Thiết kế bài dạy lớp 2 - Trường Tiểu Học Lê Hữu Trác - Tuần 11

Thiết kế bài dạy lớp 2 - Trường Tiểu Học Lê Hữu Trác - Tuần 11

I. Mục tiêu:

Ở tiết học này, HS:

- Thuộc bảng 11 trừ đi một số.

- Thực hiện được phép trừ dạng 51 - 15.

- Biết tìm số hạng của một tổng.

- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 31 - 5

+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2 (cột 1, 2), Bài 3 (a, b), Bài 4.

- KNS: Tư duy sáng tạo; quản lý thời gian; hợp tác.

II. Đồ dùng dạy - học:

- Bảng phụ viết sẵn nội dung tóm tắt bài tập 4.

 

doc 28 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 950Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 2 - Trường Tiểu Học Lê Hữu Trác - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ Hai 
Môn: TOÁN
Tiết 51 	Bài: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Thuộc bảng 11 trừ đi một số.
- Thực hiện được phép trừ dạng 51 - 15.
- Biết tìm số hạng của một tổng.
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 31 - 5
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2 (cột 1, 2), Bài 3 (a, b), Bài 4.
- KNS: Tư duy sáng tạo; quản lý thời gian; hợp tác.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ viết sẵn nội dung tóm tắt bài tập 4.
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra :
- Gọi hai HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau
-
61
- 
91
-
81
34
49
55
+ HS 1: Tính:
+ HS 2: tìm x:
25 + x = 47	
x + 61 = 86
- Gọi hai HS nhận xét bài trên bảng của bạn
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới
HĐ 1. Giới thiệu bài: 
- Trong tiết học toán hôm nay, chúng ta cùng ôn tập và củng cố lại kiến thức về giải toán. 51- 15 qua tiết luyện tập này
HĐ 2. Luyện tập thực hành
Bài 1:
- Bài toán yêu cầu gì?
- Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả vào vở bài tập.
- Gọi HS chữa bài. Nhận xét, đánh giá.
Bài 2: (bỏ cột 3)
- Bài toán yêu cầu gì?
- Khi đặt tính ta phải chú ý điều gì?
- Gọi ba HS lên bảng làm bài. Mỗi HS làm hai con tính. Cả lớp làm bài vào vở bài tập
- Yêu cầu HS nêu rõ cách đặt tính và thực hiện các phép tính của mình.
- Yêu cầu lớp nhận xét.
Bài 3:
- Bài toán yêu cầu gì?
- Muốn tìm số hạng trong một tổng ta làm như thế nào?
- Cho HS làm vở
- Gọi lần lượt 3 HS đọc bài làm của mình
Bài 4:
- Gọi 1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- Gọi 1 HS lên bảng tóm tắt
- Hỏi bán đi nghĩa là như thế nào?
- Muốn biết còn lại bao nhiêu kg ta phải thực hiện phép tính gì? Các em suy nghĩ và làm bài vào vở.
- Gọi 1 HS lên làm bài vào bảng phụ
- GV nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố, dặn dò
- Nếu còn thời gian, tổ chức cho HS chuẩn bị một số mảnh bìa hoặc các số có hai chữ số chẳng hạn: 71- 5 ; 11- 6 ; 24 ; 48
- Cách chơi: Chọn 2 đội chơi.
*Khi vào cuộc chơi, GV hô to một số là kết quả của một trong các phép tính được ghi trong các hạt gạo, chẳng hạn “sáu mươi sáu” (hoặc hô một phép tính có kết quả là số ghi trên hạt gạo chẳng hạn “31- 7”). 
