Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần thứ 25 đến tuần 27 năm 2010

Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần thứ 25 đến tuần 27 năm 2010

Thứ hai, ngày 1 tháng 3 năm 2010

 MỘT PHẦN NĂM Tiết 121

I / Mục tiêu :

- Nhận biết ( bằng hình ảnh trực quan ) “ Một phần năm ” biết đọc, viết 1/5.

- Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành 5 phần bằng nhau.

- GDHS kỷ năng tính chính xác và nhanh nhẹn.

II/ Đồ dùng dạy học :- Các mảnh bìa hình vuông, hình ngôi sao, hình chữ nhật.

III/ Hoạt động dạy học :

A. Bài cũ :(5) 3 hs đọc bảng chia 5

 45 : 5 = 20 : 5 = 35 : 5 =

 

doc 14 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 751Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần thứ 25 đến tuần 27 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
Thứ hai, ngày 1 tháng 3 năm 2010	 
	 MỘT PHẦN NĂM
Tiết 121
I / Mục tiêu : 
- Nhận biết ( bằng hình ảnh trực quan ) “ Một phần năm ” biết đọc, viết 1/5.
- Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành 5 phần bằng nhau..
- GDHS kỷ năng tính chính xác và nhanh nhẹn.
II/ Đồ dùng dạy học :- Các mảnh bìa hình vuông, hình ngôi sao, hình chữ nhật.
III/ Hoạt động dạy học :
A. Bài cũ :(5’) 3 hs đọc bảng chia 5
	45 : 5 =	20 : 5 =	35 : 5 =
B. Bài mới :(25’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1, Giới thiệu “ một phần năm ”:
- Cho học sinh quan sát hình vuông.
- Hình vuông được chia làm mấy phần?
- Trong đó có mấy phần được tô màu ?
-> . Vậy ta đã tô màu hình vuông .
- Hướng dẫn học sinh viết đọc là một phần năm.
* Kết luận: Chia hình vuông thành 5 phần bằng nhau, lấy đi 1 phần được hình vuông.
2, Thực hành : 
* Bài 1 : Đã tô màu hình nào ?
* Bài 2 : Học sinh quan sát số ô vuông và trả lời.
- Hình nào đã tô màu số ô vuông ?
* Bài 3 : Học sinh quan sát tranh vẽ và trả lời.
- Hình nào đã khoanh vào số con vịt ?
- Hình a.
- Quan sát hình
+ 5 phần
+ 1 phần
- Đã tô màu hình A, D
(Dành cho HS khá giỏi)
- Đã tô màu hình A, C
3, Củng cố dặn dò : Đọc 
 Chuẩn bị : Luyện tập
Thứ ba, ngày 2 tháng 3 năm 2010	
LUYỆN TẬP
Tiết 122
I / Mục tiêu : Giúp học sinh củng cố về;
 - Thuộc bảng chia 5.
- Biết giải bài toán có một phép chia (trong bảng chia 5 )
- GDHS tính tốn chính xác và nhanh nhẹn.
II / Đồ dùng dạy học : Bảng phụ
III/ Hoạt động dạy học : 
A.Bài cũ :(5’)- Gọi học sinh đọc và viết .
B.Bài mới :(25’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1, Luyện tập:
* Bài 1 : Tính nhẩm 
10 : 5	 =	15 : 5 =	25 : 5 =
30 : 5 =	45 : 5 =	35 : 5 =
* Bài 2 : Tính nhẩm 
5 x 2 =	5 x 3 =	5 x 4 =	
5 x 1 = 10 : 2 =	15 : 3 =	
20 : 4 =	5 : 1 = 10 : 5	
15 : 5 =	20 : 5 =	5 : 5 =
* Bài 3 
Tóm tắt :
5bạn : 35 quyển
1 bạn : quyển
* Bài 4 :
Tóm tắt : 	
5quả : 1 đĩa	
25 quả : đĩa	
* Bài 5 :Quan sát tranh vẽ rồi trả lời.
- Hình ở phần A có số con voi được khoanh vào.
-nhóm đôi 
 họp nhóm 
3 hs đọc đề bài
Bài giải:
Số vở mỗi bạn có là:
15 : 3 = 5 (quyển vở)
Đáp số: 5 quyển vở
(HS khá giỏi)
Bài giải:
Số đĩa xếp là: 25 : 5 = 5 (đĩa)
Đáp số: 5 đĩa
(HS khá giỏi) 
3, Củng cố – dặn dò:(5’)
- 3 hs đọc bảng chia 5
- Chuẩn bị : Luyện tập chung
Thứ tư, ngày 3 tháng 3 năm 2010
LUYỆN TẬP CHUNG
Tiết 123 
I / Mục tiêu : Giúp học sinh.
- Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính nhân, chia trong trường hợp đơn giản.
- Biết giải bài toán có một phép nhân ( trong bảng chia 5 )
- Biết tìm số hạng của một tổng; tìm thừa số. 
- GDHS tính toán chính xác và nhanh nhẹn.
II / Đồ dùng dạy học : Bảng phụ
III/ Hoạt động dạy học :
A. Bài cũ :(5’) 3 hs đọc thuộc bảng chia
B. Bài mới :(25’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1, Luyện tập chung:
* Bài 1 : Tính theo mẫu 
x 4 : 2 = 12 : 2
 = 6
Mẫu : 
a, 5 x 6 : 3 =
b, 6 : 3 x 5 =
c, 2 x 2 x 2 =
* Bài 2 : Tìm x
- Nêu cách tìm số hạng chưa biết
- Nêu cách tìm thừa số chưa biết.
a, X + 2 = 6	
X = 6 - 2 
X = 4
* Bài 3 : Hình nào đã tô màu
- số ô vuông là hình C
- số ô vuông là hình A
- số ô vuông là hình D
- số ô vuông là hình B
* Bài 4 : 
Tóm tắt :
1 chuồn : 5 con Thỏ
4 chuồn :  con Thỏ ?
Học sinh thực hiện theo hướng dẫn
Hoc sinh trả lời
(HS khá giỏi)
- Hs quan sát hình và trả lời.
3 hs đọc đề
Bài giải:
Số con Thỏ trong 4 chuồn là:
5 x 4 = 20 ( con )
Đáp số: 20 con.
2, Củng cố – dặn dò: (5’)
 - Muốn tìm thừa số , số hạng chưa biết ta làm thế nào ?
 - Chuẩn bị : Giờ , phút.
Thứ năm, ngày 4 tháng 3 năm 2010
GIỜ , PHÚT 
Tiết 124
I / Mục tiêu : Giúp học sinh nhận biết được.
- Biết 1 giờ có 60 phút.
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 12, số 3, số 6.
- Biết đơn vị đo thời gian: giờ, phút 
- Biết thực hiện phép tính đơn giản với các số đo thời gian
- GDHS quý trọng thời gian
II/ Đồ dùng dạy học : - Mô hình đồng hồ. - Đồng hồ để bàn. 
II / Hoạt động dạy học :
A. Bài cũ: (5’)3 hs đọc thuộc bảng chia 5
B. Bài mới :(25’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1, Giới thiệu cách xem giờ :
a, Một giờ có 60 phút:- 1 giờ = 60 phút.
- Giáo viên sử dụng mô hình đồng hồ .
- Đồng hồ chỉ mấy giờ.
- Quay tiếp kim đồng hồ cho kim phút chỉ vào số 3.
- Đồng hồ chỉ mấy giờ. 
- Quay tiếp kim đồng hồ sao cho kim phút chỉ vào số 6.
- Đồng hồ chỉ mấy giờ. 
b) Học sinh làm lại các công việc như trên :	
- Gv nhận xét
c) Yêu cầu học sinh làm trên đồng hồ của từng cá nhân theo lệnh của giáo viên.
- Đặt đồng hồ chỉ : 10 giờ , 10 giờ 15 phút , 10 giờ 30 phút.
2, Thực hành :
* Bài 1 : Đồng hồ chỉ mấy giờ
A - 7 giờ 15 phút	C - 11 giờ 30 phút
B - 2 giờ 30 phút	D - 3 giờ
* Bài 2 : Mỗi tranh vẽ ứng với đồng hồ nào ?
* Bài 3 :Tính theo mẫu
a, 1 giờ + 2 giờ = 3 giờ.	b, 5 giờ - 2 giờ = 3 giờ.
5 giờ + 2 giờ 	 9 giờ - 3 giờ
4 giờ + 6 giờ 	 12 giờ - 8giờ
8 giờ + 7 giờ	 16 giờ - 10 giờ
- Hs cánhân , đth
- Chỉ 8 giờ	
8 giờ 15 phút.
8 giờ 30 phút.
HS trả lời
- Học sinh xem tranh, hiểu các hoạt động và sự việc mô tả qua tranh vẽ.
- Xem đồng hồ.
- Lựa chọn giờ thích hợp cho từng bức tranh.
- Trả lời câu hỏi.
C, Củng cố dặn dò :(5’) - 1 giờ có bao nhiêu phút ? ( 60 phút )
- Chuẩn bị : Thực hành xem đồng hồ
 Thứ sáu, ngày 5 tháng 3 năm 2010	 
THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ 
Tiết 125
I / Mục tiêu : Giúp học sinh 
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3, số 6.- Nhận biết các khoảng thời gian 15 phút, 30 phút.
- GDHS quan sát chính xác, cẩn thận
II / Đồ dùng dạy học : - Mô hình đồng hồ. - Đồng hồ để bàn. 
III / Họat động dạy học :
