Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần 30 (buổi sáng)

Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần 30 (buổi sáng)

Tuần 30: Thứ hai ngày 6 tháng 4 năm 2009

Chào cờ

Toán

 T 146. KI - LÔ - MÉT.

I .Mục tiêu: Giúp học sinh :

- Nắm được tên gọi, kí hiệu của đơn vị đo độ dài:ki lô mét.

- Có biểu tượng ban đầu về khoảng cách đo bằng ki lô mét.

- Nắm được quan hệ giữa ki lô mét và mét.

- HS làm phép tính cộng trừ có nhớ trên số đo với đơn vị là ki lô mét. So sánh khoảng cách đo bằng ki lô mét.

- Củng cố cách tính độ dài đường gấp khúc. Giiúp HS yêu thích học toán.

II.Đồ dùng dạy học:

 - Bản đồ Việt Nam hoặc lược đồ vẽ các tuyến đường như SGK.

 

doc 17 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 598Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần 30 (buổi sáng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30:	 Thứ hai ngày 6 tháng 4 năm 2009
Chào cờ
Toán
 T 146. Ki - lô - mét.
I .Mục tiêu: Giúp học sinh :
- Nắm được tên gọi, kí hiệu của đơn vị đo độ dài:ki lô mét.
- Có biểu tượng ban đầu về khoảng cách đo bằng ki lô mét.
- Nắm được quan hệ giữa ki lô mét và mét.
- HS làm phép tính cộng trừ có nhớ trên số đo với đơn vị là ki lô mét. So sánh khoảng cách đo bằng ki lô mét.
- Củng cố cách tính độ dài đường gấp khúc. Giiúp HS yêu thích học toán.
II.Đồ dùng dạy học:
 - Bản đồ Việt Nam hoặc lược đồ vẽ các tuyến đường như SGK.
III.Các hoạt động dạy học chủ yêú:
Hoạt động của GV
1.KTBC: 1m = .cm ; dm = 100 cm
 1m =.dm. ;  m = 100 cm
- Chữa bài, nhận xét, cho điểm HS.
2. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Giới thiệu đơn vị đo độ dài là ki lô mét.
- GV giới thiệu ki lô mét là đơn vị đo độ dài dùng để đo quãng đường dài.
- Ki lô mét viết tắt là: km ; 1 km = 1000 m
+ Gọi HS đọc phần bài học trong SGK.
3.Thực hành
Bài 1: GV cho HS đọc yêu cầu.
- GV kiểm tra vở của 1 số HS.
- Nhận xét, cho điểm HS.
Bài 2: GV đưa ra hình vẽ như sgk.
- Gv đọc từng câu hỏi cho HS trả lời.
- Nhận xét, yêu cầu HS nhắc lại kết luận.
Bài 3: Gv treo lược đồ như trong SGK.
- Yêu cầu HS tự quan sát, làm bài.
- NX – kl .
.Bài 4:- Nhận biết quãng đường Hà Nội - Lạng Sơn và Hà Nội - Cao Bằng dài bao nhiêu km?
- So sánh 2 quãng đường.
- Chuyển dịch quan hệ nói trên sang ngôn ngữ thực tế để trả lời.
3. Củng cố – dặn dò:- GV chốt lại bài 
Hoạt động của HS.
- HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở nháp.
- Nhận xét bài của bạn, kiểm tra bài của mình.
- Học sinh nhắc lại
- HS đọc : 1 km = 1000 mét.
- 1 HS đọc yêu cầu- Tự làm.
- HS làm bài đổi chéo vở để KT.
- Chữa bài - Nhận xét - bổ sung.
- Q/s hình vẽ – trả lời - NX .
- HS quan sát lược đồ.
 - HS trả lời bài toán theo hướng dẫn của GV- HS quan sát trả lời.
- Chữa bài - nhận xét,
- Học sinh làm bài.
- Một số em đọc bài làm: Quãng đường Cao Bằng-Hà Nội xa hơn.
- HS nhận xét. bổ sung.
- HS nghe dặn dò.
 Tập đọc
Ai ngoan sẽ được thưởng
I.Mục tiêu: Giúp học sinh:
- HS đọc trơn toàn bài: Đọc đúng các từ ngữ : quây quanh, reo lên, trìu mến.Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ.
- Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc hay.
- HS hiểu nghĩa các từ : 
- HS hiểu nội dung bài: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Giáo dục HS có ý thức nhận lỗi và sửa lỗi.
II Đồ dùng dạy học : - GV : Bảng phụ, Tranh SGK ; - HS : sgk.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 2 HS đọc và trả lời câu hỏi bài: .
- Nhận xét cho điểm vào bài.
2.Bài mới: 
a.Giới thiệu bài- ghi bảng:
b.Luyện đọc:
*GV đọc mẫu:
- GV đọc mẫu toàn bài , nêu cách đọc cho HS theo dõi .
* Luyện phát âm:
- GV cho HS đọc nối tiếp nhau ,đọc câu cho đến hết bài.
- GV theo dõi từ nào HS còn đọc sai, đọc nhầm thì ghi bảng để cho HS luyện đọc .
- GV cho HS nảy từ còn đọc sai : 
 VD : quây quanh, reo lên, trìu mến,..
- GV cho HS luyện đọc ĐT, CN, uốn sửa cho HS.
* Luyện ngắt giọng : 
- GV treo bảng phụ viết câu văn dài.
- GV đọc mẫu, cho HS khá phát hiện cách đọc, cho nhiều HS luyện đọc ĐT, CN, theo dõi uốn sửa cho HS.
* Đọc từng câu: 
*GV treo bảng phụ.
GV hướng dẫn đọc nhấn giọng ở các câu hỏi
+ Ví dụ: Các cháu chơi có vui không? Các cháu ăn có no không?
- GV cho HS luyện đọc từng câu, theo dõi uốn sửa cho HS .
* GV cho HS đọc đoạn :
- GV cho HS luyện đọc đoạn, tìm từ, câu văn dài luyện đọc và luyện cách ngắt nghỉ. 
- GV kết hợp giải nghĩa từ :hồng hào, lời non nớt, trìu mến, mừng rỡ
* Thi đọc : 
- Yêu cầu HS đọc toàn bài.
- GV cho HS thi đọc.
- GV cho HS nhận xét bình bầu nhóm đọc tốt , CN đọc tốt , tuyên dương động viên khuýên khích HS đọc tốt.
*Đọc đồng thanh:
- Lớp đọc đồng thanh
 Tiết 2
 c. Tìm hiểu bài:
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi và tìm ra câu trả lời:
- Khi thấy Bác Hồ đến thăm , tình cảm của các em nhỏ như thế nào ?
- Bác Hồ đi thăm những nơi nào?
- Bác Hồ hỏi các cháu những gì?
- Những câu hỏi của Bác cho thấy điều gì?
- Bác chia kẹo cho những ai?
- Tai sao Tộ không dám nhận phần kẹo Bác chia?
- Tại sao Bác khen Tộ ngoan?
( nêu yêu cầu không cần y nguyên sách giáo khoa)
- Bức tranh SGK thể hiện đoạn nào trong câu truyện ?
d.Luyện đọc lại bài: 
+Yêu cầu HS đọc theo vai
- GV giúp đỡ HS yếu luyện đọc từ , HS khá đọc diễn cảm.
- GV nx – tuyyên dương.
3.Củng cố, dặn dò: 
- Em hiểu điều gì qua câu chuyện này? Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
- GV nhận xét giờ học , dặn dò xem lại bài ở nhà.
- HS đọc và trả lời câu hỏi bài : 
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS nghe.
- HS theo dõi GV đọc .
- 2 HS khá đọc lại.
- HS nối tiếp nhau đọc bài.
- HS nảy từ luyện đọc: 
+ Từ: quây quanh, reo lên, trìu mến,..
- HS uốn sửa theo hướng dẫn của GV.
- HS luyện đọc CN, ĐT
- HS theo dõi GV đọc, HS phát hiện cách đọc.
+VD câu văn: 
+ Các cháu chơi có vui không? Các cháu ăn có no không?
 - HS nghe - theo dõi.
- HS đọc nối tiếp đoạn.
+ Thảo luận và giải nghĩa các từ : 
 - HS nghe giải nghĩa từ. hồng hào, lời non nớt, trìu mến, mừng rỡ
- HS thi đọc , HS bình bầu cá nhân đọc tốt, nhóm đọc tốt.
- HS đọc đồng thanh .
- HS tìm hiểu bài , trả lời câu hỏi.
*Thảo luận nhóm và báo cáo kết quả
- Chạy ùa tới quây quanh Bác
- Phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp,...
- Các cháu chơi có vui không? Ăn có no không? ...
- Bác rất quan tâm đến thiếu niên, nhi đồng.
- Chia kẹo cho những bạn ngoan, ai ngoan mới được ăn kẹo.
- Bạn tự thấy mình chưa ngoan, chưa vâng lời cô.
- Vì Tộ thật thà, biết nhận lỗi.
- Thể hiện đoạn 3..
- Học sinh tự nhận vai và thi đọc phân vai. - Nhiều HS đọc.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay nhất.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- HS nêu , HS nhận xét bổ sung.
- Hiểu điều câu truyện muốn nói:
+ Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Giáo dục HS có ý thức nhận lỗi và sửa lỗi.
Thứ ba ngày 7 tháng 4 năm 2009
Toán
 T 147. mi - li - met
I.Mục tiêu: Giúp học sinh :
- HS nắm được tên gọi, kí hiệu,độ lớn của mi li mét,l/quen với thước đo.
- HS nắm được quan hệ giữa m, dm, cm, và mm. Biết ước lượng độ dài theo đơn vị cm và mm. Làm quen với các phép tính có kèm đơn vị mm .
- Giáo dục học sinh ý thức học tập tốt .
II.Đồ dùng dạy – học : GV + HD :-Thước có vạch chia mi li mét.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
1.KTBC:Điền dấu >,<,= thích hợp vào chỗ chấm
267 km .276 km ; 324 km.322 km
- Nhận xét, chữa bài, cho điểm HS.
2.Bài mới: a.Giới thiệu bài.
 b.Hướng dẫn:
* Giới thiệu độ dài mi li mét.
- GV y/cầu HS kể tên các đ/vị đo độ dài đã học, 
- Giới thiệu đơn vị mới.
- Gv dùng thước giới thiệu đơn vị mm
- Cho HS quan sát độ dài 1 cm trên thước để trả lời: 1 cm được chia thành mấy phần bằng nhau?
+ KL: Một phần nhỏ chính là độ dài của 1 mi li mét, 10mm có độ dài bằng 1 cm 
+ Viết lên bảng: 10mm = 1cm ; 1m = 1000 mm
 Mi li mét ký hiệu là mm.
- Sắp xếp các đ/vị đo độ dài đã học từ bé đến lớn.
- Gọi HS đọc phần bài học SGK.
c.Thực hành:
 Bài 1: - GV cho HS tự làm bài sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
Bài 2: - GV cho quan sát ở SGK- tự trả lời các câu hỏi của bài- NX
Bài 3: - Muốn tính chu vi hình tam giác ta làm t/n?
 - GV cho làm vở ,chữa bài.
Bài 4: Nêu yêu cầu và nội dung.
3.Củng cố , dặn dò:
Hoạt động của HS.
2 HS lên bảng làm bài.Lớp làm bài vào vở nháp.
- Nhận xét, chữa bài.
- Hs kể: cm , dm , m , km.
- 10 phần.
- Học sinh nhắc lại.
- HS sắp xếp: cm, dm, m, km.
1cm = 10mm hay 10mm = 1cm
1dm=100mm hay100mm = 1dm
1m = 1000mm hay 1000mm = 1m
-HS chia 3 nhóm chữa bài
1cm = 10mm 1000 mm = 1m
5cm = 50mm
- HS đọc đề bài- Tự làm – 1hs làm ra bảng phụ – nx.
-HS làm miệng, chữa bài.
- HS nghe dặn dò.
 Chính tả(nghe – viết)
 T 59. Ai ngoan sẽ được thưởng.
I Mục tiêu: 
- HS nghe viết lại chính xác, trình bày đúng đoạn văn: Một buổi sánghồng hào trong bài : Ai ngoan sẽ được thưởng.
- HS làm đúng các bài tập chính tả phân biệt có tiếng âm đầu tr/ch hoặc vần êt/êch.
- Rèn cho HS kĩ năng viết đúng, đẹp.
- Giáo dục học sinh ý thức viết chữ đẹp.
II Đồ dùng dạyhọc: GV :- Bảng phụ , phấn màu.
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1.Kiểm trabài cũ: 
- GV yêu cầu 2 HS lên bảng, cả lớp viết bài vào bảng con các tiếng : cái sắc, xuất sắc, đờng xa, sa lầy