- Hoàn thành các bài tập ở nhà., xem trước bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị đồ dùng phục vụ môn học.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Nhận xét, bổ sung (nếu có).
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- Tính nhẩm.
- HS làm bài sau đó nối tíêp nhau (theo bàn hoặc tổ) đọc kết quả từng phép tính.
- Đặt tính rồi tính.
- Phải chú ý sao cho đơn vị viết thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột với chục
- Làm bài cá nhân sau đó nhận xét bài bạn trên bảng về đặt tính và thực hiện phép tính.
- 3 HS lần lượt trả lời.
- Tìm x.
- Muốn tìm một số hạng ta lấy tổng trừ đi số hạng kia.
- HS làm bài.
- HS tự sửa bài.
- 1 HS đọc đề bài.
Tóm tắt
Có: 51 kg
Bán: 26 kg
Còn lại: .. kg
- Bán đi nghĩa là bớt đi, lấy đi.
Bài giải:
Số kg táo còn lại là:
 51- 26 = 25 (kg)
 Đáp số: 25 kg
- HS nhận xét đúng /sai và tự sửa bài.
- Mỗi đội chọn 5 chú kiến, các đội chọn tên cho đội mình (kiến vàng, kiến đen)
Sau khi GV dứt tiếng hô, mỗi bạn cử một bạn kiến lên tìm mồi, nếu tìm đúng thì được tha mồi về tổ. Kết thúc cuộc chơi, đội nào tha đuợc nhiều mồi hơn là thắng cuộc.
- Lắng nghe và thực hiện.
Môn: TẬP ĐỌC
Tiết 40+41 	Bài: BÀ CHÁU 
I. Mục tiêu: 
Ở tiết học này, học sinh:
-Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; bước đầu biết đọc bài văn với giọng kể nhẹ nhàng.
-Hiểu ND: Ca ngợi tình cảm bà cháu quý hơn vàng bạc, châu báu. ( trả lời được các CH 1,2,3, 5,) + Học sinh khá, giỏi trả lời được CH 4.
- KNS: Xác định giá trị; tự nhận thức về bản thân; thể hiện sự cảm thông; giải quyết vấn đề.
II. Đồ dùng dạy - học:
GV: Tranh minh hoạ SGK.
HS: Xem bài trước.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức: 
- Kiểm tra sĩ số, HS hát tập thể.
2. Kiểm tra:
- Cho 3 HS đọc bài “Bưu thiếp” và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
-GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới :
HĐ 1. Giới thiệu bài: 
Dùng tranh để giới thiệu: Yêu cầu HS quan sát tranh, GV nêu: truyện đọc bag cháu mở đầu tuần 11 nói về tình yêu bà rất cảm động của hai bạn nhỏ: đối với hai bạn, tình bà cháu quý hơn vàng bạc, quý hơn tất cả mọi thứ trên đời. Các em hãy đọc truyện để biết điều đó.
HĐ 2. HD Luyện đọc 
- Giáo viên đọc mẫu lần 1. 
- HD HS đọc từ khó.
+ ghi bảng: vất vả, giàu sang, sung sướng,
+ HS đọc nối tiếp theo câu.
- HD HS chia đoạn.
- HD đọc từng đoạn, kết hợp giảng nghĩa từ:
+ HD đọc câu khó.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 1.
+ Giải nghĩa từ:
- Yêu cầu HS đọc đoạn lần 2.
- Yêu cầu HS đọc trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
-Cả lớp đồng thanh toàn bài.
- Yêu cầu 1 HS đọc toàn bài.
- HS hát.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
-HS theo dõi, đọc thầm theo.
-HS đọc từ khó cá nhân.
-Đọc nối tiếp theo câu.
- HS chia đoạn.
- Đọc cá nhân, đồng thanh.
-HS đọc theo đoạn lần 1.
-Đọc, giải nghĩa từ.
-HS đọc theo đoạn lần 2.
-HS trong nhóm đọc với nhau.
-Đại diện nhóm thi đọc.
- Đọc đồng thanh.
- Lớp lắng nghe.
 Tiết 2
HĐ 3. HD Tìm hiểu bài
-Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn, kết hợp trả lời câu hỏi.
+Nội dung bài nói lên điều gì ?
-Nhận xét chốt ý.
HĐ 4. HD Luyện đọc lại
- GV đọc lại toàn bài.
- Gợi ý HS nêu cách đọc từng đoạn, bài.
- HD HS đọc từng đoạn trong bài.
-Cho HS đọc từng đoạn trong bài.
- Tổ chức cho HS thi đọc cá nhân, nhóm.
-Nhận xét tuyên dương.
4.Củng cố, dặn dò: 
- Nội dung bài nói lên điều gì ? 
- Đọc bài ở nhà, xem trước bài sau.
- Nhận xét tiết học.
-HS đọc thầm từng đoạn, bài kết hợp thảo luận để trả lời câu hỏi.
- nêu nội dung bài.
- Lắng nghe, đọc thầm theo.
- Nêu cahcs đọc từng đoạn, bài.
- Lắng nghe và đọc thầm theo.
- HS đọc theo nhóm.
- HS thi đọc từng đoạn trong bài.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Ca ngợi tình cảm của bà cháu quý hơn vàng, bạc, châu báu.
 Thứ ba 
Môn: TOÁN 
Tiết 52 	Bài: 12 TRỪ ĐI MỘT SỐ: 12 – 8
I. Mục tiêu
Ở tiết học này, HS:
- Biết cách thực hiện phép trừ dạng 12 - 8, lập được bảng 12 trừ đi một số.
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 12 - 8.
+ Bài tập cần làm: Bài 1a, Bài 2, Bài 4.
- KNS: Tư duy sáng tạo; tư duy lô gic; hợp tác; quản lý thời gian. 
II. Đồ dùng dạy - học:
Que tính
III. Các Hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra.
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện bài tập 3a, b. Mỗi em một phép tính.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới.
HĐ 1. Giới thiệu bài: 
Trong giờ học toán hôm nay chúng ta cùng học về cách thực hiện phép trừ có nhớ dạng 12- 8, lập và học thuộc lòng các công thức 12 trừ đi một số. Sau đó, áp dụng để giải các bài tập có liên quan.
HĐ 2. HD thực hiện phép trừ 12- 8
Bước 1: Nêu vấn đề
- Có 12 que tính, bớt đi 8 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
- Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính ta làm thế nào?
- Viết lên bảng: 12- 8
Bước 2: Đi tìm kết quả
- Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả và thông báo lại
- Yêu cầu HS nêu cách bớt
- 12 que tính bớt 8 que tính còn lại mấy que tính?
- Vậy 12 trừ 8 bằng bao nhiêu?
Bước 3: Đặt tính và thực hiên phép tính
- Yêu cầu một HS lên bảng đặt tính và thực hiện phép tính
- Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính
- Yêu cầu một vài HS khác nhắc lại.
HĐ 3. Lập bảng công thức: 12 trừ đi một số
- Cho HS sử dụng que tính tìm kết quả các phép tính trong phần bài học. Yêu cầu học sinh thông báo kết quả và ghi lên bảng.
- Xóa dần bảng công thức 12 trừ đi một số cho HS học thuộc
HĐ 4. Luyện tập - thực hành
Bài 1: (a)
- Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả phần a.
- Gọi HS đọc chữa bài.
- Yêu cầu HS giải thích vì sao kết quả 3+9 và 9+3 bằng nhau.
- Yêu cầu giải thích vì sao khi biết 9+3 = 12 có thể ghi ngay kết quả của 12- 3 và 12- 9 mà không cần tính.
- Yêu cầu HS làm tiếp phần b (bỏ cột cuối)
- Yêu cầu giải thích vì sao 12- 2- 7 có kết quả bằng 12- 9
- Nhận xét và cho điểm HS
Bài 2:
- Yêu cầu HS tự làm bài
Bài 4:
- Gọi HS đọc đề bài
- Hỏi: Bài toán cho biết gì?
- Bài toán yêu cầu tìm gì?
- Mời 1 HS lên bảng tóm tắt và giải, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố, dặn dò
- Yêu cầu HS đọc lại bảng các công thức 12 trừ đi một số.
