I. Yêu cầu cần đạt
- Viết đúng chữ hoa K (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng : Kề (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Kề vai sát cánh (3 lần).
II. Chuẩn bị:
- GV: Chữ mẫu K. Bảng phụ viết chữ cỡ nhỏ.
- HS: Bảng, vở
III. Các hoạt động
Trường TH Trí Phải Đông Lớp 2C PHIẾU BÁO GIẢNG TUẦN 12 Thứ Ngày Tiết dạy Tiết PPCT Môn dạy Tên bày dạy Hai 09/11/2009 1 Chào cờ Tuần 12 2 Tập viết Chữ hoa K 3 Toán Tìm số bị trừ 4 Thể dục CMH 5 Đạo đức Quan tâm giúp đỡ bạn bè ( T1) Ba 10/11/2009 1 Tập đọc Sử tích cây vú sửa 2 Tập đọc Sử tích cây vú sửa 3 Toán 13 trừ đi một số : 13 - 5 4 Mĩ Thuật Vẽ theo mẫu: vẽ là cờ Tổ Quốc hoặc cờ lễ hội. 5 TNXH Đồ dùng trong gia đình Tư 11/11/2009 1 Kể chuyện Sử tích cây vú sửa 2 Âm nhạc CMH 3 Toán 33 - 5 4 Chính tả NV: Sử tích cây vú sửa 5 ATGT Năm 12/11/2009 1 Tập đọc Mẹ 2 LTVC Từ ngữ về tình cảm, dấu phẩy 3 Toán 53 - 15 4 Thể dục CMH 5 PĐHS Sáu 13/11/2009 1 Chính tả TC: Mẹ 2 Tập L văn Gọi điện 3 Toán Luyện tập 4 Thủ công Gấp, cắt ,dán biển báo giao thông cấm đổ xe 5 SHTT Tuần 12 Thứ hai ngày 02 tháng 11 năm 2009 Chào cờ MÔN: TẬP VIẾT K – Kề vai sát cánh I. Yêu cầu cần đạt Viết đúng chữ hoa K (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng : Kề (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Kề vai sát cánh (3 lần). II. Chuẩn bị: GV: Chữ mẫu K. Bảng phụ viết chữ cỡ nhỏ. HS: Bảng, vở III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động 2. Bài cũ Kiểm tra vở viết. Yêu cầu viết: G Hãy nhắc lại câu ứng dụng. Viết : Góp sức chung tay GV nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới Giới thiệu: GV nêu mục đích và yêu cầu. Nắm được cách nối nét từ các chữ cái viết hoa sang chữ cái viết thường đứng liền sau chúng. Phát triển các hoạt động v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ cái hoa Mục tiêu: Nắm được cấu tạo nét của chữ K Phương pháp: Trực quan. ị ĐDDH: Chữ mẫu: K Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. * Gắn mẫu chữ K Chữ K cao mấy li? Gồm mấy đường kẻ ngang? Viết bởi mấy nét? GV chỉ vào chữ K và miêu tả: + Gồm 3 nét: 2 nét đầu giống nét 1 và 2 của chữ I, nét 3 là kết hợp của 2 nét cơ bản móc xuôi phải và móc ngược phải nối liền nhau tạo 1 vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ. GV viết bảng lớp. GV hướng dẫn cách viết. GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết: + Nét 1 và 2 giống chữ I + Nét 3: Đặt bút trên đường kẽ 5 viết nét móc xuôi phải, đến khoảng giữa thân chữ thì lượn vào trong tạo vòng xoắn rồi viết tiếp nét móc ngược phải, dừng bút ở đường kẽ 2. HS viết bảng con. GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt. GV nhận xét uốn nắn. v Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng. Mục tiêu: Nắm được cách viết câu ứng dụng, mở rộng vốn từ. Phương pháp: Đàm thoại. ị ĐDDH: Bảng phụ: câu mẫu * Treo bảng phụ Giới thiệu câu: Kề vai sát cánh Quan sát và nhận xét: Nêu độ cao các chữ cái. Cách đặt dấu thanh ở các chữ. Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào? GV viết mẫu chữ: Kề lưu ý nối nét K và ê, dấu huyền. HS viết bảng con * Viết: : Kề - GV nhận xét và uốn nắn. v Hoạt động 3: Viết vở Mục tiêu: Viết đúng mẫu cỡ chữ, trình bày cẩn thận. Phương pháp: Luyện tập. ị ĐDDH: Bảng phụ * Vở tập viết: GV nêu yêu cầu viết. GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém. Chấm, chữa bài. GV nhận xét chung. 4. Củng cố – Dặn dò GV cho 2 dãy thi đua viết chữ đẹp. - GV nhận xét tiết học. Nhắc HS hoàn thành nốt bài viết. Chuẩn bị: L – Lá lành đùm lá rách - Hát - HS viết bảng con. - HS nêu câu ứng dụng. - 3 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con. - HS quan sát - 5 li - 6 đường kẻ ngang. - 3 nét - HS quan sát - HS quan sát. - HS tập viết trên bảng con - HS đọc câu - K, h : 2,5 li - t :1,5 li - s :1,25 li - e, a, i, n : 1 li - Dấu huyền(\) trên ê. - Dấu sắc (/) trên a - Khoảng chữ cái o - HS viết bảng con - Vở Tập viết - HS viết vở - Mỗi đội 3 HS thi đua viết chữ đẹp trên bảng lớp. TOÁN TÌM SỐ BỊ TRỪ I. Yêu cầu cần đạt Biết tìm x trong các bài tập dạng : x – a = b (với a, b là các số có không quá hai chữ số) bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính (biết cách tìm số bị trừ khi biết hiệu và số trừ). Vẽ được đoạn thẳng, xác định điểm là giao của hai đoạn thẳng cắt nhau và đặt tên điểm đó. II. Chuẩn bị GV: Tờ bìa (giấy) kẻ 10 ô vuông như bài học, kéo HS: Vở, bảng con III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động 2. Bài cũ Luyện tập. Đặt tính rồi tính: 62 – 27 32 –8 36 + 36 53 + 19 - GV nhận xét 3. Bài mới Giới thiệu: GV viết lên bảng phép trừ 10 – 6 = 4. Yêu cầu HS gọi tên các thành phần trong phép tính trừ sau đó ghi tên lên bảng. Phát triển các hoạt động v Hoạt động 1: Tìm số bị trừ Mục tiêu: Biết cách tìm số bị trừ trong phép trừ khi biết hiệu và số trừ. Phương pháp: Trực quan , đàm thoại ị ĐDDH: Tờ bìa (giấy) kẻ 10 ô vuông như bài học * Bước 1: Thao tác với đồ dùng trực quan Bài toán 1: Có 10 ô vuông (đưa ra mảnh giấy có 10 ô vuông). Bớt đi 4 ô vuông (dùng kéo cắt ra 4 ô vuông). Hỏi còn bao nhiêu ô vuông? Làm thế nào để biết còn lại 6 ô vuông? Hãy nêu tên các thành phần và kết quả trong phép tính: 10 – 4 = 6 (HS nêu, GV gắn nhanh thẻ ghi tên gọi) Bài toán 2: Có một mảnh giấy được cắt làm hai phần. Phần thứ nhất có 4 ô vuông. Phần thứ hai có 6 ô vuông. Hỏi lúc đầu tờ giấy có bao nhiêu ô vuông? Làm thế nào ra 10 ô vuông? * Bước 2: Giới thiệu kỹ thuật tính Gọi số ô vuông ban đầu chưa biết là x. Số ô vuông bớt đi là 4. Số ô vuông còn lại là 6. Hãy đọc cho cô phép tính tương ứng để tìm số ô vuông còn lại. Để tìm số ô vuông ban đầu chúng ta làm gì ? Khi HS trả lời, GV ghi lên bảng x = 6 + 4. Số ô vuông ban đầu là bao nhiêu? Yêu cầu HS đọc lại phần tìm x trên bảng X gọi là gì trong phép tính x – 4 = 6? 6 gọi là gì trong phép tính x – 4 = 6? 4 gọi là gì trong phép tính x – 4 = 6? Vậy muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào? Yêu cầu HS nhắc lại. v Hoạt động 2: Luyện tập – Thực hành Mục tiêu: Aùp dụng cách tìm số bị trừ để giải các bài tập có liên quan. Phương pháp: Thực hành ị ĐDDH: bảng phụ. Bài 1 (a, b , d, e) Yêu cầu HS tự làm bài vào Vở bài tập. 3 HS lên bảng làm bài. Gọi HS nhận xét bài bạn. Tại sao x = 8 + 4 ? Tại sao x = 18 + 9 ? Tại sao x = 25 + 10 ? Bài 2 (cột 1, 2, 3) Cho HS nhắc lại cách tìm hiệu, tìm số bị trừ trong phép trừ sau đó yêu cầu các em tự làm bài. Bài 3: Bài toán yêu cầu làm gì? Bài toán cho biết gì về các số cần điền? Yêu cầu HS tự làm bài Gọi 1 HS đọc chữa bài. Nhận xét và cho điểm. Bài 4: Yêu cầu HS tự vẽ, tự ghi tên điểm. Có thể hỏi thêm: + Cách vẽ đoạn thẳng qua hai điểm cho trước. + Chúng ta dùng gì để ghi tên các điểm. 4. Củng cố – Dặn dò Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: 13 – 5 - Hát - HS thực hiện. Bạn nhận xét - Còn lại 6 ô vuông - Thực hiện phép tính 10 – 4 = 6 10 - 4 = 6 Số bị trừ Số trừ Số hiệu - Lúc đầu tờ giấy có 10 ô vuông. - Thực hiện phép tính 4 + 6 = 10 X – 4 = 6 - Là 10 X – 4 = 6 X = 6 + 4 X = 10 - Là số bị trừ - Là hiệu - Là số trừ - Lấy hiệu cộng với số trừ - Nhắc lại qui tắc - Làm bài tập - 3 HS lần lượt trả lời: + Vì x là số bị trừ trong phép trừ x – 4 = 8, 8 là hiệu, 4 là số trừ. Muốn tính số bị trừ ta lấy hiệu cộng số trừ ( 2 HS còn lại trả lời tương tự ) - HS tự làm bài. 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. - Điền số thích hợp vào ô trống. - Là số bị trừ trong các phép trừ. - HS làm bài - Đọc chữa ( 7 trừ 2 bằng 5, điền 7 vào ô trống ) bài. - Dùng chữ cái in hoa Thể dục CHUYÊN MƠN HĨA ĐẠO ĐỨC QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ BẠN I. Yêu cầu cần đạt - Biết được bạn bè cần phải quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau. - Nêu được một vài biểu hiện cụ thể của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày. - Biết quan tâm giúp đỡ bạn bè bằng những việc làm phù hợp với khả năng. - Nêu được ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè. II. Chuẩn bị GV: Giấy khổ to, bút viết. Tranh vẽ, phiếu ghi nội dung thảo luận. HS: Vở III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động 2. Bài cũ Thực hành: Chăm chỉ học tập 3. Bài mới Giới thiệu: Quan tâm giúp đỡ bạn (Tiết 1) Phát triển các hoạt động v Hoạt động 1: Đoán xem điều gì sẽ xảy ra? Mục tiêu: Giúp HS biết cách ứng xử trong 1 tình huống cụ thể có liên quan đến việc quan tâm giúp đỡ bạn Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận, đóng vai. ị ĐDDH: Tranh vẽ, phiếu ghi nội dung thảo luận. Nêu tình huống: Hôm nay Hà bị ốm, không đi học được. Nếu là bạn của Hà em sẽ làm gì? Yêu cầu HS nêu cách xử lí và gọi HS khác nhận xét. Kết luận: Khi trong lớp có bạn bị ốm, các em nên đến thăm hoặc cử đại diện đến thăm và giúp bạn hoàn thành bài học của ngày phải nghỉ đó. Như vậy là biết quan tâm, giúp đỡ bạn. Mỗi người chúng ta cần phải quan tâm giúp đỡ bạn bè xung quanh. Như thế mới là bạn tốt và được các bạn yêu mến. v Hoạt động 2: Liên hệ. Mục tiêu: Nhận biết các biểu hiện của quan tâm, giúp đỡ bạn Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận. ị ĐDDH: Giấy khổ to, bút viết Yêu cầu: Các ... øi tập chính tả Phương pháp: Thực hành, trò chơi. ị ĐDDH: Bảng phụ, bút dạ. a) Cách tiến hành. Gọi 1 HS đọc đề bài. Yêu cầu cả lớp làm bài. Chữa bài, nhận xét, cho điểm. b) Lời giải. Bài 1: Đêm đã khuya bốn bề yên tĩnh. Ve đã lặng vì mệt và gió cũng thôi trò chuyện cùng cây. Nhưng từ gian nhà nhỏ vẫn vẳng ra tiếng võng kẽo kẹt, tiếng mẹ ru con. Bài 2: + Gió, giấc, rồi, ru. + Cả, chẳng, ngủ, của, cũng, vẫn, kẻo, võng, những, tả. 4. Củng cố – Dặn dò Tổng kết chung về giờ học. Dặn dò HS về nhà viết lại các lỗi sai, làm lại các bài tập chính tả còn mắc lỗi. Chuẩn bị: Bông hoa Niềm Vui. - Hát - Viết các từ ngữ: Sự tích cây vú sữa, cành lá, sữa mẹ, người cha, chọn nghé, ngon miệng, con trai, cái chai, bãi cát, các con. - 2 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi và đọc thầm theo. - Mẹ được so sánh với những ngôi sao, với ngọn gió. - Có câu có 6 chữ (đọc các câu thơ 6 chữ), có câu có 8 chữ (đọc các câu thơ 8 chữ). Viết xen kẽ, một câu 6 chữ rồi đến 1 câu 8 chữ. - Đọc và viết các từ: Lời ru, gió, quạt, thức, giấc tròn, ngọn gió, suốt đời - 1 HS đọc đề bài (đọc thành tiếng) - 1 HS làm trên bảng lớp. Cả lớp làm bài vào Vở bài tập. TẬP LÀM VĂN GỌI ĐIỆN I. Yêu cầu cần đạt Đọc hiểu bài Gọi điện, biết một số thao tác gọi điện ; trả lời được các câu hỏi về thứ tự các việc cần làm khi gọi điện, cách giao tiếp qua điện thoại (BT 1). Viết được 3, 4 câu trao đổi qua điện thoại theo 1 trong 2 nội dung nêu ở BT 2. (HS khá giỏi làm được cả 2 nội dung ở BT 2). II. Chuẩn bị GV: Máy điện thoại nếu có. HS: Vở bài tập. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động 2. Bài cũ Chia buồn, an ủi. Gọi 3 HS lên bảng đọc bức thư hỏi thăm ông bà (Bài 3 – Tập làm văn – Tuần 11). Nhận xét và cho điểm HS. 3. Bài mới Giới thiệu: GV nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài lên bảng lớp. Phát triển các hoạt động v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 1. Mục tiêu: Biết và ghi nhớ 1 số thao tác khi gọi điện. Phương pháp: Trực quan, đàm thoại. ị ĐDDH: Tranh (Máy điện thoại nếu có). Bài 1: Gọi HS đọc bài Gọi điện. Yêu cầu HS làm miệng ý a (1 HS làm, cả lớp nhận xét.). Yêu cầu HS khác làm tiếp ý b. Đọc câu hỏi ý c và yêu cầu trả lời. Nhắc nhở cho HS ghi nhớ cách gọi điện, 1 số điều cần chú ý khi nói chuyện qua điện thoại. v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 2. Mục tiêu: Trả lời các câu hỏi về các việc cần làm và cách giao tiếp qua điện thoại. Viết được 4 – 5 câu trao đổi qua điện thoại theo tình huống giao tiếp cụ thể. Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thực hành. ị ĐDDH: Vở bài tập, bảng phụ. Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu. Gọi 1 HS khác đọc tình huống a. Khi bạn em gọi điện đến bạn có thể nói gì? Hỏi tiếp: Nếu em đồng ý, em sẽ nói gì và hẹn ngày giờ thế nào với bạn. Tiến hành tương tự với ý b. Chú ý nhắc HS từ chối khéo để bạn không phật ý. Yêu cầu viết vào Vở bài tập sau đó gọi 1 số HS đọc bài làm. Chấm 1 số bài của HS. 4. Củng cố – Dặn dò Tổng kết giờ học. Nhắc em ghi nhớ các điều cần chú ý khi gọi điện thoại. Chuẩn bị: Tuần 13. - Hát - HS đọc. - 2 HS đọc thành tiếng. Cả lớp theo dõi. - Thứ tự các việc phải làm khi gọi điện là: 1/ Tìm số máy của bạn trong sổ. 2/ Nhắc ống nghe lên. 3/ Nhấn số. - Ý nghĩa của các tín hiệu: + “Tút” ngắn liên tục là máy bận + “Tút” dài, ngắt quãng là máy chưa có người nhấc, không có ai ở nhà. - Em cần giới thiệu tên, quan hệ với bạn (là bạn) và xin phép bác sao cho lễ phép, lịch sự. - Đọc yêu cầu của bài. - Đọc tình huống a. - Nhiều HS trả lời. VD: + Alô! Ngọc đấy à. Mình là Tâm đây bạn Lan lớp mình vừa bị ốm. Mình muốn rủ cậu đi thăm bạn ấy. + Alô! Chào Ngọc. Mình là Tâm đây mà. Mình muốn rủ bạn đi thăm Lan, cậu ấy bị cảm - Đến 6 giờ chiều nay, mình qua nhà đón cậu rồi 2 đứa mình đi nhé! - Thực hành viết bài. TOÁN LUYỆN TẬP I. Yêu cầu cần đạt Thuộc bảng 13 trừ đi một số. Thực hiện được phép trừ dạng 33 – 5 ; 53 – 15. Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 53 – 15. II. Chuẩn bị GV: Đồ dùng phục vụ trò chơi. HS: Vở bài tập, bảng con. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động 2. Bài cũ 53 -15 Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ lần lượt là: 63 và 24 83 và 39 53 và 17 Tìm x: x – 8 = 9 x + 26 = 73 35 + x = 83 GV nhận xét. 3. Bài mới Giới thiệu: GV giới thiệu ngắn gọn rồi ghi tên lên bảng. Phát triển các hoạt động Hoạt động 1: Thực hành, luyện tập. Mục tiêu: Củng cố kỹ năng về phép trừ có nhớ. Phương pháp: Luyện tập. ị ĐDDH: Bảng cài, bộ thực hành Toán. Bài 1: Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả. Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu của bài. Hỏi: Khi đặt tính phải chú ý đến điều gì? Yêu cầu 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 2 con tính. Cả lớp làm bài vào Vở bài tập. Yêu cầu HS làm rõ cách đặt tính và thực hiện các phép tính sau: 33 – 8; 63 – 35; 83 –27. Nhận xét và cho điểm HS. Bài 3: Yêu cầu HS tự làm Yêu cầu so sánh 4 + 9 và 13. Yêu cầu so sánh 33 – 4 – 9 và 33 – 13. Kết luận: Vì 4 + 9 = 13 nên 33 – 4 – 9 bằng 33 – 13 (trừ liên tiếp các số hạng bằng trừ đi tổng) Hỏi tương tự với các trường hợp khác. Nhận xét và cho điểm HS. v Hoạt động 2: Giải toán có lời văn. Mục tiêu: HS áp dụng vào để giải toán có lời văn. Phương pháp: Thảo luận, giảng giải. ị ĐDDH: Bảng phụ. Bài 4: Gọi HS đọc đề bài. Hỏi: Phát cho nghĩa là thế nào? Muốn biết còn lại bao nhiêu quyển vở ta phải làm gì? Yêu cầu HS trình bày bài giải vào Vở bài tập rồi gọi 1 HS lên đọc chữa. Nhận xét và cho điểm HS. Bài 5: Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài. Yêu cầu HS tự làm bài. GV nhận xét. 4. Củng cố – Dặn dò Nếu còn thời gian, GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Kiến tha mồi Chuẩn bị: Một số mảnh bìa hoặc giấy hình hạt gạo có ghi các phép tính chưa có kết quả hoặc các số có 2 chữ số. Chẳng hạn: 73 – 5 13 – 6 7 68 Cách chơi: Chọn 2 đội chơi . Mỗi đội có 5 chú kiến. Các đội chọn tên cho đội mình (Kiến vàng/ Kiến đen ). Khi vào cuộc chơi, GV hô to một số là kết quả của 1 trong các phép tính được ghi trong các hạt gạo, chẳng hạn “sáu mươi sáu” (hoặc hô 1 phép tính có kết quả là số có kết quả là số ghi trên hạt gạo, chẳng hạn “73 trừ 5”). Sau khi GV dứt tiếng hô, mỗi đội cử 1 bạn kiến lên tìm mồi, nếu tìm đúng thì được tha mồi về tổ. Kết thúc cuộc chơi, đội nào tha được nhiều mồi hơn là đội thắng cuộc. Chuẩn bị: 14 trừ đi một số: 14 – 8 - Hát - HS thực hiện, bạn nhận xét. - HS thực hiện, bạn nhận xét. - HS làm bài sau đó nối tiếp nhau (theo bàn hoặc theo tổ) đọc kết quả từng phép tính. - Đặt tính rồi tính. - Phải chú ý sao cho đơn vị viết thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột với chục. - Làm bài cá nhân. Sau đó nhận xét bài bạn trên bảng về đặt tính, thực hiện tính - 3 HS lần lượt trả lời. Lớp nhận xét. - Làm bài và thông báo kết quả. - Ta có 4 + 9 = 13 - Có cùng kết quả là 20. - Đọc đề bài. - Phát nghĩa là bớt đi, lấy đi. - Thực hiện phép tính 63 – 48 Bài giải Số quyển vở còn lại là: 63 – 48 = 15 (quyển) Đáp số: 15 quyển. - Đọc đầu bài. - HS tự làm bài.1 HS sửa bài. - 2 đội tham gia thi đua chơi trò chơi: Kiến tha mồi. Thủ công Oân tập Chương I – Kĩ thuật gấp hình (tt) I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT : củng cố được kiến thức , kĩ năng gấp hình đã học. Gấp được ít nhất một hình để làm đồ chơi. Với HS khéo tay : gấp được ít nhất hai hình để làm đồ chơi. Hình gấp câ đối. II/ CHUẨN BỊ: * GV: Các mẫu gấp hình của bài 1, 2, 3, 4, 5. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ * Đề kiểm tra: “Em hãy gấp một trong những hình gấp đã học”(tt) - Nêu mục đích, yêu cầu bài kiểm tra. - Quan sát – Nghe. + Gấp được một trong những sản phẩm đã học. + Hình gấp phải được thực hiện đúng quy trình, cân đối, các nếp gấp thẳng, phẳng. - Gọi học sinh. - Nêu tên các hình. - Treo mẫu hình: tên lữa, mãy bay phản lực, máy bay đuôi rời, thuyền phẳng đáy không mui. - Quan sát. - Cho học sinh. - Thực hiện gấp. - Khuyến khích những em gấp được đẹp, đúng yêu cầu. - Giúp đữ, uốn nắn học sinh còn lúng túng. * Đánh giá: Sản phẩm theo 2 mức. - Hoàn thành: + Chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu thực hành. + Gấp hình đúng quy trình. + Hình gấp cân đối, các nếp gấp thẳng, phẳng. - Chưa hoàn thành: + Gấp chưa đúng qui trình. + Nếp gấp không phẳng, hình gấp không đúng hoặc không làm ra sản phẩm. * Lưu ý: - Học sinht ự đánh giá tốt. * Củng cố: - Nhận xét ý thức chuẩn bị bài và tinh thần, thái độ làm bài. * Nhận xét – Dặn dò: - Về nhà em làm gì? - Tập gấp lại các hình. - Chuẩn bị: Vật dụng cho tiết sau. Hoạt động tập thể: SINH HOẠT LỚP B1 : Phổ biến nội dung yêu cầu tiết sinh hoạt . B2 : Các tổ trưởng lớp trưởng đánh gia tình hình sinh hoạt của tổ lớp trong tuần trước. B3 : Gv đánh giá chung : Tuyên dương một số em đạt nhiều điểm 10. B4 : sinh hoạt văn nghệ B5 : Nhận xét tiết học Dặn dị .
Tài liệu đính kèm: