Thiết kế bài dạy lớp 2 – Năm học 2008 - 2009 - Tuần 21 đến tuần 24

Thiết kế bài dạy lớp 2 – Năm học 2008 - 2009 - Tuần 21 đến tuần 24

I: Mục đích yêu cầu: Giỳp HS

- Đọc trơn toàn bài .

- Biết nghỉ hơi đúng. Biết thay đổi giọng đọc phù hợp với nội dung

- Hiểu nghĩa cỏc từ ngữ: Khôn tả, véo von, long trọng.

- Hiểu nội dung bài và cảm nhận được ý nghĩa: Hãy để cho chim được tự do ca hát, bay lượn. Hãy để cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời.

 II: Đồ dùng dạy học

Tranh minh họa trong sỏch giỏo khoa.

III: Các hoạt động dạy học

A : Kiểm tra bài cũ: Hai HS đọc bài : Mùa nước nổi và nêu nội dung bà.i

B : Dạy bài mới:

a: Giới thiệu bài.

b: Giảng bài.

 

doc 304 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1206Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 2 – Năm học 2008 - 2009 - Tuần 21 đến tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
Buổi sáng
Tiết 1
Thứ hai ngày 19 thỏng 1 năm 2009
Tâp đọc
Chim sơn ca và bông cúc trắng
I: Mục đớch yờu cầu: Giỳp HS
- Đọc trơn toàn bài . 
- Biết nghỉ hơi đỳng. Biết thay đổi giọng đọc phù hợp với nội dung 
Hiểu nghĩa cỏc từ ngữ : Khôn tả, véo von, long trọng. 
Hiểu nội dung bài và cảm nhận được ý nghĩa: Hãy để cho chim được tự do ca hát, bay lượn. Hãy để cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời. 
 II: Đồ dựng dạy học
Tranh minh họa trong sỏch giỏo khoa.
III: Cỏc hoạt động dạy học
A : Kiểm tra bài cũ: Hai HS đọc bài : Mùa nước nổi và nêu nội dung bà.i 
B : Dạy bài mới:
a: Giới thiệu bài.
b: Giảng bài.
HĐ1: Luyện đọc.
Bước 1: Đọc mẫu : Giỏo viờn đọc, giọng vui tươi khi tả cuộc sống tự do của sơn cavà bông cúc. Ngạc nhiên, buồn thảm, bất lực khi kể về nỗi bất hạnh dẫn đến cái chết của sơn ca và bông cúc. Thương tiếc trách móc khi nói về đám tang long trọng mà hai cậu bé dành cho sơn ca. 
Bước2: Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
Đọc từng cõu :HS nối tiếp nhau đọc mỗi em một cõu ,giỏo viờn kết hợp hướng dẫn HS phỏt õm đỳng.
Đọc từng đoạn trước lớp:HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài Giỏo viờn kết hợp giỳp cỏc em ngắt nghỉ hơi và nhấn giọng đỳng.
HS đọc cỏc từ ngữ chỳ giải trong bài.
Đọc từng đoạn trong nhúm 
Cỏc nhúm thi đọc (Từng đoạn , cả bài)
Tiết 2
HĐ3: Hướng dẫn tỡm hiểu bài
Giỏo viờn nờu cõu hỏi 1 SGK..Gọi HS trả lời .Cả lớp và giỏo viờn nhận xột
Giỏo viờn nờu cõu hỏi 2 SGK.HS đọc thầm đoạn 2.Gọi HS trả lời .Cả lớp và giỏo viờn nhận xột
Giỏo viờn nờu cõu hỏi 3 SGK HS đọc thầm , thảo luận nhúm đụi .Cỏc nhúm phỏt biểu ý kiến .Cả lớp và giỏo viờn nhận xột
Giỏo viờn nêu cõu hỏi 4 SGK.HS đọc thầm bài . Gọi HS rả lời .Cả lớp và giỏo viờn nhận xột
GV nêu câu hỏi 5 SGK .HS thảo luận nhóm đôi .Gọi HS trả lời ,cả lớp và GV nhận xét 
 HĐ4: Luyện đọc lại
Ba nhúm tự phõn vai ,thi đọc toàn truyện
Hoạt động nối tiếp: GV yêu cầu HS nêu ý nghĩa của câu chuyện GV chốt lại như mục I
-Dặn HS về nhà đọc trước cỏc yờu cầu của tiết kể chuyện
....................................................................................
Tiết 3
Toán
Tiết 98: Luyện tập
I. Mục tiờu: Giỳp HS
Củng cố việc ghi nhớ bảng nhân 5 bằng thực hành tính và giải bài toán 
Nhận biết đặc điểm của một dãy số để tìm số còn thiếu của dãy số đó 
II. Đồ dùng dạy học 
Vở bài tập 
III. Hoạt động dạy học
A Kiểm tra bài cũ: 
B Dạy bài mới
a) Giới thiệu bài 
b) giảng bài
Bài 1: Một HS nêu yc .HS làm vào vở ,ba HS yếu nêu miệng kết quả .
Cả lớp và GV nhận xét .
Bài 2: Một HS nêu yc HS làm vào vở .3 HS TB làm bài trên bảng lớp .
cả lớp và GV nhận xét. 
Bài 3: Một HS nêu yc ,HS thảo luận nhóm đôi ,2 HS làm bài trên bảng lớp .
Cả lớp và GV nhận xét. 
Bài 4: HS nêu yêu cầu, HS nêu qui luật đếm thêm 5 ở bài 5a và đếm thêm 3 ở bài tập 5b. Gọi HS nêu miệng kết quả.
Cả lớp và GV nhận xét 
Hoạt động nối tiếp: -Nhận xột giờ học
------------------------------------------------------------------
Tiết 4
Đạo đức
Biết nói lời yêu cầu, đề nghị
I: Mục tiêu: 
HS biết :
Cần nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong các tình huống khác nhau 
Lời yêu cầu, đề nghị phù hợp thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác 
HS biết sử dụng lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong giao tiếp hàng ngày 
HS có thái độ quí trọng những người biết nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp 
II: Đồ dùng dạy học:
Vở bài tập đạo đức 2
III: Hoạt động dạy học chủ yếu 
A: Giới thiệu bài 
B: Giảng bài 
HĐ1: HS biết một số mẫu câu đề nghị và ý nghĩa của chúng 
Cách tiến hành :
GV yêu cầu HS quan sát tranh ở bài tập 1, HS phán đoán nội dung tranh 
GV giới thiệu nội dung tranh và hỏi “ trong giờ học vẽ Nam muốn mượn bút chì của bạn Tâm. Em hãy đoán xem Nam sẽ nói gì với bạn Tâm ?
HS nêu ý kiến, GV kết luận : Muốn mượn bút chì của bạn Tâm,Nam cần sử dụng những câu yêu cầu đề nghị nhẹ nhàng, lịch sự, như vậy là Nam đã tôn trọng bạn và có lòng tự trọng 
HĐ2: Đánh giá hành vi 
HS thảo luận nhóm đôi về các tình huống ở bài tập 2 và cho biết : Các bạn trong tranh đang làm gì ? Em có đồng tình với các bạn trong hình không? Vì sao? 
Một số HS trình bày trước lớp 
GV kết luận :
HĐ3: Bày tỏ thái độ 
HS làm iệc cá nhân trên nội dung của bài tập . GV lần lượt nêu từng ý kiến, HS bày tỏ thái độ của mình bằng cách giơ tay với những ý kiến mình cho là đúng 
GV kết luận
HĐ nối tiếp : Nhận xét giờ học
---------------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 1
Ôn toán:
 Ôn tập về bảng nhân 2, 3
I.Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về bảng nhân2, 3 ; giải toán có lời văn.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
GV gọi lần lượt một số HS đọc thuộc bảng nhân2, 3.
GV và HS nhận xét.
GV ghi mốt số phép tính lên bảng và yêu cầu HS nêu cách làm.
HS thực hiện vào vở – GV HD HS yếu kém làm.
GV gọi một số HS lên bảng thực hiện.
GV và HS nhận xét và chữa BT.
Bài 1: Tính nhẩm
2 x 2 = 2 x 5 = 3 x3 = 3 x 2 =
2 x 3 = 2 x 8 = 3x 6 = 3 x 7 =
2 x7 = 2 x 5 = 3 x 9 = 3 x 9 =
Bài 2: Mỗi con gà có 2 chân. Hỏi 7 con gà có bao nhiêu chân?
Bài 3: Mỗi nhóm có 3 học sinh. Hỏi 10 nhóm co bao nhiêu học sinh?
--------------------------------------------------------------
Tiết 2,3
