Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần lễ 17 đến tuần 23

Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần lễ 17 đến tuần 23

Luyện Toán Ôn tập về phép cộng và phép trừ

I. Mục tiêu

- Giúp H củng cố về cộng, trừ nhẩm(trong phạm vi các bảng tính) và cộng, trừ viết (có nhớ một lần)

- Củng cách giải bài toán về “nhiều hơn”.

- Rèn kỹ năng tính toán cho H.

II. Các hoạt động dạy học

 

doc 101 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 437Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần lễ 17 đến tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chương trình tuần 17
( Từ ngày 20/12/2010 đến ngày 24/12 / 2010)
Thứ
Tieỏt
Môn học
Tên bài dạy
2
1
2
3
4
Đạo đức
TNXH
L Toán
LTV
Ôn tập học kì I
Phòng tránh ngộ độc khi ở trường
Ôn tập về phép cộng và phép trừ
Luyện đọc:Tìm ngọc
3
1
2
3
L.T.Việt 
LToán
Thể dục
Luyện đọc: Thêm sừng cho ngựa 
Ôn tập về phép cộng và phép trừ(tiếp theo)
Bài 34
5
1
2
4
Chính tả
BDToán
L.T.Việt
Nghe viết:Tìm ngọc
Luyện tập
L uyện từ và câu: Từ chỉ tính chất. Câu kiểu...
6
1
2
4
L.Toán
BD Toán
Sinh hoạt.
Luyện tập chung
Ôn luyện 
Nhận xét cuối tuần 17
Luyện Toán Ôn tập về phép cộng và phép trừ
I. Mục tiêu
- Giúp H củng cố về cộng, trừ nhẩm(trong phạm vi các bảng tính) và cộng, trừ viết (có nhớ một lần)
- Củng cách giải bài toán về “nhiều hơn”. 
- Rèn kỹ năng tính toán cho H.
II. Các hoạt động dạy học 
ND - TL
Giáo viên
Học sinh
1/Kiểm tra 
2/ Thực hành
Bài 1: Tính nhẩm
Bài 2: Đặt tính rồi tính
Bài 3: Số?
Bài 4: 
Bài 5 : Số?
3/ Củng cố - dặn dò
- Kiểm tra các bảng cộng (dạng 5, 6, 7 cộng với một số)
- H dẫn H làm bài tập ở VBT (trang 86)
- Ghi bảng cột 1- H nêu kết quả
 8 + 9 = 17	17 - 8 = 9
 9 +8 = 17	17 - 9 = 8
T: nhận xét , sửa sai.
- Tổ chức trò chơi để chữa câu a, câu b (theo hình thức tiếp sức)
15
10
9
 +1 +5 
10
6
15
 9 +6 =9 + 1 + 5	
 +4 +5
 6 + 5 = 6 + 4 +1
- T h dẫn H tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng
 34 que tính 
Lan 
 18 que tính 
Hoa 
 ? que tính
- Làm và nêu kết quả 
- Chấm bài, nhận xét
- Đọc lại bảng cộng (cá nhân, đồng thanh)
- So sánh kết quả các phép tính để rút ra nhận xét về mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ
- 3 tổ đồng thanh kết quả 3 cột còn lại - Lớp đối chiếu, nhận xét. 
- Làm bài vào vở và chữa bài trước lớp (nói rõ cách thực hiện)
- So sánh kết quả để rút ra cách thực hiện cộng quá 10 
-Nêu nhanh kết quả câu c, câu d dựa vào các công thức đã học. 
-H đọc bài toán 
- Nhìn sơ đồ, đọc lại bài toán, xác định dạng toán và giải vào vở Bài giải 
Số que tính Hoa vót được là: 
34 + 18 = 52 (que tính) 
Đáp số : 52 que tính
( 0 + 0 = 0 ; 6 - 6 = 0 ; 34 - 34 = 0)
BD Toán 	 Luyện tập
I. Mục tiêu
- Tiếp tục rèn cho H kỹ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ có nhớ.
- Củng cố cách tìm số hạng, số bị trừ, số trừ và giải toán có lời văn .
- Vận dụng nhanh, chính xác, trình bày đẹp.
II. Các hoạt động dạy học 
ND - TL
Giáo viên
Học sinh
1/ Bài cũ: 
2/ Thực hành
 Bài 1: Tìm x
Bài 2: Điền chữ số thích hợp vào chỗ chấm để có kết quả đúng: 
Bài 3: 
3/ Củng cố - dặn dò
Tìm x : x- 15 = 28 ; 23 + x = 80	
- T nhận xét, sửa sai 
T: Hướng dẫn H làm các bài tập
 x+ 21 = 57 + 8 x - 19 = 25 + 18
 x + 21 = 65	 x - 19 = 43
 x = 65 - 21	 x = 43 +1 9 
 x = 44 x = 62
83 - x = 72 - 36 45 + x = 75 - 6
83 - x = 36	 45 + x = 69	
 x = 83 -36	 x = 69 + 45 
 x = 47	 x = 24 
  4	 5 	 8 1	 6  0
 4  3 7	 2  3 8 4 7
 7 3	 2	  6	 0	6
- T theo dõi chung 
Toàn có 23 quyển vở, Toàn có nhiều hơn Lâm 8 quyển vở . Hỏi Lâm có bao nhiêu quyển vở?
T: Gợi ý: Toàn nhiều hơn Lâm 8 quyển vở tức là Lâm sẽ ít hơn Toàn 8 quyển vở. 
- T ghi bảng, lớp đối chiếu
T: Thu vở chấm bài và nhận xét
- Làm vào bảng con
-Nhắc lại cách tìm số bị trừ, số hạng chưa biết
- Xác định thành phần của x trong các phép tính và làm vào vở.
- Làm bài vào vở 
- Hướng dẫn H chữa bài trên bảng lớp.
- Lớp nhận xét, đối chiếu
- H xđ đây là bài toán về ít hơn 
- Giải vào vở và nêu bài giải
 Bài giải
 Số vở của Lâm có là:
 23 - 8 = 15 (quyển)
 Đáp số : 15 quyển 
LTV Luyện đọc Tìm ngọc
I. Mục tiêu
- Rèn cho H đọc trôi chảy, rõ ràng toàn bài. Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ dài. Biết đọc bài với giọng kể, nhấn giọng các từ ngữ chỉ sự thông minh và tình nghĩa của các con vật.
- Giúp H nắm chắc nội dung từ đó biết yêu quý các con vật nuôi trong gia đình.
 II. Các hoạt động dạy học 
ND - TL
Giáo viên
Học sinh
1/ Giới thiệu bài
2/ Luyện đọc 
3/ Tìm hiểu bài
4/ Củng cố- dặn dò
* T đọc mẫu toàn bài 
- Hdẫn cách ngắt, nghỉ ở các câu dài:
 Nào ngờ,/ vừa đi một quãng thì có con quạ sà xuống/ đớp ngọc/ rồi bay lên cây cao.//
 Mèo liền nhảy tới/ ngoạm ngọc/ chạy biến.// 
(Giọng nhanh, hồi hộp)
- Hướng dẫn H nắm lại nội dung bài:
1. Do đâu chàng trai có viên ngọc?
a, Do cứu Long Vương	
b, Do cha mẹ để lại 
c, Do cứu con rắn nước	
d, Do cứu con gái của Long Vương
2.Ai đã đánh tráo viên ngọc?
a, Người thợ kim hoàn	c, Chó	
b, Mèo d, Chuột
3.Khi ngọc bị Quạ cướp, Mèo làm cách nào để lấy lại ngọc?
a, Van xin	 c, Giả vờ chết
b, Đánh nhau với Quạ d, Chó giả vờ chết
4. Qua câu chuyện, em hiểu điều gì?
a, Chó và Mèo là đôi bạn thân.
b, Ca ngợi hành động dũng cảm của Chó và Mèo.
c, Chó và Mèo là những con vật có tình nghĩa.
d, Chó và Mèo là những con vật nuôi trong nhà rất tình nghĩa, thông minh, thực sự là bạn của con người.