- GV cho HS nhận xét.
- GV nhận xét, cho điểm, vào bài.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài ghi bảng:
b. Hướng dẫn nghe viết chính tả:
*Ghi nhớ nội dung đoạn văn:
- GV treo bảng phụ đoạn văn, GV đọc 1 lần.
- Đoạn văn giới thiệu với chúng ta điều gì? 
b. Hướng dẫn trình bày: 
- Đoạn văn có mấy câu?
- Trong bài có những chữ nào viết hoa vì sao ?
- Khi chấm xuống dòng,chữ đầu câu viết t/nào
c. Hướng dẫn viết từ khó: 
 - Yêu cầu HS tìm từ khó viết . 
 - Yêu cầu HS viết vào bảng con, gọi 2 HS lên bảng viết. 
 - GV nhận xét - sửa.
d. Viết chính tả.
- GV đọc cho HS viết bài, đọc cho HS soát lỗi.
e. Soát lỗi - chấm bài. 
 3.Hướng dẫn HS làm bài tập :
Bài 2: (lựa chọn 2a)
- GV treo bảng phụ chép sẵn bài tập 2a 
- GV gọi HS đọc yêu cầu, cho HS chữa bài
-Gv chốt cách làm đúng.
+ Cây trúc - chúc mừng
+ Trở lại - che chở
3. Củng cố dặn dò: 
 - Yêu cầu HS về nhà xem lại bài đã học.
 - Nhận xét giờ học.
 - Luyện viết những chữ còn viết sai .
- HS lên bảng làm theo yêu cầu của GV
- 2 HS lên bảng, cả lớp viết bài vào vở các từ VD: cái sắc, xuất sắc, đường xa, sa lầy
- HS khác nhận xét bài làm của bạn.
- HS theo dõi.
- Lớp quan sát bảng phụ và đọc thầm, - 1 HS đọc lại.
+ Kể về chuyện Bác Hồ đi thăm trại nhi đồng
- Đoạn văn có 5 câu. 
- Tên riêng và chữ đầu câu
- Viết lùi vào 1 ô, viết hoa chữ cái đầu tiên. 
- Tìm và nêu.
- Lớp viết lên bảng con. 
 - HS nghe GV đọc viết bài vào vở. 
- HS soát lỗi.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập. 
- 2 HS làm bảng lớp.
+ Cả lớp làm bảng con 
- Nhận xét, chữa bài, bổ sung.
- Cả lớp làm vở bài tập .
- HS nghe nhận xét, dặn dò
 Kể chuyện
Ai ngoan sẽ được thưởng.
I.Mục tiêu: Giúp học sinh :
- Giúp HS dựa vào gợi ý , tranh minh hoạ kể lại đợc từng đoạn và toàn bộ câu chuyện:
- HS biết thay đổi giọng kể chuyện cho phù hợp với nội du ... + Cụm từ có 4 chữ : Mắt, sáng ,như, sao
- Các chữ cái M, g, h cao 2,5 li.
- Chữ t cao 1,5 li.
- Chữ s cao 1,25 li.
- Các chữ còn lại cao 1 li.
- HS viết vào bảng con.
- HS viết vở từng dòng.
-HS viết bài vào vở.
 -2 HS nhắc lại quy trình viết chữ hoa .
 -HS nghe nhận xét, dặn dò.
 Luyện từ và câu.
Từ ngữ về Bác Hồ
I.Mục tiêu: Giúp học sinh :
 -Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ ngữ về Bác Hồ.
 -Biết đặt và trả lời câu hỏi về Bác Hồ. Củng cố kĩ năng đặt câu.
 - Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy.
 - Giáo dục học sinh ý thức học tập tốt.
II.Đồ dùng dạy học.
 - Bảng phụ ghi nội dung bài tập 1
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 2 HS lên bảng thực hành hỏi đáp về thời gian.
- Làm bài tập: Tìm từ chỉ đặc điểm của các mùa trong năm ?
- GV nhận xét, cho điểm HS.
2.Dạy học bài mới.
 a.Giới thiệu bài.
 b.Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1:-Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
 -Yêu cầu HS đọc các từ 
 -Yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài cá nhân, chữa bài.
 -GV nhận xét, chốt lại kq đúng.
Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài BT 2.
