TẬP ĐỌC
Tiết 136, 137 :
CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM
I/ MỤC TIÊU :
Giúp HS :
- Đọc rõ ràng, rành mạch; biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; bước dầu bọc rõ lời nhân vật trong bài.
- Hiểu nội dung : Sự gần gũi, đáng yêu của con vật nuôi đối với đời sống tình cảm của bạn nhỏ. (làm được các bài tập trong SGK)
- Giáo dục HS biết yêu thương các con vật nuôi trong nhà.
II/ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
Tranh : Con chó nhà hàng xóm ở sgk.Sách Tiếng việt.
Bảng phụ ghi câu văn cần luyện đọc.
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 16 (Từ 07/12/2009 đến 11/12/2009) Thứ, ngày Môn(PM) Tiết (PPCT) Tên bài dạy GD BVMT Hai 07/12 HĐTT Tập đọc Tập đọc Toán Thủ công 136 137 76 16 Con chó nhà hàng xóm. Con chó nhà hàng xóm. Ngày, giờ Ba 08/12 Thể dục Đạo đức Kểchuyện Toán TN&XH 31 15 138 77 16 Con chó nhà hàng xóm. Thực hành xem đồng hồ. Các thành viên trong nhà trường. Tư 09/12 Chính tả Tâp đọc Toán Mĩ thuật 139 140 78 16 TC : Con chó nhà hàng xóm. Thời gian biểu. Ngày, tháng. Năm 10/12 LTVC Thể dục Tập viết Toán Âm nhạc 141 32 142 79 16 Từ chỉ tính chất. Câu kiểu Ai thế nào ? Từ ngữ về vật nuôi. Chữ hoa O Thực hành xem lịch. Kể chuyện âm nhạc; nghe nhạc. Khai thác gián tiếp Sáu 11/12 Chính tả TLV Toán GDNGLL 143 144 80 NV : Târââu ơi ! Khen ngợi; kể ngắn về con vật; Lập thời gian biểu. Luyện tập chung Khai thác trực tiếp Thứ hai ngày 7 tháng 12 năm 2009. TẬP ĐỌC Tiết 136, 137 : CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM I/ MỤC TIÊU : Giúp HS : - Đọc rõ ràng, rành mạch; biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; bước dầu bọc rõ lời nhân vật trong bài. - Hiểu nội dung : Sự gần gũi, đáng yêu của con vật nuôi đối với đời sống tình cảm của bạn nhỏ. (làm được các bài tập trong SGK) - Giáo dục HS biết yêu thương các con vật nuôi trong nhà. II/ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : Tranh : Con chó nhà hàng xóm ở sgk.Sách Tiếng việt. Bảng phụ ghi câu văn cần luyện đọc. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Tiết 1 HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. A. KT bài cũ : -Gọi 2 em đọc bài “Bé Hoa” và nêu câu hỏi 3,4 ở cuối bài. -Nhận xét, chấm điểm. B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài : -Trực quan : Tranh : Bạn trong nhà là những gì ? -Chỉ vào bức tranh : (Truyền đạt) Chó mèo là những vật nuôi trong nhà rất gần gũi với các em. Bài học hôm nay sẽ nói về tình cảm giữa một em bé và cún con. 2. Luyện đọc : a) Đọc mẫu : -Giáo viên đọc mẫu lần 1, giọng chậm rãi, tình cảm. b) Hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ : Đọc từng câu : - Yêu cầu Hs đọc từng câu nối tiếp. -Kết hợp luyện phát âm từ khó. - GV uốn nắn, sửa sai cho HS. Đọc từng đoạn trước lớp. - Yêu cầu HS đọc từng đoạn nối tiếp. - Hướng dẫn đọc câc câu văn dài. Đọc từng đoạn trong nhóm Thi đọc giữa các nhóm: - Gọi đại diện nhóm có cùng trình độ thi đọc cá nhân từng đoạn. - Nhận xét, bình chọn bạn đọc hay. YC cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1,2 : 1 lần. -Nhận xét . -Gọi 1 HS đọc chú giải.