Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần thứ 28 năm học 2010

Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần thứ 28 năm học 2010

Thứ hai, ngày 22 tháng 3 năm 2010

ĐẠO ĐỨC Tiết 28

GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHUYẾT TẬT (T1)

I. Mục tiêu

- Biết: Mọi người đều cần phải hỗ trợ, giúp đỡ, đối xử bình đẳng với người khuyết tật.

- Nêu được một số hành động, việc làm phù hợp để giúp đỡ người khuyết tật.

- Có thái độ cảm thông, không phân biệt đối xử và tham gia giúp đỡ bạn khuyết tật trong lớp, trong trường và ở cộng đồng phù hợp với khả năng.Phê bình, nhắc nhở những ai không biết giúp đỡ người khuyết tật hoặc chê chọc người khuyết tật.

- GDHS thực hiện hành vi giúp đỡ người khuyết tật trong những tình huống cụ thể.

II. Chuẩn bị GV: Nội dung truyện Cõng bạn đi học (theo Phạm Hổ). Phiếu thảo luận.HS

doc 10 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 445Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần thứ 28 năm học 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28
 Thứ hai, ngày 22 tháng 3 năm 2010
ĐẠO ĐỨC 
Tiết 28
GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHUYẾT TẬT (T1)
I. Mục tiêu
- Biết: Mọi người đều cần phải hỗ trợ, giúp đỡ, đối xử bình đẳng với người khuyết tật.
- Nêu được một số hành động, việc làm phù hợp để giúp đỡ người khuyết tật.
- Có thái độ cảm thông, không phân biệt đối xử và tham gia giúp đỡ bạn khuyết tật trong lớp, trong trường và ở cộng đồng phù hợp với khả năng.Phê bình, nhắc nhở những ai không biết giúp đỡ người khuyết tật hoặc chê chọc người khuyết tật.
- GDHS thực hiện hành vi giúp đỡ người khuyết tật trong những tình huống cụ thể.
II. Chuẩn bị GV: Nội dung truyện Cõng bạn đi học (theo Phạm Hổ). Phiếu thảo luận.HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
A. Bài cũ (4’) Lịch sự khi đến nhà người khác (tiết 2)
GV hỏi HS các việc nên làm và không nên làm khi đến chơi nhà người khác để cư xử cho lịch sự.
GV nhận xét 
B. Bài mới (28’) Giới thiệu: (1’) Giúp đỡ người khuyết tật.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Kể chuyện: “Cõng bạn đi học”
GV kể 
v Hoạt động 2: Phân tích truyện: Cõng bạn đi học.
Tổ chức đàm thoại:Vì sao Tứ phải cõng bạn đi học?
Những chi tiết nào cho thấy Tứ không ngại khó, ngại khổ để cõng bạn đi học?
Các bạn trong lớp đã học được điều gì ở Tứ.
Em rút ra từ bài học gì từ câu chuyện này.
- Những người như thế nào thì được gọi là người khuyết tật? Chúng ta cần giúp đỡ người khuyết tật vì họ là những người thiệt thòi trong cuộc sống. Nếu được giúp đỡ thì họ sẽ vui hơn và cuộc sống đỡ vất vả hơn.
v Hoạt động 3: Thảo luận nhóm.
Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để tìm những việc nên làm và không nên làm đối với người khuyết tật.
Gọi đại diện các nhóm trình bày, nghe HS trình bày và ghi các ý kiến không trùng nhau lên bảng.
Kết luận: Tùy theo khả năng và điều kiện của mình mà các em làm những việc giúp đỡ người tàn tật cho phù hợp. Không nên xa lánh, thờ ơ, chế giễu người tàn tật.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)Nhận xét tiết học. 
Chuẩn bị: Tiết 2.
HS trả lời, bạn nhận xét 
HS lắng nghe
HS lắng nghe
Vì Hồng bị liệt không đi được nhưng lại rất muốn đi học.
Dù trời nắng hay mưa, dù có những hôm ốm mệt. Tứ vẫn cõng bạn đi học để bạn không mất buổi.
Các bạn đã thay nhau cõng Hồng đi học.
Chúng ta cần giúp đỡ người khuyết tật.
Những người mất chân, tay, khiếm thị, khiếm thính, trí tuệ không bình thường, sức khoẻ yếu
Chia thành 4 nhóm thảo luận và ghi ý kiến vào phiếu thảo luận nhóm.
Trình bày kết quả thảo luận. Ví dụ:
Những việc nên làm:
+ Đẩy xe cho người bị liệt.
+ Đưa người khiếm thị qua đường.
+ Vui chơi với các bạn khuyết tật.
+ Quyên góp ủng hộ người khuyết tật.
Những việc không nên làm:
+ Trêu chọc người khuyết tật.
+ Chế giễu, xa lánh người khuyết tật
 Thứ ba, ngày 23 tháng 3 năm 2010
THỂ DỤC
Tiết 55
TRÒ CHƠI : TUNG VÒNG VÀO ĐÍCH
I/ Mục tiêu : - Làm quen với trò chơi “Tung vòng vào đích”. 
- Yêu cầu biết cách chơi tham gia được vào trò chơi một cách chủ động.
II/ Địa điểm - Phương tiện: 
- Sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập, còi.
- 12 vòng nhựa hoặc tre, mây.
- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân - nhóm.
II/ Nội dung và phương pháp lên lớp :
NỘI DUNG
THỜI GIAN
PHƯƠNG PHÁP
Phần mở đầu :
Tập hợp ,phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học
Xoay đầu gối, xoay hông, vai, xoay cổ chân.
Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc.
Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
 B. Phần cơ bản:
Trò chơi thể dụ phát triển chung
Trò chơi: “Tung vòng vào đích”.
Giáo viên nên tên trò chơi, phổ biến cách chơi
Chia tổ để từng tổ tự chơi.
 C. Phần kết thúc:
Đứng tại chỗ vỗ tay hát
Một số động tác hồi tĩnh
Hệ thống bài, nhận xét.
1 - 2phút
1 – 2 phút
80 – 100 m
2 x 8 nhịp
6 – 8 phút
4 - 5phút.
1 – 2 phút
LT điều khiển
4 hàng dọc
Thứ tư, ngày 24 tháng 3 năm 2010
THỦ CÔNG 
Tiết 28
LÀM ĐỒNG HỒ ĐEO TAY ( TIẾT 2 )
I/ Mục tiêu : Học sinh - Biết cách làm đồng hồ đeo tay 
- Làm được đồng hồ đeo tay.
- Thích làm đồ chơi, yêu thích sản phẩm lao động của mình.
II/Chuẩn bị: - Mẫu đồng hồ đeo tay bằng giấy.- Quy trình làm đồng hồ đeo tay bằng giấy.
- Giấy thủ công, giấy màu, kéo - Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân - nhóm.
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
A. Bài cũ ( 5’)
1, Hs nhắc lại qui trình làm đồng hồ đeo tay. 
- Gồm 4 bước.
+ Bước 1: Cắt thành các nan giấy.
+ Bước 2: Làm mặt đồng hồ.
+ Bước 3: Gài dây đồng hồ.
+ Bước 4: Vẽ số và kem bôi mặt đồng hồ.
B . Bài mới ( 30’)
 2, Thực hành làm đồng hồ bằng giấy.
- Trình bày sản phẩm- Đánh giá sản phẩm
 C, Nhện xét – dặn dò :(5’) –Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị : Làm vòng đeo tay.
2,3 học sinh nhắc lại
Cả lớp thực hành làm đồng hồ đeo tay
Với HS khéo tay :Làm được đồng hồ đeo tay . Đồng hồ cân đối 
Thứ năm, ngày 25 tháng 3 năm 2010
THỂ DỤC
Tiết 56
TRÒ CHƠI TUNG VÒNG VÀO ĐÍCH 
và CHẠY ĐỔI CHỖ VỖ TAY NHAU
I/ Mục tiêu : 
- Biết cách chơi và tham gia được vào trò chơi “Tung vòng vào đích”. 
- Biết cách chơi và tham gia được vào trò chơi “Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau”. 
II/ Địa điểm - Phương tiện: Sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập, còi.12 vòng nhựa 