A. Bài cũ : (5’) 1giờ có bao nhiêu phút- Thực hành quay đồng hồ : 9 giờ 15 phút.
B. Bài mới : (25’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1, Thực hành xem đồng hồ: 
* Bài 1 :	
* Bài 2 : Mỗi câu dưới dây ứng với đồng hồ nào ?
a. An vào học lúc 13 giờ 30 phút. : A
b. An ra chơi: 15 giờ. : D
c. An vào học tiếp 15 giờ 30 phút : B
d. An tan học: 16 giờ 30 phút : E
e. An tưới rau: 5 giờ 30 phút chiều : C
g. An ăn cơm: 19 giờ tối
*Bài 3 : Thao tác chỉnh lại đồng hồ theo thời gian đã biết
- Quay kim trên mặt chỉ : 2 giờ , 1 giờ 30 phút, 6 giờ 15 phút, 5 giờ rưỡi
Hs thực hành
Học sinh xem tranh vẽ rồi đọc giờ trên mặt đồng hồ.	
- Nhiều học sinh nối tiếp nhau đọc.
2, Củng cố – dặn dò:(5’) 1 giờ có bao nhiêu phút ? 16 giờ còn gọi mấy giờ ?
 - Chuẩn bị : Luyện tập
&œ
TUẦN 26
Thứ hai, ngày 8 tháng 3 năm 2010
 TIẾT 126: LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3, số 6.
- Biết thời điểm, khoảng thời gian.
- Nhận biết việc sử dụng thời gian trong đời sống hằng ngày.
- GDHS tính toán chính xác và nhanh nhẹn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Một số mặt đồng hồ có thể quay kim được. - HS: Sách toán.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ: (5’) 3 HS
B. Bài mới: (25’) Giới thiệu bài: 
Các hoạt động
Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập: 
a) Bài 1: Hướng dẫn: Bài tập yêu cầu các em nêu giờ xảy ra của một số hành động. Để làm đúng bài tập này , trước hết các em cần đọc câu hỏi dưới mỗi bức hình minh hoạ sau đó xem kĩ đồng hồ bên cạnh tranh, giờ trên đồng hồ chỉ chính là thời điểm diễn ra sự việc được hỏi đến.
 - Yêu cầu HS kể liền mạch các hành động của Nam và các bạn dựa vào các tình huống trong bài.
 - Nhận xét và cho điểm HS.
b) Bài 2: - Gọi 1 HS đọc đề bài phần a:
- Hỏi: Hà đến trường lúc mấy giờ?
- Gọi 1 HS lên bảng quay kim đến 7 giờ rồi gắn đồng hồ lên bảng.
- Toàn đến trường lúc mấy giờ? 
- Gọi 1 HS lên bảng quay kim đồng hồ đến 7 giờ 15 phút.
 - Yêu cầu HS quan sát 2 đồng hồ và TLCH: Bạn nào đến sớm hơn? Sớm hơn bao nhiêu phút.
 - Tiến hành tương tự với phần b.
c) Bài 3: - 
- Em điền giờ hay phút vào câu a? Vì sao?
 - Trong 8 phút em có thể làm được gì?
- Em điền giờ hay phút vào câu b? Vì sao? 
- Vậy còn câu c, em điền giờ hay phút? Hãy giải thích cách điền của em.
- Nhận xét và cho điểm HS.
C Củng cố- Dặn dò: 5’
 - Nhận xét giờ học.- Dặn HS tập xem giờ cho thành thạo, ôn lại bảng nhân chia đã học.
Quay kim đồng hồ để chỉ : 3 giờ, 2 giờ rưỡi, 4 giờ 15 phút.
- HS tự làm bài, một HS đọc câu hoiû, một HS đọc giờ ghi trên mặt đồng hồ. Một số cặp HS lên bảng trình bày trước lớp.
-Một số HS trình bày trước lớp.
- 1 HS đọc đề phần a.
- Lúc 7 giờ .
- HS thực hiện theo yêu cầu. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 7 giờ 15 phút.
- 1 HS thực hiện, cả lớp theo dõi.
- Bạn Hà đến sớm hơn, sớm hơn 15 phút.
(HS khá giỏi)- Suy nghĩ và làm bài cá nhân.
- Điền giờ vì phút quá ít.
- Đánh răng, rửa mặt.
- HS trả lời, nêu lí do.
- Điền phút, em làm bài kiểm tra trong 35c phút vì 35 phút là tiết học của em.
Thứ ba, ngày 9 tháng 3 năm 2010
 TIẾT 127: TÌM SỐ BỊ CHIA
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS: 
 - Biết cách tìm số bị chia khi biết thương và số chia.
- Biết tìm X trong các bài tập dạng: A: a = b ( với a, b là các số bé và phép tính để tìm X là phép nhân trong phạm vi bảng tính đã học ).
- Biết giải bài toán có một phe ... của GV để rút ra:
- 1x3=1+1+1=3 Vậy 1x3=3.
- 1x4=1+1+1+1=4 Vậy 1x4=4.
- Số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó.
- Làm bài 2x1=2, 3x1=3, 4x1=4
- Khi ta thực hiện phép nhân một số với 1 thì kết quả là chính số đó.
- Nêu 2 phép chia
2:1=2
2:2=1
- Các phép chia có số chia là 1 có thương bằng số bị chia.
- HS nhắc lại kết luận.
- 3 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở nháp.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- 3 HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp làm bài vào vở nháp.
- HS nhận xét bài của bạn.
HS khá giỏi
Thứ ba, ngày 16 tháng 3 năm 2010
 TIẾT 132: SỐ 0 TRONG PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết được số 0 nhân với số nào cũng bằng 0.- Biết được số nào nhân với 0 cũng bằng 0
- Biết số 0 chia cho số nào khác không cũng bằng 0.- Biết không có phép chia cho 0
- GDHS tính toán chính xác và nhanh nhẹn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Bảng phụ. HS: Bảng con, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ: 5’ Tính:
 HS 1: a) 4x441 b) 5:5x5
 HS 2: c) 4x3x1 d) 2x3x1
- GV nhận xét, cho điểm. 
B. Bài mới: 25’. Giới thiệu bài: 3’
Hoạt động 1: Giới thiệu phép nhân có thừa số là 0. (6’)
- Nêu phép nhân 0x2 và yêu cầu HS chuyển phép nhân này thành tổng tương ứng.
-Vậy 0 x2 bằng mấy?
- Tiến hành tương tự với 0x3.
- Từ các phép tính 0x2=0, 0x3=0 em có nhận xét gì về các kết quả của phép nhân của 0 với một số khác.
- Yêu cầu HS nhắc lại kết luận trên.
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện các phép tính 2x0, 3x0.
- Hỏi: Khi ta thực hiện phép nhân của một số nào đó với 0 thì kết quả của phép nhân có gì đặc biệt?
- Yêu cầu HS nhắc lại kết luận: Số nào nhân với 0 cũng bằng 0.
3. Hoạt động 2: Giới thiệu phép chia có số bị chia là 0. (6’)
- Nêu phép tính 0x2=0.
- Yêu cầu HS dựa vào phép nhân trên để lập các phép chia tương ứng có số bị chia là o.
- Nêu: Vậy 0x2 ta có thể lập được phép chia 0:2=0.
- Tiến hành tương tự như trên để ta có được phép chia 0:5=0.
- Từ các phép tính trên các em có nhận xét gì về thương của một phép chia có số bị chia là 0.
- Nêu kết luận: Số 0 chia cho số nào khác 0 cũng bằng 0.
- Nêu chú ý: Không có phép chia cho 0. ( không có phép chia mà số chia là 0).
4. Hoạt động 3: Luyện tập- thực hành. 10’
Bài 1: HS tính nhẩm. Chẳng hạn:
	0 x 4 = 0
	4 x 0 = 0
Bài 2:- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi 1 số HS đọc bài làm của mình trước lớp.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3:- Bài tập này yêu cầu chúng ta làm gì?
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4: - Hỏi: Mỗi biểu thức cần tính có mấy dấu tính? Vậy khi thực hiện ta phải làm như thế nào?
C.Củng cố- Dặn dò: 5’
- Yêu cầu HS nêu lại các kết luận trong bài.
- Dặn HS về nhà học thuộc kết luận vừa học và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào nháp.
- Trả lời: 0x2=0+0=0.
- 0x2=0.
- Thực hiện yêu cầu của GV để rút ra 0x3=0+0+0=0
- Làm bài: 2x0=0.
 3x0=0
- Kết quả bằng 0.
- Nêu phép chia 0:2=0
- Các phép chia có số bị chia là 0 có thương bằng 0.
- HS nhắc lại kết luận.
- HS làm bài vào nháp.
- HS đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau theo lời đọc của bạn.
- HS nêu.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp làm bài vào bảng con theo dãy.
- 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS trả lời.
- 4 HS lên bảng làm.
- Cả lớp làm vào nháp.
(HS khá giỏi )
Thứ tư, ngày 17 tháng 3 năm 2010
 TIẾT 133: LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Lập được bảng nhân 1 bảng chia 1.- Biết thực hiện phép tính có số 1, số 0
- GDHS tính toán chính xác và nhanh nhẹn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Bảng phụ ghi BT3. HS: Vở nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ: 5’ Tính:
 HS 1: a) 4x0:1 b) 5:5x1
 HS 2: c) 0x3:1 d) 10:2x1
- Chữa bài và cho điểm HS.
B. Bài mới: 25’ Giới thiệu bài: 
Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1:- Yêu cầu tự nhẩm kết quả sau đó nối tiếp nhau đọc từng phép tính của bài.
- Nhận xét, sau đó cả lớp đọc đồng thanh bảng nhân và bảng chia 1.
Bài 2: - Yêu cầu HS tự làm bài sau đó gọi HS đọc bài làm của mình trước lớp.
-Hỏi thêm: Một cộng với số 0 cho kết quả như thế nào?
- Một số khi nhân với 0 cho kết quả ra sao?
- Khi cộng thêm một vào 1 số nào đó thì kết quả khác gì so với nhân số đó với 1.
- Khi chia một số cho 1 thì kết quả là bao nhiêu?
- Kết quả của các phép chia có số bị chia là 0 là bao nhiêu?
C.Củng cố- Dặn dò: 5’
- Dặn HS về nhà ôn lại kiến thức về phép nhân có thừa số là 1 và 0, phép chia có số bị chia là 0.
- GV nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vào vở nháp.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Làm bài vào vở nháp, sau đó theo dõi bài làm của bạn và nhận xét.
- Kết quả là chính số đó.
- HS trả lời.
- Khi cộng với 1 thì số đó tăng thêm 1 đơn vị, còn khi nhân thì kết quả bằng chính nó.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
Thứ năm, ngày 18 tháng 3 năm 2010
 TIẾT 134: LUYỆN TẬP CHUNG.
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Thuộc bảng nhân, bảng chia đã học - Biết tìm thức số, số bị chia.
- Biết nhân ( chia ) số tròn chục với ( cho ) số có một chữ số.
- Biết giải bài toán có một phép chia ( trong bảng nhân 4 ) - GDHS tính toán chính xác và nhanh nhẹn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Bảng từ. HS: Nháp, bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ: 5’ Tính:
 HS 1: a) 4x7:1 b) 0:5x5
 HS 2: c) 2x5:1 d) 0:4x6
- Chữa bài và cho điểm HS.
B. Bài mới: 25’. Giới thiệu bài: 
Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:- Yêu cầu HS từ làm bài, sau đó gọi HS đọc bài làm của mình
- Hỏi khi đã biết 2x3=6 có thể ghi ngay kết quả của 6:2 và 6:3 hay không? Vì sao?
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2:
- Viết lên bảng phép tính 20x2 và yêu cầu HS suy nghĩ để nhẩm phép tính trên.
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả và nêu cách nhẩm của mình.
- GV nhận xét sau đó giới thiệu cách nhẩm của bài mẫu.
- Hỏi: 20 còn gọi là mấy chục?
- Để thể hiện 20x2 ta có thể tính 2 chục x2= 4 chục, 4 chục là 40 .
- Yêu cầu HS làm tiếp phần a của bài tập, sau đó gọi 1 HS đọc bài làm của mình.
- Hướng dẫn HS làm phần b tương tự như làm phần a.
Bài 3:
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết trong phép nhân và số bị chia chưa biết trong phép chia.
- Gọi mỗi lần 2 HS lên bảng làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 4:
- Có tất cả bao nhiêu tờ báo?
- Chia đều cho 4 tổ như thế nào?
- Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS làm bài.- Nhận xét chữa bài, cho điểm HS.
C.Củng cố- Dặn dò: 5’
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS ôn lại cách tìm thừa số, số bị chia ôn lại các bảng nhân, bảng chia đã học.
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở nháp.
- Làm bài vào vở nháp.
- Có thể ghi ngay kết quả vì khi lẫy tích chia cho thừa số này thì được thừa số kia.
- HS suy nghĩ để nhẩm theo yêu cầu.
- Một HS phát biểu trước lớp.
- 20 còn gọi là 2 chục.
- Làm bài và theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-HS nhắc lại.
- Mỗi lần 2 HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp làm bảng con ( theo dãy)
(HS khá giỏi)
- 24 tờ.
- HS trả lời.
- Một tổ nhận bao nhiêu tờ báo.
- 1 HS làm bài trẽn bảng lớp, cả lớp làm vào vở.
Thứ sáu, ngày 19 tháng 3 năm 2010
 TIẾT 135: LUYỆN TẬP CHUNG.
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Thuộc bảng nhân, bảng chia đã học.
- Biết thực hiện phép nhân hoặc phép chia có số kém đơn vị đo.
- Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính ( trong đó có một dấu nhân hoặc chia; nhân, chia trong bảng tính đã học )
- Biết giải bài toán có một phép tính chia.
 - GDHS tính toán chính xác và nhanh nhẹn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC; GV: Bảng phụ. HS: Bảng con, vở nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ: 5’
 - Gọi 2 HS lên bảng đọc bảng nhân 1 và bảng chia 1.- GV nhận xét cho điểm.
B. Bài mới: 25’. Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: - Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó gọi 1 HS đọc bài làm của mình.
- Khi đã biết 2x4 =8 có thể ghi ngay kết quả của 8:2 và 8:4 hay không? Vì sao?
Bài 1b:
- Khi thực hiện phép tính với các số đo đại lượng ta thực hiện phép tính như thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét.
Bài 2:
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép tính các biểu thức.- Gọi mỗi lần 2 HS lên bảng.
- GV nhận xét cho điểm.
Bài 3a.- Gọi 1 HS đọc đề.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Hỏi tại sao để tìm số HS có trong mỗi nhóm em lại thực hiện phép tính chia 12:4.
- Tiến hành tương tự với phần b.
C.Củng cố- Dặn dò: 5’
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn lại các bảng nhân chia đã học, ôn tập về cách đọc và cách viết các số trong phạm vi 100.
- 2 HS lên bảng đọc.
- Làm bài theo yêu cầu của GV.
- HS trả lời.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập b.
- HS trả lời.
- 3 HS lên bảng làm 3 cột. Cả lớp làm vào vở nháp.
- Lớp nhận xét.
- HS nêu.
- Mỗi lần 2 HS lên bảng làm. Cả lớp làm bảng con( theo dãy).
- Lớp nhận xét.
HS Khá giỏi 
- 1 HS làm bài trên bảng. Cả lớp làm vào vở.
- HS trả lời.

Tài liệu đính kèm:

  • docToan 25-27.doc