Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần dạy 12 năm 2012

Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần dạy 12 năm 2012

TUẦN 12

 Thứ hai ngày 8 tháng11 năm 2010

Toán

TÌM SỐ BỊ TRỪ

I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh :

- Biết tìm x trong các bài tập dạng; x – a =b ( với a,b là các số có không quá 2 chữ số) bằng sử dụng mối quan hệ thành phần và kết quả của phép tính

 ( biết cách tìm số bị trừ khi biết hiệu và số trừ ).

- Vẽ được đoạn thẳng ,xác định điểm là giao của hai đoạn thẳng cắt nhau và đặt tên điểm đó .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Giáo viên : SGK, SGV, 10 ô vuông

- Học sinh : SGK , bảng con

 

doc 18 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 393Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần dạy 12 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 12
 Thứ hai ngày 8 tháng11 năm 2010
Toán
tìm số bị trừ
I. Mục tiêu : Giúp học sinh :
Biết tìm x trong các bài tập dạng; x – a =b ( với a,b là các số có không quá 2 chữ số) bằng sử dụng mối quan hệ thành phần và kết quả của phép tính
 ( biết cách tìm số bị trừ khi biết hiệu và số trừ ).
Vẽ được đoạn thẳng ,xác định điểm là giao của hai đoạn thẳng cắt nhau và đặt tên điểm đó . 
II. Đồ dùng dạy học :
Giáo viên : SGK, SGV, 10 ô vuông
Học sinh : SGK , bảng con
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của hs
I. Kiểm tra bài cũ :
- Lớp nhận xét, giáo viên nhận xét.
II.Bài mới :
 1. Giới thiệu bài : Giáo viên giới thiệu trực tiếp vào bài .
 2. Nội dung bài mới : 
Hoạt động 1 : Giới thiệu cách tìm số bị trừ chưa biết 
- Giáo viên gắn 10 ô vuông (như SGK ) lên bảng. Nêu câu hỏi có bao nhiêu ô vuông ? 
- Giáo viên tách 4 ô vuông và nêu câu hỏi để khi trả lời học sinh nhận ra : lúc đầu có 10 ô vuông, lấy đi 4 ô vuông thì còn 6 ô vuông. Ta có phép trừ : 
 10 - 4= 6
-Y/ C học sinh gọi tên số bị trừ, số trừ, hiệu trong phép trừ 10 - 4 = 6
- Giáo viên nêu : Nếu ta che lấp ( xoá ) số bị trừ trong phép trừ trên thì ta làm thế nào để tìm được số bị trừ 
- Giáo viên giới thiệu : Ta gọi số bị trừ là x khi đó ta viết : x- 4 = 6 
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh cách làm. 
Hoạt động 2 : Thực hành 
 Bài 1:	( Bỏ g).
- Lớp nhận xét, giáo viên nhận xét sửa sai.
Bài 2 :	( Bỏ 2 cột cuối ).
- Lớp nhận xét, giáo viên nhận xét.
Bài 3 : ( Bỏ).
Bài 4 : 
 - Lớp nhận xét, giáo viên nhận xét
Hoạt động 3 : Củng cố dặn dò :
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
- 2 học sinh lên bảng làm bài về tìm số hạng chưa biết : x + 7 = 10; x+ 9 = 20 ( Học sinh còn lại thực hiện vào vở nháp ).
- HS trả lời: có 10 ô vuông.
- HS trả lời: lúc đầu có 10 ô vuông, lấy đi 4 ô vuông thì còn 6 ô vuông.
- 10 gọi là số bị trừ, 4 gọi là số trừ, 6 gọi là hiệu.
- Học sinh nêu các cách khác nhau. 
- 1-2 học sinh K, G nêu cách tìm số bị trừ chưa biết. 2 học sinh Y, TB nêu lại.
- Cho 1 học sinh đọc yêu cầu của bài
 - Cả lớp làm bài vào vở BT
 - 4 học sinh ( K, G, TB, Y ) lên bảng làm bài .
- 1- 2 học sinh đọc yêu cầu của bài. 
- Cho học sinh thảo luận theo nhóm đôi .
- 1 nhóm lên bảng làm, dưới lớp đổi chéo bài kiểm tra.