 -GV giúp HS nắm yêu cầu của bài.
 -Yêu cầu HS thực hành theo cặp
 -Gọi vài cặp lên thực hành trớc lớp
 - Yêu cầu HS trình bày trớc lớp. 
 - GV nhận xét - cho điểm HS. 
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu BT. 
 - Gọi 2 HS thực hành theo câu mẫu.
 - Yêu cầu HS làm bài vào vở BT 
 - Nhận xét - cho điểm HS. 
VD: 
+ Các cháu thiếu nhi vào lăng viếng Bác.
+ Các bạn đang chăm sóc cây ở vườn 
trường.
3. Củng cố dặn dò: 
 - GV chốt lại nội dung bài. 
 - Nhận xét giờ học.
 - Dặn dò chuẩn bị cho giờ sau. 
 - 2 HS lên bảng thực hành hỏi đáp.
 - 1 HS lên bảng làm bài tập. 
 - HS lớp nhận xét.
 - HS đọc yêu cầu bài tập.
- Học sinh tự làm bài: tìm từ ngữ nói về tình cảm yêu thơng của Bác Hồ với thiếu nhi
+ Ví dụ: yêu quý, chăm sóc, yêu thơng,...
- Từ ngữ nói về tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ.
+ Ví dụ: kính yêu, biết ơn, thơng nhớ,...
- Học sinh tự đặt câu.
- Nhận xét, bổ sung
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS quan sát tranh, ghi lại vào vở bài tập hoạt động của các bạn thiếu nhi trong mỗi tranh.
- Học sinh đọc bài làm.
- Cả lớp theo dõi nhận xét, bổ sung.
 - Lớp làm bài vào vở bài tập. 
 - HS nghe nhận xét, dặn dò.
Thứ sáu ngày 10 tháng 4 năm 2009
Toán
 T 150.Phép cộng(không nhớ) trong phạm vi 1000. 
I.Mục tiêu: Giúp HS :
 - Biết đặt phép tính cộng các số có 3 chữ số( không nhớ) theo cột dọc.
 - Rèn tính cẩn thận, chính xác khi học toán.
 - Giáo dục học sinh ý thức học tập tốt.
II.Đồ dùng dạy – học : GV :- Các hình vuông biểu thị trăm, chục, đơn vị.
 HS : Bảng con.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra: 
- Viết số sau thành tổng các trăm các chục, các đơn vị: 234 , 230 , 405 .
- Nhận xét, cho điểm HS.
 2.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài.
b.Hướng dẫn HS cộng các số có 3 chữ số:
*GV đưa phép cộng: 326 + 253 =?
 - GV hướng dẫn cách đặt tính các bước t/hiện.
- GV kết luận.(ghi bảng).
- Yêu cầu HS đọc.
c. Luyện tập:
Bài 1: GV ghi các phép tính lên bảng.
- Yêu cầu HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm bảng con.
- GV chữa bài, nhận xét.
Bài 2:GV nêu yêu cầu, ghi phép tính. 
- GV chốt cách đặt tính.
-Chấm, chữa bài.
Bài 3: GV đưa ra mẫu, hướng dẫn nhẩm
- Cho HS làm miệng .
- Nhận xét và hỏi: Các số trong bài là những số như thế nào?
3. Củng cố dặn dò:- GV chốt lại bài.
 - Nhận xét giờ học
- 3 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào bảng con.
- Nhận xét bài của bạn.
HS thao tác trên đồ dùng, đọc kq
326 + 253 = 579
-VD: 326 B1: đặt tính
 253 B2:thực hiện tính.
 579
- HS đọc thuộc quy tắc tính.
-HS làm bảng con, 5 HS lên bảng
 235 637 503 625 326
 + + + + +
 451 162 354 43 251 
 686 799 857 668 577
- HS làm như trên.
- N/xét bài của bạn,KT bài của mình
- HS nghe hướng dẫn cách nhẩm.
HS trình bày tiếp nối.
200+100=300(2trăm + 1trăm= 3trăm)
800+200=1000(8trăm+2trăm=10trăm)
Chính tả(Nghe – viết)
 T 60. Cháu nhớ Bác Hồ.
I.Mục tiêu: Giúp học sinh :
 -HS nghe và viết lại đúng 6 dòng cuối bài thơ: Cháu nhớ Bác Hồ.
 -Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt tr/ ch, êt / ếch.
 - Giáo dục HS yêu thích viết chữ đẹp , viết chữ nét thanh , nét đậm.
II.Đồ dùng dạy học: -Bảng phụ ghi sẵn các bài tập chính tả.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ.
 -Yêu cầu 2 HS lên bảng lớp viết, lớp viết bảng con: chào mào, chiền chiện, chích choè, trâu bò, ngọc trai.
2.Dạy bài mới.
a. Giới thiệu bài: 
b. Hướng dẫn viết chính tả.
*Ghi nhớ nội dung: 
 - GV treo bảng phụ - đọc đoạn văn.
 - Yêu cầu HS đọc bài. 
 - Đoạn thơ nói về nội dung gì?. 
*Hướng dẫn trình bày: 
 - Đoạn thơ có mấy dòng?. 
 - Trong bài có các dấu câu nào?. 
 - Chữ đầu mỗi dòng thơ viết nh thế nào?. 
 - Tên riêng viết thế nào?. 
 - Cách t/bày khổ thơ 6- 8 chữ như thế nào ?
*Hướng dẫn viết từ khó: 
 -Yêu cầu HS tìm các từ khó. 
 - Yêu cầu HS viết vào bảng con. 
 *Viết chính tả: 
 - GV đọc lại bài cho HS viết. 
 *Soát lỗi- chấm bài: 
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
 Bài 2: (lựa chọn 2a)
- GV treo bảng phụ - gọi HS đọc yêu cầu.
- GV chốt lời giải đúng.
a,chăm sóc , một trăm, va chạm , trạm y tế.
b,Ngày tết , dấu vết, chênh lệch, dệt vải.
Bài 3: (lựa chọn 3a)
- Tổ chức trò chơi thi đặt câu nhanh với từ chứa tiếng bắt đầu bằng tr/ch.
- Nhận xét - cho điểm HS. 
3. Củng cố dặn dò: 
 - Nhận xét giờ học.
 - Dặn HS hoàn thành bài tập. 
 - 2 HS lên bảng lớp viết, lớp viết bảng con.
 - HS lớp nhận xét.
- 2 HS đọc lại- lớp theo dõi bài.
- Thể hiện tình cảm mong nhớ Bác của bạn nhỏ sống ở vùng địch tạm chiến
 - Đoạn thơ có 6 dòng. 
 - Dấu chấm, dấu phẩy. 
 - Viết hoa lùi vào 1 ô so với lề vở 
 - Viết hoa . 
- Dòng 6 chữ viết lùi vào 2 ô, dòng 8 chữ viết lùi vào 3 ô.
 - Tìm và nêu các tiếng: bâng khuâng, chòm râu, vầng trán rộng...
 - HS nghe - viết bài. 
 - 2 HS làm bài trên bảng phụ.
- Cả lớp viết bảng con.
- 4, 5 HS một nhóm, mỗi HS nói 1 câu chứa từ đó rồi viết lên bảng. 
 - HS làm bài. 
- VN viết lại những chữ viết sai.
 -HS nghe nhận xét, dặn dò.
 Tập làm văn.
 Nghe trả lời câu hỏi
I .Mục tiêu: Giúp học sinh :
- Học sinh nghe kể mẩu chuyện "Qua suối" nhớ và trả lời được 4 câu hỏi về nội dung câu chuyện.
- Hiểu nội dung truyện: Bác Hồ rất quan tâm đến mọi người.
- Trả lời đúng câu hỏi nội dung câu chuyện . HS rèn kỹ năng viết bài.
- Giáo dục học sinh ý thức học tập tốt.
II. Đồ dùng dạy học: - Tranh vẽ trong SGK
III .Hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Giới thiệu bài: 
2.Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: 
- GV kể chuyện 3 lần.
+ Lần 1: Quan sát tranh trả lơì câu hỏi, GV kể song, dừng lại yêu cầu HS quan sát tranh, đọc 4 câu hỏi dưới tranh.
+ Lần 2: Vừa kể vừa giới thiệu tranh.
+ Lần 3: Không cần tranh.
- GV treo bảng phụ ghi sẵn 4 câu hỏi.
+ Bác Hồ và các chiến sĩ bảo vệ đi đâu?
+ Có gì xảy ra với anh chiến sĩ?
+ Bác đã bảo anh chiến sĩ làm gì?
+ Câu chuyện nói lên điều gì về Bác Hồ?
- GV cho HS hỏi đáp theo câu hỏi SGK
 - HS nhận xét , bổ sung.
- GV bổ sung, chốt lại 
Bài 2: 
- GV nhắc HS viết câu trả lời cho câu hỏi d (bài tập 1)
- GV kiểm tra vở viết của HS - chấm, chữa bài.
- GVnhận xét , bổ sung.
3. Củng cố – dặn dò:
- Qua câu chuyện về Bác Hồ em rút ra bài học gì cho mình?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS về nhà liên hệ thực tế qua bài học.
- 1 HS đọc yêu cầu và 4 câu hỏi.
- Cả lớp quan sát tranh minh hoạ và nói về tranh.
- 1 HS đọc 4 câu hỏi.
- HS trả lời.
- 3, 4 cặp HS hỏi - đáp trước lớp theo 4 câu hỏi SGK.
- 1, 2 HS khá giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện.
- 1 HS nêu lại câu hỏi d
- 1 HS nói lại câu trả lời.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- Biết sống vì người khác. Cần quan tâm đến mọi người xung quanh.
- HS nghe dặn dò.
Đạo đức.
Bảo vệ loài vật có ích (tiết 1)
I.Mục tiêu: Giúp hs:
*Kiến thức:Hiểu một số lợi ích của các loài vật đối với đời sống con người.
 C/ta cần bảo vệ các loài vật có ích để giữ gìn môi trường trong lành.
*Thái độ, tình cảm:Yêu quý các loài vật; đồng tình với những ai biết yêu quý, bảo vệ các loài vật có ích; không đồng tình, phê bình những hành động sai trái làm tổn hại đến các loài vật.
*Hành vi:
 Phân biệt hành vi đúng hoặc sai đối với các loài vật có ích. Biết bảo vệ các loài vật có ích trong cuộc sống hàng ngày.
II.Chuẩn bị: GV :Phiếu thảo luận nhóm.
 HS : Mỗi Hs chuẩn bị tranh ảnh về một con vật mà em biết.
III-Các hoạt động dạy-học chủ yếu: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1.Kiểm tra bài cũ:
 Nêu phần ghi nhớ bài trước.
2.Bài mới:
* Giới thiệu bài - ghi bảng.
* Hoạt động 1: Phân tích tình huống.
- Gv yêu cầu hs thảo luận và xử lý tình huống.
- Trên đường đi học Trung gặp 1 nhóm bạn đang túm tụm lấy que chọc 1 chú gà con. Trung sẽ làm gì?
- Gv tổng hợp ý kiến của hs-kết luận.
* Hoạt động 2: Kể tên và nêu lợi ích của 1 số loài vật.
- Gv yêu cầu hs giới thiệu về lợi ích của các con vật mà em biết.
- Gv nhận xét bổ sung.
* Hoạt động 3: Nhận xét hành vi.
- Gv hướng dẫn hs sử dụng thẻ đỏ (đúng), thẻ xanh (sai) trong các tình huống:
1-Dương thích đá cầu lông gà, nhìn thấy chú gà trống nào có đuôi dài, Dương tìm cách nhổ.
2- Hằng nuôi 1 con mèo, Hằng rất yêu quý nó. Bữa nào Hằng cũng lấy cho mèo 1 bát cơm thật ngon.
3- Nhà Hữu nuôi mèo và chó, nhưng chúng thường đánh nhau, để bảo vệ mèo, Hữu lại đánh chó 1 trận nên thân.
- Gv kết luận
3. Củng cố dặn dò:
- GV chốt lại bài .
- Nhận xét giờ học-ghi bài 
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 hs trả lời.
- Hs nghe tình huống và làm việc cá nhân.
1- Mặc các bạn, Trung không quan tâm.
2- Trung đứng xem rồi hùa theo trò nghịch của các bạn.
3- Trung khuyên các bạn đừng trêu chú gà con nữa.
- Hs trả lời- nhận xét bổ sung.
- Hs trình bày trước lớp những hiểu biết của mình về ích lợi1 số loài vật.
- Hs nghe hướng dẫn sử dụng thẻ.
- Hs đọc tình huống thảo luận.
+ Sai, vì Dương làm thế gà đau và sợ hãi.
+ Đúng, vì đối với vật nuôi trong nhà chúng ta cần chăm sóc và yêu thương chúng.
+ Hữu bảo vệ mèo là đúng nhưng đánh chó lại là sai.
- Hs giơ thẻ để thể hiện ý kiến của mình.
- Hs đọc phần ghi nhớ.
- Hs ghi bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 30(sang).doc