Ôn Tiếng Việt ( 2 tiết )
Ôn lại 2 bài tập đọc đã học ở tuần 20.
Viết văn tả ngắn về bốn mùa.
Mục tiêu:
Rèn kĩ năng đọc đúng và đọc hay.
Biết viết một đoạn văn ngắn về bốn mùa.
Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1
HS lần lượt đọc nối tiếp nhau 2 bài tập đọc: 
ông Mạnh thắng thần Gió; Mùa xuân đến.
GV và HS nhận xét và tuyên dương HS. 
Một vài HS khá đọc toàn bài- GV nhận xét.
GV cho HS các tổ thi đua đọc hay.
GV yêu cầu HS viết về bốn mùa.
+ HS viết vào vở- GV HD HS yếu hoàn thành bài viết của mình.
+ GV gọi một số HS đọc bài viết của mình trước lớp.
 GV và HS nhận xét
 + GV gọi HS khá trình bày bài của mình – GV nhận xét và tuyên dương HS
 GV củng cố nội dung bài học.
Tiết 2
Viết một đoạn văn ngẵn: (4 – 5 câu) về bốn mùa.
Chọn các từ ngữ thích hợp để viết văn: nóng bức, ấm áp, giá lạnh, mưa phùn gió bấc, se se lạnh, oi nồng.
Mùa xuân: - Mùa thu:
*****************************************************
Thứ ba ngày 20 tháng 1 năm 2009
Buổi sáng
Tiết 1
Kể chuyện
Chim sơn ca và bông cúc trắng
I: Mục đích yêu cầu 
Rèn kĩ năng nói 
Dựa vào gợi ý kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện 
Kể được toàn bộ câu chuyện với giọng kể tự nhiên ,kết hợp điệu bộ ,cử chỉ ,nét mặt 
Rèn kĩ năng nghe : Lắng nghe lời bạn kể,đánh giá được lời kể của bạn 
II : Đồ dùng dạy học 
- Tranh minh hoạ trong SGK 
III : Hoạt động dạy học 
A Kiểm tra bài cũ 
Hai học sinh kể lại từng đoạn câu chuỵện: Ông Mạnh thắng thần gió 
 B : Dạy bài mới 
a : Giới thiệu bài 
b : Hướng dẫn HS kể chuyện 
HĐ1: Kể từng đoạn theo gợi ý 
Một HS đọc yêu cầu của bài 
GV hướng dẫn HS dựa vào gợi ý kể từng đoạn chuyện
Một HS khá nhìn bảng kể mẫu đoạn 1, GV khuyến khích HS kể bằng lời của mình không lệ thuộc vào bài đọc 
HS tập kể theo nhóm 
Bốn HS đại diện 4 nhóm thi kể. Cả lớp và GV nhận xét 
HĐ2: Kể toàn bộ câu chuyện 
HS nối tiếp nhau kể toàn bộ câu chuyện .
Cả lớp và GV bình chọn bạn kể hay nhất
Hoạt động nối tiếp: - Dặn HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân 
 - Nhận xét giờ học
------------------------------------------------
Tiết 2
Chính tả
Chim sơn ca và bông cúc trắng
I: Mục đích yêu cầu 
Chép lại chính xác một đoạn trong truyện : Chim sơn ca và bông cúc trắng 
Làm đúng các bài tập phân biệt ch – tr; uôt – uôc 
II: Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết nội dung bài tập 2 
III : Hoạt động dạy học
A : Kiểm tra bài cũ:GV đọc cho 3 HS viết bảng lớp .Cả lớp viết bảng con những từ ngữ sau: Phù sa ; sương mù 
B : Dạy bài mới
a : giới thiệu bài
b : Giảng bài
HĐ1:Hướng dẫn tập chép 
Bước 1:Hướng dẫn chuẩn bị
GV đọc bài viết .Hai HS đọc lại .Cả lớp đọc thầm theo
Hướng dẫn học sinh nhận xét:
+Đoạn này cho em biết điều gì về bông cúc và chim sơn ca ?
+ Đoạn chép có những dấu câu nào? 
+ Tìm những tiếng bắt đầu bằng r; tr; s ? 
Học sinh tập viết vào bảng con những tiếng : Sung sướng, véo von 
Bước 2:HS viết bài vào vở
GV nhắc HS chú ý : Viết tên bài vào giữa trang ,viết hoa các chữ đầu câu và các tên riêng 
Bước 3: Chấm chữa bài
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2:- Một HS đọc yêu cầu 
Cả lớp thảo luận nhóm bốn. Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, GV ghi nhanh lên bảng 
4 HS nhìn bảng đọc lại bài đã hoàn chỉnh
Học sinh sửa bài theo lời giải đúng
Bài 3: - GV nêu yêu cầu của bài 
HS làm vào vở bài tập .2HS làm bài trên bảng lớp .cả lớp và GV nhận xét 
6 HS đọc lại kết quả đúng 
Cả lớp sửa lại bài theo lời giải đúng
Hoạt động nối tiếp : Dặn HS về nhà ôn bài 
Nhận xét giờ học
..............................................................................................
Tiết 3
Toán
Tiết 99: Đường gấp khúc - Độ dài đường gấp khúc
I: Mục đích yêu cầu : Giúp học sinh 
Nhận biết đường gấp khúc .
Biết tính độ dài đường gấp khúc ( khi biết độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc đó ) 
II : Đồ dùng dạy học 
Vở bài tập 
III : Các hoạt động dạy học chủ yếu
A : Kiểm tra bài cũ :GV kiểm tra bài làm ở nhà của HS và một số em đọc thuộc lòng bảng nhân 5
B : Dạy bài mới:
a ) : Giới thiệu bài 
b) :Giảng bài
	HĐ1: Giới thiệu đường gấp khúc, độ dài đường gấp khúc
GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ đường gấp kúc ABCD trên bảng được vẽ như trong SGK rồi giới thiệu : đây là đường gấp khúc ABCD, Cho HS lần lượt nhắc lại
GV hường dẫn HS nhận dạng đường gấp khúc ABCD : Đường gấp khúc này gồm ba đoạn thẳng AB, BC, CD( B là điểm chung của hai đoạn thẳng AB - BC . C là điểm chung của hai đoạn thẳng BC và CD) 
GV hướng dẫn HS biết độ dài đường gấp khúc ABCD là gì . Chẳng hạn nhìn vào số đo của từng đoạn thẳng trên hình vẽ, HS nhận ra được độ dài của đoạn thẳng AB là 2cm, của đoạn thẳng BC là 4cm, của đoạn thẳng CD là 3cm.Từ đó HS liên hệ sang độ dài đường gấp khúc để biết được “ Độ dài đường gấp khúc là tổng độ dài các đoạn thẳng AB, BC, CD’’ Gọi vài HS nhắc lại rooig cho HS tính 2cm + 4cm + 3cm = 9cm; Vậy độ dài đường gấp khúc ABCD là 9cm 
HĐ2: Thực hành 
Bài 1 : Một HS nêu yêu cầu của bài , .Cả lớp làm bài vào vở, hai HS làm bài trên bảng lớp . cả l ...  HS làm bài trên bảng lớp. Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 4: HS nêu yêu cầu , HS thảo luận nhóm đôi rồi nêu miệng kết quả. Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 5: HS đọc thầm yêu cầu , một em nêu lại cách tìm số bị chia và thừa số chưa biết. HS làm bài vào vở, hai HS làm bài trên bảng lớp. Cả lớp và GV nhận xét. 	
Hoạt động nối tiếp: -Dặn HS về nhà làm bài trong vở bài tập. 	 -Nhận xột giờ học 
............................................................................................................................
Tự nhiên xã hội
 Mặt trăng và các vì sao
I Mục tiờu : Sau bài học ,HS biết:
Khái quát về hình dạng, đặc điểm của mặt trăng và các vì sao. 
II Đồ dùng dạy học
Hỡnh vẽ trong SGK. GV dặn HS quan sát bầu trời vào ban đêm, giấy vẽ, bút màu.
III Hoạt động dạy học chủ yếu 
ĐH1 Vẽ và giới thiệu tranh vẽ về bầu trời có mặt trăng và các vì sao.
Mục tiêu : HS biết khái quát về hình dạng,đặc điểm của mặt trăng.
Cỏch tiến hành
GV yêu cầu HS vẽ và tô màu bầu trời có mặt trăng và các vì sao.
HS vẽ theo trí tưởng tượng của mình, có thể vẽ mặt trăng và các vì sao , vẽ thêm các cảnh vật xung quanh.
Một số HS giới thiệu tranh vẽ của mình trước lớp.
Từ các bức vẽ , GV yêu cầu HS nói những gì các em biết về mặt trăng: Tại sao các em lại vẽ mặt trăng như vậy?( vì có em sẽ vẽ lưỡi liềm có em vẽ trăng tròn) . Theo các em mặt trăng có hình gì? Vào những ngày nào trong tháng âm lịch ta nhìn thấy trăng tròn? Em đã dùng màu gì để tô mặt trăng? ánh sáng của mặt trăng có gì khác so với mặt trời?...
GV có thể cho HS chơi chiếu gương để hiểu và về ánh sáng mặt trăng.
HS có thể quan sát các hình vẽ và đọc lời ghi chú trong sách giáo khoa để nói về mặt trăng.
Kết luận: Mặt trăng tròn giống như một quả bóng lớn ở xa trái đất . ánh sáng mặt trăng mát dịu, không nóng như ánh sáng mặt trời vì mặt trăng không tự phát ra ánh sáng . mặt trăng phản chiếu ánh sáng từ mặt trời xuống trái đất. 
. HĐ2: Thảo luận về các vì sao.
Mục tiêu: HS biết khái quát đặc điểm, hình dạng của các vì sao.
Cách tiến hành:
Bước1: Làm việc theo nhóm.
 Từ các bức vẽ của HS , GV khai thác những hiểu biết của các em về các vì sao: Tại sao các em vẽ những vì sao như vậy( Có em sẽ vẽ ngôi sao 5 cánh) . Theo các em ngôi sao có hình gì? Trong thực tế có phải các ngôi sao cũng có cánh như những chiếc đèn ông sao không? Những ngôi sao có toả sáng không? 
HS có thể quan sát các hình vẽ và đọc các lời chú giải trong SGK để nói về các vì sao.
Kết luận: Các vì sao là những quả bóng lửa khổng lồ giống như mặt trời vậy. Trong thực tế có nhiều ngôi sao còn lớn hơn mặt trời, nhưng vì chúng ở rất xa trái đất nên ta nhìn thấy chúng nhỏ bé trên bầu trời.
 Hoạt động nối tiếp : nhận xột giờ học 
........................................................................................................
Mĩ thuật
Vẽ theo mẫu
Vẽ cái bình đựng nước 
I: Mục đích yêu cầu 
HS nhận biết được hình dáng, màu sắc của bình đựng nước.
Tập quan sát, so sánh tỉ lệ của bình.
Vẽ được cái bình đựng nước.
II: Đồ dùng 
Cái bình đựng nước
Hình minh hoạ hướng dẫn vẽ.
Một vài bài vẽ của HS. 
III: Hoạt động dạy học 
A : Giới thiệu bài 
B : Giảng bài 
HĐ1 Quan sát , nhận xét. 
GV giới thiệu mẫu và gợi ý để HS nhận biết: 
+ Có nhiều loại bình đựng nước khác nhau.
+ Bình đựng nước gồm có nắp, miệng, thân, đáy và tay cầm.
 - GV yêu cầu HS nhìn cái bình từ nhiều hướng khác nhau để các em thấy hình dáng của nó sẽ có sự thay đổi, không giống nhau( có chỗ không thấy tay cầm chỉ thấy một phần) 
HĐ2: Cách vẽ 
GV vẽ phác hình bình đựng nước có kích thước khác nhau lên bảng và đặt câu hỏi : hình nào đúng ? hình nào sai so với mẫu cái bình đựng nước ?
GV nhắc HS cách bố cục : Vẽ cái bình không to, nhỏ hay lệch quá so với phần giấy đã chuẩn bị.
Quan sát mẫu, ước lượng chiều ngang , chiều cao của bình để vẽ khung hình và vẽ trục, sau đó tìm tìm vị trí các bộ phận : nắp, quai, miệng, thân, đáy, tay cầm, ) và sau đó đánh dấu vào khung hình.. vẽ hình toàn bộ bằng nét phác thảo mờ, nhìn mẫu vẽ cho đúng cái bình đựng nước.
HĐ3 : Thực hành
GV nêu yêu cầu : Vẽ gần giống mẫu và vẽ vừa với phần giáy qui định. Sau khi hoàn thành bài vẽ , trang trí cho bình đựng nươc của mình thêm đẹp( bằng những hoạ tiết hay đường diềm nhẹ nhàng) 
HĐ nối tiếp : Nhận xét, đánh giá
GV cùng HS nhận xét những bài vẽ đẹp.
Dổn HS sưu tầm tranh , ảnh phong cảnh. 
	.....................................................................................
Thể dục
Chuyền cầu - Trò chơi: “Con cóc là cậu ông trời’’
I: Mục tiêu 
Tiếp tục ôn chuyền cầu theo nhóm hai người. Yêu cầu tiếp tục nâng cao khả năng đón và chuyền cầu chính xác .
Ôn trò chơi: Con cóc là cậu ông trời. Yêu cầu biết tham gia chơi tương đối chủ động. 
II: Địa điểm ,Phương tiện
Địa điểm : Sân trường ,Vệ sinh an toàn nơi tập .
Phương tiện : còi 
III: Nội dung và phương pháp lên lớp :
1: Phần mở đầu:
- GV tập trung lớp ,phổ biến nội dung ,yêu cầu giờ học 1 - 2 phút
Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên :50-60 m
Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu:1 phút
Ôn một số động tác của bài thể dục phát triển chung
2: Phần cơ bản
- Chuyền cầu theo nhóm hai người: 8- 10 p.
GV chia tổ tập luyện, từng tổ thi để chọn đôi giỏi nhất,sau đó thi để chọn vô địch lớp..
 - Trò chơi : Con cóc là cậu ông trời: 10 – 12 p
GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi. HS tham gia chơi, GV theo dõi nhắc nhở.
3: Phần kết thúc:
Đi đều và hát :2-3 phút ,do cán sự lớp điều khiển
Cúi người thả lỏng :6-8 lần
Nhảy thả lỏng :5-6 lần
GV cùng HS hệ thống bài: 2phút
Nhận xét giờ học
**************************************************
Thứ sáu ngày 4 tháng 5 năm 2007 Chính tả
Tiếng chổi tre 
I: Mục đích yêu cầu 
Nghe viết chính xác, trình bày đúng hai khổ thơ đầu của bài Lượm. 
Làm đúng các bài tập phân biệt s – x; i – iê.
II: Đồ dùng dạy học
- vở bài tập 
 Bảng phụ viết nội dung bài tập 2 
III : Hoạt động dạy học
A : Kiểm tra bài cũ:GV đọc cho 3 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con những từ ngữ sau: xoè cánh; rơi xuống. 
B : Dạy bài mới
HĐ1:Hướng dẫn nghe viết 
Bước 1:Hướng dẫn chuẩn bị
Hai HS đọc bài viết .Cả lớp đọc thầm theo
Hướng dẫn học sinh nhận xét:
+ Mỗi dòng thơ có bao nhiêu chữ?
+Bài viết có những chữ nào cần viết hoa?
+ Nên bắt đầu viết dòng đầu tiên từ ô nào trong vở?( thứ 3 hoặc 4)
Học sinh tập viết vào bảng con những từ các em dễ viết sai: loắt choắt; hiểm nghèo, nhấp nhô. 
Bước 2:HS viết bài vào vở
GV nhắc HS chú ý : Viết tên bài vào giữa trang; 
GV đọc cho HS viết bài .
Bước 3: Chấm chữa bài
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2:- Một HS đọc yêu cầu 
Cả lớp làm bài vào vở rồi nêu miệng kết quả, GV điền nhanh lên bảng. Cả lớp và GV nhận xét.
Một số HS đọc lại bài đã điền hoàn chỉnh
Bài 3a: HS thảo luạn nhóm đôi . Các nhóm báo cáo kết quả. Cả lớp và GV nhận xét.
Hoạt động nối tiếp : Dặn HS về nhà ôn bài 
Nhận xét giờ học
	.......................................................................................................
Tập làmvăn
I: Mục đích yêu cầu 
Rèn kĩ năng nói:
Biết đáp lại lời an ủi.
Rèn kĩ năng viết: Biết viết một đoạn văn ngắn kể một việc làm tốt của em hoặc của bạn em.
II: Đồ dùng dạy học 
Sổ liên lạc của từng HS. Vở bài tập tiếng việt
III: Hoạt động dạy học
A : Giới thiệu bài 
B : Giảng bài 
HĐI : Rèn kĩ năng nói câu đáp lại lời an ủi. 
Bài 1 : Một HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại.
HS quan sát tranh minh hoạ trong sách giáo khoa; đọc thầm lời đối thoại giữa hai nhân vật.
Hai cặp HS thực hành đối đáp theo lời hai nhân vật- nói rõ, to, tự nhiên với thái độ nhã nhặn , lịch sự. Cặp đầu tiên nói đúng lời các nhân vật trong tranh, cặp thứ hai nói không nguyên văn lời các nhân vật. Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 2: Một HS đọc yêu cầu và các tình huống trong bài tập.
- GV mời từng cặp HS thực hành đối đáp theo tình huống 
 + Dạ, em cảm ơn cô./ Em nhất định sẽ cố gắng ạ./ Lần sau em sẽ cố đạt điểm tốt cô ạ./ cũng tại em thiếu cẩn thận thôi ạ. Lần sau em sẽ cố gắng hơn.
+ Cảm ơn bạn, / Mình vẫn hi vọng nó sẽ trở về. / Cảm ơn bạn đã an ủi mình
+ Cháu cảm ơn bà./ Cháu cũng hi vọng ngày mai nó sẽ về./ Nếu nó về thì cháu mừng lắm bà ạ. 
HĐ2: Kể lại việc làm tốt của mình hoặc của bạn.
 Bài 3: 
GV giải thích yêu cầu của đề bài: Kể một việc làm tốt của em hoặc của bạn em. Có thể là việc em chăm sóc mẹ khi ốm, cho bạn đi chung áo mưa, đỡ bạn bị ngã, chăm sóc em bé, giúp đỡ người già yếu, bệnh tật. 
Một số HS nói các việc các em đã làm tốt.
HS viết bài vào vở.
HS nối tiếp nhau đọc bài viết. Cả lớp và GV nhận xét bình chọn , cho điểm những em làm tốt.
HĐ nối tiếp : Nhận xét giờ học 
	******************************************************
Toán
Tiết 160: Ôn tập về phép nhân và phép chia ( tiếp) 
I Mục tiờu: Giỳp HS củng cố về: 
Nhân, chia nhẫm trong phạm vi các bảng nhân, chia đã học.Bước đầu nhận ra các mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
Nhận biết một phần mấy của một số( bằng hình vẽ)
Giải bài toán về chia thành phần bằng nhau.
Đặc điểm của số 0 trong các phép tính. 
II Đồ dùng dạy học 
 Vở bài tập 
III Hoạt động dạy học
A Kiểm tra bài cũ: Hai HS chữa bài tập 3 SGK. GV kiểm tra bài làm ở nhà của HS. Cả lớp và giỏo viờn nhận xột
B Dạy bài mới
 a Giới thiệu bài 
b giảng bài 
Bài 1: Một HS nêu yêu cầu, HS làm bài vào vở rồi nêu miệng kết quả. Cả lớp và GV nhận xét đặc điểm của mỗi cột tính: chẳng hạn: 4*9= ; 36 : 4 =
Có một phép nhân và một phép chia. Lấy tích ( 36) chia cho một thừa số (4) được thương là thừa số kia ( 9)
Bài 2: Một HS nêu yêu cầu của bài,HS nêu lại cách làm bài ( làm lần lượt từ trái sang phải như đã qui định ở bì học trước) , HS tự làm bài , 4 HS làm bài trên bảng lớp , cả lớp và GV nhận xét.
Bài 3: Hai HS đọc bài toán. GV giúp HS tóm tắt bài toán. HS làm bài cá nhân. Hai HS làm bài trên bảng lớp. Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 4: HS nêu yêu cầu , HS thảo luận nhóm đôi rồi nêu miệng kết quả. Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 5: HS đọc thầm yêu cầu . HS làm bài vào vở, hai HS làm bài trên bảng lớp. Cả lớp và GV nhận xét. 	
Hoạt động nối tiếp: -Dặn HS về nhà làm bài trong vở bài tập. 	 -Nhận xột giờ học 
 *******************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 2 21-24.doc