- Cho 1- 2 học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh vẽ vào vở, 1 em lên bảng vẽ và tìm điểm cắt nhau.
- HS lắng nghe, thực hiện.
*******************************
Tập đọc 
	 Sự tích cây vú sữa	
 I . Mục tiêu: 
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng ở các câu có nhiều dấu phẩy.
- Bước đầu biết bộc lộ cảm xúc qua giọng đọc.
- Hiểu ND : Tình cảm yêu thương sâu nặng của mẹ dành cho con.( trả lời câu hỏi 1,2,3,4).
- GDHS các KNS: Xác định giá trị , thể hiện sự thông cảm(hiểu cảnh ngộ và tâm trạng của người khác)
II- Đồ dùng dạy học :
- Giáo viên : Tranh minh hoạ trong SGK. 
 Một số câu cần hướng dẫn luyện đọc
- Học sinh : SGK
III- Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của hs
A- Kiểm tra bài cũ : 
- Giáo viên nhận xét ghi điểm 
B – Bài mới :
1- Giới thiệu bài : Giáo viên giới thiệu qua tranh minh hoạ trong SGK để học sinh hiểu được nguồn gốc của loại cây ăn quả rất đặc biệt này.
2- Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài :
*Hoạt động 1 : Luyện đọc 
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài : Giọng đọc chậm rãi, nhẹ nhàng, giàu cảm xúc.
- Giáo viên kết hợp sửa những từ học sinh đọc sai ( chẳng nghĩ, trổ ra, gieo trồng.) 
- Đọc đoạn : Hình thức nối tiếp 
( khoảng 2 lượt bài )
- Hướng dẫn học sinh đọc câu khó : Cho học sinh khá giỏi đọc câu khó ; Học sinh nêu nghĩa các từ chú giải trong bài ( vùng vằng, la cà..) và giáo viên giải nghĩa thêm các từ ngữ ( mỏi mắt chờ mong, trổ ra, đỏ hoe, xoà cành).
Tiết 2 
*Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài 
Đoạn 1: GV cho học sinh đọc thầm đoạn 1 để trả lời câu hỏi 1 SGK .
Đoạn 2:
- Y/ C học sinh đọc thầm phần đầu đoạn 2 và trả lời câu hỏi 2 SGK, giáo viên hỏi thêm câu hỏi phụ : Vì sao cuối cùng cậu bé lại tìm đường về nhà? 
Học sinh đọc thầm phần còn lại của đoạn 2 và trả lời câu hỏi 3 SGK, giáo viên hỏi 
-Thêm câu hỏi phụ : Thứ quả ở cây này có gì lạ ?.
Đoạn 3:
- Y/ C học sinh đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi 4 SGK. 
- Sau mỗi lần học sinh trả lời giáo viên nhận xét và chốt lại
*Hoạt động 3 : Luyện đọc lại 
- Cho các nhóm luyện đọc lại toàn bài. 
- Cho 1 nhóm khá, giỏi đọc mẫu toàn bài và luyện đọc hay.
- Y/ C học sinh yếu,TB đọc lại toàn truyện. luyện đọc đúng, đọc trơn.
*Hoạt động 4 : Củng cố dặn dò 
 - Giáo viên nhắc lại nội dung bài 
 - Nhận xét tiết học dặn dò tiết sau.
- 3 học sinh đọc nối tiếp bài “ Cây xoài của ông em” và trả lời câu hỏi SGK.
- Học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu,
- HS nối tiếp đọc đoạn
- học sinh khá giỏi đọc câu khó ; Học sinh nêu nghĩa các từ chú giải trong bài
- Học sinh đọc theo cặp ( nhóm ) học sinh đọc khá giúp đỡ học sinh đọc yếu.
- Các nhóm lên thi đọc với nhau ( theo hình thức tiếp sức, truyền điện .)
- Học sinh đọc thầm đoạn 1 để trả lời câu hỏi 1.
- Học sinh đọc thầm phần đầu đoạn 2 và trả lời câu hỏi 2.
- HSTLCH3
- HSTLCH.
- Học sinh đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi 4.
- 3 học sinh K, G đọc lại toàn bài.
- Các nhóm luyện đọc lại toàn bài.
- 1 nhóm khá, giỏi đọc mẫu toàn bài và luyện đọc hay.
- Học sinh yếu,TB đọc lại toàn truyện. luyện đọc đúng, đọc trơn.
- HS lắng nghe.
	Thứ ba ngày 9tháng 11 năm 2010 
Đạo đức : 
 Quan tâm giúp đỡ bạn (T1)
I . Mục tiêu :
- Biết được bạn bè cần phải quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau. 
- Nêu được một vài biểu hịên cụ thể của việc quan tâm , giúp đỡ bạn bè trong học tập , trong lao động và sinh hoạt hằng ngày. 
- Biết quan tâm ,giúp đỡ bạn.bè bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
 -Rèn cho HS KNS cơ bản : Biết thể hiện sự cảm thônh với bạn bè . 
II- Đồ dùng dạy học : 
- Câu chuyện “ Trong giờ ra chơi”.
- Vở bài tập đạo đức. 
 III- Các hoạt động chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của hs
1- Bài cũ : 
 Kiểm tra sách vở của học sinh .
2- Nội dung bài mới :
Khởi động : Cả lớp hát 
*Hoạt động 1: Kể chuyện “ Trong giờ ra chơi” của Xuân Hương .
- Giáo viên kể chuyện “ Trong giờ ra chơi”. 
 - GV kết luận : Khi bạn bị ngã , em cần hỏi thăm và nâng bạn dậy. Đó là biểu hiện của việc quan tâm, giúp đỡ bạn.
*Hoạt động 2: Làm việc nào là đúng?
 - Giáo viên giao cho học sinh làm việc theo nhóm : Quan sát tranh và chỉ ra được những hành vi nào là quan tâm giúp đỡ bạn ? Tại sao ? Mỗi nhóm có bộ tranh nhỏ gồm 7 tờ .
- Giáo viên kết luận : Luôn vui vẽ, chan hoà với bạn, sẵn sàng giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn trong học tập, trong cuộc sống là quan tâm, giúp đỡ bạn bè. 
*Hoạt động 3: Vì sao cần quan tâm giúp đỡ bạn?
 - Giáo viên cho học sinh làm theo nhóm .
 - Giáo viên mời học sinh bày tỏ ý kiến và nêu lý do vì sao.
 - Giáo viên kết luận. 
Hoạt động 4 : Củng cố dặn dò : 
- Giáo viên nhận xét tiết học 
- HS lấy sách vở ra để GV kiểm tra. 
- Học sinh thảo luận theo các câu hỏi. 
 - Đại diện các nhóm trả lời.
- 1 HS nhắc lại.
- Đại diện nhóm lên trình bày .
- 1 HS nhắc lại.
- Học sinh làm theo nhóm .
- Học sinh bày tỏ ý kiến và nêu lý do vì sao.
- HS lắng nghe, thực hiện.
 	Kể chuyện
sự tích cây vú sữa
I- Mục tiêu :
- Dựa vào gợi ý kể lại được từng đoạn của câu chuyện Sự tích cây vú sữa. 
II- Đồ dùng dạy học:
Trang minh hoạ trong SGK.
Bảng phụ ghi các ý tóm tắt ở BT 2 để hướng dẫn học sinh tập kể. 
III- Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của hs
A. Bài cũ : 
- Lớp nhận xét, giáo viên nhận xét.B.Dạy bài mới :
1- Giới thiệu bài : Giáo viên nêu MĐ,YC của bài .
2- Hướng dẫn kể chuyện :
Hoạt động 1 : Kể lại đoạn 1 bằng lời của em.
 - Giáo viên giúp học sinh nắm được yêu cầu kể chuyện : kể đúng ý trong chuyện, có thể thay đổi, thêm bớt từ ngữ, tưởng tượng thêm chi tiết.
- Giáo viên nhận xét chỉ dẫn thêm về cách kể.
Hoạt động 2 : kể phần chính câu chuyện dựa theo từng ý tóm tắt :
- Y/ C học sinh tập kể theo nhóm. 
- Cả lớp bình chọn học sinh kể tốt nhất.
Hoạt động 3 : Kể đoạn kết câu chuyện theo mong muốn ( tưởng tượng )
- Giáo viên nêu yêu cầu 3. 
- Lớp nhận xét, giáo viên nhận xét.
Hoạt động 4 : Củng cố dặn dò : 
- Giáo viên nhận xét tiết học
- 2,3 học sinh tiếp nối nhau kể lại câu chuyện “ Bà cháu”
- 2, 3 học sinh K, G kể đoạn 1 bằng lời của mình.
 - Học sinh luyện kể.
- Học sinh tập kể theo nhóm ( mỗi em kể theo một ý, nối tiếp nhau)
- Các nhóm cử đại diện thi kể trước lớp 
( mỗi em kể 2 ý ). 
- Học sinh tập kể theo nhóm, sau đó thi kể trước lớp.
- HS lắng nghe, thực hiện.
Toán : 
 13 trừ đi một số: 13 - 5
i. Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Biết cách thực hiện phép trừ dạng 13 – 5, lập được bảng 13 trừ đi một số.
- Biết giải bài toán có một phép tính trừ dạng 13 – 5. 
ii- Đồ dùng dạy học :
- Giáo viên : 1 bó một chục que tính và 3 que tính rời , SGV, SGK.
- Học sinh : 1 bó một chục que tính và 3 que tính rời , bảng con. 
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của hs
A- Kiểm tra bài cũ :
- Lớp nhận xét, giáo viên nhận xét tuyên dương.
B – Bài mới :
 1- Giới thiệu bài : 
 Giáo viên giới thiệu trực tiếp vào bài. 
 2- Nội dung bài mới : 
*Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh thực hiện phép trừ dạng 13 - 5 và lập bảng trừ 
( 13 trừ đi một số).
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thao tác lấy trên que tính một bó một chục và 3 que tính rời (13 que tính). Giáo viên nêu có 13 que tính lấy đi 5 que hỏi còn lại mấy que ?
- Giáo viên nêu phép tính 13 - 5 = 8 rồi viết lên bảng cho học sinh đọc lại.
- Gọi 1 em K, G lên bảng đặt tính theo cột dọc và nêu cách đặt tính.
- GV cho HS sử dụng một bó một chục que tính và 3 que tính rời để tự lập bảng trừ như SGK.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh học thuộc bảng trừ.
*Hoạt động 2: Thực hành :
Bài 1: 	( Bỏ b).
 - Cả lớp nhận xét chữa bài.
Bài 2: 
 - Giáo viên kiểm tra và nhận xét.
Bài 3 :	( Bỏ).
Bài 4: 
- Giáo viên hướng dẫn làm.
- Lớp nhận xét và giáo viên nhận xét 
*Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò: 
- Giáo viên cho học sinh nhắc lại cách thực hiện phép tính dạng 13 trừ đi một số.
- Về nhà làm bài tập trong SGK. 
- 2 học sinh lên bảng học thuộc bảng trừ : 12 trừ đi một số : 12- 8.
- Học sinh thao tác lấy trên que tính một bó một chục v ... e, thực hiện.
Thứ năm ngày 11 tháng 11 năm 2010
Toán : 
 53 - 15
i. Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 53 - 15. 
- Biết tìm số bị trừ ,dạng x - 18 = 9 . 
- Biết vẽ hình vuông theo mẫu ( vẽ trên giấy ô li). 
ii- Đồ dùng dạy học :
- Giáo viên : 5 bó một chục que tính và 3 que tính rời, SGV, SGK.
- Học sinh : 5 bó một chục que tính và 3 que tính rời, VBT, bảng con. 
 iII.Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của hs
A- Kiểm tra bài cũ :
- Lớp nhận xét, giáo viên nhận xét tuyên dương.
B. Bài mới :
 1- Giới thiệu bài : Giáo viên giới thiệu trực tiếp vào bài và ghi bảng.
 2- Nội dung bài mới : 
*Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện phép trừ 53 -15.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thao tác lấy trên que tính 5 bó một chục que tính và 3 que tính rời (53 que tính). 
- Giáo viên nêu có 53 que tính lấy đi 15 que hỏi còn lại mấy que ? 
- Giáo viên nêu phép tính 53 - 15 = 38 rồi viết lên bảng cho học sinh đọc lại.
- Gọi 1 em lên bảng đặt tính theo cột dọc và nêu cách đặt tính như SGK. 
- Gọi 1- 2 học sinh Y , TB nêu lại cách đặt tính và cách tính . 
*Hoạtđộng2: Thực hành Bài 1: - Cho học sinh nêu yêu cầu bài toán . 
 - Cả lớp nhận xét chữa bài.
Bài 2: 
- Cho học sinh nêu yêu cầu bài toán . 
- Giáo viên chia nhóm cho học sinh làm.
 - Giáo viên kiểm tra và nhận xét.
Bài 3: Tìm x 
- Cho học sinh nêu yêu cầu bài
Bài 4 : HS đọc yêu cầu bài tập 
 GV HD vẽ hình vuông theo mẫu 	
*Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò: 
- Giáo viên cho học sinh nhắc lại cách tính và cách đặt tính dạng 53- 15.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn bài .
- 2 học sinh lên bảng làm 2 phép tính 
63- 9 và 23 - 6 và nêu cách đặt tính.
- Học sinh thao tác lấy trên que tính 5 bó một chục que tính và 3 que tính rời (53 que tính).
- Còn lại 38 que tính.
- 1 đến 2 học sinh K, G nêu cách lấy.
- 1 em lên bảng đặt tính theo cột dọc và nêu cách đặt tính như SGK.
53
 -
15
38
- Học sinh nêu yêu cầu bài toán .Học sinh làm vào vở bài tập.
 - Học sinh ( Khá, Giỏi, TB, Yếu) lên bảng thực hiện các phép tính theo cột.
 - Học sinh K, G nêu cách đặt tính và cách tính
 - Học sinh Y, TB nêu lại
- Học sinh đọc yêu cầu SGK 
- Một số nhóm nêu cách làm.
Cả lớp làm bài nhận xét 
- 1 HS nêu cách tìm số bị trừ , và cách tìm số hạng.
- HS thực hành vẽ hình , 1HS vẽ trên bảng 
- HS lắng nghe, thực hiện.
*************************************
Luyện từ và câu: 
 Từ ngữ về tình cảm gia đình
Dấu phẩy
 I. Mục tiêu : 
- Biết ghép tiếng theo mẫu để tạo các từ tình cảm gia đình , biết dùng một số từ tìm được để điền vào chỗ trống trong câu(BT1,BT2); nói được 2,3 câu về hoạt động của mẹ và con được vẽ trong tranh(BT3). 
- Biết đặt dấu phẩy vào chỗ hợp lí trong câu ( BT4)- chọn 2 trong số 3 câu.
II- Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ viết nội dung BT1; 3 câu văn ở BT2
- Tranh minh hoạ BT 3 trong SGK.
- Bút dạ + 4 băng giấy viết các câu b, c ở BT 4
- Vở BT.
 III- Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của hs
A.Kiểm tra bài cũ : 
 - Giáo viên nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới :
1- Giới thiệu bài: 
 Giáo viên nêu MĐ, YC tiết học.
2- Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 1: 
- YC học sinh nêu y/c của đề bài.
- Giáo viên hướng dẫn chữa bài.
Bài tập 2: 
- Giáo viên khuyến khích học sinh chọn nhiều từ để điền vào chỗ trống trong các câu a, b, c.
- GVmời 2 học sinh lên bảng làm.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh chữa bài
Bài tập 3: 
- YC học sinh nêu y/c của đề bài.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét.
Bài tập 4 : 
- Giáo viên viết bảng câu a mời 1 học sinh K, G chữa mẫu câu a. Cả lớp và giáo viên nhận xét.
- Giáo viên dán bảng 4 băng giấy, mời 4 học sinh lên bảng làm, 2 học sinh đọc lại câu văn đã điền đúng.
3- Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét tiết học, dặn dò chuẩn bị tiết sau.
- 1 học sinh nêu các từ ngữ chỉ đồ vật trong gia đình và tác dụng của mỗi đồ vật đó.
- 1 học sinh tìm những từ ngữ chỉ việc làm của em ( hoặc người thân trong gia đình ) để giúp đỡ ông bà . 
- Học sinh nêu YC của bài
- 2, 3 học sinh làm trên bảng phụ, cả lớp làm vào vở BT.
- 3, 4 học sinh đọc lại kết quả đúng.
- 1 học sinh nêu yêu cầu của bài .
- Cả lớp làm vào VBT
- 1 học sinh đọc thành tiếng yêu cầu của bài.
 - Cả lớp quan sát bức tranh, giáo viên gợi ý học sinh đặt câu kể đúng nội dung tranh, có dùng từ chỉ hoạt động
- Nhiều học sinh tiếp nối nhau nói theo tranh.
- 1- 2 học sinh đọc yêu cầu của bài. cả lớp đọc thầm lại
 - Cả lớp làm vào vở BT.
- HS lắng nghe, thực hiện.
********************************
Thủ công:
 ôn tập chương I - kỹ thuật gấp hình 
I . Mục tiêu: 
- Củng cố lại các kiến thức đã học về kỹ thuật gấp hình .
- Rèn kỹ năng gấp hình cho học sinh. 
- Học sinh yêu thích gấp hình.
II- Chuẩn bị :
- Giáo viên chuẩn bị: + Các mẫu gấp hình của bài 1, 2, 3, 4, 5.
- Học sinh: Giấy gấp.
III- Các hoạt động dạy học :
1- Bài cũ : Giáo viên kiểm tra giấy gấp của học sinh
2- Nội dung bài mới :
*Hoạt động 1: ôn tập kỹ thuật gấp hình.
- Giáo viên cho học sinh quan sát lại các hình gấp mẫu đã học 
- Học sinh K, G nêu lại các cách gấp : thuyền phẳng đáy có mui và thuyền phẳng đáy không mui.
- Giáo viên cho học sinh thực hành gấp lại các hình đã học theo nhóm ( học sinh K, G kèm cho học sinh Y, TB)
- Giáo viên theo dõi giúp đỡ các em yếu .
- Tổ chức cho các nhóm trưng bày sản phẩm làm được của nhóm mình.
- Giáo viên nhận xét và đánh giá sản phẩm của học sinh 
- Khen ngợi những nhóm làm tốt.
 *Hoạt động 2 : Củng cố dặn dò : 
- Giáo viên nhận xét tiết học 
- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị vật liệu đồ dùng cho tiết sau.
Chính tả :
Tuần 12
I- Mục tiêu :
- Chép lại chính xác bài CT “ Mẹ ”. Biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát.
- Làm đúng các bài tập 2 ; BT(3) a/b . 
II- Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ viết nội dung bài chính tả theo mẫu chữ viết quy định.
- VBT.
 III . Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của hs
A- Bài cũ : - GV kiểm tra 2, 3 học sinh lên bảng viết cả lớp viết vào bảng con những từ ngữ sau : con nghé, người cha, suy nghĩ, con trai. 
- Giáo viên nhận xét.
B. Bài mới : 
+ Giới thiệu bài : 
 Giáo viên nêu MĐYC của tiết học .
*Hoạt động 1 : Hướng dẫn nghe viết 
- Giáo viên đọc bài tập chép trên bảng một lượt 2, 3 học sinh nhìn bảng đọc lại.
- Hướng dẫn học sinh nhận xét, giúp học sinh nắm nội dung của bài.
 Hỏi: Người mẹ được so sánh với những hình ảnh nào ?
- Cho học sinh viết vào bảng con tiếng khó dễ viết sai: lời ru, bàn tay, quạt, ngôi sao, 
- Chấm chữa bài ( 7- 8 bài )
*Hoạt động 2 : 
 Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2 : 
- Giáo viên nhận xét sửa sai. gọi 2 - 3 em lên bảng làm bài
 - Lớp nhận xét, giáo viên nhận xét sửa sai
Bài 3:
- Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải 
*Hoạt động 3 : Củng cố dặn dò 
- Giáo viên nhận xét tiết học 
- 2, 3 học sinh lên bảng viết cả lớp viết vào bảng con .
- 2, 3 học sinh nhìn bảng đọc lại.
- HS trả lời.
- Học sinh viết vào bảng con tiếng khó dễ viết sai: lời ru, bàn tay, quạt, ngôi sao, 
- Học sinh nhìn bảng chép bài vào vở.
- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài ,cả lớp làm bài vào bảng con.
 - 1 học sinh đọc yêu cầu của bài. 3 - 4 học sinh viết vào băng giấy. Cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 2- 3 em nhìn bảng đọc lại lời giải
- HS lắng nghe, thực hiện.
 Thứ sáu ngày 12 tháng 11 năm 2010 
Tập làm văn : 
 Gọi điện
I- Mụctiêu :
- Đọc hiểu bài “ Gọi điện”, biết được một số thao tác khi gọi điện thoại; trả lời được được các câu hỏi về : Thứ tự các việc cần làm khi gọi điện thoại, cách giao tiếp qua điện thoại (BT1).
- Viết được 3,4 câu trao đổi qua điện thoại theo 1 trong 2 nội dung nêu ở BT(2).
- GD các KNS : Giao tiếp cởi mở , tự tin , lịch sự trong giao tiếp . Lắng nghe tích cực .
II- Đồ dùng dạy học :
- Máy điện thoại ( Máy thật hoặc đồ chơi ).
- VBT.
 Iv- Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của hs
A- Bài cũ : 
 - Giáo viên nhận xét.
B- Bài mới : 
1- Giới thiệu bài : Giáo viên giới thiệu từ bài tập đọc “ Gọi điện” mà các em đã học
2- Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1 : ( Làm miệng)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời từng câu hỏi.
- Học sinh trả lời. Cả lớp và giáo viên nhận xét.
Bài 2: ( làm viết )
- Gợi ý để học sinh trả lời từng câu hỏi trước khi viết.
- Cả lớp nhận xét góp ý. 
3- Củng cố dặn dò 
- Giáo viên nhắc lại cho học sinh cách gọi điện thoại , giáo viên nhận xét tiết học 
- 1, 2 học sinh làm lại BT 1 tuần 11: đọc tình huống và trả lời
- 2, 3 học sinh đọc bức thư ngắn thăm hỏi ông bà.
- 1 học sinh đọc thành tiếng bài gọi điện. Cả lớp đọc thầm để trả lời các câu hỏi a, b, c trong SGK.
- 1 học sinh đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập 2 và 2 tình huống.
- Học sinh chọn 1 trong 2 tình huống đã nêu để viết 4, 5 câu trao đổi qua điện thoại.
- 4, 5 học sinh khá giỏi đọc bài viết.
- HS lắng nghe, thực hiện.
*****************************
Toán : 
 Luyện tập
I. Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Củng cố bảng trừ ( 13 trừ đi một số, trừ nhẩm).
- Củng cố kĩ năng trừ có nhớ ( đặt tính theo cột ).
- Vận dụng các bảng trừ để làm tính và giải bài toán.
ii- Đồ dùng dạy học :
- Giáo viên : SGV, SGK.
- Học sinh : Que tính và VBT, bảng con. 
 iII.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của hs
1- Bài cũ : 
- Lớp nhận xét, giáo viên nhận xét.
2- Nội dung bài mới 
Bài 1: 
 - Giáo viên cho học sinh nêu kết quả tính. 
- Lớp nhận xét , giáo viên nhận xét.
Bài 2: 
- Cho học sinh làm vào VBT, một số em lên bảng chữa bài và nêu cách đặt tính
 - Giáo viên nhận xét và sửa sai.
Bài 3: ( Bỏ).
Bài 4: 
- Giáo viên cho 2 học sinh đọc bài toán, cả lớp đọc thầm lại.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách làm.
- Giáo viên nhận xét sửa sai
Bài 5: ( Bỏ).
3- Củng cố dặn dò : 
- Giáo viên nhận xét tiết học .
- 3 học sinh lên bảng làm 3 phép tính : 
63 - 35; 93 - 46; 73 - 29 ; và nêu cách làm ( Học sinh còn lại làm vào vở nháp )
- 1 học sinh nêu yêu cầu của bài . 
 - Các lớp làm vào vở bài tập.
- 1- 2 học sinh nêu yêu cầu của bài. 
- Học sinh làm vào VBT.
- 2 học sinh đọc bài toán , cả lớp đọc thầm lại.
- 2 học sinh khá lên bảng làm ( 1 em viết tóm tắt, 1 em giải)
- Cả lớp làm vào vở
- HS lắng nghe, thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 12 DUYEN.doc