(SGK/ tr 129) -2 em đọc bài và TLCH. -Là những vật nuôi trong nhà như chó, mèo. -Con chó nhà hàng xóm. -Theo dõi đọc thầm. -HS nối tiếp nhau đọc từng câu cho đến hết . -HS luyện đọc cá nhân, đồng thanh các từ khó trên bảng : Cún Bông, nhảy nhót, thân thiết, vẫy đuôi, khúc gỗ, ngã đau, thỉnh thoảng. -HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. - HS luyện đọc câu văn dài : -Bé rất thích chó/ nhưng nhà bé không nuôi con nào.// -Một hôm,/ mải chạy theo Cún, bé vấp phải một khúc gỗ/ và ngã đau,/ không đứng dậy được.// -Cún mang cho bé/ khi thì tờ báo hay cái bút chì,/ khi thì con búp bê // -Nhìn bé vuốt ve Cún,/ bác sĩ hiểu/ chính Cún đã giúp bé mau lành.// -HS đọc từng đoạn trong nhóm theo nhóm 4 em. -Thi đọc giữa các nhóm (từng đoạn. - Đồng thanh. -1 em đọc cả bài. -1 HS đọc chú giải. Tiết 2 : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. Tìm hiểu bài : - Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi. + Bạn của bé ở nhà là ai ? -Chuyện gì xảy ra khi bé chạy theo Cún ? -Lúc đó Cún Bông đã giúp bé thế nào ? -Những ai đến thăm bé ? Vì sao bé vẫn buồn ? -Cún đã làm cho bé vui như thế nào ? -Từ ngữ hình ảnh nào cho thấy bé vui, Cún cũng vui? -Bác sĩ nghĩ bé mau lành là nhờ ai ? -Câu chuyện này cho em thấy điều gì ? 4. Luyện đọc lại : - Gọi 5 em đọc 5 đoạn. -Nhận xét, chấm điểm. 5. Củng cố - dặn dò : -Câu chuyện nói lên điều gì? -Giáo dục tư tưởng : -Nhận xét tiết học -Dặn HS về đọc bài và trả lời câu hỏi. - HS đọc thầm và trả lời câu hỏi : -Bạn ở nhà của bé là Cún Bông. Cún Bông là con chó nhà hàng xóm. -Bé vấp phải khúc gỗ, ngã đau và không đứng dậy được. -Cún đã chạy đi tìm người giúp bé. -Bạn bè thay nhau đến thăm bé nhưng bé vẫn buồn vì bé nhớ Cún mà chưa gặp được Cún. -Cún mang cho bé khi thì tờ báo hay cái bút chì, khi thì con búp bê . Cún luôn ở bên chơi với bé. -Bé cười, Cún sung sướng vẫy đuôi rối rít. -Bác sĩ nghĩ bé mau lành là nhờ Cún bông, Cún bông ở bên cạnh luôn chơi với bé. Tình cảm gắn bó thân thiết giữa bé và Cún bông. -5 em đọc nối tiếp 5 đoạn. -Phải biết yêu mến vật nuôi trong nhà. TOÁN Tiết 76: NGÀY, GIỜ I/ MỤC TIÊU : Giúp học sinh : -Nhận biết được một ngày có 24 giờ, 24 giờ trong một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau. - Biết các buổi và tên gọi các giờ tương ứng trong một ngày. - Nhận biết đơn vị đo thời gian :ngày, giờ. - Biết xem giờ đúng trên đồng hồ. - Nhận biết thời điểm, khoảng thời gian, các buổi sáng, trưa, chiều, tối, đêm. - Phát triển tư duy toán học cho học sinh. II/ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : GV:Mô hình đồng hồ có kim ngắn, kim dài. HS: mỗi em một mô hình đồng hồ.Sách. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. A. KT bài cũ : -Ghi : 100 – 27; 100 - 9 ; 100 – x = 46. Gọi HS lên bảng làm -Nhận xét, chấm điểm. B Bài mới : 1. Giới thiệu bài : 2. Giới thiệu ngày, giờ. -GV : Mỗi ngày có ban ngày và ban đêm, hết ngày rồi lại đến đêm. Ngày nào cũng có buổi sáng, trưa, chiều, tối. Hỏi đáp : Lúc 5 giờ sáng em đang làm gì ? -Lúc 11 giờ trưa em đang làm gì ? -Lúc 3 giờ chiều em đang làm gì ? -Lúc 8 giờ tối em đang làm gì ? -Mỗi khi HS trả lời GV quay kim trên mặt kim đồng hồ chỉ đúng câu trả lời của HS. -Giảng giải : Một ngày có 24 giờ. Một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau. -Hướng dẫn học sinh đọc bảng phân chia thời gian trong ngày. -2 giờ chiều còn gọi là mấy giờ ? -23 giờ còn gọi là mấy giờ ? -Phim truyền hình thường được chiếu vào lúc 18 giờ tức là lúc mấy giờ chiều ? -Đôi khi ta cũng có thể nói 14 giờ, 23 giờ, 20 giờ . -Trực quan : Đồng hồ minh họa. 3. Luyện tập : Bài 1 : -Gọi 2 em lên bảng. Lớp tự làm. -Đồng hồ thứ nhất chỉ mấy giờ ? -Điền số mấy vào chỗ chấm ? -Em tập thể dục lúc mấy giờ ? -Yêu cầu học sinh làm tương tự phần còn lại. -Nhận xét, cho điểm. Bài 3 : -Gọi 1 HS đọc yêu cầu và mẫu. -GV giới thiệu đồng hồ điện tử sau đó đối chiếu làm. -Nhận xét, chấm điểm. Bài 2 : ( HSKG) - Cho HS nêu đồng hồ thích hợp vớigiờ ghi trong từng tranh. - GV cùng cả lớp nhận xét. 4.Củng cố – dặn dò : - Một ngày có bao nhiêu giờ ? Một ngày bắt đầu và kết thúc như thế nào ? Một ngày có mấy buổi ? Buổi sáng tính từ mấy giờ đến mấy giờ ? -Nhận xét tiết học. - Dặn dò - 2HS lên bảng thực hiện. - HS1 :Đặt tính và tính : 100-27; 100-9. - HS2 : Tìm x : 100 – x = 46. -HS khác nhận xét. -Em đang ngủ. -Em đang ăn cơm . -Em đang ôn bài ở nhà. -Em đang xem ti vi. -3 em đọc bảng phân chia thời gian. -Vài em đọc lại (trong SGK) -14 giờ. -11 giờ đêm. - 6 giờ chiều. -Quan sát. -Xem giờ được vẽ trên mặt đồng hồ rồi ghi số chỉ giờ vào chỗ chấm tương ứng. -Chỉ 6 giờ. -Số 6. -Lúc 6 giờ sáng. -Làm bài: Thứ tự: 6;12; 5; 7; 10 - 1HS nêu yêu cầu và mẫu. -Làm bài, 20 giờ còn gọi là 8 giờ tối. - Một vài HS nêu trước lớp. - HS khác nhận xét. -Một ngày có 24 giờ. Một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau Thứ ba ngày 8 tháng 12 năm2008. Kể chuyện Tiết 138: CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM I/ MỤC TIÊU : Giúp HS : - Dựa theo tranh kể lại được đủ ý từng đoạn của câu chuyện. -Giáo dục học sinh biết yêu mến các con vật nuôi trong nhà. II/ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : 1.Giáo viên : Tranh “Con chó nhà hàng xóm”ở sgk, tr.130. 2.Học sinh : Nắm được nội dung câu chuyện, thuộc . III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. A. KT bài cũ : -Gọi 2 em nối tiếp nhau kể lại câu chuyện : Hai anh em. –Câu chuyện nói lên điều gì ? -Nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài : -Tiết tập đọc vừa rồi em đọc bài gì ? -Câu chuyện kể về điều gì? -Tình bạn đó như thế nào ? -Tiết kể chuyện hôm nay chúng ta sẽ quan sát tranh và kể lại câu chuyện “Con chó nhà hàng xóm”. 