tập, 1 HS lên bảng làm.
 HS và GV nhận xét.
Bài 2: (HS TB)
 HS đọc yêu cầu bài 2.
 HS làm việc cá nhân, 1HS lên bảng làm.
 HS và GV nhận xét.
Bài 3: (Khuyến khích HS làm)
 HS đọc yêu cầu bài 3.
 HS làm cá nhân,1 HS lên bảng làm.
 HS và GV nhận xét.
 Bài 4: (Khuyến khích HS làm)
 HS đọc yêu cầu bài 4.
 HS làm việc cá nhân, 1HS lên bảng làm.
 HS và GV nhận xét.
c. Cũng cố dặn dò
 GV hệ thống kiến thức toàn bài.
 Dặn HS về nhà làm BT ở vở BT. 
Luyện từ và câu
Dùng từ đồng âm để chơi chữ
I. mục đích, yêu cầu:
- Hiểu thế nào là từ đồng âm để chơi chữ.
- Bước đầu hiểu được tác dụng của biện pháp dùng từ đồng âm để chơi chữ: Tạo ra
những câu nói có nhiều nghĩa, gây bất ngờ thú vị cho người đọc , người nghe 
- HS khá giỏi đặt được câu với 2,3 từ đồng âm ở BT1
II. đồ dùng dạy học
 GV: Bảng phụ ghi sẵn hai cách hiểu câu: Hổ mang bò lên núi
III. Các hoạt động dạy học
A. Bài cũ
B. Bài mới: Giới thiệu bài
1: Nhận xét.
 - Yêu cầu HS đọc phần nhân xét.
 - HS thảo luận nhóm đôi, trả lời miệng câu hỏi trong SGK.
 - HS và GV nhận xét.GVtreo bảng phụ đã viết 2 cách hiểu câu văn: Hổ mang bò lên núi. Cách dùng từ như vậy gọi là cách dùng từ đồng âm đề chơi chữ.
GV hỏi: 
 + Qua ví dụ trên, em hãy cho biết thế nào là dùng từ đồng âm để chơi chữ?
 + Dùng từ đồng âm để chơi chữ có tác dụng gì?
 - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK.
2: Luyện tập.
Bài tập 1: SGK
 - GV nêu yêu cầu của bài tập.
 - HS cả lớp đọc thầm nội dung bài tập, trao đổi theo cặp để trả lời miệng trước lớp.
KL: Rèn kĩ năng phát hiện từ đồng âm để chơi chữ.
Bài tập 2: SGK
 - HS đọc nội dung bài tập 2, làm việc cá nhân, 3 HS lên bảng làm, các HS khác lần lượt trả lời miệng trước lớp.
 HS và GV nhận xét.
KL: Rèn kĩ năng sử dụng từ đồng âm để chơi chữ vào đặt câu.
C. Củng cố dặn dò
 Yêu cầu HS nhắc lại nội dung tiết học.
 Dặn HS về nhà học bài.
Thứ sáu ngày 1 tháng 10 năm 2010
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
 - So sánh phân số, tính giá trị của biểu thức với phân số.
 - Giải bài toán liên quan đến tìm một phân số của một số, tìm 2 số khi bíêt hiệu và tỉ số của 2 số đó.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Bài cũ :
B. Bài mới: Giới thiệu bài.
 1 Thực hành
Bài 1: (HSY)
 HS đọc yêu cầu bài 1.
 HS làm việc cá nhân, 2 HS lên bảng làm.
 HS và GV nhận xét.
Bài 2a,d: (HSTB)
 HS đọc yêu cầu bài 2.
 HS làm cá nhân , 4 HS lên bảng làm.
 HS và GV nhận xét.
Bài 3: (Khuyến khích HS làm)
 HS đọc yêu cầu bài 3.
 HS làm cá nhân, 1 HS lên bảng làm.
 HS và GV nhận xét.
Bài 4 HS đọc yêu cầu bài 4.
 HS làm cá nhân, 1 HS lên bảng làm.
 HS và GV nhận xét.
KL: Củng cố giải bài toán về tìm 2 số biết hiệu và tỉ số của 2 số đó.
C. Củng cố dặn dò:
 GV hệ thống kiến thức toàn bài.
 Dặn HS về nhà làm BT ở vở BT. 
Khoa học
Phòng bệnh sốt rét
I. Mục tiêu: HS có khả năng:
 Nhận biết một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét.
 Nêu tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt rét.
 Làm cho nhà ở và môi trường không có muỗi.
 Tự bảo vệ mình và những người trong gia đình bằng cách ngủ màn(đặc biệt màn đã được tẩm chất phòng muỗi), mặc quần áo dài để không cho muỗi đốt khi trời tối.
 Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người.
II. Đồ dùng dạy học
 GV: Hình minh họa trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Bài cũ:
B. Bài mới: Giới thiệu bài.
1: Một số kiến thức cơ bản về bệnh sốt rét. 
 Mục tiêu: HS nhận biết được một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét.
HS nêu được tác nhân, đường lây truyền của bệnh sốt rét.
 Cách tiến hành:
 Chia lớp thành 4 nhóm tổ chức cho các em quan sát tranh trang 26 và thảo luận trả lời câu hỏi trongSGK.
 Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.`
 HS và GV nhận xét, bổ sung, chốt ý đúng.
 2: Cách đề phòng bệnh sốt rét.
 Mục tiêu: Giúp HS :
 Làm cho nhà ở và môi trường không có muỗi.
 Tự bảo vệ mình và những người trong gia đình bằng cách ngủ màn (đặc biệt màn đã được tẩm chất phòng muỗi), mặc quần áo dài để không cho muỗi đốt khi trời tối.
 Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người. 
 Cách tiến hành:
 GV chia lớp làm 4 nhóm, yêu cầu HS quan sát hình ảnh minh họa trang 27 SGK, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
 + Mọi người trong hình đang làm gì? làm như vậy có tác dụng gì?
 + Chúng ta cần làm gì để phòng bệnh sốt rét cho mình và cho người thân cũng như mọi người xung quanh?
 Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
 HS và GV nhận xét, bổ sung.
 Gọi HS đọc phần bạn cần biết SGK.
KL: Cách phòng bệnh sốt rét tốt nhất, ít tốn kém nhất là giữ về sinh nhà ở và môi trường xung quanh, diệt muỗi, diệt bọ gậy và chống muỗi đốt.
 Cho HS quan sát hình vẽ muỗi A-nô-phen và hỏi:
 + Nêu những đặc điểm của muỗi A-nô-phen.
 + Muỗi A-nô-phen sống ở đâu?
 + Vì sao chúng ta phải diệt muỗi?
KL: Nguyên nhân gây bệnh sốt rét là do một loại kí sinh trùng gây ra. Hiện nay cũng đã có thuốc chữa và thuốc phòng. Nhưng cách phòng bệnh tôt nhất là giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh.
 IV Củng cố – Dặn dò:
 HS nhắc laị nội dung bài.
 Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn
Luyện tập tả cảnh
I. mục đích yêu cầu
 - Thông qua những đoạn văn hay, học được cách quan sát khi tả cảnh sông nước.
 - Biết ghi lại kết quả quan sát và lập dàn ý cho bài văn tả một cảnh sông nước cụ thể.
II. đồ dùng dạy học
 GV: Tranh, ảnh minh họa cảnh sông nước: Biển ,sông, suối, hồ, đầm...
III. Các hoạt động dạy học
A. Bài cũ
B. Bài mới: Giới thiệu bài
 Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài tập 1: SGK.
 Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
 Chia lớp thành nhóm 4, yêu cầu HS đọc đoạn văn, trả lời câu hỏi trong nhóm.
 Gọi các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
 HS và GV nhận xét, bổ sung.
Bài tập 2: SGK.
 Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
 Yêu cầu 2-3 HS đọc kết quả quan sát một cảnh sông nước đã chuẩn bị.
 Nhận xét bài làm của HS.
 Yêu cầu HS tự lập dàn ý bài văn tả cảnh một cảnh sông nước.
 GV gợi ý cách miêu tả.
 Yêu cầu 3 HS làm bài vào giấy khổ to lên bảng trình bày.
 GV cùng HS nhận xét, sửa chữa, bổ sung để có dàn bài văn hoàn chỉnh.
C. Củng cố dặn dò
 - GV nhận xét tiết học, biểu dương HS.
 - Dặn về nhà chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docT6.Trung.doc