- Dặn dò HS về nhà học thuộc bảng công thức trong bài.
- Nhận xét tiết học.
- Hát.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
- Nghe và nhắc lại bài toán
- Thực hiện phép trừ: 12- 8
- Thao tác trên que tính. Trả lời: 12 que tính, bớt 8 que tính, còn lại 4 que tính.
- Đầu tiên bớt 2 que tính. Sau đó tháo bó que tính và bớt đi 6 que nữa (Vì 2+6 = 8). Vậy còn lại 4 que tính
- Còn lại 4 que tính
- 12 trừ 8 bằng 4
 -
12
 8
 4
- Viết 12 rồi viết 8 xuống dưới thẳng cột với 2. Viết dấu - và kẻ vạch ngang, 12 trừ 8 bằng 4, viết 4 thẳng cột đơn vị.
- Thực hiện.
- Thao tác trên que tính, tìm kết quả và ghi vào bài học. Nối tiếp nhau thông báo kết quả của từng phép tính.
- Học thuộc lòng bảng công thức 12 trừ đi một số.
- Làm bài vào vở bài tập.
- Đọc chữa bài. Cả lớp tự kiểm tra bài mình.
- Vì khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi.
- Vì khi lấy tổng trừ đi số hạng này sẽ được số hạng kia. 9 và 3 là các số hạng, 12 là tổng trong phép cộng 9+3 = 12
- Cả lớp làm bài sau đó 1 HS đọc chữa bài cho cả lớp kiểm tra.
- Vì 12 = 12 và 9 = 2+7
- HS làm bài, hai em ngồi cạnh nhau đổi vở kiểm tra bài cho nhau.
- Đọc đề
- Có 12 quyển vở, 6 quyển bìa đỏ.
- Tìm số vở có bìa xanh
Tóm tắt
Xanh và đỏ: 12 quyển
 Đỏ: 6 quyển
Xanh: .. quyển?
Bài giải
Số quyển vở có bìa xanh là:
12- 6 = 6 (quyển)
 Đáp số: 6 quyển
- Thực hiện.
- Lắng nghe và thực hiện.
Môn: ÂM NHẠC ( GVCT )
Môn: CHÍNH TẢ (Tập chép)
Tiết 21 	Bài: BÀ CHÁU
I. Mục tiêu: 
Ở tiết học này, HS:
Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn trích trong bài Bà cháu.
Làm đúng BT2; BT(3); BT4 a /b. 
GD học sinh có ý thức rèn chữ, giữ vở đẹp, yêu thích môn học chính tả.
KNS: Lắng nghe tích cực; tự nhận thức; hợp tác; quản lý thời gian.
II. Đồ ... c.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới.
 HĐ 1. Giới thiệu bài.
- GV nêu mục tiêu của bài ôn tập, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ 2. HD HS ôn tập.
- GV gọi HS nhắc lại tên các hình gấp và cho học sinh quan sát lại các mẫu gấp hình tên lửa, máy bay phản lực, máy bay đuôi rời, thuyền phẳng đáy không mui, thuyền phẳng đáy có mui.
- Gợi ý học sinh nêu lại quy trình gấp các hình đã được học.
- Học sinh thực hiện gấp một trong các hình đã được học. Học sinh khéo tay gấp được hai hình trở lên (hình gấp cân đối).
- Trong quá trình học sinh gấp hình, giáo viên quan sát khuyến khích những em gấp đẹp, đúng yêu cầu, giúp đỡ, uốn nắn những học sinh còn lúng túng.	
4. Củng cố, dặn dò
- Giáo viên nhắc lại quy trình thực hiện gấp từng hình¸ Có thể kết hợp thao tác gấp cho học sinh thao tác theo.
- Nhận xét ý thức chuẩn bị và tinh thần thái độ làm bài kiểm tra của học sinh.
- Hát.
- Hợp tác cùng GV.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
- HS thực hiện.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS thực hành.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
 Thứ sáu 
Môn: TẬP LÀM VĂN
Tiết 11 	Bài: CHIA BUỒN, AN ỦI
I. Mục tiêu
Ở tiết học này, HS:
 - Biết nói lời chia buồn, an ủi đơn giản với ông, bà trong những tình huống cụ thể (bài tập 1, bài tập 2). 
- Viết được một bức bưu thiếp ngắn thăm hỏi ông bà khi em biết tin quê nhà bị bão (BT3).
II. Đồ dùng dạy - học:
1.Giáo viên: Tranh minh họa Bài 2 trong SGK/tr 94, bưu thiếp.
2. Học sinh: Sách Tiếng Việt, vở.
III. Các hoạt doognj dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra: 
- Gọi HS đọc bài làm của bài tập 2, tuần 10.
- Nhận xét, đánh giá. 
3. Bài mới 
HDD. Giới thiệu bài:
-Khi thấy người khác buồn em phải làm gì? 
-Các em có thường xuyên nói chuyện với ông bà không? 
-Khi ai đó gặp chuyện buồn, ta hãy nói một vài lời an ủi, người đó sẽ thấy vui hơn rất nhiều. Bài học hôm nay dạy các em biết nói lời an ủi với ông, bà hay những người già xung quanh mình. 
- Phát triển các hoạt động 
HĐ 2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
- Gọi HS nói câu của mình. Sau mỗi lần HS nói, GV sửa từng lời nói. 
Bài 2:
- Treo bức tranh và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì? 
- Nếu em là em bé đó, em sẽ nói lời an ủi gì với bà? 
- Treo bức tranh và hỏi: Chuyện gì xảy ra với ông? 
- Nếu là bé trai trong tranh em sẽ nói gì với ông? 
- Nhận xét, tuyên dương HS nói tốt 
HĐ 3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 3 
- Phát giấy cho HS 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu và yêu cầu HS tự làm 
- Đọc 1 bưu thiếp mẫu cho HS tham khảo.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Nhận xét bài làm của HS. 
- Thu một số bài hay đọc cho cả lớp nghe. 
4. Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn HS về nhà viết bưu thiếp thăm hỏi ông bà hay người thân ở xa.
- Chuẩn bị bài sau.
- 3 đến 5 HS đọc bài làm. 
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Đọc yêu cầu 
- Ông ơi, ông làm sao đấy? Cháu đi gọi bố mẹ cháu về ông nhé./ Ông ơi! Ông mệt à! Cháu lấy nước cho ông uống nhé./ Ông cứ nằm nghỉ đi. Để lát nữa cháu làm. Cháu lớn rồi mà ông. 
- Hai bà cháu đứng cạnh một cây non đã chết. 
- Bà đừng buồn. Mai bà cháu mình lại trồng cây khác./ Bà đừng tiếc bà ạ, rồi bà cháu mình sẽ có cây khác đẹp hơn. 
- Ông bị vỡ kính 
- Ông ơi! Kính đã cũ rồi. Bố mẹ cháu sẽ tặng ông kính mới./ Ông đừng buồn. Mai ông cháu mình sẽ cùng mẹ cháu đi mua kính mới nhé ông! 
- Nhận giấy làm bài.
- Đọc yêu cầu và tự làm. 
- Lắng nghe và vận dụng.
- 3 đến 5 HS đọc bài làm.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Lắng nghe và thực hiện.
Môn: TOÁN
Tiết 55 	Bài: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
 Ở tiết học này, HS:
- Thuộc bảng trừ 12 trừ đi một số.
- Thực hiện được phép trừ dạng 52 - 28
- Biết tìm số hạng của một tổng.
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 52 - 28.
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2 (cột 1, 2), Bài 3 (a, b), Bài 4.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tóm tắt bài tập 4 trên bảng phụ. 
III. Các Hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra.
Gọi 2 HS lên bảng Đặt tính và tính:
42 - 17	72 - 1 9
52 - 38	82 - 46
GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới.
HĐ 1. Giới thiệu: 
Tiết toán hôm nay chúng ta học bài luyên tập.
HĐ 2. Luyện tập - thực hành.
Bài 1.
+ Bài 1 yêu cầu gì?
- Yêu cầu HS tự làm nhẩm rồi ghi kết quả tính vào vở toán
- Yêu cầu HS thông báo kết quả nhẩm theo hình thức nối tiếp.
- Nhận xét, sửa chữa nếu HS sai
Bài 2. (bỏ cột 3)
- Gọi 2 HS nêu yêu cầu của bài.
+Khi đặt tính các em phải chú ý điều gì?
+Tính từ đâu đến đâu?
- HS làm bài vào vở toán lớp. Gọi 3 HS lên bảng mỗi em 1 cột tính.
62 - 27	72 - 15	32 - 8
53 - 19	36 + 36	25 + 27
- Gọi 3 HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn
- Nhận xét và cho điểm
Bài 3: (bỏ cột b)
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở sau đó gọi vài HS nêu cách làm của mình.
Bài 4. Gọi 1 HS đọc đề bài và tóm tắt
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng của bạn
- GV nhận xét và ghi điểm.
Bài 5. 
- Gọi HS đọc đề bài
- Vẽ hình trên bảng.
+Hình tam giác có mấy cạnh?
- Yêu cầu HS đếm số hình tam giác trắng // yêu cầu đếm số hình tam giác xanh // Yêu cầu đếm số hình tam giác nửa trắng, nửa xanh // Có tất cả bao nhiêu hình tam giác?
- Vậy chúng ta khoanh vào câu trả lời nào?
4. Củng cố, dặn dò.
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào?
- Nhận xét tiết học.
- Hát.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- 2 HS nhận xét bài làm của 2 bạn trên bảng
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
+Tính nhẩm
- Thực hành tính nhẩm
- HS nối tiếp nhau đọc kết quả của từng phép tính (theo bàn hoặc theo tổ).
- Đặt tính rồi tính
+Viết số bị trừ ở trên, số bị trừ ở dưới số trừ, sao cho đơn vị thẳng cột đơn vị, chục thẳng cột chục.
+Tính từ phải sang trái
- HS làm bài
- Nhận xét về cách đặt tính, kết quả phép tính. Tự kiểm tra lại bài của mình.
- Tìm x
- Làm vào vở
- x bằng 52 – 18 vì x là số hạng chưa biết trong phép cộng x + 18 = 52.
Muốn tìm x ta lấy tổng (52) trừ đi số hạng đã biết (18)
Tóm Tắt
Gà và thỏ: 42 con
Thỏ: 18 con
Gà:  con
Giải.
Số con gà có là:
42 – 18 = 24 (con)
Đáp số: 24 con.
- HS tự sửa bài.
- Gọi 1 HS lên làm bài trên bảng phụ, cả lớp làm bài vào vở.
- Đọc đề bài
- Hình tam giác có 3 cạnh
- 4 hình
- 4 hình
- 2 hình
- Có tất cả 10 hình tam giác.
- Đ. Có 10 hình tam giác. 
- Nêu.
Môn: TẬP VIẾT
Tiết 11 	Bài: Chữ hoa I 
I. Mục tiêu: 
Ở tiết học này, HS:
-Viết đúng chữ hoa I ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ ), chữ và câu ứng dụng: Ích ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ ) Ích nước lợi nhà (3 dòng).
*HSKG viết đúng và đủ các dòng (tập viết ở lớp) trên trang vở tập viết 2.
Thái độ: GDHS có ý thức kiên chì, cẩn thận, chính xác trong việc rèn chữ.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Chữ hoa I. Bảng phụ viết sẵn câu ứng dụng.
III. Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức: 
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra: 
- Yêu cầu viết bảng con: H, Hai.
- Nhận xét - đánh giá.
3. Bài mới: 
HĐ 1. Giới thiệu bài:
Bài hôm nay các em tập viết chữ hoa I và câu ứng dụng.
HĐ 2. HD viết chữ hoa:
* Quan sát mẫu:
 I
 Ǯ
 Ǯ
- Chữ hoa I gồm mấy nét ? Là những nét nào?
- Con có nhận xét gì về độ cao các nét?
- Viết mẫu chữ hoa I, vừa viết vừa nêu cách viết.
- Đặt bút trên đường kẻ 5, viết nét cong trái rồi lượn ngang. Dừng bút trên đường kẻ 6. Từ điểm dừng bút của nét 1, đổi chiều bút, viết nét móc trái, phần cuối uốn vào trong như nét 1 của chữ B, dừng bút trên đường kẻ 2.
- Yêu cầu viết bảng con.
- Nhận xét sửa sai.
HĐ 3. HD viết câu ứng dụng:
- Mở phần bảng phụ viết câu ứng dụng.
- Yêu cầu HS đọc câu ứng dụng
- Con hiểu gì về nghĩa của câu này?
Ích nước lợi nhà 
Quan sát chữ mẫu:
- Nêu độ cao của các chữ cái?
- Vị trí dấu thanh đặt như thế nào ?
- Khoảng cách các chữ như thế nào ?
- Viết mẫu chữ “Ích” trên dòng kẻ ( Bên chữ mẫu).
* HD viết chữ “Ích” vào bảng con.
- Nhận xét- sửa sai.
HĐ4. HD viết vở tập viết: 
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu viết, cho HS viết bài 
- Theo dõi, hướng dẫn thêm cho một số em viết chậm. 
- Lưu ý HS cách cầm bút, tư thế ngồi viết.
Chấm chữa bài: 
- Thu 5 - 7 vở chấm bài.
- Nhận xét bài viết.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Về nhà viết lại chữ viết sai.
- Nhận xét tiết học.
- Hát.
- 2 HS lên bảng viết.
- Nhận xét.
- Nhắc lại.
* Quan sát chữ mẫu.
- Chữ hoa I gồm 2 nét: Nét 1 là nét kết hợp 2 nét cong trái và lượn ngang. Nét 2 móc ngược trái, phần trái lượn vào trong.
- Cao5 đơn vị, rộng 3 đơn vị.
- Lắng nghe và thực hiện.
 - Viết bảng con 2 lần.
- 2, 3 HS đọc câu ứng dụng.
- Đưa ra lời khuyên nên làm những việc tốt cho gia đình cho đất nước.
- Quan sát, nhận xét.
- Các chữ có độ cao 2,5 đơn vị: I, h, l 
Các chữ còn lại có độ cao 1 đơn vị.
- Dấu sắc đặt trên i ở chữ ích, đặt trên ơ của chữ nước, dấu nặng dưới ơ, dấu huyền trên a.
- Các chữ cách nhau một con chữ o.
- Quan sát.
- Viết bảng con 2 lần.
- Viết bài trong vở tập viết theo đúng mẫu chữ đã qui định.
*HSKG viết đúng và đủ các dòng (tập viết ở lớp) trên trang vở tập viết 2.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
SINH HOẠT LỚP
I. Đánh giá tình hình tuần 11:
 * Nề nếp: - Đi học đầy đủ, đúng giờ.Chưa trật tự nghe giảng cao.
 * Học tập: 
- Hoàn thành chương trình tuần 11, có học bài và làm bài trước khi đến lớp.
- HS yếu tiến bộ chậm, chưa tích cực chuẩn bị bài và tự học . 
 * Văn thể mỹ:
- Thực hiện hát đầu giờ, giữa giờ và cuối giờ nghiêm túc.
- Thực hiện vệ sinh hàng ngày trong các buổi học.
II. Kế hoạch tuần 12:
 * Nề nếp:
- Tiếp tục duy trì SS, nề nếp ra vào lớp đúng quy định.
- Nhắc nhở HS đi học đều, nghỉ học phải xin phép.
 * Học tập:
- Tiếp tục thi đua học tập tốt, hoa điểm 12 chào mừng các ngày lễ lớn.
- Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT – TKB tuần 12
- Tích cực tự ôn tập kiến thức, chú ý công tác bồi khá, nâng kém.
- Tổ trực duy trì theo dõi nề nếp học tập và sinh hoạt của lớp.
 * Vệ sinh:
- Thực hiện VS trong và ngoài lớp.
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.
 * Hoạt động khác:
- Nhắc nhở HS tham gia Kế hoạch nhỏ, heo đất và tham gia đầy đủ các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Tiếp tục thực hiện giữ gìn mơi trường xanh - sạch - đẹp.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 11.doc