Thiết kế bài dạy các môn học lớp 2 - Tuần dạy 29 năm 2011

Thiết kế bài dạy các môn học lớp 2 - Tuần dạy 29 năm 2011

Tiết 2 : Thể dục

 TRÒ CHƠI : “CON CÓC LÀ CẬU ÔNG TRỜI”

 Tiết 3 : Toán

 CÁC SỐ TỪ 111 ĐẾN 200

I/ YU CẦU CẦN ĐẠT :

 - Nhận biết được các số từ 111 đến 200; biết đọc viết các số từ 111 đến 200.

 - Biết cách SS các số từ 111 đến 200; Biết thứ tự các số từ 111 đến 200. BT1, 2a, 3

 I/ CHUẨN BỊ :

1.Giáo viên : Các hình vuông biểu diễn trăm, và các hình vuông nhỏ biểu diễn đơn vị, các hình chữ nhật.

2.Học sinh : Sách toán, vở BT, bộ lắp ghép, nháp.

 

doc 32 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 418Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn học lớp 2 - Tuần dạy 29 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 4 tháng 4 năm 2011
 Tiết 1 : Chào cờ 
Tiết 2 : Thể dục 
 TRÒ CHƠI : “CON CÓC LÀ CẬU ÔNG TRỜI”
 Tiết 3 : Toán 
 CÁC SỐ TỪ 111 ĐẾN 200 
I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
 - Nhận biết được các số từ 111 đến 200; biết đọc viết các số từ 111 đến 200.
 - Biết cách SS các số từ 111 đến 200; Biết thứ tự các số từ 111 đến 200. BT1, 2a, 3
 I/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Các hình vuông biểu diễn trăm, và các hình vuông nhỏ biểu diễn đơn vị, các hình chữ nhật.
2.Học sinh : Sách toán, vở BT, bộ lắp ghéùp, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY& HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HTĐB
1.Bài cũ : Gọi 2 em lên bảng viết các số từ 101 ® 110 mà em đã học .
-Nhận xét,cho điểm.
2.Dạy bài mới : 
Hđộng 1 : Gthiệu các số từ 111 ® 200
A/ Gắn bảng số 100 và hỏi : Có mấy trăm?
-Gắn thêm một hình chữ nhật biểu diễn 1 chục , 1 hình vuông nhỏ và hỏi : Có mấy chục và mấy đơn vị ?
- Để chỉ có tất cả 1 trăm, 1 chục, 1 đơn vị, trong toán học người ta dùng số một trăm mười một và viết là 111.
-GV yêu cầu : Chia nhóm thảo luận và giới thiệu tiếp các số 112®115 
nêu cách đọc và viết
-Hãy đọc lại các số vừa lập được.
Hoạt động 2 : Luyện tập, thực hành.
Bài 1 : Yêu cầu HS tự làm bài.
-Nhận xét.
Bài 2a : Vẽ hình biểu diễn tia số.
- Gọi 1 em lên bảng làm bài
-Nhận xét, cho điểm.
Bài 3 :-Gọi1 em đọc yêu cầu ?
-GV nhắc nhở : Để điền số đúng, trước hết phải thực hiện việc so sánh số, sau đó điền dấu ghi lại kết quả so sánh đó.
-Viết bảng 123 . 124 và hỏi : 
-Hãy so sánh chữ số hàng trăm của số 123 và số 124 ?
-Hãy so sánh chữ số hàng chục của số 123 và số 124?
-Hãy so sánh chữ số hàng đơn vị của số 123 và số 124 ?
-GV nói : Vậy 123 nhỏ hơn 124 hay 124 lớn hơn 123, và viết : 123 123.
-Yêu cầu HS làm tiếp các bài còn lại.
-GV đưa ra vấn đề : Một bạn nếu dựa vào vị trí của các số trên tia số, chúng ta cũng có thể so sánh được các số với nhau, bạn đó nói như thế nào ?
-Dựa vào vị trí các số trên tia số hãy so sánh 155 và 158 ?
-GV Chốt: Tia số được viết theo thứ tự từ bé đến lớn, số đứng trước bao giờ cũng bé hơn số đứng sau .
-Nhận xét, cho điểm.
3.Củng cố : Em hãy đọc các số từ 111 đến 200.
-Nhận xét tiết học.-Tuyên dương, nhắc nhở. 
- Dặn dò.
-2 em lên bảng viết các số : 101.102.103.104.105.106.107.108. 109.110. Lớp viết bảng con.
Các số từ 111 ® 200
-Có 1 trăm, 1 em lên bảng viết số 1 vào cột trăm.
-Có 1 chục và 1 đơn vị. Lên bảng viết 1 vào cột chục, 1 vào cột đơn vị.
-Vài em đọc một trăm mười một. Viết bảng 111 .
-Thảo luận để viết số còn thiếu trong bảng
-3 em lên bảng : 1 em đọc số, 1 em viết số, 1 em gắn hình biểu diễn số.
-Thảo luận tiếp để tìm cách đọc và viết các số còn lại trong bảng từ 118.119.120.121.122.127.135 .
-Vài em đọc lại các số vừa lập.
-2 em lên bảng. Lớp làm vở. Nhận xét bài bạn.
-Quan sát tia số. 1 em lên bảng điền số thích hợp vào tia số. Lớp làm vở.
-HS đọc các số trên tia số theo thứ tự từ bé đến lớn.
Điền dấu = vào chỗâ trống.
-HS giỏi làm bài mẫu .
-Chữ số hàng trăm cùng là 1.
- Chữ số hàng chục cùng là 2.
- Chữ số hàng đơn vị là : 3 nhỏ hơn 4 hay 4 lớn hơn 3.
-Làm bài 
-Điều đó đúng.
-155 155 vì trên tia số 158 đứng sau 155.
-Vài em đọc từ 111 đến 200
- Tập đọc các số đã học từ 111 đến 200.
3 HS đọc lại các số mới viết.
- Theo dõi ghi nhớ cách so sánh số.
-HD cách viết.
-Đọc lại các số trên tia số.
- Ghi nhớ cách so sánh số.
-4 HS đọc lại.
Rút kinh nghiệm : 
 . 
Tiết 4 + 5 : Tập đọc
 NHỮNG QUẢ ĐÀO 
I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT : 
 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu đọc phân biệt được lời kể chuyện và lời 
 nhân vật.
Hiểu ND : Nhờ quả đào Oâng biết tính nết các cháu. Oâng khen ngợi các cháu 
 biết nhường nhịn quả đào cho bạn khi bạn ốm. (Trả lời được CH trong SGK)
 KNS : -Tự nhận thức - Xác định giá trị bản thân
II/ CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : Tranh : Những quả đào.
2.Học sinh : Sách Tiếng việt/Tập2.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY& HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HTĐB
1.Bài cũ : 
-Gọi 3 em HTL bài “Cây dừa”
-Các bộ phận của cây dừa được so sánh với những gì ?
-Cây dừa gắn bó với thiên nhiên như thế nào ?
-Em thích những câu thơ nào nhất vì sao ?
-Nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Luyện đocï .
- Giáo viên đọc mẫu lần 1 (giọng kể khoan thai, rành mạch, giọng ông : ôn tồn, hiền hậu.
Giọng Xuân : hồn nhiên, nhanh nhảu. Giọng Vân : ngây thơ. Giọng Việt lúng túng rụt rè.
-Đọc từng câu :
-Kết hợp luyện phát âm từ khó 
-Đọc từng đoạn trước lớp. 
-Bảng phụ :Giáo viên giới thiệu các câu cần chú ý cách đọc.
-Hướng dẫn đọc chú giải .
-Giảng thêm : nhân hậu: thương người, đối xử có tình nghĩa với mọi người.
- Đọc từng đoạn trong nhóm
-Nhận xét .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
-Gọi 1 em đọc. 
1/Người ông dành những quả đào cho ai ? 
2/Mỗi cháu của ông đã làm gì với những quả đào ?
-GV hướng dẫn HS đọc cả bài và yêu cầu thảo luận cặp đôi .
-GV hỏi gợi ý : Xuân ăn đào xong và làm gì ?
-Còn bé Vân nói gì sau khi ăn xong quả đào ?
- Việt không ăn đào và dành phần này cho ai ?
-Gọí em đọc đoạn 3.
3/ Nêu nhận xét của ông về từng cháu ?Vì sao ông nhận xét như vậy ?
-Ông nói gì về Xuân ? vì sao ông nhận xét như vậy ?
- Ông nói gì về Vân ? vì sao ông nói như vậy ?
-Ông nói gì về Việt ? vì sao ông nói như vậy ?
4/Em thích nhân vật nào, vì sao ?
-Nhận xét.
Luyện đọc lại :
-GV đọc mẫu lần 2. HD cách đọc theo giọng các nhân vật.
Nhận xét. 
3.Củng cố : Gọi 1 em đọc lại bài.
-Câu chuyện cho em hiểu điều gì ?
-Nhận xét tiết học.
- Dặn dò – Đọc bài.
-3 em HTL bài và TLCH.
 Những quả đào.
-Theo dõi đọc thầm.
-1 em giỏi đọc . Lớp theo dõi đọc thầm.
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu .
-HS luyện đọc các từ : làm vườn, hài lòng, nhận xét, tiếc rẻ, thốt lên .
-HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
-Luyện đọc câu dài .
-HS đọc chú giải (SGK/ tr 92)
-HS nhắc lại nghĩa “nhân hậu”
-Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm.
-Thi đọc giữa các nhóm (từng đoạn, cả bài). CN 
- Đồng thanh (đoạn 1).
-1 em đọc cả bài 
-Đọc thầm đoạn 1 và trả lời .
+Ông dành những quả đào cho vợ và 3 cháu nhỏ.
-Đọc thầm thảo luận cặp đôi bàn về hành động của 3 cháu.
-Từng cặp thực hành (1 em hỏi, em kia trả lời)
-Xuân đem hạt trồng vào một cái vò.
-Bé Vân ăn hết quả đào của mình và vứt hạt đi. Đào ngon quá, cô bé ăn xong vẫn còn thèm.
-Việt dành quả đào cho bạn Sơn bị ốm. Sơn bị ốm, Sơn không nhận, cậu đặt quả đào lên giường rồi trốn về.
-1 em đọc đoạn 3.
-Đọc thầm trao đổi nhóm.Thảo luận nhóm.Đại diện nhóm phát biểu.
-Mai sau Xuân làm vườn giỏi vì em thích trồng cây.
-Vân còn thơ dại quá, vì Vân háu ăn, ăn hết phần mình vẫn thấy thèm.
-Ông khen Việt có tấm lòng nhân hậu vì em biết thương bạn, nhường biết ngon cho bạn .
-HS tuỳ chọn nhân vật em thích và nêu lí do. “em thích nhân vật ông vì ông quan tâm đến các cháu, hỏi các cháu ăn đào có ngon không và nhận xét rất đúng về các cháu. Có một người ông như thế gia đình sẽ rất hạnh phúc. 
- Theo dõi.
-2-3 nhóm thi đọc theo phân vai.
-3-4 em thi đọc lại truyện .
-1 em đọc bài.
-Tình thương của ông dành cho các cháu.
-Tập đọc bài.
-Theo dõi GV đọc mẫu.
- HS được phát âm từ khó. 
-Đọc 2-3 câu.
-TLCH theo y/c của GV.
- Nêu câu TL đúng vừa nêu.
- Nhắc lại câu TL đúng.
 Rút kinh nghiệm : 
 . 
 Thứ ba ngày 5 tháng 4 năm 2011
 Tiết 1 : Chính tả (TC) 
 NHỮNG QUẢ ĐÀO 
I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn ngắn.
Làm được BT 2b
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Viết sẵn đoạn truyện “Những quả đào” . Viết sẵn BT 2b.
 2.Học sinh : Vở chính tả, bảng con, vở BT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HTĐB
1.Bài cũ :
-Giáo viên nhận xét bài viết trước, còn sai sót một số lỗi cần sửa chữa.
-GV đọc: vin cành, Quả chín. Thính tai
-Nhận xét.
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn tập chép.
a/ Nội dung bài viết :
- Bảng phụ.
-GV đọc mẫu nội dung đoạn viết .
-Người ông chia quà gì cho các cháu? 
-Ba người cháu đã làm gì với quả đào ông cho ?
-Người ông đã nhận xét gì về các cháu ?
b/ Hướng dẫn trình bày .
- Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa ? Vì sao viết hoa ?
c/ Hướng dẫn viết từ khó. Gợi ý cho HS nêu từ khó.
 -Ghi bảng. Hướng dẫn phân tích từ khó.
d/ Viết bài.- GV đọc mẫu lần 2.
-Giáo viên đọc cho học sinh viết bài vào vở.
-Đọc lại. Chấm vở, nhận xét.
Hoạt động 2 : Bài tập.
Bài 2 : Bảng phụ : (viết nội dung bài)
-Phần b yêu cầu gì ?
-Nhận xét, chốt ý đúng:
+ To như cột đình
+ Kín như bưng.
+ Kính trên nhường dưới.
+ Tình làng nghĩa xóm.
+ Chín bỏ làm mười.
3.Củng cố : Gọi HS viết sai lỗi lên bảng viết lại theo y/c của GV
Nhận xét tiết học, tuyên dương HS viết bài đúng , đẹp và làm bài tập đúng.
- Dặn dò – Sửa lỗi.
-3 em lên bảng. 
-Lớp viết bảng con.
Chính tả (TC): Những quả đào
-2-3 em nhìn bảng đọc lại.
-Người ông chia  ... 1 bạn cầm bó hoa trao cho 1 bạn
Chúc mừng bạn tròn 8 tuổi./ Chúc mừng ngày sinh của bạn. Mong bạn luôn vui và học giỏi./ mình có bó hoa này tặng bạn nhân ngày sinh nhật. Mong bạn luôn tươi đẹp như những bông hoa.
-1 bạn nhận hoa và nói :
Rất cám ơn bạn./ Cám ơn bạn nhớ ngày sinh nhật của mình./ Cám ơn bạn đã đến dự buổi sinh nhật của mình.
-Nhiều em thực hành tiếp với tình huống b.c. (SGV/ tr 195)
-Nghe kể chuyện và TLCH.
- Nói lời chia vui với thái độ vui vẻ, niềm nở.
Quan sát tranh
-Em nhìn thấy cảnh đêm trăng, một ông lão vẻ mặt nhân từ đang chăm sóc cây hoa (được vẽ nhân hóa).
-Đọc 4 câu hỏi.
- Theo dõi.
-HS quan sát tranh, đọc 4 câu hỏi dưới tranh.
-Nêu nội dung tranh
-3-4 cặp HS hỏi đáp.
-Vì ông lão nhặt cây hoa bị vứt lăn lóc ven đường về trồng, hết lòng chăm bón cho cây sống lại, nở hoa.
-Cây hoa tỏ lòng biết ơn ông lão bằng cách nở những bông hoa thật to, và lộng lẫy.
-Cây hoa xin trời cho nó đổi vẻ đẹp thành hương thơm để mang lại niềm vui cho ông lão.
-Vì ban đêm là lúc yên tĩnh, ông lão không phải làm việc nên có thể thưởng thức hương thơm của hoa.
-Nhiều cặp thực hành đối đáp.
-1-2 em khá giỏi kể toàn bộ câu chuyện.
-Làm BT2 vào vở. Tập thực hành đáp lại lời chia vui.
 Rút kinh nghiệm : 
 .
 Tiết 2 : Aâm nhạc 
 ÔN TẬP BÀI HÁT “CHÚ ẾCH CON” 
 NHẠC & LỜI : PHAN NHÂN 
I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
Biết hát theo giai điệu và đúng lời 1. tập hát lời 2.
Biết kết hợp vận động phụ họa đơn giản.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Chép lời ca vào bảng phụ. Băng nhạc. Hình ảnh chim, cá.
2.Học sinh : Thuộc bài hát.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Dạy bài mới : Giới thiệu bài 
Hoạt động 1 : Ôn bài hát “Chú ếch con”
- Cho học sinh nghe băng bài hát .
- GV hát mẫu bài “Chú ếch con.”
-Dạy hát ôn theo lời 1&2. (nghe giai điệu tiếng đàn) . 
-Nhận xét.
Hoạt động 2 : Hát kết hợp vận động.
- GV yêu cầu HS hát kết hợp gõ tiết tấu theo lời ca .( Hát kết hợp vận động vỗ tay gõ đệm theo phách)
Hoạt động 3 : Nghe gõ tiết tấu đoán câu hát.
-GV gõ tiết tấu của 2 câu hát. (“Mùa xuân đẹp tươi đã sang, nắng xuân bừng trên xóm làng. Chúng em cùng nhau đến trường tay nắm tay cùng cười vang. .)
-GV ghi lời ca trên bảng.( HS xung phong hát theo lời ca mới)
-Khen ngợi HS hát đúng
- Dặn dò 
Ôn tập bài hát “Chú ếch con”
- Học sinh nghe băng bài hát .
- Lắng nghe lại bài hát
- HS đọc lời 1&2, Hát ôn lời 1, Học hát lời 2, Đồng thanh cả 2 lời 
- HS hát kết hợp gõ tiết tấu theo lời ca . Hát kết hợp vận động vỗ tay gõ đệm theo phách
- HS hát theo lời ca mới
– Tập hát lại bài.
 Rút kinh nghiệm : 
 Tiết 3 : Toán 
 MÉT
I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
Biết mét là 1 đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết, ký hiệu đơn vị mét.
Biết quan hệ giữa đơn vị mét với các đơn vị đo độ dài, đề xi mét, xăng ti mét.
Biết làm các phép tính có kèm đơn vị đo độ dài mét.
Biết ước lượng độ dài trong 1 số trường hợp đơn giản BT 1, 2, 4
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Thước mét. Một sợi dây dài khoảng 3m.
2.Học sinh : Sách toán, vở BT, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HTĐB
1.Bài cũ :Gọi 2 em lên bảng viết các số có 3 chữ số em đã học .
-Nhận xét,cho điểm.
2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Giới thiệu mét (m)
-Đưa ra 1 thước mét, chỉ cho HS thấy vạch 0, vạch 100 và giới thiệu : Độ dài từ 0 đến 100 là 1 mét.
-GV vẽ đoạn thẳng dài 1m lên bảng và giới thiệu : Đoạn thẳng này dài 1m.
-Mét là đơn vịđo độ dài, mét viết tắt là “m”. Viết m.
- Gọi 1 em lên bảng thực hành đo độ dài 1m bằng thước loại 1 dm.
- Đoạn thẳng trên dài mấy dm ?
-Giới thiệu 1m bằng 10 dm.
-Viết bảng : 1m = 10 dm
-Hãy quan sát thước mét và cho biết 1 mét bằng bao nhiêu xăngtimét ?
-Nêu 1 mét bằng 100 xăngtimét . 
-Viết bảng 1m = 100 cm
-Trò chơi .
Hoạt động2 : Luyện tập, thực hành.
Bài 1 : Yêu cầu gì ?
-Viết bảng 1m = .. cm và hỏi Điền số nào vào chỗ trống ? Vì sao ? Nhận xét.
Bài 2 : Gọi 1 em đọc đề.
-Các phép tính trong bài có gì đặc biệt ?
-Khi thực hiện các phép tính với các đơn vị đo độ dài , chúng ta thực hiện như thế nào ?
-Nhận xét, cho điểm.
-Nhận xetù, cho điểm.
Bài 4 : Yêu cầu gì ?
- Muốn điền đúng, cần ước lượng độ dài của vật được nhắc đến trong mỗi phần .
-Quan sát và so sánh cột cờ với 10m và 10 cm?
-Cột cờ cao khoảng bao nhiêu ?
-Vậy cần điền vào chỗ trống chữ gì ?
-Nhận xét, cho điểm.
3.Củng cố : Mét là đơn vị dùng làm gì, mét viết tắt là gì ?
-Nhận xét tiết học.-Tuyên dương, nhắc nhở.
- Dặn dò. Tập đo chu vi các phòng học.
-2 em lên bảng viết các số : 211.212.213.214.215.216.217.218.
219.220.
-Lớp viết bảng con.
Mét
-Theo dõi.
-HS đọc : Độ dài từ 0 đến 100 là 1 mét
-Đoạn thẳng này dài 1m.
-Vài em đọc : Mét là đơn vịđo độ dài, mét viết tắt là “m”. 
-1 em lên bảng thực hành đo độ dài 1m bằng thước loại 1 dm.
-Dài 10 dm.
-HS đọc : 1m bằng 10 dm.
-Quan sát và trả lời 1 mét = 100 cm.
-HS đọc 1m = 100 cm.
-Nhiều em đọc phần bài học.
-Trò chơi “Quay số chẵn, lẻ”
-Điền số thích hợp vào chỗ trống .
-Điền số 100 vì 1m = 100 cm.
- Lớp làm vở. Nhận xét bài bạn.
-1 em đọc đề.
-Đây là các phép tính với các đơn vị đo độ dài mét.
-Ta thực hiện như với số tự nhiên, sau đó ghi tên đơn vị vào sau kết quả.
-Điền cm hoặc m vào chỗ trống .
-Hình dung cột cờ trong sân trường
-Cột cờ cao khoảng 10m.
-Điền chữ m.
- 1 em làm bài trước lớp. Lớp làm vở BT.
-Mét là đơn vị đo độ dài, mét viết tắt là m.
Tập đo chu vi các phòng học.
-y/c đọc dãy số vừa viết.
- Đọc và ghi nhớ.
-Ghi nhớ quy tắc.
 Rút kinh nghiệm : 
 .
Tiết 4 : Kể chuyện
 NHỮNG QUẢ ĐÀO
I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
 -Bước đầu biết tóm tắt ND mỗi đoạn trong chuyện bằng 1 cụm từ hoặc 1 câu (BT1)
 - Kể đưpợc từng đoạn của câu chuyện dựa vào lời tóm tắt (BT2).
 KNS : -Tự nhận thức
-Xác định giá trị bản thân
 II/ CHUẨN BỊ :
.Học sinh : Nắm được nội dung câu chuyện, thuộc .
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY& HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HTĐB
1.Bài cũ : Gọi 3 HS nối tiếp nhau kể 3 đoạn câu chuyện “ Kho báu” và TLCH ở mỗi đoạn.
-Cho điểm từng em -Nhận xét.
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Tóm tắt nội dung từng đoạn truyện.
-Gọi 1 em nêu yêu cầu bài 1.
-SGK tóm tắt nội dung đoạn 1 như thế nào ?
- SGK tóm tắt ND đoạn 2 như thế nào ?
-Giáo viên hỏi thêm : Bạn nào còn có cách tóm tắt nào khác ?
-Nội dung của đoạn 3 là gì ?
-Nội dung của đoạn cuối là gì ?
-GV nhận xét.
Hđộng 2 : Kể lại từng đoạn theo gợi ý..
Bảng phụ : Ghi gợi ý .	
-Yêu cầu kể trong nhóm.
-Yêu cầu đại diện nhóm cử 1 bạn kể trước lớp.
-Tổ chức kể 2 vòng .
-HS lúng túng GV nêu câu hỏi gợi ýcho từng đoạn.
-Tuyên dương các nhóm HS kể tốt.
-Nhận xét : nội dung, giọng kể, điệu bộ.
Hoạt động 2 : Kể toàn bộ chuyện( HS khá giỏi kể) .
-GV yêu cầu : kể bằng lời của mình, kể với giọng điệu thích hợp, kết hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt.
- GV yêu cầu HS chia nhóm kể theo hình thức phân vai (người dẫn chuyện, ông, Xuân, Vân, Việt)
-Yêu cầu các nhóm lên thi kể.
-NX, chấm điểm cá nhân, nhóm kể hay
3. Củng cố : 
-Câu chuyện nói lên ý nghĩa gì ?
-Nhận xét tiết học.
- Dặn dò- Kể lại câu chuyện .
-3 em kể lại câu chuyện “Kho báu” và TLCH.
 Những quả đào.
-1 em đọc yêu cầu bài 1(SGK/ tr 91).
-Đoạn 1 : chia đào.
-Chuyện của Xuân .
-HS nối tiếp nhau trả lời : Xuân làm gì với quả đào của ông cho./ Suy nghĩ và việc làm của Xuân./ Người trồng vườn tương lai.
-Vân ăn đào như thế nào ./ Cô bé ngây thơ./ Sự ngây thơ của bé Vân./ Chuyện của Vân./
-Tấm lòng nhân hậu của Việt./ Quả đào của Việt ở đâu ?/ Vì sao Việt không ăn đào./ Chuyện của Việt./ Việt đã làm gì với quả đào ?/
+Đọc thầm yêu cầu và gợi ý trên bảng.
-Chia nhóm. Mỗi nhóm kể 1 đoạn theo gợi ý.
-Các bạn theo dõi, lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
-Đại diện nhóm thi kể từng đoạn (mỗi bạn nhóm đề cử kể 1 đoạn)
-8 em tham gia kể . Nhận xét
- Tập kể trong trước lớp toàn bộ câu chuyện. Một nhóm thi kể theo phân vai.
-Nhận xét, chọn bạn kể hay.
-Tình thương của ông dành cho các cháu.
-Tập kể lại chuyện .
Theo dõi, nhận xét.
- nêu câu TL đúng của bạn.
- Nêu ý nghĩa câu chuyện.
Rút kinh nghiệm : 
 Tiết 5 SINH HOẠT LỚP
	I / NHẬN XÉT :
* GVnhận xét tình hình học tập của lớp trong tuần qua . 
- GV và HS thực hiện đúng chương trình tuần 29
- Duy trì sĩ số HS và nề nếp như quy định.
- Đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn giao thông, HS đi vào nề nếp học tập.
-Chưa tự giác lượm rác trong giờ ra chơi.
- Tuyên dương những HS có t/tích trong tuần, phê bình những HS chưa cố gắngtrong học tập 
	II / KẾ HOẠCH :
 - Thực hiện chương trình dạy - học tuần 30
 - Chuẩn bị bài tốt cho các tiết học
 - Duy trì sĩ số học sinh. Thực hiện tốt các nề nếp đã quy định.
 - Đảm bảo An toàn giao thông, Vệ sinh môi trường.
 - Tiếp tục dạy phụ đạoHS yếu cĩ chất lượng , bồi dưỡng HS giỏi.
 - Tiếp tục thu các khoản tiền theo quy định những em chưa đĩng . 
 Duyệt của khối trưởng 
	..

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN29.doc