Thiết kế bài dạy lớp 2 - Trường Tiểu Học Lê Hữu Trác - Tuần 13

Thiết kế bài dạy lớp 2 - Trường Tiểu Học Lê Hữu Trác - Tuần 13

I.Mục tiêu

Ở tiết học này, HS:

- Biết cách thực hiện phép trừ dạng 14 - 8, lập được bảng 14 trừ đi một số.

- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 14 - 8.

+ Bài tập cần làm: Bài 1 (cột 1, 2), Bài 2 (3 phép tính đầu), Bài 3 (a, b), Bài 4.

- KNS: Tư duy sáng tạo; hợp tác; quản lý thời gian.

II. Đồ dùng dạy - học:

- Que tính, bảng nhóm.

 

doc 26 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1136Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 2 - Trường Tiểu Học Lê Hữu Trác - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai
MÔN: TOÁN
Tiết 61 	Bài: 14 TRỪ ĐI MỘT SỐ: 14 – 8
I.Mục tiêu
Ở tiết học này, HS:
- Biết cách thực hiện phép trừ dạng 14 - 8, lập được bảng 14 trừ đi một số.
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 14 - 8.
+ Bài tập cần làm: Bài 1 (cột 1, 2), Bài 2 (3 phép tính đầu), Bài 3 (a, b), Bài 4.
- KNS: Tư duy sáng tạo; hợp tác; quản lý thời gian.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Que tính, bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Kiểm tra sự chuẩn bị cho tiết học của HS.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới.
HĐ 1. Giới thiệu bài: 
Trong giờ học toán hôm nay, chúng ta cùng học về cách thực hiện phép trừ có nhớ dạng 14 - 8, lập và học thuộc lòng các công thức 14 trừ đi một số.
HĐ 2. HD thực hiện phép tính: 14 - 8
Bước 1: Nêu vấn đề
- GV cầm 14 que tính và nêu bài toán.
+Có 14 que tính bớt đi 8 que tính. Hỏi còn bao nhiêu que tính?
- Yêu cầu HS nhắc lại bài
+Để biết còn lại bao nhiêu que tính ta phải làm gì?
- Viết lên bảng 14 - 8
Bước 2: Tìm kết quả
- Yêu cầu HS lấy 14 que tính, thảo luận nhóm đôi để tìm cách bớt đi 8 que tính. Sau đó báo cáo kết quả
+Có tất cả bao nhiêu que tính?
- Đầu tiên cô bớt 4 que tính rời trước. Chúng ta còn bớt bao nhiêu que tính nữa? Vì sao?
- Để bớt được 4 que tính nữa cô tháo một bó thành 10 que tính rời. Bớt 4 que tính còn lại 6 que tính.
- Vậy 14 - 8 bằng mấy?
- Viết lên bảng: 14 - 8 = 6
Bước 3. Đặt tính và thực hiện phép tính.
- Yêu cầu 1 HS lên bảng đặt tính và tính sau đó nêu lại cách làm của mình.
- Gọi nhiều HS nhắc lại cách trừ.
HĐ 3. Lập bảng công thức: 14 trừ đi một số.
- GV treo bảng phụ chép sẵn bảng công thức 14 trừ đi một số như SGK.
- Yêu cầu HS dùng que tính tìm ra kết quả của từng phép tính trong bảng công thức.
- Yêu cầu HS đọc đọc thuộc.
HĐ 4. Luyện tập thực hành
Bài 1. (bỏ cột cuối)
- Yêu cầu HS nêu miệng kết quả của từng phép tính ở phần a. GV ghi kết quả vào từng phép tính.
- Khi biết 5 + 9 = 14 có cần tính 9 + 5 không, vì sao?
- Khi biết 9 + 5 = 14 có thể ghi ngay kết quả 14 - 9 và 14 - 5 không? Vì sao?
- Yêu cầu HS tự làm tiếp phần b.
- Yêu cầu HS so sánh 4 + 2 và 6.
- Yêu cầu so sánh 14 - 4 - 2 và 14 - 6
- Kết luận: Vì 4 + 2 = 6 nên 14 - 4 - 2 bằng 14 - 6.
