Thiết kế bài dạy lớp 2, tuần 2 - Môn Luyện từ và câu - Tiết 2: Mở rộng và hệ thống hóa các từ có liên quan đến học tập

Thiết kế bài dạy lớp 2, tuần 2 - Môn Luyện từ và câu - Tiết 2: Mở rộng và hệ thống hóa các từ có liên quan đến học tập

I. MỤC TIÊU:

- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ liên quan đến học tập.

- Rèn kĩ năng đặt câu: đặt câu với từ mới tìm được, sắp xếp lại trật tự các từ trong câu để tạo câu mới; làm quen với câu hỏi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bút dạ và 2, 3 tờ giấy to để HS làm bài tập.

- Vở bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 2 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1351Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 2, tuần 2 - Môn Luyện từ và câu - Tiết 2: Mở rộng và hệ thống hóa các từ có liên quan đến học tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Luyện từ và câu
Ngày soạn:	18/8/2004	ngày dạy
Tên bài dạy: Mở rộng và hệ thống hoá
 từ liên quan đến học tập
Tiết: 2 	Tuần: 2
Lớp: 2A1
Mục tiêu:
- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ liên quan đến học tập.
- Rèn kĩ năng đặt câu: đặt câu với từ mới tìm được, sắp xếp lại trật tự các từ trong câu để tạo câu mới; làm quen với câu hỏi.
Đồ dùng dạy học:
Bút dạ và 2, 3 tờ giấy to để HS làm bài tập.
Vở bài tập.
Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung
các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kể tên 1 số đồ vật, con vật, người, hoạt động mà em biết.
ăNhngx tên đó được gọi chung là gì?
Vd về một câu
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Tiết luyện từ hôm nay sẽ giúp các con mở rộng thêm và hệ thống hoávốn từ về học tập. Sau đó chúng ta sẽ luyện tập thêm về kĩ năng đặt câu.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: Tìm các từ:
- Có tiếng học: học hành, học tập, học hỏi, học lỏm,học mót, học sinh, học kì, học phí, học đường, năm học
- Có tiếng tập: tập đọc, tập viết, tập làm văn, tập thể dục, tập tành, học tập, luyện tập
Bài 2: Đặt câu với 1 từ vừa tìm được ở bài tập 1.
VD:Chúng em rất chăm chỉ học tập.
Bài 3: Sắp xếp các từ trong mỗi câu dưới đây để tạo thành một câu mới:
- Bác Hồ rất yêu thiếu nhi.
 Thiếu nhi rất yêu Bác Hồ.
- Thu là bạn thân nhất của em.
 Em là bạn thân nhất của Thu.
 Bạn thân nhất của Thu là em.
 Bạn thân nhất của em là Thu.
Bài 4: Đặt dấu câu vào cuối mỗi câu:
- Tên em là gì?
- Em học lớp mấy?
- Tên trường của em là gì?
Khi viết câu hỏi, cần đặt dấu chấm hỏi vào cuối mỗi câu hỏi).
C. Củng cố – Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò
* Phương pháp Kiểm tra đánh giá.
- 2 học sinh lên bảng trả lời miệng.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá.
- Giáo viên giới thiệu mục đích yêu cầu tiết học và ghi bảng.
* Phương pháp Luyện tập – Thực hành.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS đọc mẫu.
- Chia lớp thành nhóm.
- Phát giấy và bút dạ cho các nhóm
- Các nhóm viết từ trong 3 phút rồi lên dán trên bảng.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét đội nào tìm được nhiều từ nhất.
+ Chú ý: Những từ tập giấy, tập sách, tập tễnh không cùng chủ đề.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- GV nhắc lại yêu cầu: Tìm từ trong bài 1
- HS tự đặt câu vào vở.
- Chữa bài
- HS trình bày câu của mình dưới dạng nói. Gv chấm một số bài dưới dạng viết.
- HS đọc yêu cầu của đề bài.
- HS đọc câu mẫu.
 - Hỏi đáp:
? Để chuyển câu Con yêu mẹ thành câu mới, bài mẫu đã làm thế nào? (Sắp xếp lại các từ)
+ GV nhắc HS: Bài tập đã cho sẵn các từ. Các con có nhiệm vụ sắp xếp lại các từ trong mỗi câu ấy để tạo thành câu mới, không được thêm hay bớt từ.
- HS làm vào nháp.
- 2 HS lên sắp xếp lại câu trên bảng bằng thẻ từ
- HS nhận xét 
- GV nhận xét - HS làm vào vở.
- HS đọc yêu cầu của bài: Em đặt dấu gì vào cuối mỗi câu ?
- HS đọc các câu trong bài.
- Đây là các câu gì?
- Khi viết câu hỏi, cuối câu ta phải làm gì?(Cần đặt dấu chấm hỏi vào cuối mỗi câu hỏi).
- Hs làm vào vở.
- Hs đọc bài.
- HS nhận xét. GV nhận xét.
.
 Khen ngợi những học sinh tích cực trong giờ.
Rút kinh nghiêm sau tiết dạy

Tài liệu đính kèm:

  • docluyen tu va cau tuan2.doc