-T kết luận: 1- c ; 2 – a ; 3- c ; 4 - d
- Tập đọc ngắt, nghỉ hơi ở các câu dài (cá nhân, đồng thanh)
+ Đọc nối tiếp đoạn 
+ Đọc đoạn trong nhóm
+ Đọc toàn bài 
- Thảo luận, lựa chọn đáp án
Luyện Toán Ôn tập về phép cộng và phép trừ (Tiếp)
I. Mục tiêu
- Giúp H củng cố về cộng, trừ nhẩm(trong phạm vi các bảng tính) và cộng, trừ viết (có nhớ một lần)
- Củng cách giải bài toán về “ít hơn”. 
- Rèn kỹ năng tính toán cho H.
II. Các hoạt động dạy học 
ND - TL
Giáo viên
Học sinh
1/ G thiệu bài:
2/ Thực hành:
Bài 1: Tính nhẩm 
Bài 2: Đặt tính rồi tính 
Bài 3: Số?
Bài 4: 
Bài 5 :
 3/ Củng cố- dặn dò 
- H dẫn H làm bài tập ở VBT trang 87
- T chức cho H đọc kết quả từng cột theo hình thức hô- đáp 
-
- Theo dõi chung.
T: Tổ chức trò chơi để chữa câu a, câu b (theo hình thức tiếp sức)
12
8
6
 - 4 - 2 
6
14
11
 - 3 - 5
- H dẫn H tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng: 64 lít 
Buổi sáng 
 18 lít 
Buổi chiều 
 ? lít
- Viết phép trừ có hiệu bằng số bị trừ 
- Chấm bài và nhận xét. 
- Nhẩm nhanh kết quả bài 1
- Nhắc lại cách đặt tính, cách tính rồi làm vào vở
- Chữa bài ở bảng lớp (mỗi em một phép tính)
-
-
-
 47	 100	 90	 35
 36	 22	 58	 65
 83	 078	 32 100
- Nêu nhanh kết quả câu c, câu d dựa vào các công thức đã học.
- So sánh kết quả 2 phép tính trong một cột để rút ra cách trừ quá 10
 17 - 9 = 17 - 7 - 2	
 15 - 7 = 15 - 5 - 2
- H đọc bài toán 
- Giải bài vào vở và chữa bài trước lớp .
Bài giải 
Số nước mắm bán buổi chiều là
64 - 18 = 46 (lít) 
Đáp số : 46 lít 
- Viết và nêu kết quả : 34- 0 = 34 ; 6 - 0 = 6
Luyện Toán Ôn tập về phép cộng và phép trừ (Tiếp)
I. Mục tiêu
- Giúp H củng cố về cộng, trừ nhẩm(trong phạm vi các bảng tính) và cộng, trừ viết (có nhớ một lần) trong phạm vi 100.
- Củng cố về tìm một thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ.
- Củng cố về giải toán và nhận dạng hình tứ giác. 
- Vận dụng nhanh, chính xác, trình bày đẹp.
II. Các hoạt động dạy học
ND - TL
Giáo viên
Học sinh
1/ G thiệu bài: 
2/ Thực hành: 
Bài 1: Tính nhẩm
Bài 2: Đặt tính rồi tính
Bài 3: Tìm x: 
Bài 4: 
Bài 5 : Khoanh vào chữ đặt trước kq đúng
3/ Củng cố 
H dẫn H làm bài tập ở VBT trang 88
- Ghi bảng cột 1 
- Nhận xét 2 phép tính đầu của mỗi cột để kết luận
- T theo dõi chung, nhắc H đặt tính thẳng cột
-
Theo dõi chung.
x + 17 = 45	x - 26 = 34	
 x = 45 - 17 x = 34 + 26 
 x = 28 x = 60	
 60 - x = 20 	 	 x = 60 - 20
 x = 40
-T hướng dẫn H tóm tắt bằng sơ đồ
 50 kg 
Xi măng Thùng sơn 
 ? kg
- Nhắc lại cách tìm số hạng, số bị trừ, số trừ
- H nêu kết quả 
- Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi (7 + 5 = 5 + 7; 4 + 9 = 9 + 4 ; 
 8 + 7 = 7 + 8 )
- Nêu kết quả 3 cột còn lại 
- Làm bài vào vở 
-
-
-
- Chữa bài ở bảng lớp (mỗi em 1 phép tính)
-
-
 39	100	 45	100	56 71
 25 88 55 4	49 53
 64	012	100	096	07 18 
- Xác định thành phần của x trong các phép tính rồi vận dụng để tìm x 
- Chữa bài ở bảng lớp - Lớp nhận xét, đối chiếu
- H đọc bài toán 
- Giải vào vở và chữa bài trước lớp - Lớp nhận xét, đối chiếu
 Bài giải 
Thùng sơn cân nặng là: 
50 - 28 = 22 (kg) 
Đáp số : 22 kg 
- Qsát hình vẽ, đếm số hình tứ giác và khoanh vào kết quả đúng (D. 4) 
Thứ 3 ngày 21 tháng 12 năm 2010
LTV: Luyện đọc : Thêm sừng cho ngựa
I. Mục tiêu
1/ Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài. Biết đọc truyện với giọng vui, khôi hài. phân biệt lời người kể với lời từng nhân vật.
2/ Rèn kỹ năng đọc hiểu:nghĩa các từ mới: hí hoáy; giải thích
- Hiểu sự khôi hài của truyện: Cậu bé vẽ ngựa không ra ngựa,lại nghĩ rằng chỉ cần thêm sừng cho nó thì sẽ thành con bò.
II. Các hoạt động dạy học
ND - TL
Giáo viên
Học sinh
1/ Giới thiệu bài:
2/ Bài mới:
* Luyện đọc:
* Tìm hiểu bài
* Luyện đọc lại
5/ Củng cố 
* Đọc mẫu - Giọng chậm rãi, khôi hài. 
* H dẫn H luyện đọc - giải nghĩa từ 
 + Đọc tiếp sức câu
 + Đọc đoạn trước lớp 
- H dẫn H đọc giọng hồn nhiên ở câu:
 Đúng,/ không phải con ngựa.// Thôi,/ để con vẽ thêm hai cái sừng/ cho nó thành con bò vậy.//
- Chi tiết nào cho thấy Bin rất ham vẽ?
- Bin định vẽ con gì?
- Để vẽ được con ngựa, Bin đã làm gì?
- Giải thích “hí hoáy” : làm luôn tay, rất chăm chú
- Vì sao mẹ lại hỏi: “Con vẽ con gì đây?” Bin định chữa bức vẽ ntn?
- Câu chuyện đáng cười ở chỗ nào?
 Em hãy nói vài câu để Bin đỡ buồn?
- Hướng dẫn giọng đọc các nhân vật.
+Giọng của mẹ: khi ôn tồn, lúc ngạc nhiên
+ Giọng Bin : Hồn nhiên, tự tin
- Câu chuyện này khuyên ta điều gì?
- Đọc chú giải ở SGK
- Tập đọc ngắt, nghỉ hơi 
+ Đọc đoạn trong nhóm 3
+ Thi đọc đ 2 giữa các nhóm
+ 3 em đọc toàn bài 
-Trên nền nhà, ngoài sân gạch, chỗ nào cũng có những bức vẽ của Bin
- Đưa vở ra tận chuồng ngựa, hí hoáy một lúc lâu..
- con ngựa.
-
- Chịu khó luyện tập, nhất định bạn sẽ vẽ được  
- Luyện đọc theo hình thức phân vai
LTV LTVC: Từ chỉ tính chất. Câu kiểu : Ai thế nào?
I. Mục tiêu
- Tiếp tục củng cố cho H về từ trái nghĩa. Biết dùng từ trái nghĩa để đặt câu theo mẫu : Ai thế nào?
- Mở rộng vốn từ về vật nuôi trong nhà.
- Bồi dưỡng khả năng sử dụng Tiếng Việt cho H.
II. Các hoạt động dạy học
ND - TL
Giáo viên
Học sinh
1/ Giới thiệu bài:
2/ Thực hành:
3/ Củng cố- dặn dò
 Hướng dẫn H làm và chữa các bài tập : Bài 1: Tìm từ  ... hướu
b.sáo, vẹt, yểng
c. tu hú, chào mào
- Đọc đoạn văn (cá nhân, đồng thanh)
- Làm bài vào vở. Nối tiếp nhau nêu kết quả trước lớp.
Thứ tự cần điền là: dấu phẩy ; dấu chấm ; dấu phẩy ; dấu phẩy ; dấu phẩy ; dấu chấm ; dấu phẩy.
- Đọc lại đoạn và ngắt, nghỉ đúng theo các dấu câu.
- gặp dấu chấm ta phải nghỉ hơi, gặp dấu phẩy ta phải ngắt hơi.
Luyện TViệt: Luyện đọc Sư Tử xuất quân
I. Mục tiêu
1/ Rèn kỹ năng đọc thành tiếng
- Đọc trơn toàn bài. Biết nghỉ hơi hợp lý dựa trên nội dung từng dòng thơ.
- Biết đọc bài thơ với giọng sôi nổi, hào hùng thể hiện sự sáng suốt, thông minh của Sư Tử.
2/ Rèn kỹ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ : xuất quân, thần dân, quân bị
- Hiểu nội dung bài: Khen ngợi Sư Tử biết nhìn người giao việc để ai cũng có ích.
II. Các hoạt động dạy học
ND - TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Gthiệu bài: 2’
2/ Luyện đọc:
 15’ 
 3/ Tìm hiểu bài
 8’ 
4/ Luyện đọc lại
 7’ 
 5/ Củng cố -dặn dò 3’
 - Đọc mẫu toàn bài
- Hướng dẫn H luyện đọc 
- Sửa lỗi phát âm cho HS
- Hướng dẫn cách đọc các câu 
Nhỏ/ to,/ khỏe/ yếu/ muôn loài/
Ai ai/ cũng được tùy tài lập công.//
Không! // - Vua phán-// Trẫm dùng cả chứ! //
- Theo dõi chung, hướng dẫn HS bình chọn nhóm đọc hay.
 - Sư Tử muốn giao việc cho thần dân theo cách nào?
“thần dân”: người dân ở nước có vua
- Voi, Gấu, Cáo, Khỉ được giao những việc gì ?
- Có người tâu Vua điều gì? ý kiến Vua thế nào?
Nhận xét, ghi điểm
 Vì sao Sư Tử vẫn giao việc cho Lừa và Thỏ?
- Lắng nghe
-1H khá đọc lại. Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo
+ Đọc tiếp sức câu
+ Đọc từng đoạn trước lớp: 
- Luyện đọc ngắt, nghỉ hơi ở câu dài (cá nhân - đồng thanh)
- Đọc chú giải ở cuối bài
+ Đọc đoạn trong nhóm: N2
+Thi đọc giữa các nhóm (đoạn2)
+ Đọc toàn bài
- giao mỗi người một việc hợp với khả năng...
- Voi vận tải ; Gấu công đồn ; Cáo bày mưu tính kế..
- Vẫn quyết định dùng Lừa và Thỏ
- Luyện đọc từng đoạn, toàn bài.
 - vì thấy được ưu điểm của từng con
BDT Việt: Luyện viết Sư Tử xuất quân 
I. Mục tiêu 
- Nghe – viết chính xác một đoạn (8 dòng đầu) trong bài “Sư Tử xuất quân” 
- Làm các bài tập phân biệt l/n ;vần in/iên.
- Viết đúng, đẹp, trình bày sạch sẽ.
II. Các hoạt động dạy học
ND - TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Giới thiệu bài: 1’
2/ Hướng dẫn viết chính tả 
 4’
 4’
 13’ 
 2’
3/ Hướng dẫn làm bài tập
10’
4/ Củng cố 1’ 
- Đọc đoạn cần viết 
- Sư Tử muốn giao việc cho thần dân theo cách nào?
- Những tiếng nào bắt đầu bằng l?
- Viết từ khó: loài ; lập ; lưng.
- Nhận xét, sửa sai
- Viết chính tả
- Trình bày bài thơ như thế nào?
GV đọc chậm từng câu.
- Theo dõi, nhắc nhở chung
- Soát lỗi
- Đọc chậm từng cụm từ để HS soát lỗi. 
- Chấm bài
Thu vở 5 em chấm và nhận xét
 - Điền vào chỗ trống :
a, nay hay lay?
- lung ; hôm ;  lắt ; ngày 
b, tin hay tiên?
-  mừng ; trước ; nàng ;  tức.
- Nhận xét, sửa sai. 
 Nhận xét giờ học.
- Lắng nghe
2HS đọc lại – lớp đọc thầm theo
- ai ai cũng được lập công tùy theo khả năng của mình.
- Luyện viết từ khó vào bảng con: trổ tài ; quân bị.
- câu 6 lùi vào 2 ô ;câu 8 lùi vào 1 ô
- Viết bài vào vở.
- Soát lỗi và chữa lỗi vào vở.
- Làm bài vào vở và chữa bài trước lớp
Đáp án:
a, lung lay ; hôm nay; lay lắt ; ngày nay.
b, tin mừng ; trước tiên ; nàng tiên; tin tức.
BD Toán 	Luyện tập
I. Mục tiêu 
- Giúp HS học thuộc bảng chia 3 và vận dụng bảng chia 3 để làm tính và giải toán có lời văn.
- Thao tác nhanh, chính xác, trình bày đẹp.
II. Các hoạt động dạy học
ND - TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Bài cũ: 5’
2/ Thực hành 
 28’
3/ Củng cố - dặn dò 2’
 H tiếp tục ôn bảng chia 3
 H dẫn H làm BT ở trang 28VBT 
 Bài 1: Tính nhẩm
Nhận xét chung.
 Bài 2: Số?
- Theo dõi, nhận xét.
 Bài 3: Tính (theo mẫu)
GV hướng dẫn mẫu 10cm : 2 = 5cm
 (Lấy 10 : 2 = 5 rồi ghi tên đơn vị vào bên phải kết quả)
 Bài 4:
- HD tìm hiểu bài toán
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán yêu cầu tìm gì?
Tóm tắt:
 3 thùng : 30 kg
 1 thùng : ? kg
Yêu cầu H đặt lời giải khác cho bài toán.
 Bài 5: Số?
GV theo dõi, nhắc nhở H.
 Nhận xét giờ học.
- Đọc bảng chia 3 (cá nhân, đồng thanh)
- Nhẩm nhanh kết quả của bài. 
Từng nhóm 2 H hỏi- đáp trước lớp
6 : 3 = 2 12 : 3 = 4
27 : 3 = 9 9 : 3 = 3
- HS làm vào vở và nêu kết quả. Lớp đổi chéo vở kiểm tra và báo kết quả.
- Vận dụng mẫu để hoàn thành bài. Nối tiếp nhau nêu kết quả
6kg : 2 = 3kg 18l : 3 = 6l
30cm : 3 = 10cm 21kg : 3 = 7kg
- Đọc bài toán
- có 30 kg kẹo chia đều vào 3 thùng.
- Mỗi thùng có bao nhiêu kg kẹo?
- Giải bài vào vở và chữa bài:
 Số kẹo mỗi thùng là:
 30 : 3 = 10 (kg)
 Đáp số : 10kg
-Lớp đối chiếu, nhận xét.
- Làm và chữa bài trước lớp.
Nhân
3 x 2= 6
3 x 4 = 12
3 x 7 = 21
Chia
6 : 3 = 2
12 : 3= 4 
21 : 3= 7
BD Toán 	Luyện tập chung
I. Mục tiêu
- Củng cố và khắc sâu cho HS bảng nhân 3, bảng chia 3. Vận dụng bảng nhân, bảng chia để làm các bài tập có liên quan.
- Bồi dưỡng cho HS lòng say mê học toán, yêu thích môn Toán.
II. Các hoạt động dạy học 
ND - TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Bài cũ
 6’ 
2/ Thực hành
 26’ 
3/ Củng cố –dặn dò 3’ 
Ôn bảng nhân 3, bảng chia 3
-Hướng dẫn HS làm các bài tập
 Bài 1 : Tính
21 cm : 3 = 18 kg : 3 = 24 giờ : 3 =
15 dm : 3 = 12 l : 3 = 9 ngày : 3 =
Bài 2: Người ta trồng 24 cây táo thành 3 hàng. Hỏi mỗi hàng có bao nhiêu cây táo?
- HD tóm tắt:
- Có mấy cây táo? Số táo đó được trồng thành mấy hàng?
- Bài toán hỏi gì?
HD học sinh nêu cách giải và đặt lời giải khác cho bài toán 
 Bài 3: Mỗi hộp bánh có 3 cái. Hỏi 6 hộp bánh như thế có bao nhiêu cái bánh?
GV gợi ý: Muốn biết 6 hộp có bao nhiêu cái bánh, em làm thế nào?
 Bài 4: Số?
3 x  = 12 : 3 = 7
2 x 7 =  27 :  = 9
 x 9 = 18 20 : 2 = 
3 x  = 9  :  = 5
- Chấm bài, nhận xét giờ học.
- Đọc lại bảng nhân 3, bảng chia 3 (mỗi bảng 2- 3 em)
Lớp đồng thanh bảng nhân 3
- Làm bài vào vở sau đó nối tiếp nhau nêu kết quả. Lớp đối chiếu, nhận xét
- Đọc bài toán.
- Nêu tóm tắt, xác định yếu tố cần tìm và giải vào vở.
1H chữa bài ở bảng lớp
 Số cây táo trong mỗi hàng là:
 24 : 3 = 8 (cây)
 Đáp số : 8 cây
- Giải vào vở và nêu bài giải
 Số bánh ở 6 hộp là:
 3 : 6 = 18 (cái)
 Đáp số: 18 cái
 Lớp nhận xét, đối chiếu.
- Dựa vào các bảng nhân, bảng chia để điền đúng số.
- Nối tiếp nhau nêu kết quả.
L T Việt
Tập làm văn Đáp lời xin lỗi. Tả ngắn về loài chim 
I. Mục tiêu
-H biết nói lời xin lỗi trong các tình huống giao tiếp hàng ngày. 
- Rèn luyện kỹ năng viết : Viết được một đoạn văn ngắn tả về một loài chim mà mình yêu thích. 
- Dùng từ chính xác, câu văn sinh động, diễn đạt đủ ý, ngắn gọn, nói được tình cảm của mình khi viết.
II. Các hoạt động dạy học 
ND - TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ G thiệu bài 
 2’
2/ Thực hành
 Bài 1: 14’
Bài 2: 16’
3/ Củng cố’
Hướng dẫn H làm các bài tập
 Nói lời đáp của em trong trường hợp sau 
a, Bạn vô ý làm rách quyển sách của em. 
 Bạn nói:
 - Mình xin lỗi cậu!
- Vận dụng để đáp lại lời xin lỗi trong một số tình huống sau:
a, Cô giáo hứa cho em mượn quyển vở luyện chữ viết nhưng cô để quên ở nhà. 
Cô nói: Xin lỗi em. Cô vội quá nên quên mất!
b, Nam hẹn em đi xem phim nhưng bà bạn bị ốm nên bạn không đi được. Bạn gọi điện cho em và nói: Mình xin lỗi vì đã sai hẹn với cậu!
- GV nhận xét, bổ sung.
 Viết một đoạn văn ngắn tả về một loài chim mà em thích theo các gợi ý sau:
- Đó là chim gì? Em thấy ở đâu?
- Đặc điểm đáng nhớ của chim? (hình dáng, bộ lông, mỏ, chân)
- Tình cảm của em đối với chim?
Theo dõi HS làm bài.
Nhận xét giờ học.
- Lắng nghe
- Đóng vai trong nhóm, các nhóm đóng vai trước lớp
VD: Không sao đâu, mình cũng đã đọc quyển sách đó rồi mà!
Hoặc: Bạn đừng bận tâm chuyện đó.
- HD học sinh đóng vai trước lớp để đáp lại lời khẳng định.
- Viết bài vào vở và đọc trước lớp. Lớp nhận xét, bổ sung.
Ví dụ: Có nhiều loài chim nhưng em chỉ thích loài chim cánh cụt sống ở Bắc Cực.Nó có bộ lông trắng như cước. Đôi cánh ngắn củn cởn, ôm sát lấy thân. Đôi chân nhỏ nhưng rất nhanh nhẹn...
BD TViệt Viết chữ hoa T	
I. Mục tiêu
- Luyện cho HS viết đúng chữ hoa T và câu ứng dụng “Thẳng như ruột ngựa” theo kiểu chữ đứng và kiểu chữ xiên (cỡ nhỏ).
- Viết đều nét, đẹp, giãn đúng khoảng cách giữa các con chữ.
II. Đồ dùng 
- Chữ mẫu trong khung chữ
III. Các hoạt động dạy học
ND - TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ G thiệu bài
2/ Hướng dẫn viết chữ hoa T
3/ Hướng dẫn viết câu ứng dụng
4/ Viết vở 
 5/ Củng cố – dặn dò 3’
-Treo chữ mẫu và hướng dẫn H nhận xét độ cao, các nét.
-Hướng dẫn quy trình viết và viết mẫu chữ hoa T
-Nhận xét, sửa lỗi cho H
-Phân tích cấu tạo và viết mẫu (nói rõ khoảng cách, cách nối nét)
Nhận xét, sửa sai
- Nêu yêu cầu cần luyện viết (phần luyện thêm)
- Theo dõi chung, nhắc HS viết đúng, đẹp, ngồi viết đúng tư thế.
 Chấm bài và nhận xét
- Lắng nghe
- Quan sát chữ mẫu, nhắc lại cấu tạo của chữ hoa T 
-Theo dõi nhớ lại cách viết chữ T
-Tập viết chữ hoa T vào bảng con
2 em Đọc câu ứng dụng Thẳng như ruột ngựa
Mô tả độ cao các con chữ trong câu ứng dụng
-Tập viết vào bảng con chữ “Thẳng”
- Viết bài vào vở
Sinh hoạt Nhận xét cuối tuần 23
I. Mục tiêu
- Nhận xét, đánh giá việc thực hiện nề nếp sinh hoạt, học tập của lớp trong tuần 23. Đề ra kế hoạch hoạt động cho tuần 24.
- Giáo dục HS tính kỷ luật, tinh thần tập thể và ý thức tự giác.
II. Các hoạt dộng dạy học
1/ ổn định : Sinh hoạt văn nghệ
2/ Nội dung
 a. Nhận xét tuần 23
* Ưu điểm: . - Duy trì và giữ vững sĩ số học tập hàng ngày.
 - Tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài.
- Tự giác làm vệ sinh lớp học và vệ sinh khu vực tự quản.
- Tình trạng nói chuyện riêng, làm việc riêng có giảm đáng kể. 
 - Triển khai tương đối nhanh các hoạt động ngoài giờ. 
 - Thường xuyên chăm sóc hoa và cây bóng mát. 
* Hạn chế: Chưa nghiêm túc trong các giờ học: Nam,Tài,Thuần...
+ Lớp bình chọn tuyên dương và đề nghị phê bình.
 b. Kế hoạch tuần 24
- Nhanh chóng ổn định học tậptrong các giờ học, đặc biệt là các tiết chuyên biệt.
- Tăng cường rèn chữ viết trong các môn học.
- Đẩy mạnh các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Tiếp tục trồng và chăm sóc hoa.
- Mua đầy đủ đồ dùng học tập, sách vở.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an buoi chieu tu tuan 1723.doc