Bài 2 
- Gọi 2 HS lên bảng làm mỗi em làm 2 phép tính. Sau đó nêu lại cách thực hiện tính 14 - 9	14 - 8.
Bài 3. 
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
+Muốn tính hiệu khi đã biết số bị trừ và số trừ ta làm thế nào?
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài mỗi em 1 phép tính.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4. Gọi 1 HS đọc đề bài.
+Bán đi nghĩa là thế nào?
- Trình bày bài giải vào vở.
4. Củng cố, dặn dò
- Gọi 1 số HS xung phong đọc thuộc bảng công thức 14 trừ đi một số.
- Về nhà học thuộc bảng công thức.
- Nhận xét tiết học
- Hợp tác cùng GV.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
- Nghe và phân tích đề
- Nhắc lại bài toán.
+Thực hiện phép trừ 14 – 8
- Thao tác trên que tính. Kết quả còn 6 que tính.
+Có 14 que tính.
+Bớt 4 que tính nữa.
- Vì 4 + 4 = 8
- Còn 6 que tính.
- 14 - 8 = 6
+Viết 14 rồi viết 8 xuống dưới thẳng cột với 4. Viết (-) và kẻ vạch ngang
+Trừ từ phải sang trái. 4 không trừ được 8, lấy 14 trừ đi 8 bằng 6. Viết 6 nhớ 1. 1 trừ 1 bằng 0.
- Thao tác trên que tính, tìm kết quả.
- Nối tiếp (theo bàn hoặc tổ) thông báo kết quả của các phép tính.
- HS học thuộc bảng công thức.
- HS nối tiếp nhau (theo bàn hoặc tổ) nêu kết quả của từng phép tính. Mỗi HS chỉ nêu 1 phép tính.
- Không cần. Vì khi đổi chỗ các số hạng thì tổng không thay đổi.
- Có thể ghi ngay: 
14 - 5 = 9 và 14 - 9 = 5 vì 5 và 9 là số hạng trong phép cộng 9 + 5 = 14. Khi lấy tổng trừ số hạng này sẽ đựoc số hạng kia
- Làm bài vào vở toán và báo cáo kết quả
- Ta có 4 + 2 = 6
- Có cùng kết quả là 8
- HS làm bài vào vở. 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra.
- Nhận xét đúng / sai bài trên bảng.
- Đặt tính rồi tính hiệu.
+Ta lấy số bị trừ trừ đi số trừ.
- HS tự làm bài vào vở. HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính của 3 phép tính trên.
- Cả lớp đọc thầm.
+Bán đi nghĩa là bớt đi.
Giải.
Số quạt điện còn lại là:
14 - 6 = 8 (quạt điện)
Đáp số: 8 quạt điện
- Thực hiện.
- Lắng nghe và thực hiện.
Môn: TẬP ĐỌC
Tiết 37+38 	Bài: BÔNG HOA NIỀM VUI
I.Mục tiêu
Ở tiết học này, HS:
Biết ngắt nghỉ hơi đúng; đọc rõ lời nhân vật trong bài.
Cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ của bạn HS trong câu chuyện (trả lời được các CH trong SGK).
 KNS: Thể hiện sự cảm thông; xác định giá trị; tự nhận thức về bản thân; tìm kiếm sự hỗ trợ.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh hoạ SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sĩ số, HS hát tập thể.
2. Kiểm tra:
- Cho 3 HS đọc bài “Mẹ” và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
-GV nhận xét, đánh giá.
3.Bài mới :
HĐ 1. Giới thiệu bài: 
Dùng tranh để giới thiệu. Kết hợp GV nêu: Tuần trước, các em đã đọc truyện Sự tích cây vú sữa và bài thơ Mẹ nói về tình thương yêu của mẹ đối với con. Vậy con cái cần có tình cảm như thế nào với bố mẹ? Câu chuyện Bông hoa niềm vui sẽ nói với các em điều đó.
HĐ 2. HDHS luyện đọc 
- Giáo viên đọc mẫu lần 1. 
- HDHS đọc từ khó:
+ HD đọc từ khó: HS phát hiện và nêu từ khó, luyện đọc từ khó.
+ GV ghi bảng: chần chừ, lộng lẫy,
+ Yêu cầu HS đọc nối tiếp câu.
- HDHS chia đoạn.
- HDHS đọc từng đoạn, kết hợp giải nghĩa từ:
+ HD đọc câu khó.
+ Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 1.
+ HD Giải nghĩa từ, GV ghi bảng: chần chừ, lộng lẫy, nhân hậu,
+ Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 2.
-Đọc đoạn trong nhóm, thi đọc.
-Nhận xét tuyên dương.
-Cả lớp đồng thanh toàn bài.
- 1 HS đọc toàn bài.
- Hát tập thể.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Cùng Gv nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
-HS theo dõi.
-HS đọc từ khó cá nhân.
- Đọc nối tiếp câu.
- HS chia 4 đoạn.
-Đọc cá nhân, đồng thanh.
- HS đọc nối tiếp lần 1.
-Đọc chú thích, giải nghĩa từ.
-HS đọc nối tiếp lần 2.
-HS trong nhóm đọc với nhau
-Đại diện nhóm thi đọc.
- Đọc đồng thanh.
- Lớp lắng nghe.
Tiết 2 
HĐ 3. HD tìm hiểu bài
-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn, bài kết hợp trả lời câu hỏi.
+Nội dung bài nói lên điều gì ?
-Nhận xét chốt ý.
HĐ 4. HD Luyện đọc lại
- GV đọc lại bài.
-HD HS luyện đọc từng đoạn trong bài.
- Yêu cầu HS luyện đọc từng đoạn trong bài.
-Nhận xét, đánh giá.
4.Củng cố, dặn dò.
-Nội dung bài nói lên điều gì ? 
- Dặn học bài ở nhà.
- Nhận xét tiết học.
-HS đọc thầm đoạn, bài kết hợp trả lời câu hỏi.
-HS trả lời.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe và thực hiện.
- HS luyện đọc theo nhóm.
- Thi đọc từng đoạn trong bài.
- HS thi đọc cá nhân.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
-Tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ của bạn học sinh.
Thứ ba 
Môn: TOÁN
Tiết 62	 Bài: 34 – 8
I.Mục tiêu
Ở tiết học này, HS:
- Biết thực hiện phép trừ có nhờ trong phạm vi 100, dạng 34 - 8.
- Biết tìm số hạng chưa biết của một tổng, tìm số bị trừ.
- Biết giải bài toán về ít hơn.
+ Bài tập cần làm: Bài 1 (cột 1, 2, 3), Bài 3, Bài 4.
- KNS: Tư duy sáng tạo; tư duy phê phán; hợp tác; quản lý thời gian.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Que tính, bảng gài
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Yêu cầu HS lên bảng đọc thuộc lòng các bảng công thức 14 trừ đi một số.
- Yêu cầu nhẩm nhanh kết quả của một vài phép tính thuộc dạng 14 – 8.
- Nhận xét, đnáh giá.
3. Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu bài: 
Trong tiết học toán hôm nay, cô cùng các em tìm hiểu qua bài 34 - 8
HĐ 2. Giới thiệu phép trừ 34-8
Bước 1. Nêu vấn đề.
- Có 34 que tính, bớt đi 8 que tính. Hỏi còn bao nhiêu que tính
- Muốn biết còn bao nhiêu que tính ta phải làm gì?
Bước 2. Tìm kết quả.
- Yêu cầu HS lấy 3 bó 1 chục que tính và 4 que tính rời, tìm cách để bớt đi 8 que rồi thông báo lại kết quả.
- 34 que tính bớt đi 8 que tính, còn lại bao nhiêu que?
- Vậy 34 trừ 8 bằng bao nhiêu?
Bước 3. Đặt tính và thực hiện phép tính
- Yêu cầu 1 HS lên bảng đặt tính. Nếu HS đặt tính và tính đúng thì yêu cầu nêu rõ cách đặt tính và cho một vài HS nhắc lại. Nếu chưa đúng thì gọi HS khác thực hiện hoặc hướng dẫn trực tiếp bằng các câu hỏi.
- Nhắc lại hoàn chỉnh cách tính.
HĐ 3. Luyện tập thực hành
Bài 1. (bỏ 2 cột cuối). 
-Yêu cầu HS tự làm bài sau đó nêu cách tính của một số phép tính
- Nhận xét, ghi điểm
Bài 2. 1 
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Muốn tìm hiệu ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.
- Yêu cầu 3 HS lên bảng nêu rõ cách đặt tính và thực hiện tính của từng phép tính.
Nhận xét và ghi điểm
Bài 3.
- Gọi 1 HS đọc đề bài
- Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Yêu cầu HS tự tóm tắt và trình bày bài giải, 
- 1 HS làm bài trên bảng lớp.
- Nhận xét, đnáh giá.
Bài 4. 
-Yêu cầu HS nêu cách tìm số hạng chưa biết trong một tổng, cách tìm số bị trừ trong một hiệu và làm bài tập.
4. Củng cố, dăn dò
- Yêu cầu HS nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính 34 - 8.
- Nhận xét tiết học. Biểu dương các em học tốt, có tiến bộ. Nhắc nhở các em còn chưa chú ý, chưa cố gắng
trong học tập. 
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Cùng GV nhận xét, đnáh giá.
- Nghe, nhắc lại bài toán và tự phân tích bài toán.
- Thực hiện phép trừ 34 – 8.
- Thao tác trên que tính.
- Còn 26 que tính.
- 34 trừ 8 bằng 26.
+Viết 34 rồi viết 8 xuống dưới thẳng cột với 4. Viết (-) và kẻ vạch ngang.
+ 4 không trừ được 8, lấy 14 trừ 8 được 6, viết 6 nhớ 1, 3 trừ 1 bằng 2, viết 2.
- Nghe và nhắc lại.
- Làm bài. Chữa bài. Nêu cách tính cụ thể của một vài phép tính.
- Nêu yêu cầu của bài.
- Lấy số bị trừ trừ đi số trừ.
- Làm bài vào vở.
- 3 HS lên bảng làm mỗi HS làm một ý.
- HS đọc và phân tích đề.
- Bài toán về ít hơn.
Tóm tắt:
- Nhà Hà nuôi: 34 con
- Nhà Ly nuôi ít hơn nhà Hà: 9 con
- Nhà Ly nuôi:  con gà?
Giải.
Số con gà nhà bạn Ly nuôi là?
34 - 9 = 25(con gà)
 Đáp số: 25 con gà
x + 7 = 34	 x - 14 = 36
 x = 34 - 7	 x = 36 + 14
 x = 27	 x = 50
- Thực hiện.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
Môn: CHÍNH TẢ (Tập chép)
Tiết 25 	Bài: BÔNG HOA NIỀM VUI
I.Mục tiêu
Ở tiết học này, HS:
Chép chính xác bài CT, trình bày đúng đoạn lời ...  nhóm.
HĐ 3. Hướng dẫn làm bài tập 2, 3.
Trò chơi: Tiếp sức.
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
-Treo bảng phụ ghi sẵn đề bài 2
-Yêu cầu HS gạch 1 gạch trước bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai? Gạch 2 gạch trước bộ phận trả lời cho câu hỏi làm gì?
-GV nhận xét, đánh giá.
Bài 3: Trò chơi: Ai nhanh hơn
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
-Gọi 3 nhóm HS, mỗi nhóm 3 em. Phát thẻ từ cho HS và nêu yêu cầu trong 3 phút nhóm nào ghép được nhiều câu có nghĩa theo mẫu Ai làm gì? Nhóm nào làm đúng và nhanh nhất sẽ thắng.
-Gọi HS dưới lớp bổ sung, nhận xét HS trên bảng.
-Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
4. Củng cố, dặn dò 
Trò chơi: Ô chữ kì diệu:
-Tìm 1 từ có 4 chữ cái nói về việc làm sạch sẽ nhà cửa.
-Hôm nay chúng ta học bài gì?
-Dặn về nhà mỗi HS đặt 5 câu theo mẫu Ai làm gì?
-Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học. 
- Hát tập thể.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS hoạt động theo nhóm. Mỗi nhóm ghi các việc làm của mình ở nhà trong 3 phút. Đại diện nhóm lên trình bày.
- Quét nhà, trông em, nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa, tưới cây, cho gà ăn, rửa cốc
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Tìm các bộ phận trả lời cho từng câu hỏi Ai? Làm gì?
- Mỗi dãy cử 3 HS lên bảng thi đua.
a. Chi tìm đến bông cúc màu xanh.
b. Cây xoà cành ôm cậu bé. 
c. Em học thuộc đoạn thơ.
d. Em làm 3 bài tập toán.
- Chọn và xếp các từ ở 3 nhóm sau thành câu.
- Nhận thẻ từ và ghép.
- HS dưới lớp viết vào nháp.
*HSKG sắp xếp được trên 3 câu theo yêu cầu của BT3.
- Em giặt quần áo.
- Chị em xếp sách vở.
- Linh rửa bát đũa/ xếp sách vở.
- Cậu bé giặt quần áo/ rửa bát đũa.
- Em và Linh quét dọn nhà cửa.
- 2 dãy thi đua.
- Ôn mẫu câu Ai làm gì? và các từ ngữ chỉ hoạt động.
- Lắng nghe và thực hiện.
Môn: THỦ CÔNG
Tiết 13 	Bài: GẤP, CẮT, DÁN HÌNH TRÒN 
I.Mục tiêu
Ở tiết học này, HS:
- Biết gấp, cắt, dán hình tròn.
- Gấp, cắt, dán được hình tròn. Hình có thể chưa tròn đều và có kích thước to, nhỏ tùy thích. Đường cắt có thể mấp mô.
- Với HS khéo tay : 
+ Gấp, cắt, dán được hình tròn. Hình tương đối tròn. Hình dán phẳng.
+ Có thể gấp, cắt, dán được thêm hình tròn có kích thước khác.
- KNS: Tự phục vụ; thể hiện sự tự tin; quản lý thời gian; lắng gnhe tích cực. 
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Mẫu gấp, cắt, dán hình tròn bằng giấy thủ công.
- HS: Dụng cụ học tập.
III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra: 
- GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
- GV nhận xét việc chuẩn bị của HS.
3. Bài mới: 
HĐ 1.Giới thiệu bài: 
Hôm nay, chúng ta tập gấp, cắt, dán hình tròn. GV ghi bảng.
HĐ 2. HDHS quan sát và nhận xét.
- Giới thiệu hình tròn mẫu thực dán trên nền 1 hình vuông.
- Nối điểm O với các điểm M, N, P nằm trên đường tròn.
- Hãy so sánh về độ đài các đoạn thẳng OM, ON, OP. 
- Kết luận: OM=ON=OP. Do đặc điểm này mà để vẽ đường tròn, người ta thường sử dụng vẽ đường tròn, chúng ta sẽ học sau. Khi không dùng dụng cụ vẽ đường tròn người ta tạo ra hình tròn bằng cách gấp, cắt giấy. Nếu cắt bỏ những phần gạch chéo của hình vuông như hình mẫu ta sẽ được hình tròn.
HĐ 3. HD mẫu.
* Bước 1: Gấp hình.
- Cắt một hình vuông có cạnh là 6 ô (H1).
- Gấp làm tư hình vuông theo đường chéo được (H2a) và điểm O là điểm giữa của đường chéo. Gấp đôi (H2a) để lấy đường dấu giữa và mở ra được (H2b). Gấp (H2b) theo đường dấu gấp sao cho 2 cạnh bên sát vào đường dấu giữa được (H3).
* Bước 2: Cắt hình tròn.
- Lật mặt sau (H3) được (H4). Cắt theo đường dấu CD và mở ra được (H5a). Từ (H5a) cắt nửa theo đường cong và mở ra được hình tròn (H6).
* Bước 3: Dán hình tròn.
- Dán hình tròn vào vở.
*. Trưng bày sản phẩm.
- Nêu các tiêu chí đánh giá.
- Yêu cầu HS trưng bày, đánh giá.
- Nhận xét, đánh giá chung.
4. Củng cố, dặn dò 
- Các em về xem tiếp cách gấp các đồ vật tiếp theo.Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- Hợp tác cùng GV.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- Quan sát và trả lời.
- Lắng nghe.
- Quan sát, nhận xét.
-Gọi HS lên tháo tác lại theo hướng dẫn.
-HS còn lại quan sát.
-HS thực hành trên giấy nháp.
- Trưng bày sản phẩm và nhận xét đánh giá theo các tiêu chí GV nêu.
 Thứ sáu 
Môn: TẬP LÀM VĂN
Tiết 13	 Bài: KỂ VỀ GIA ĐÌNH
I.Mục tiêu
Ở tiết học này, HS:
- Biết kể về gia đình của mình theo gợi ý cho trước ( BT1).
- Viết được một đoạn văn ngắn ( từ 3 đến 5 câu ) theo nội dung BT1.
- KNS: Thể hiện sự tự tin; giao tiếp; hợp tác.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Giáo viên : Bảng phụ chép sẵn gợi ý Bài tập 1.
- Học sinh : Sách Tiếng việt, vở
III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra: 
-Gọi 1 em nhắc lại thứ tự các việc làm khi gọi điện ?
-Nêu ý nghĩa của các tín hiệu “tút” ngắn liên tục, “tút” dài ngắt quãng.
-Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới : 
HĐ 1. Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
 HĐ 1. Làm bài tập.
Bài 1: Yêu cầu gì ?
-GV nhắc nhở HS: Bài tập yêu cầu kể 5 câu hoặc hơn 5 câu về gia đình chứ không phải TLCH.
-GV tổ chức cho HS kể theo cặp.
-Nhận xét đánh giá.
Bài 2 : Em nêu yêu cầu của bài.
-GV nhắc nhở: Khi làm bài chú ý cách dùng từ, đặt câu đúng rõ ý. Viết xong nhớ đọc lại bài phát hiện và sửa sai.
-Nhận xét góp ý, cho điểm.
4. Củng cố, dặn dò: 
Nhắc lại một số việc khi làm bài viết về gia đình.
-Nhận xét tiết học.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Cùng Gv nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
-1 em nêu.
-Kể về gia đình.
-1 em nêu yêu cầu và các gợi ý trong bài tập.
-Đọc thầm các câu hỏi, kể theo gợi ý.
-HS tập kể theo từng cặp (xưng tôi khi kể).
-Nhiều cặp đứng lên kể.
-Lớp nhận xét, chọn bạn kể hay nhất.
Ví dụ : Gia đình tôi gồm có 6 người : ông bà nội, bố mẹ, anh trai và tôi. Ơng bà tôi đã già chỉ trông nom nhà cửa giúp bố mẹ tôi đi làm. Anh trai của tôi học ở Trường THCS. Còn tôi đang học lớp năm Trường Tiểu học Nơ Trang Lơng. Mọi người trong gia đình tôi rất thương yêu nhau. Tôi rất tự hào về gia đình tôi.
-Viết lại từ 3-5 câu những điều vừa nói khi làm bài tập 1.
-Cả lớp làm bài viết vào vở.
-Nhiều em đọc bài trước lớp. Nhận xét
- Khi làm bài chú ý cách dùng từ, đặt câu đúng rõ ý. Viết xong nhớ đọc lại bài phát hiện và sửa sai.
-Hoàn thành bài viết.
- Lắng nghe và thực hiện.
Môn: TẬP VIẾT
Tiết 13	Bài: Chữ hoa L 
I.Mục tiêu
Ở tiết học này, HS:
-Viết đúng chữ hoa L (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: lá ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ) Lá lành đùm lá ǟách (3 lần).
*HSKG viết đúng và đủ các dòng (tập viết ở lớp) trên trang vở tập viết 2.
 -Thái độ: GDHS có ý thức kiên chì, cẩn thận, chính xác trong việc rèn chữ.
- KNS: Lắng nghe tích cực; thể hiện sự tự tin; quản lý thời gian.
II. Đồ dùng dạy - học:
GV: Chữ hoa L. Bảng phụ viết sẵn câu ứng dụng.
HS: Vở, bảng con 
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 . Ổn định tổ chức: 
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu viết bảng con: K, –, Kề
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
HĐ 1. Giới thiệu bài: 
Bài hôm nay các con tập viết chữ hoa L và câu ứng dụng.
HĐ 2. HD viết chữ hoa:
*.Quan sát mẫu:
L
Ǯǯ
Ǯǯ
- Chữ hoa L gồm mấy nét? Là những nét nào?
- Con có nhận xét gì về độ cao.
- Viết mẫu chữ hoa L vừa viết vừa nêu cách viết.
- Yêu cầu viết bảng con
- Nhận xét, sửa sai.
HĐ 3. HD viết câu ứng dụng:
- Mở phần bảng phụ viết câu ứng dụng.
- Yêu cầu HS đọc câu ứng dụng.
- Em hiểu gì về nghĩa của câu này?
*. Quan sát chữ mẫu:
Lá lành đùm lá ǟách
ȁȁȁȁȁȁȁȁȁȁ
ȁȁȁȁȁȁȁȁȁȁ
- Nêu độ cao của các chữ cái
- Vị trí dấu thanh đặt như thế nào ?
- Khoảng cách các chữ như thế nào ?
- Viết mẫu chữ “Lá” ( Bên chữ mẫu).
* HD viết chữ “ Lá” bảng con
- Nhận xét- sửa sai.
HĐ 4. HD viết vở tập viết: 
- Cho HS nêu yêu cầu viết, cho HS viết bài 
- Theo dõi, hướng dẫn thêm cho một số em viết chậm. 
*. Chấm chữa bài: 
- Thu 5 - 7 vở chấm bài.
- Nhận xét bài viết.
4. Củng cố, dặn dò: 
- HD bài về nhà.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng viết.
- Nhận xét, điều chỉnh.
- Lắng nghe, nhắc lại.
* Quan sát chữ mẫu.
- Chữ hoa L gồm 3 nét: Cong trái lượn đứng và lượn ngang nối liền nhau tạo một vòng xoắn (nét thắt) to ở đầu chữ (gần giống phần đầu các chữ cái viết hoa C, G) và vòng xoắn nét thắt nhỏ ở chân chữ giống chân chữ cái viết hoa D
- Cao 5 đơn vị, rộng 4 đơn vị.
- Viết bảng con 2 lần.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Lá lành đùm lá ǟách 
- 2, 3 HS đọc câu ư/d.
- Đùm bọc cưu mang, giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn, trong cơn hoạn nạn.
- Quan sát, nhận xét.
- Chữ cái có độ cao 2,5 li: l, h
- Chữ cái có độ cao 2 li : đ
- Chữ cái có độ cao 1 li: a, n, u, m. Chữ r có nét xoắn nhô lên trên dòng kẻ.
- Dấu sắc đặt trên a ở chữ lá, rách, dấu huyền đặt trên a chữ lành, đặt trên u ở chữ đùm
- Các chữ cách nhau một con chữ o.
- Quan sát.
- Viết bảng con 2 lần.
- Viết bài trong vở tập viết theo đúng mẫu chữ đã qui định.
*HSKG viết đúng và đủ các dòng (tập viết ở lớp) trên trang vở tập viết 2.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Lắng nghe và thực hiện.
SINH HOẠT LỚP
I. Đánh giá tình hình tuần 13:
 * Nề nếp: - Đi học đầy đủ, đúng giờ.Chưa trật tự nghe giảng cao.
 * Học tập: 
- Hoàn thành chương trình tuần 13, có học bài và làm bài trước khi đến lớp.
- HS yếu tiến bộ chậm, chưa tích cực chuẩn bị bài và tự học . 
 * Văn thể mỹ:
- Thực hiện hát đầu giờ, giữa giờ và cuối giờ nghiêm túc.
- Thực hiện vệ sinh hàng ngày trong các buổi học.
II. Kế hoạch tuần 14:
 * Nề nếp:
- Tiếp tục duy trì SS, nề nếp ra vào lớp đúng quy định.
- Nhắc nhở HS đi học đều, nghỉ học phải xin phép.
 * Học tập:
- Tiếp tục thi đua học tập tốt, hoa điểm 14 chào mừng các ngày lễ lớn.
- Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT – TKB tuần 14
- Tích cực tự ôn tập kiến thức, chú ý công tác bồi khá, nâng kém.
- Tổ trực duy trì theo dõi nề nếp học tập và sinh hoạt của lớp.
 * Vệ sinh:
- Thực hiện VS trong và ngoài lớp.
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.
 * Hoạt động khác:
- Nhắc nhở HS tham gia Kế hoạch nhỏ, heo đất và tham gia đầy đủ các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Tiếp tục thực hiện giữ gìn mơi trường xanh - sạch - đẹp.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 13.doc