 III/ Nội dung và phương pháp lên lớp :
NỘI DUNG
THỜI GIAN
PHƯƠNG PHÁP
A, Phần mở đầu :
Phổ biến nội dung yêu cầu, giờ học.
Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp 1, 2.
Xoay đầu gối, xoay hông, vai, xoay cổ chân.
Oân bài TD phát triển chung.
TC : Gv tự chọn
B, Phần cơ bản:
Trò chơi: “Tung vòng vào đích”.
Trò chơi: “Chạy đổi chổ, vỗ tay nhau”.
C, Phần kết thúc:
Một số động tác thả lỏng.
Đi đều theo hàng dọc và hát
Hệ thống bài. Nhận xét , giao BT
2 phút
5 phút
8 - 10 phút
2 phút
2 phút
1 - 2 phút
 hàng dọc 
LT điều khiển
Đổi vị trí và nội dung chơi
TỰ NHIÊN XÃ HỘI Tiết 28
MỘT SỐ LOÀI VẬT SỐNG TRÊN CẠN
I. Mục tiêu
Nêu tên và lợi ích của một số loài vật sống trên cạn đối với con người
 - GSHS : Yêu quý và bảo vệ các con vật, đặc biệt là những động vật quí hiếm.
II. Chuẩn bị GV: Ảnh minh họa trong SGK phóng to. Các tranh ảnh, bài báo về động vật trên cạn. Phiếu trò chơi. Giấy khổ to, bút viết bảng. HS: SGK, vở bài tập.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
A. Bài cũ : (3’) - Loài vật sống ở đâu ?
B. Bài mới (30’)Giới thiệu: Một số loài vật sống trên cạn.
Phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: Làm việc với tranh ảnh trong SGK
Yêu cầu: Các nhóm hãy thảo luận các vấn đề sau: 
Nêu tên con vật trong tranh.
Cho biết chúng sống ở đâu?
Thức ăn của chúng là gì?
Con nào là vật nuôi trong gia đình, con nào sống hoang dại hoặc được nuôi trong vườn thú?
Yêu cầu HS lên bảng, vừa chỉ tranh vừa nói.
GV đưa thêm một số câu hỏi mở rộng:
+ Tại sao lạc đà đã có thể sống ở sa mạc?
+ Hãy kể tên một số con vật sống trong lòng đất.
+ Con gì được mệnh danh là chúa tể sơn lâm?
* Bước 2: Làm việc cả lớp.
GV kết luận: Có rất nhiều loài vật sống trên mặt đất như: Voi, ngựa, chó, gà, hổ  có loài vật đào hang sống dưới đất như thỏ, giun  Chúng ta cần phải bảo vệ các loài vật có trong tự nhiên, đặc biệt là các loài vật quý hiếm.
v Hoạt động 2: Động não
Hãycho biết chúng ta phải làm gì để bảo vệ các loài vật? 
GV nhận xét những ý kiến đúng.
Hoạt động 3: Triển lãm tranh ảnh
Chia nhóm theo tổ.
Yêu cầu HS tập hợp tranh ảnh và dán trang trí vào 1 tờ giấy khổ to.
Có ghi tên các con vật. Sắp xếp theo các tiêu chí do nhóm tự chọn.
GV có thể gợi ý: + Sắp xếp theo điều kiện khí hậu:
Sống ở vùng nóng - Sống ở vùng lạnh
+ Nơi sống:Trên mặt đất.Đào hang sống dưới mặt đất.
+ Cơ quan di chuyển: Con vật có chân.
Con vật vừa có chân, vừa có cánh
Con vật không có chân.
+ Ích lợi:Con vật có ích lợi đối với người và gia súc.
Con vật có hại đối với người, cây cối 
Yêu cầu đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả của nhóm mình.
GV khuyến khích HS nhóm khác đặt các câu hỏi cho nhóm đang báo cáo. GV nhận xét và tuyên dương các nhóm tốt.
Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp
Chơi trò chơi: Bắt chước tiếng con vật.
Cử 2 bạn đại diện cho bên nam và bên nữ lên tham gia.
Các bạn này sẽ bốc thăm và bắt chước theo tiếng con vật đã được ghi trong phiếu.
GV nhận xét và đánh giá bên thắng cuộc.
C. Củng cố – Dặn dò (2’)Nhận xét tiết học.
Dặn HS chuẩn bị bài sau.
HS quan sát, thảo luận trong nhóm.
+ Hình 1: Con lạc đà, sống ở sa mạc. Chúng ăn cỏ và được nuôi trong vườn thú.
+ Hình 2: Con bò, sống ở đồng cỏ. Chúng ăn cỏ và được nuôi trong gia đình.
+ Hình 3: Con hươu, sống ở đồng cỏ. Chúng ăn cỏ và sống hoang dại.
+ Hình 4: Con chó. Chúng ăn xương, thịt và nuôi trong nhà.
+ Hình 5: Con thỏ rừng, sống trong hang. Chúng ăn cà rốt và sống hoang dại.
+ Hình 6: Con hổ, sống trong rừng. Chúng ăn thịt và sống hoang dại, hoặc được nuôi trong vườn thú.
+ Hình 7: Con gà. Chúng ăn giun, ăn thóc và được nuôi trong nhà.
HS trả lời cá nhân.
+ Vì nó có bướu chứa nước, có thể chịu được nóng.
+ Thỏ, chuột, 
+ Con ho ... ý tình huống.
Yêu cầu HS thảo luận tìm cách xử lý các tình huống sau:
Tình huống 1: Trên đường đi học về Thu gặp 1 nhóm bạn học cùng trường đang xúm quanh và trêu trọc 1 bạn gái nhỏ bé, bị thọt chân học cùng trường. Theo em Thu phải làm gì trong tình huống đó.
Tình huống 2: Các bạn Ngọc, Sơn, Thành, Nam đang đá bóng ở sân nhà Ngọc thì có 1 chú bị hỏng mắt đi tới hỏi thăm nhà bác Hùng cùng xóm. Ba bạn Ngọc, Sơn, Thành nhanh nhảu đưa chú đến tận đầu làng chỉ vào gốc đa và nói: “Nhà bác Hùng đây chú ạ!” Theo em lúc đó Nam nên làm gì?
Kết luận: Có nhiều cách khác nhau để giúp đỡ người khuyết tật. Khi gặp người khuyết tật đang gặp khó khăn các em hãy sẵn sàng giúp đỡ họ hết sức vì những công việc đơn giản với người bình thường lại hết sức khó khăn với những ngườikhuyết tật.
v Hoạt động 3: Liên hệ thực tế.
Yêu cầu HS kể về 1 hành động giúp đỡ hoặc chưa giúp đỡ người khuyết tật mà em làm hoặc chứng kiến.
Tuyên dương các em đã biết giúp đỡ người khuyết tật và tổng kết bài học.
C. Củng cố – Dặn dò (5’)Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Bảo vệ loài vật có ích.
HS trả lời, bạn nhận xét.
HS nêu những việc nên làm và không nên làm đối với người khuyết tật.
Nghe ý kiến và bày tỏ thái độ bằng cách quay mặt bìa thích hợp.
Mặt mếu.
Mặt mếu.
Mặt mếu.
Mặt mếu.
Mặt cười.
Chia nhóm và làm việc theo nhóm để tìm cách xử lý các tình huống được đưa ra.
+ Thu cần khuyên ngăn các bạn và an ủi giúp đỡ bạn gái.
+ Nam ngăn các bạn lại, khuyên các bạn không được trêu trọc người khuyết tật và đưa chú đến nhà bác Hùng.
- Một số HS tự liên hệ. HS cả lớp theo dõi và đưa ra ý kiến của mình khi bạn kể xong.
Thứ ba, ngày 30 tháng 3 năm 2010
THỂ DỤC 
Tiết 57
TRÒ CHƠ I : CON CÓC LÀ CẬU ÔNG TRỜI 
và CHUYỀN BÓNG TIẾP SỨC
I/ Mục tiêu : - Làm quen với trò chơi “Con cóc là cậu ông trời”. 
- Bước đầu biết cách chơi tham gia được vào trò chơi.
- Ôn trò chơi: “Chuyền bóng tiếp sức. 
II/ Địa điểm - Phương tiện: - Sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập, còi.
- 2 - 4 quả bóng
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp :
NỘI DUNG
THỜI GIAN
PHƯƠNG PHÁP
A.Phần mở đầu :
Phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
Xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông vai
Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc.
Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
Ôn một số động tác bài thể dục phát triển chung. 
B. Phần cơ bản:
 Trò chơi: “Con cóc là cậu ông trời”.
Mỗi hs nhảy 3 – 5 đợt, mỗi đợt bật nhảy 2 – 3 lần.
Trò chơi: “Chuyền bóng tiếp sức”. 
 C. Phần kết thúc:
Đi đều và hát.
Một số động tác thả lỏng.
Hệ thống bài - Gv nhận xét và giao bài tập về nhà.
1 phút
1 phút
1 phút
1 lần
8 – 10 phút
8 – 10 phút
1 – 2phút
1 – 2phút
1 – 2phút
Hàng dọc.
90 – 100 m
vòng tròn
Hàng ngang và vòng tròn
Thứ tư, ngày 31 tháng 3 năm 2010
THỦ CÔNG 
Tiết 29
LÀM VÒNG ĐEO TAY ( TIẾT 1 )
I/ Mục tiêu : 
- Biết cách làm vòng đeo tay .
- Làm được vòng đeo tay . các nan làm vòng tương đối đều nhau . Dán ( nối ) và gấp được các nan thành vòng đeo tay . Các nếp gấp có thể chưa phẳng , chưa đều .
- GDHSD Thích làm đồ chơi, yêu thích vòng đeo tay do mình làm ra.
II/ Chuẩn bị: - Mẫu vòng đeo tay bằng giấy.
- Quy trình làm vòng đeo tay bằng giấy, có hình vẽ minh họa cho từng bước.
- Giấy thủ công, giấy màu, kéo, hồ dán 
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
A, Hd hs quan sát nhận xét.
- Giới thiệu vòng đeo tay bằng giấy.
+ Vòng đeo tay được làm bằng gì ?
+ Có mấy màu ?
+ Muốn giấy đủ độ dài để làm thành vòng đeo vừa tay, ta làm thế nào ?
B, Gv hd hs làm mẫu :
+ Bước 1: Cắt thành các nan giấy.
- Lầy tờ giấy màu khác nhau cắt thành các nan giấy rộng 1 ô.
+ Bước 2: Dán nối các nan giấy.
- Dán nối các nan giấy cùng màu thành 1 nan giấy dài 50 ô đến 60 ô rộng 1 ô, làm 2 nan như vậy.
+ Bước 3: Gấp các nan giấy.
- Dán đầu của 2 nan giấy. Gấp nan dọc đè lên nan ngang sau đó gấp nan ngang đè lên nan dọc.
+ Bước 4: Hoàn chỉnh vòng đeo tay.
- Dán 2 đầu sợi dây vừa gấp được vòng đeo tay.
- Gv tổ chức cho hs tập làm vòng đeo tay.
 C, Nhận xét – dặn dò :(5’)
- Chuẩn bị : Thực hành
HS quan sát, nhận xét
HS trả lời : - Giấy
-5 màu
- Đếm 50 ô
HS thực hiện nối
 Thứ năm, ngày 1 tháng 4 năm 2010 
THỂ DỤC
Tiết 58
TRÒ CHƠI : CON CÓC LÀ CẬU ÔNG TRỜI. – TÂNG CẦU
I/ Mục tiêu : 
- Bước đầu biết cách tâng cầu bằng bảng cá nhân hoặc vợt gỗ
II/ Địa điểm - Phương tiện: - Sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập.- 1 cái còi, 20 quả bóng.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp :
NỘI DUNG
THỜI GIAN
PHƯƠNG PHÁP
A, Phần mở đầu :
Phổ biến nội dung , yêu cầu giờ học.
Xoay đầu gối, xoay hông, vai, xoay cổ chân.
Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
Oân bài TD phát triển chung
B, Phần cơ bản:
Trò chơi: “Con cóc là cậu ông trời”.
 Hs học vần điệu, sau đó chơi TC có kết hợp vần điệu.
Tâng cầu: 
C, Phần kết thúc:
Đi đều theo 2 – 4 hàng dọc và hát.
Một số động tác thả lỏng.
Hệ thống bài.–Nhận xét. giao bài tập về nhà.
2 phút
2phút
2 phút
2 x 8 nhịp
8 – 10 phút
1 – 2 lần
8 - 10 phút
2 - 3 phút
 1 - 2 phút
2 phút
Hàng ngang
 Vòng tròn 
LT điều khiển
Chơi theo tổ
TỰ NHIÊN XÃ HỘI 
 Tiết 29
MỘT SỐ LOÀI VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC
I. Mục tiêu
 Nêu được tên và ích lợi của một số động vật sống dưới nước đối với con người.
- GDHS có ý thức bảo vệ các loài vật và thêm yêu quý những con vật sống dưới nước.
II. Chuẩn bị GV: Tranh ảnh giới thiệu một số loài vật sống dưới nước-HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Bài cũ :(5’) Kể tên một số con vật sống trên cạn?
 GV nhận xét, cho điểm
Bài mới : (25’) Giới thiệu bài – Ghi tựa
Phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: Nhận biết các con vật sống dưới nước
Chia lớp thành các nhóm 4, 2 bàn quay mặt vào nhau.
Yêu cầu các nhóm quan sát tranh ảnh ở trang 60, 61 và cho biết:
+ Tên các con vật trong tranh?
+ Chúng sống ở đâu?
+ Các con vật ở các hình trang 60 có nơi sống khác con vật sống ở trang 61 ntn?
Gọi 1 nhóm trình bày.
Tiểu kết: Ở dưới nước có rất nhiều con vật sinh sống, nhiều nhất là các loài cá. Chúng sống trong nước ngọt (sống ở ao, hồ, sông, )
v Hoạt động 2: Thi hiểu biết hơn
Vòng 1: 
Chia lớp thành 2 đội: mặn – ngọt – thi kể tên các con vật sống dưới nước mà em biết. Lần lượt mỗi bên kể tên 1 con vật / mỗi lần. Đội thắng là đội kể được nhiều tên nhất.
Ghi lại tên các con vật mà 2 đội kể tên trên bảng.
Tổng hợp kết quả vòng 1.
Vòng 2: 
GV hỏi về nơi sống của từng con vật: Con vật này sống ở đâu? GV nhận xét, tuyên bố kết quả đội thắng.
v Hoạt động 3: Người đi câu giỏi nhất
Treo (dán) lên bảng hình các con vật sống dưới nước (hoặc tên) – Yêu cầu mỗi đội cử 1 bạn lên đại diện cho đội lên câu cá.
Hoạt động 4: Tìm hiểu lợi ích và bảo vệ các con vật
Hỏi HS: Các con vật dưới nước sống có ích lợi gì?
Có nhiều loại vật có ích nhưng cũng có những loài vật có thể gây ra nguy hiểm cho con người. Hãy kể tên một số con vật này.
Có cần bảo vệ các con vật này không?
Chia lớp về các nhóm: Thảo luận về các việc làm để bảo vệ các loài vật dưới nước:
+ Vật nuôi.+ Vật sống trong tự nhiên.
Yêu cầu mỗi nhóm cử 1 đại diện lên trình bày.
Tiểu kết: Bảo vệ nguồn nước, giữ vệ sinh môi trường là cách bảo vệ con vật dưới nước, ngoài ra với cá cảnh chúng ta phải giữ sạch nước và cho cá ăn đầy đủ thì cá cảnh mới sống khỏe mạnh được.
C. Củng cố – Dặn dò (5’)Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Nhận biết cây cối và các con vật.
HS về nhóm.
Nhóm HS phân công nhiệm vụ: 1 trưởng nhóm, 1 báo cáo viên, 1 thư ký, 1 quan sát viên.
Cả nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi của GV.
1 nhóm trình bày 
Các nhóm theo dõi, bổ sung, nhận xét.
Lắng nghe GV phổ biến luật chơi, cách chơi.
HS chơi trò chơi: Các HS khác theo dõi, nhận xét con vật câu được là đúng hay sai.
HSKG- Biết nhận xét cơ quan di chuyển của các con vật sống dưới nước (bằng vây, đuôi, không có chân hoặc có chân yếu 
Làm thức ăn, nuôi làm cảnh, làm thuốc (cá ngựa), cứu người (cá heo, cá voi).
Bạch tuộc, cá mập, sứa, rắn, 
Phải bảo vệ tất cả các loài vật.
HS về nhóm 4 của mình như ở hoạt động 1 cùng thảo luận về vấn đề GV đưa ra.
Đại diện nhóm trình bày, sau đó các nhóm khác trình bày bổ sung.
1 HS nêu lại các việc làm để bảo vệ các con vật dưới nước.
Thứ sáu, ngày 2 tháng 4 năm 2010
 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ 
 Tiết 29
HỌP LỚP
I/ Đánh giá các mặt hoạt động trong tuần :
* Nề nếp : 
 - Truy bài : Thực hiện tốt
 - Vệ sinh : Vệ sinh trong và ngoài lớp sạch sẽ, nhắc nhở hs bỏ rác đúng nơi quy định.
 - TD giữa giờ : Tập trung nhanh, đúng động tác 
 - Xếp hàng : Trật tự, thẳng hàng
* Học tập : 
 - Nhiều em còn lười học, hay quên vở, chữ viết tùy tiện.
 - Còn nói chuyện trong lớp, chữ viết còn xấu và sai nhiều lỗi chính tả.
II/ Phương hướng tuần tới : 
 - Phụ đạo hs yếu mỗi tuần 2 tiết.
 - Nhắc nhở hs học thuộc bảng nhân, chia.
III. Sinh hoạt Sao Nhi đồng
	 «««««

Tài liệu đính kèm:

  • doccaamon 28-29.doc