2. Kể từng đoạn truyện theo tranh. Trực quan : 5 bức tranh -Phần 1 yêu cầu gì ? -GV yêu cầu chia nhóm -GV : Mỗi gợi ý ứng với một đoạn của truyện. -Gọi đại diện các nhóm lên kể. Yc mỗi em chỉ kể 1 đoạn. -Nhận xét. -Giáo viên theo dõi, đặt câu hỏi gợi ý khi thấy HS lúng túng : -Tranh 1 : Tranh vẽ ai ? Cún Bông và Bé đang làm gì ? -Tranh 2 : Chuyện gì đã xảy ra khi Bé và Cún Bông đang chơi ? Lúc ấy Cún làm gì ? -Tranh 3 : Khi Bé bị ốm ai đã đến thăm Bé ? -Nhưng Bé vẫn mong muốn điều gì ? -Tranh 4 : Lúc Bé bó bột nằm bất động Cún Bông giúp Bé điều gì ? -Tranh 5 : Bé và Cún đang làm gì ? - Bác sĩ nghĩ gì ? - Yc HS nhận xét. -GV nhận xét. 3. Kể từng đoạn câu chuyện.( không nhìn gợi ý) - GV nêu cầu. -Gợi ý HS kể theo hình thức : Kể độc thoại. - Gọi mỗi lần 5 HS kể nối tiếp 5 đoạn trong bài. -Nhận xét : giọng kể, điệu bộ, nét mặt. -Khen thưởng cá nhân, nhóm kể hay. 4. Kể lại toàn bộ câu chuyện (HSKG) : - Gọi HS kể lại toàn bộ câu chuyện. - Cả lớp và Gv nhận xét, tuyên dương. 5. Củng cố – dặn dò : -Khi kể chuyện phải chú ý điều gì ? -Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ? -Nhận xét tiết học - Dặn dò -2 em nối tiếp kể lại câu chuyện : Hai anh em, mỗi em kẻ 2 đoạn. -Anh em trong một nhà phải thương yêu giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh. - HS khác nhận xét, -Con chó nhà hàng xóm. -Tình bạn giữa bé và Cún bông. -Tình bạn đó rất đẹp, rất gần gũi, thân thiết. -1 em nhắc tựa bài. -Quan sát. - Kể lại từng đoạn câu chuyện đã học theo tranh. -Hoạt động nhóm : Chia nhóm. -4 em trong nhóm kể :lần lượt từng em kể 1 đoạn trước nhóm. Các bạn trong nhóm nghe chỉnh sửa. -Đại diện các nhóm lên kể. Mỗi em chỉ kể 1 đoạn. -Lớp theo dõi, nhận xét. -Tranh vẽ Cún Bông và Bé. Cún Bông và Bé đang chơi trong vườn. -Bé bị vấp vào một khúc gỗ và ngã rất đau. Cún chạy đi tìm người giúp đỡ. -Các bạn đến thăm Bé rất đông, còn cho Bé nhiều quà. -Bé mong muốn được gặp Cún Bông vì Bé nhớ Cún Bông. -Cún mang cho Bé tờ báo, bút chì, và quanh quẩn quanh Bé. -Bé khỏi bệnh, Bé và Cún chơi ... câu chuyện cho HS nghe. - GV cho HS hiểu về tài năng âm nhạc của nhạc sĩ Mô - da ( Một thần đồng âm nhạc ) Hỏi : Câu chuyện có mấy nhân vật? Hỏi : Mô Da là người nước nào? Hỏi : Mô Da đã làm gì sau khi đánh rơi bản nhạc xuống sông? Hỏi : Khi biết rõ sự thật ông bố của Mô - da làm gì? - GV kể lại cho HS nghe. * Hoạt động 2 : Nghe nhạc GV giới thiệu và hát cho HS nghe giai điệu một ca khúc thiếu nhi chọn lọc : Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh ( Phong Nhã ) - ? Em có cảm nhận gì khi nghe giai điệu lời ca. - ? Bài hát nói lên điều gì - GV cho HS nghe lại lần 2 * Hoạt động 3: Trò chơi âm nhạc : Nghe tiếng hát tìm đồ vật Các em ngồi hoặc đứng vòng tròn một em B ra ngoài lớp một em A giữ kín. Gọi em B vào tiếng hát nhỏ là bạn đang ở xa người giấu đồ vật, tiếng hát to lên là em đang ở gần đồ vật. Bạn B nghe tiếng hát định hướng tìm ra đồ vật bị giấu. Phát hiện ra thay bạn khác tham gia trò chơi.nếu k đoán đúng thì lại làm lại 4. Củng cố : - Cho HS nhắc lại nội dung bài học - Dặn dò :Về nhà các em học thuộc bài - HS hát HS lên bảng hát HS khác nhận xét - HS nghe câu chuyện - Trả lời câu hỏi - Có 4 nhân vật - Mô - da là người nước ngoài. - Mô - da viết bản nhạc mới - Bố Mô - da đã khen con trai mình. - HS nghe cảm nhận giai điệu. - Bác Hồ rất yêu thiếu nhi và thiếu cũng rất kính yêu Bác Hồ. HS tham gia trò chơi HS nêu nội dungbài học. Thứ sáu ngày 11tháng 12 năm 2009. Chính tả (Nghe viết) Tiết 143: Trâu ơi ! I/ MỤC TIÊU : Giúp HS : Nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng bài ca dao thuộc thể thơ lục bát. Không sai quá 5 lỗi trong bài. Làm được BT2; BT (3) b. - Giáo dục học sinh biết phải yêu mến các con vật nuôi có ích cho cuộc sống. II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : GV : Bảng phụ viết sẵn bài chính tả “Trâu ơi!” HS : Vở chính tả, bảng con. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. A. KT bài cũ : Giáo viên đọc các từ: nhảy nhót, vẫy đuôi, suối chảy, vỗ cánh. -Nhận xét, chấm điểm. B .Bài mới : 1. Giới thiệu bài. - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn nghe viết : -Giáo viên đọc 1 lần bài ca dao. - Gọi HS đọc lại. +Bài ca dao là lời của ai nói với ai? +Bài ca dao cho thấy tình cảm của người nông dân đối với con trâu như thế nào ? Hướng dẫn trình bày . +Bài ca dao có mấy dòng? +Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào ? +Bài ca dao viết theo thể thơ nào ? +Nên bắt đầu viết từ ô nào trong vở ? Hướng dẫn viết từ khó. Gợi ý cho HS nêu từ khó. -Ghi bảng. Hướng dẫn phân tích từ khó. -Xoá bảng, đọc cho HS viết bảng. Viết chính tả. -Đọc từng câu, từng từ, đọc lại cả câu. -Đọc lại cả bài. Chấm, sửa lỗi. -Thu 5 -7 bài chấm - Chấm xong, nhận xét, sửa lỗi lên bảng. 3. Luyện tập : Bài 2 : Yêu cầu gì ? -Gọi 2 HS giỏi lên bảng làm mẫu - Yêu cầu HS làm bài. -Nhận xét chốt lại lời giải đúng. Bài( 3),b : Yêu cầu gì ? - Yêu cầu HS làm bài. -Nhận xét, chốt lời giải đúng 4. Củng cố – dặn dò : - Nêu cách viết bài thơ thể thơ lục bát? - Nhận xét tiết học, tuyên dương HS viết chính tả đúng chữ đẹp, sạch Dặn dò – Sửa lỗi. -3 em lên bảng viết Cả lớp viết bảng con. -Chính tả (nghe viết) : Trâu ơi! -Theo dõi. -2 em đọc lại. -Lời người nông dân nói với con trâu như nói với một người bạn thân thiết. -Người nông dân rất yêu quý trâu, trò chuyện tâm tình với trâu như một người bạn. -6 dòng. -Viết hoa. -Thơ lục bát, dòng 6-8. -Tính từ lề vở, dòng 6 lùi 3 ô, dòng 8 lùi vào 2 ô. -HS nêu từ khó : trâu cày, nghiệp nông gia, quản công. - Viết bảng con. -Nghe và viết vở. -Soát bài - Các em còn lại tự soát lỗi, sửa lỗi. -Tìm những tiếng chỉ khác nhau ở vần ao/ au. -Cho 2 em lên bảng làm mẫu cho cả lớp hiểu cách làm. Cả lớp làm vở.VD: Báo – báu, cháo – cháu, cao – cau -Tìm những tiếng thích hợp điền vào chỗ trống. -2 em lên bảng làm. Lớp làm vở. Thứ tự cần điền: ngã, nghỉ, đỗ, vẫy. - Các dòng 6 chữ viết lùi vào một ô so với dòng 8 chữ. -Sửa lỗi mỗi chữ sai sửa 1 dòng. Tập làm văn Tiết 144 : Khen ngợi. Kể ngắn về con vật. Lập thời gian biểu. I/ MỤC TIÊU : Giúp HS : -Dựa vào câu và mẫu cho trước, nói được câu tỏ ý khen (BT1). - Kể được một vài câu về một con vật nuôi quen thuộc trong nhà (BT2) . Biết lập thời gian biểu ( nói hoặc viết) một buổi tối trong ngày (BT3). - Phát triển học sinh năng lực tư duy ngôn ngữ. II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : 3-4 tờ giấy khổ to. Sách Tiếng việt, vở. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. A. KT bài cũ : -Gọi 2 em đọc bài viết về anh chị em của em.( tuần 15) -Nhận xét , chấm điểm. B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài : - GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn Làm bài tập : Bài 1 : Yêu cầu gì ? -GV nhắc nhở HS : Chú ý nói lời chia vui một cách tự nhiên thể hiện thái độ vui mừng của em trai trước thành công của chị. -GV tổ chức cho HS thảo luận theo cặp. -Gọi nhiều em phát biểu : -Nhận xét. Bài 2 - Em nêu yêu cầu của bài ? -GV nhắc nhở: Các em chỉ nói những điều đơn giản từ 3-5 câu. - HD HS quan sát tranh . HD: chọn kể chân thực về một vật nuôi mà em biết có thể con vật của nhà hàng xóm không được vẽ trong tranh - Gọi 2 HS giỏi kể mẫu - Gọi một số HS giỏi kể. -Nhận xét góp ý, chấm điểm. Truyền đạt: Các loài vật có ích chúng ta cần phải bảo vệ chúng. Bài 3 : Yêu cầu gì ? -GV nhắc nhở : Lập thời gian biểu đúng với thực tế. -GV theo dõi uốn nắn. -Nhận xét, chọn bài viết hay nhất. Chấm điểm. 3. Củng cố – dặn dò : - Em hãy nói một câu khen một bạn trong lớp? -Nhắc lại một số việc khi viết câu kể về một con vật nuôi trong nhà mà em biết. -Thời gian biểu giúp gì cho em? -Nhận xét tiết học. Dặn dò -2 em đọc bài viết. -Đặt một câu với dựa vào câu mẫu để tỏ ý khen. -HS thảo luận theo cặp các câu a, b,c. -Nhiều em phát biểu :VD: a)Chú Cường mới khỏe làm sao ! -Chú Cường khoẻ quá ! b)Lớp mình hôm nay sạch làm sao! -Lớp mình hôm nay sạch quá ! c)Bạn Nam học mới giỏi làm sao ! -Bạn Nam học giỏi thật ! -Kể về vật nuôi -Quan sát. - 2HS giỏi kể mẫu. -HS nối tiếp nhau kể tên con vật em chọn. -VD:Nhà em nuôi một con mèo nó rất ngoan và xinh. Bộ lông nó màu trắng, mắt nó tròn, xanh biếc. Nó bắt chuột rất tài. Khi em ngủ nó thường đến sát bên em, em cảm thấy rất dễ chịu. Nhận xét. -Viết một thời gian biểu buổi tối của em. -Đọc thầm thời gian biểu buổi tối của Phương Thảo. -2 em giỏi làm miệng. Cả lớp làm vở. VD: Buổi tối: 18 giờ 30 – 19 giờ: Chơi 19 giờ – 20 giờ : Học bài 20 giờ – 20 giờ 30: Vệ sinh cá nhân 20 giờ 30 : Đi ngủ. - 1,2 HS nói. - 1,2 HS nêu. Toán Tiết 80: Luyện tập chung. I/ MỤC TIÊU : Giúp học sinh : - Biết các đơn vị đo thời gian :ngày, giờ; ngày, tháng. - Biết xem lịch. - Phát triển tư duy toán học. II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: GV: Tờ lịch tháng 5 có cấu trúc như mẫu vẽ ở sgk. Mô hình đồng hồ Sử dụng tranh trong bài. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. Hoạt động 1:Luyện tập. Bài 1 : Bài 1yêu cầu gì? Cho học sinh tự làm bài. -Hướng dẫn trả lời trong SGK. -Đồng hồ nào ứng với em tưới cây lúc 5 giờ chiều? -Em đang học ở trường lúc 8 giờ sáng ứng với đồng hồ nào ? -Cả nhà ăn cơm lúc 6 giờ chiều ứng với đồng hồ nào ? -Em đi ngủ lúc 21 giờ ứng với đồng hồ nào ? -TCTV : 17 giờ hay 5 giờ chiều, 6 giờ chiều hay 18 giờ -Nhận xét. Bài 2: Phần a yêu cầu gì ? Thứ hai Thứ ba Thứ tư 3 4 5 5 10 11 12 17 18 19 24 25 26 31 - Gọi 2 HS đọc lại tờ lịch tháng 5. -Tháng 5 có bao nhiêu ngày? -Phần b yêu cầu gì ? -Ngày 1 tháng 5 là thứ mấy ? -Em hãy liệt kê các ngày thứ bảy trong tháng 5 ? -Cho HS xem các ngày ở cột “thứ tư”. -Thứ tư tuần này là 12/5, thì thứ tư tuần trước và tuần sau sẽ là ngày mấy ? -Ngày 19 tháng 5 là thứ mấy ? -Các thứ hai trong tháng 5 là những ngày nào ? -Thứ bảy tuần này là 15 tháng 5. Thứ bảy tuần trước, tuần sau là ngày nào ? -Nhận xét. Hoạt động 2:Củng cố : - GV quay kim trên mô hình đồng hồ ( giờ đúng) yêu cầu HS trả lời. - Giáo dục HS -Nhận xét tiết học.-Tuyên dương, nhắc nhở. -Dặn dò :Ôn phép cộng, trừ có nhớ. Đồng hồ nào ứng với mỗi câu sau. -HS mở SGK/ Tr 80 làm bài. -Đồng hồ D. b)Đồng hồ A. c)Đồng hồ C. d)Đồng hồ B. -Nối mỗi câu với đồng hồ chỉ thời gian thích hợp với nội dung đó vào sgk. -Đọc tên các ngày trong tháng và điền các số còn thiếu vào tờ lịch tháng 5. HS làm bài vào vở: Thứ năm Thứ sáu Thứ bảy Chủ nhật 1 2 6 7 8 9 13 14 15 16 20 21 22 23 27 28 29 30 -Tháng 5 có 31 ngày. -Dựa vào tờ lịch tháng 5 đã cho để nhận xét. -Thứ bảy. -HS dựa vào cột thứ bảy trong lịch tháng 5 nêu :Ngày 1, ngày 8, ngày 15, ngày 22, ngày 29. Có 5 ngày thứ bảy. -Quan sát và nêu nhận xét. -Là ngày 5 tháng 5 và 19 tháng 5. -Thứ hai. -Ngày 5, 12, 19, 26. -Là ngày 8 tháng 5 và 22 tháng 5 -Ôn phép cộng, trừ có nhớ.. Tiết 16: SINH HOẠT CUỐI TUẦN A. Mục tiêu : - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 16. - Khắc phục những hạn chế, tồn tại của bản thân, của tổ. - Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân. B.Đánh giá hoạt động tuần qua : - HS đi học đều, đúng giờ, chăm ngoan. - Vệ sinh trường, lớp, thân thể sạch đẹp. - Lễ phép, biết giúp đỡ nhau trong học tập, đoàn kết bạn bè. - Ra vào lớp có nề nếp còn một hai em chưa đeo phù hiệu, bỏ áo vào quần : Huyền trân, Tươi. Co ùy ùthức học tập tốt như : Như Huỳnh, Hiền, Duyên, Aùnh Nhi... - Học tập tiến bộ như: Như Huỳnh... Bên cạnh đó vẫn còn một số em lười học như : Lượm, Nguyệt, Dương, Văn Khánh... - Hay quên sách vở: Nguyệt, Dương, Lợi... - Đồ dùng học tập thiếu như: Nguyệt, Duy, Yến Nhi... - Hay nói chuyện riêng trong lớp: Nguyệt, Duy, Thảo... C. Kế hoạch : -Tiếp tục duy trì nề nếp lớp học. - Giáo dục HS kính trọng và biết ơn các cô chú bộ đội. - Giáo dục HS ý thức chấp hành luật giao thông như đi học phải mặc áo phao... - Duy trì phong trào “Rèn chữ giữ vở”. - Thi đua học tập tốt chào mừng ngày 13/12 – 22/12. - Có đầy đủ đồ dùng học tập. - Tự quản tương đối tốt. - Phân công HS giỏi kèm HS yếu. - Hướng dẫn học bài, làm bài ở nhà. D/ Sinh hoạt văn nghệ: -Hát về các chú bộ đội( nhóm, cá nhân) Duyệt của tổ Duyệt của BGH
Tài liệu đính kèm: