I/ Yêu cầu cần đạt :
A. Tập đọc :
- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa: Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn. (Trả lời được các CH trong SGK).
B. Kể chuyện :
Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
II/ Đồ dùng dạy học :
GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn.
HS : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Ngày soạn: 21/9/201 Ngày dạy : 23/9/2011 Thứ hai ngày 23 tháng 9 năm 2011 Tập đọc - Kể chuyện Tiết I/ Yêu cầu cần đạt : Tập đọc : - Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật. - Hiểu ý nghĩa: Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn. (Trả lời được các CH trong SGK). Kể chuyện : Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ. II/ Đồ dùng dạy học : GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn. HS : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi chú Khởi động ( 1’ ) : Bài cũ ( 4’ ): Gọi học sinh đọc bài Hai bàn tay em Hỏi : + Nội dung bài thơ nói lên điều gì? Nhận xét, ghi điểm Nhận xét bài cũ. Bài mới : a/ Giới thiệu bài ( 2’): Treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi : + Tranh vẽ những ai ? Hôm nay cô kể cho các em câu chuyện về hai bạn Cô-rét-ti và En-ri-cô. Hai bạn chỉ vì một chuyện nhỏ mà cáu giận nhau, nhưng lại rất sớm làm lành với nhau. Điều gì khiến hai bạn sớm làm lành với nhau, giữ được tình bạn ? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài : “Ai có lỗi ?” Ghi bảng. b/ Hoạt động 1 ( 20’) : luyện đọc Đọc mẫu toàn bài Chú ý giọng đọc đọc của từng nhân vật : + Giọng nhân vật “tôi” [ En-ri-cô ] : ở đoạn 1 đọc chậm rãi, nhấn giọng các từ : nắn nót, nguệch ra, nổi giận, càng tức, kiêu căng. + Đọc nhanh, căng thẳng hơn ở đoạn 2, nhấn giọng các từ : trả thù, nay, hỏng hết, giận đỏ mặt. Lời Cô-rét-ti bực tức. + Trở lại chậm rãi, nhẹ nhàng ở đoạn 3 khi En-ri-cô hối hận, thương bạn, muốn xin lỗi bạn, nhấn mnh các từ : lắng xuống, hối hận, + Ở đoạn 4 và 5, nhấn giọng các từ : ngạc nhiên, ngây ra, ôm chầm, Lời Cô-rét-ti dịu dàng. Lời bố En-ri-cô nghiêm khắc. * Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. Yêu cầu HS luyện đọc từng câu, bài có 32 câu, các em nhớ bạn nào đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài, có thể đọc liền mạch lời của nhân vật có xen lời dẫn chuyện - Yêu cầu HS đọc từ khó: Cô-rét-ti, En-ri-cô, từng chữ, nổi giận, phần thưởng, trả thù, cổngkhuỷu tay, nghuệch ra Nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi. Hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn : bài chia làm 5 đoạn. Chú ý : Tôi đang nắn nót viết từng chữ thì Cô-rét-ti chạm khuỷu tay vào tôi / làm cho cây bút nguệch ra một đường rất xấu.// Yêu cầu HS đọc chú giải Chia 3 nhóm yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm. Tổ chức cho 3 nhóm đọc đoạn 1, 2, 3. Nhận xét, tuyên dương. Cho cả lớp đọc đồng thanh đoạn 4,5 c/ Hoạt động 2 ( 13’ ): Hướng dẫn tìm hiểu bài Cho học sinh đọc đoạn 1 và 2, hỏi : + Hai bạn nhỏ trong truyện tên gì ? En-ri-cô và Cô-rét-ti. + Vì sao hai bạn nhỏ giận nhau ? Cô-rét-ti vô ý chạm khuỷu tay vào En-ri-cô làm En-ri-cô viết hỏng. En-ri-cô giận bạn để trả thù đã đẩy Cô-rét-ti, làm hỏng hết trang viết của Cô-rét-ti. Cho học sinh đọc đoạn 3, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi : + Vì sao En-ri-cô hối hận, muốn xin lỗi Cô-rét-ti ? Gọi học sinh 3 nhóm trả lời sau cơn giận, En-ri-cô bình tĩnh lại, nghĩ là Cô-rét-ti không cố ý chạm vào khuỷu tay mình. Nhìn vai áo bạn sứt chỉ, cậu thấy thương bạn, muốn xin lỗi bạn nhưng không đủ can đảm. Cho học sinh đọc đoạn 4 và hỏi : + Hai bạn đã làm lành với nhau ra sao ? + Em đoán Cô-rét-ti nghĩ gì khi chủ động làm lành với bạn ? Hãy nói một, hai câu ý nghĩ của Cô-rét-ti ? Cho học sinh đọc đoạn 5 và hỏi : + Bố đã trách mắng En-ri-cô như thế nào ? En-ri-cô là người có lỗi, đã không chủ động xin lỗi bạn lại giơ thước doạ đánh bạn. + Lời trách mắng của bố có đúng không ? Vì sao ? Lời trách mắng của bố rất đúng vì người có lỗi phải xin lỗi trước. En-ri-cô đã không có đủ can đảm để xin lỗi bạn. + Theo em, mỗi bạn có điểm gì đáng khen ? Chốt : En-ri-cô đáng khen vì cậu biết ân hận, biết thương bạn, khi bạn làm lành, cậu cảm động ôm chầm lấy bạn. Cô-rét-ti đáng khen vì cậu biết quý trọng tình bạn và rất độ lượng nên đã chủ động làm lành với bạn. Cho học sinh đọc thầm cả bài, thảo luận nhóm đôi và trả lời : + Câu chuyện này nói lên điều gì ? Hát 2 học sinh đọc Quan sát Trả lời. Lắng nghe. Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài. Cá nhân, Đồng thanh. - 5 HS nối tiếp nhau đọc. - Đọc CN, ĐT 1 Học sinh đọc phần chú giải. Luyện đọc theo nhóm. 3 nhóm đọc đoạn 1, 2, 3. Nhận xét, Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 4,5 - 2 HS đọc. Lớp trả lời câu hỏi 1Học sinh đọc , thảo luận nhóm đôi. - Học sinh trả lời. - 1 HS đọc.Học sinh tự do phát biểu suy nghĩ của mình - 1 HS đọc. Lớp trả lời câu hỏi Học sinh thảo luận nhóm Học sinh trả lời Đọc nội dung bài CN, ĐT Tiết 2 d/ Hoạt động 3 ( 15’ ): luyện đọc lại Đọc mẫu đoạn 2 và lưu ý học sinh về giọng đọc ở các đoạn. Hướng dẫn HS đọc theo phân vai. Chia học sinh thành các nhóm, mỗi nhóm 3 học sinh, học sinh mỗi nhóm tự phân vai : En-ri-cô, Cô-rét-ti, bố En-ri-cô. Cho 2 nhóm thi đọc truyện theo vai Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất. Ghi điểm e/ Hoạt động 4 ( 22’ ) : Hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. Nêu nhiệm vụ : trong phần kể chuyện hôm nay, các em hãy quan sát và dựa vào 5 tranh minh họa, tập kể từng đoạn của câu chuyện : “Ai có lỗi ?” một cách rõ ràng, đủ ý. Gọi học sinh đọc lại yêu cầu bài Cho học sinh quan sát 5 tranh trong SGK nhẩm kể chuyện ( phân biệt En-ri-cô mặc áo xanh, Cô-rét-ti mặc áo nâu ) Treo 5 tranh lên bảng, gọi 5 học sinh tiếp nối nhau, kể 5 đoạn của câu chuyện. Cho cả lớp nhận xét mỗi bạn sau khi kể xong từng đoạn với yêu cầu : Về nội dung : kể có đúng yêu cầu chuyển lời của En-ri-cô thành lời của mình không ? Kể có đủ ý và đúng trình tự không ? Về diễn đạt : Nói đã thành câu chưa ? Dùng từ có hợp không ? Về cách thể hiện : Giọng kể có thích hợp, có tự nhiên không ? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa ? Khen ngợi những học sinh có lời kể sáng tạo. 3/ Củng cố - dặn dò ( 3’ ): Hỏi : + Em học được điều gì qua câu chuyện này ? Giúp học sinh nhận thức đúng lời khuyên của câu chuyện : Giáo dục tư tưởng : câu chuyện : “Ai có lỗi ?” cho chúng ta thấy phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn. - Động viên, khen ngợi học sinh kể hay. - Khuyết khích học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Chuẩn bị tiết sau. - Nhận xét tiết học. - Lắng nghe. Chia nhóm và phân vai. - Luyên đọc theo nhóm 3 HS - 2 Nhóm thi đọc. Nhận xét - Lắng nghe. Dựa vào các tranh sau, kể lại từng đoạn. Quan sát. 5 Học sinh kể tiếp nối. Lớp nhận xét. Trả lời - Lắng nghe. ------------------------------------------- Thứ hai ngày 23 tháng 9 năm 2011 Toán Tiết I/ Yêu cầu cần đạt: Biết cách thực hiện phép trừ các số có ba chữ số ( có nhớ một lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm ) Vận dụng vào giải toán có lời văn ( co một phép trừ ). II/ Đồ dùng dạy học : GV : Bảng phụ HS : vở bài tập Toán 3, SGK, bảng con. III/ Các hoạt động dạy học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi chú Khởi động ( 1’ ): Bài cũ ( 4’ ): Kiểm tra VBT của HS Nhận xét vở HS Bài mới : a/ Giới thiệu bài ( 1’ ) : Trừ các số có ba chữ số ( có nhớ một lần ) b/ Hoạt động 1 ( 6’ ) : giới thiệu phép trừ 432 - 215 Viết phép tính 432 – 215 = ? lên bảng Yêu cầu học sinh đặt tính theo cột dọc Hướng dẫn học sinh : + Ta bắt đầu tính từ hàng nào ? + 2 trừ 5 được không ? GV : 2 không trừ được 5 nên ở đây ta thực hiện giống như bài phép trừ số có hai chữ số cho một chữ số, có nhớ. + Bạn nào có thể thực hiện trừ các đơn vị với nhau ? Giảng : khi thực hiện trừ các đơn vị, ta đã mượn 1 chục của hàng chục, vì thế trước khi thực hiện trừ các số chục cho nhau, ta phải trả lại 1 chục đã mượn. Có 2 cách trả : + Giữ nguyên số chục của số bị trừ, sau đó ta cộng thêm 1 chục vào số chục của số trừ. Cụ thể ta lấy 1 thêm 1 bằng 2, 3 trừ 2 bằng 1, viết 1. + Ta bớt 1 chục ở số bị trừ rồi trừ các chục cho nhau. Cụ thể ta lấy 3 bớt 1 bằng 2, 2 trừ 1 bằng 1, viết 1. + Hãy thực hiện trừ các số trăm với nhau. + Vậy 432 – 215 bằng bao nhiêu ? Cho học sinh nhắc lại cách tính, viết bảng c/ Hoạt động 2 ( 6’ ): giới thiệu phép trừ 627 - 143 Viết phép tính 627 – 143 = ? lên bảng Yêu cầu học sinh đặt tính theo cột dọc Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự thực hiện phép tính trên. Lưu ý học sinh : + Phép tính 432 – 215 = 217 là phép trừ có nhớ một lần ở hàng chục. + Phép tính 627 – 143 = 484 là phép cộng có nhớ một lần ở hàng trăm. - Yêu cầu HS nêu cách tính, viết bảng. d/ Hoạt động 3 ( 19’ ) : thực hành Bài 1 ( cột 1, 2, 3 ) ( 6’ ): - Đề bài yêu cầu gì ? - Hướng dẫn học sinh làm bài. - Gọi 2HS làm bảng lớp , lớp làm bảng con. Nêu cách tính - Nhận xét, sửa, ghi điểm Bài 2( cột 1, 2, 3 ) ( 6’ ):: - Đề bài yêu cầu gì ? - Hướng dẫn học sinh làm bài. - Yêu cầu học sinh làm vở (nhóm đôi). -Đổi vở kiểm tra . - Nhận xét, sửa. Bài 3 ( 7’ ): - Đề bài yêu cầu làm gì ? - Hướng dẫn học sinh tóm tắt giải. -Tóm tắt : -Bình + Hoa : 335 con tem. Bình : 128 con tem. Hoa :con tem ? + Muốn tìm số tem của Hoa ta làm thế nào ? ( Ta lấy: 335 - 128 = ? (tem) ) - Gọi1 HS lên bảng giải, lớp làm vở. Chấm, sửa sai . Nhận xét, tuyên dương Củng cố – Dặn dò ( 3’ ) : - Yêu cầu HS đặt tính và tính nêu cách tính 542 – 235; 709 -393 - Về làm BT vào VBT. Chuẩn bị : bài 5 : luyện tập - Nhận xét tiết học. hát - Nộp VBT - Nêu tên bài - Đọc Cn, ĐT 1 học sinh lên bảng đặt tính, học sinh cả lớp thực hiện đặt tính vào bảng con. - Trả lời + - 432 215 217 2 không trừ được 5, lấy 12 trừ 5 bằng 7, viết 7 nhớ 1. 1 thêm 1 bằng 2, 3 trừ 2 bằng 1, viết 1. 4 trừ 2 bằng 2, viết 2 - Lắng nghe. Cá nhân, đồng thanh. - Đọc CN, ĐT 1 học sinh lên bảng đặt tính và tính, học sinh cả lớp thực hiện vào bảng con. - Lắng nghe. + - 627 143 484 7 trừ 3 bằng 4, viết 4 2 không trừ được 4, lấy 12 trừ 4 bằng 8, viết 8 nhớ 1. 1 thêm 1 bằng 2, 6 trừ 2 bằng 4, viết 4. - Đọc CN, ĐT - 1 HS đọc yêu cầu - Lắng nghe. - 2HS làm bảng lớp , lớp làm bảng con. Nêu cách tính - Nhận xét - 1 HS đọc yêu cầu. - Lắng nghe. - Làm bài theo nhòm đôi. 2 HS lên sửa bài. Nhận xét. ... làm bài. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi . - Đại diện nhóm nêu kết quả . - Nhận xét, sửa, tuyên dương - 1 Học sinh đọc đề bài. - Nghe - Thảo luận nhóm đôi . Đại diện nhóm nêu kết quả .Nhận xét Tìm ¼ số con vịt đã khoanh ở hai hình vẽ /10. 10’ Bài 3 ( 10’ ): - Gọi HS đọc đề - Hỏi: Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? - Hướng dẫn học sinh tóm tắt. Tóm tắt : 1 bàn : 2 HS 4 bàn : HS ? - Hướng dẫn học sinh cách giải. -+ Muốn tìm số HS của 4 bàn ta làm thế nào ? Ta lấy : 2 x 4 = HS - Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 Học sinh lên bảng làm. - Chấm, nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò ( 2’ ): - Hôm nay ta học bài gì? - Về làm BT vào VBT. Chuẩn bị : bài Ôn tập về hình học - Nhận xét tiết học ? HS - 1 Học sinh đọc đề bài. - Trả lời - Lắng nghe - Trả lời - Làm bài vào vở, 1 Học sinh lên bảng làm. - Trả lời - Lắng nghe ------------------------------------------------- Thứ sáu ngày 27 tháng 9 năm 2011 Tập làm văn Tiết I/ Yêu cầu cần đạt : - Bước đầu viết được một lá đơn xin vào Đội TNTP Hồ Chí Minh dựa theo mẫu đơn của bài Đơn xin vào Đội (SGK, tr. 9).. - Yêu mến và tự hào về Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. II/ Đồ dùng dạy học : GV : mẫu đơn : Đơn xin vào Đội HS : Vở bài tập III/ Các hoạt động dạy học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi chú Bài cũ ( 4’ ): Hãy nói những điều em biết về Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Kiểm tra vở của 3 – 4 học sinh viết đơn xin cấp thẻ đọc sách. Nhận xét Bài mới : a/ Giới thiệu bài ( 1’ ) : Nêu : trong các tiết Tập đọc và Tập làm văn tuần trước, các em đã được đọc một lá đơn xin vào Đội, nói những điều em đã biết về tổ chức Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Trong tiết Tập làm văn hôm nay, dựa theo mẫu đơn xin vào Đội, mỗi em sẽ tập viết một lá đơn xin vào Đội của chính mình. Ghi bảng. b/ Hoạt động 1 ( 17’ ):Hướng dẫn viết đơn Cho học sinh nêu yêu cầu bài. + Hãy nêu lại những nội dung chính của đơn xin vào Đội. Nghe học sinh trả lời, viết lại lên bảng. Mở đầu viết tên Đội ( Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh) Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn Tên của đơn : Đơn xin vào Đội Tên người hoặc tổ chức nhận đơn. Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, lớp, trường của người viết đơn. Trình bày lí do, nguyện vọng của người viết đơn. Lời hứa của người viết đơn khi đạt được nguyện vọng Họ tên và chữ ký của người làm đơn - Trong các nội dung trên, nội dung nào cần viết theo đúng mẫu, nội dung nào không cần viết hoàn toàn theo đơn mẫu ? Nhận xét : phần trình bày lí do, nguyện vọng của người viết đơn không cần viết theo khuôn mẫu vì khi viết đơn mỗi người có một lí do, nguyện vọng khác nhau, suy nghĩ khác nhau. Các nội dung còn lại cần viết theo mẫu cho rõ ràng, cụ thể. Gọi một số học sinh tập nói trước lớp về lá đơn của mình theo các nội dung cụ thể đã ghi trên bảng. Nhận xét và sửa lỗi cho học sinh. Hướng dẫn học sinh : đơn viết phải đúng mẫu nhưng cần thể hiện được những hiểu biết của em về Đội, tình cảm tha thiết của em muốn được vào Đội. c/ Hoạt động 2 ( 15’ ): Thực hành viết đơn Cho học sinh thực hành viết đơn vào VBT Gọi học sinh đọc bài làm của mình. Cho lớp nhận xét theo các tiêu chí : + Đơn viết có đúng mẫu không ? ( Trình tự của lá đơn, nội dung trong đơn, bạn đã kí tên trong đơn chưa ? ) + Cách diễn đạt trong lá đơn ( dùng từ, đặt câu ) + Lá đơn viết có chân thực, thể hiện hiểu biết về Đội, tình cảm của người viết và nguyện vọng tha thiết muốn được vào Đội hay không ? Chấm điểm một số bài, nhận xét và tuyên dương những học sinh viết đúng lá đơn của mình. Củng cố – Dặn dò ( 3’ ): - Yêu cầu học sinh nhớ một mẫu đơn. - Chuẩn bị bài : Kể về gia đình. Điền vào giấy tờ in sẵn. - Nhận xét tiết học. - 2 HS trình bày - Nhận xét - Nêu tên bài - 1HS đọc Em hãy điền các nội dung cần thiết vào chỗ trống trong mẫu đơn dưới đây 5 Học sinh tiếp nối nhau trả lời, mỗi học sinh chỉ cần nêu 1 nội dung của đơn. Trả lời - Nghe 3 Học sinh thực hành nói trước lớp. - Nghe - Viết bài vào VBT - 5 HS đọc Nhận xét Nghe. ----------------------------------------------- Thứ sáu ngày 27 tháng 9 năm 2011 Tự nhiên xã hội Tiết I/ Yêu cầu cần đạt: - Kể được tên của các bệnh đường hô hấp thường gặp là : viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi. - Biết cách giữ ấm cơ thể, giữ vệ sinh mũi, miệng. II/ Đồ dùng dạy học: Giáo viên : các hình trong SGK, tranh minh hoạ các bộ phận của cơ quan hô hấp Học sinh : SGK. III/ Các hoạt động dạy học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi chú Bài cũ ( 4’ ) : Vệ sinh hô hấp Tập thở sâu vào buổi sáng có lợi ích gì ? Hằng ngày, chúng ta nên làm gì để giữ sạch mũi, họng ? Nêu các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan hô hấp. Nhận xét, đánh giá. Nhận xét bài cũ. Bài mới : a/ Giới thiệu bài ( 1’ ) : Nêu : Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài : “Phòng bệnh đường hô hấp” Ghi bảng. b/ Hoạt động 1 ( 9’ ): động não Mục tiêu : Kể được tên của các bệnh đường hô hấp thường gặp Cách tiến hành : Hỏi : + Nhắc lại tên các bộ phận của cơ quan hô hấp ? + Kể tên các bệnh đường hô hấp mà em thường gặp ? Kết hợp ghi bảng. Lưu ý học sinh : khi học sinh nêu các bệnh ho, sốt, đau họng, viêm họng thì Giáo viên nói cho học sinh hiểu đây chỉ là biểu hiện của bệnh. Giúp cho học sinh hiểu : tất cả các bộ phận của cơ quan hô hấp đều có thể bị bệnh. Các bệnh đường hô hấp thường gặp là : viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, viêm mũi c/ Hoạt động 2 ( 13’ ): Làm việc với SGK Mục tiêu : Có ý thức phòng bệnh đường hô hấp Cách tiến hành : Bước 1 : làm việc theo nhóm đôi Yêu cầu học sinh quan sát các hình trong SGK Gọi học sinh đọc phần yêu cầu của kí hiệu kính lúp Gợi ý cho học sinh nêu câu hỏi lẫn nhau + Tranh 1 và 2 vẽ gì ? + Nam đã nói gì với bạn của Nam ? + Em có nhận xét gì về cách ăn mặc của 2 bạn trong hình ? + Bạn nào ăn mặc phù hợp với thời tiết ? + Chuyện gì đã xảy ra với Nam ? + Nguyên nhân nào khiến Nam bị viêm họng ? Nêu: Nam bị ho và thấy đau họng khi nuốt nước bọt, chứng tỏ bạn đã bị mắc bệnh đường hô hấp do mặc không đủ ấm khi thời tiết lạnh. Bị nhiễm lạnh là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh viêm dường hô hấp. + Bạn của Nam khuyên Nam điều gì ? + Tranh 3 vẽ gì ? + Bác sĩ đã khuyên Nam điều gì ? + Bạn có thể khuyên Nam thêm điều gì ? + Nam phải làm gì để chóng khỏi bệnh ? + Tranh 4 vẽ gì ? + Tại sao thầy giáo lại khuyên bạn học sinh phải mặc thêm áo ấm, đội mũ, quàng khăn và đi bít tất ? + Tranh 5 vẽ gì ? + Nếu ăn nhiều kem, uống nhiều nước lạnh thì chuyện gì có thể xảy ra ? + Theo em, hai bạn nhỏ này cần làm gì ? Nêu : Nếu ăn nhiều đồ lạnh, chúng ta sẽ bị nhiễm lạnh và mắc bệnh đường hô hấp. Vì vậy, đề phòng bệnh đường hô hấp, chúng ta không nên ăn nhiều đồ lạnh. + Tranh 6 vẽ gì ? + Khi đã bị bệnh viêm phế quản, nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến bệnh gì ? + Bệnh viêm phế quản và viêm phổi thường có biểu hiện gì ? + Nêu tác hại của bệnh viêm phế quản và viêm phổi ? Bước 2 : Làm việc cả lớp Gọi một số học sinh lên trình bày. Mỗi học sinh phân tích, trả lời 1 bức tranh. Chốt ý : Người bị viêm phổi hoặc viêm phế quản thường bị ho, sốt. Đặc biệt trẻ em nếu không chữa trị kịp thời, để quá nặng có thể bị chết do không thở được. Cho học sinh thảo luận 3 nhóm, yêu cầu học sinh : + Chúng ta cần làm gì để phòng bệnh viêm đường hô hấp ? Cho học sinh nối tiếp nhau nêu. Ghi lên bảng. Chốt : Để phòng bệnh viêm đường hô hấp chúng ta cần mặc đủ ấm, không để lạnh cổ, ngực, hai bàn chân, ăn đủ chất và không uống đồ uống quá lạnh Cho cả lớp liên hệ xem các em đã có ý thức phòng bệnh đường hô hấp chưa. Kết Luận: Các bệnh viêm đường hô hấp thường gặp là : viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi Nguyên nhân chính : do bị nhiễm lạnh, nhiễm trùng hoặc biến chứng của các bệnh truyền nhiễm ( cúm, sởi, ) Cách đề phòng : giữ ấm cơ thể, vệ sinh mũi, họng, giữ nơi ở đủ ấm, thoáng khí, tránh gió lùa, ăn uống đủ chất, luyện tập thể dục thường xuyên. Củng cố – Dặn dò ( 8’ ): Chơi trò chơi Bác sĩ Mục tiêu : Giúp học sinh củng cố những kiến thức đã học được về phòng bệnh viêm đường hô hấp. Cách tiến hành : Bước 1 : Hướng dẫn học sinh chơi : một học sinh đóng vai bệnh nhân và một học sinh đóng vai bác sĩ. Yêu cầu học sinh đóng vai bệnh nhân kể một số biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp và học sinh đóng vai bác sĩ nêu được tên bệnh. Bước 2 : Tổ chức cho học sinh chơi Cho cả lớp nhận xét, góp ý bổ sung. Nhận xét. - Thực hiện tốt điều vừa học. Chuẩn bị : bài 5 : Bệnh lao phổi - Nhận xét tiết học. 3 Học sinh trả lời Nhận xét - Nêu tên bài Trả lời 2 Học sinh kể. Bạn nhận xét, bổ sung Quan sát Làm việc theo nhóm đôi 6 Học sinh trả lời Lắng nghe, bổ sung Lớp nhận xét Lắng nghe - Đọc CN, ĐT Cá nhân - Đọc CN Lắng nghe. 3 tổ tiến hành trò chơi theo sự hướng dẫn của Giáo viên Lớp nhận xét. - Lắng nghe ------------------------------------------------ Thứ sáu ngày 27 tháng 9 năm 2011 Hoạt động tập thể Tiết I – Yêu cần cần đạt: - Giúp HS nắm được ưu, khuyết điểm trong tuần và tự đưa ra biện pháp khắc phục. - Rèn cho HS tính tự quản của từng cá nhân HS. - Giáo dục HS tính tự giác, tích cực. II – Các hoạt động: Ổn định: hát Rút kinh nghiệm tuần qua: - Các tổ trưởng báo cáo theo 4 mặt: học tập, chuyên cần, vệ sinh kỷ luật, phong trào. - Các ý kiến đóng góp cho tổ, bình chọn tổ xuất sắc, cá nhân điển hình. - Các tổ điều khiển văn nghệ, trò chơi, câu đố, thơ - Ban cán sự lớp nhận xét chung. * GV nhận xét, rút kinh nghiệm. - Học tập: Các em học tốt và làm tốt các việc thầy giao khi về nhà. Một số em chưa có ý thức trong việc rèn chữ, giữ vở sạch đẹp. - Tác phong: thực hiện tốt, vẫn còn bạn mặc đồ thể dục khi đi học. - Kỷ luật: còn vài bạn ra chơi vẫn ở lại lớp. - Chuyên cần: các bạn đi học đầy đủ. Phổ biến công tác tuần tới: - Đi học đều, đúng giờ. - Vệ sinh trường lớp, cá nhân sạch sẽ. - Thực hiện tốt AGHI CHÚT, lễ phép, kính yêu thầy cô... - Học bài và làm bài trước khi đến lớp. - Học nhóm giúp đỡ nhau học tập. - Tham gia thi khảo sát chất lượng đầu năm, khai giảng năm học 2011- 20112 - Tham gia đầy đủ các hoạt động, nội qui trường lớp. @+?
Tài liệu đính kèm: