Thiết kế bài dạy lớp 2 năm 2012 - 2013 - Trường Tiểu Học Lê Hữu Trác - Tuần 4

Thiết kế bài dạy lớp 2 năm 2012 - 2013 - Trường Tiểu Học Lê Hữu Trác - Tuần 4

I. Mục tiêu:

 Sau tiết học này, học sinh:

- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 29 + 5.

- Biết số hạng, tổng.

- Biết nối các điểm cho sẵn để có hình vuông.

- Biết giải bài tóan bằng một phép cộng.

+ Bài tập cần làm: Bài 1 (cột 1, 2, 3), Bài 2 (a, b), Bài 3.

-Rèn kỹ năng làm toán.

-GDHS có ý thức cẩn thận khi làm bài.

- KNS: Tự nhận thức; quản lý thời gian; giao tiếp, hợp tác.

II. Đồ dng dạy - học

-GV: Bộ ĐDHT

-HS: Bộ ĐDHT

 

doc 32 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 895Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 2 năm 2012 - 2013 - Trường Tiểu Học Lê Hữu Trác - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai 
Môn: TOÁN
Tiết 16 Bài: 29 + 5
I. Mục tiêu:
 Sau tiết học này, học sinh:
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 29 + 5.
- Biết số hạng, tổng.
- Biết nối các điểm cho sẵn để có hình vuông.
- Biết giải bài tóan bằng một phép cộng.
+ Bài tập cần làm: Bài 1 (cột 1, 2, 3), Bài 2 (a, b), Bài 3.
-Rèn kỹ năng làm toán.
-GDHS có ý thức cẩn thận khi làm bài.
- KNS: Tự nhận thức; quản lý thời gian; giao tiếp, hợp tác.
II. Đồ dng dạy - học
-GV: Bộ ĐDHT
-HS: Bộ ĐDHT
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra:
- Gọi vài học sinh đọc bảng cộng 9.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài: 
- Tiết toán hôm nay các em sẽ học bài: 29 + 5.
Hoạt động 2: Giới thiệu phép cộng: 29 + 5
- GV giơ 2 bó que tính và hỏi: “Có mấy chục que tính “ ?
- GV gài 2 bó que tính vào bảng gài.
- GV giơ tiếp 9 que tính và hỏi: “có thêm mấy que tính?”
- GV gài 9 que tính rồi hỏi tiếp: “có tất cả bao nhiêu que tính?” Cho HS tính nhẩm rồi trả lời.
- Hỏi HS:“có 29 thì viết vào cột đơn vị chữ số nào”?, -Viết vào cột chục chữ số nào?
- GV giơ 5 que tính “Cô thêm mấy que tính?”
- Có thêm 5 que tính thì viết 5 vào cột nào?
- Chỉ vào các bó que tính và các que tính rời ở bảng gài hướng dẫn HS ghép thành bó.
- 3 bó que tính là có mấy chục que tính?
- 3 chục que tính với 4 que tính nữa là có tất cả bao nhiêu que tính ?
* HS có thể kiểm tra kết quả trên các que tính theo nhiều cách khác nhau để có:
 29 + 5 = 34
- Chọn cách 2 để thực hiện:
* HD HS cách đặt tính và tính:
- Bước 1: Ai nêu cho cô cách đặt tính.
Chục
Đơn vị
+
2
9
5
 3
4
- Gọi 1 HS nêu lại cách cộng
- Viết hàng ngang: 29 + 5 = 
- Ai nhắc lại cho cô: 29 + 5 bằng bao nhiêu?
Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: ( Cột 4, 5 dành cho HSG)
Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu của bài.
- HS tự giải 4 phép tính đầu, 1 em lên bảng làm (GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng, nhắc nhở kịp thời những HS viết chưa đúng cột hoặc quên viết sang hàng chục.)
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn và so sánh kết quả.
- Nhận xét.
Bài 2: ( Ý c dành cho HSKG)
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.
- HS tự làm vở phần a, b, Gọi 1 HS lên bảng làm
a. 59 và 6; b. 19 và 7; c. 69 và 8
- Gọi 1 HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn.
- Gọi vài HS nhắc lại tên gọi thành phần và kết quả của phép tính, 
Bài 3: Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Muốn có hình vuông ta phải nối mấy điểm với nhau?
- Hướng dẫn HS tự làm bài:
+ Dùng bút và thước để nối từng cặp điểm, để có từng đoạn thẳng. Từ đó vẽ thành hình vuông.
- Cho HS nêu tên từng hình vuông.
4. Củng cố - Dặn dò: Gọi vài HS nêu lại cách cộng ở các phép tính của bài tập còn lưu lại ở trên bảng.
-Vài HS nêu tên gọi thành phần kết quả bài tập 2.
- Nhận xét tiết học.
-Học sinh đọc bảng cộng 9.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
- Có 2 chục que tính.
- HS lấy 2 bó que tính đặt trên bàn.
- Có thêm 9 que tính.
- HS lấy 9 que tính đặt trên bàn.
- Có 29 que tính.
-Viết vào cột đơn vị chữ số 9.
- Viết vào cột chục chữ số 2.
- Có thêm 5 que tính.
- Viết 5 ở cột đơn vị thẳng cột với 9.
- Có 3 bó que tính.
- Có 3 chục que tính.
- Có 34 que tính.
Cách 1: Đã có 29 que tính, đếm tiếp 30, 31, .34
Cách 2: Lấy 1 que tính bỏ vào 9 que tính để có 10 que tính là 1 chục que, 2 chục với 1 chục là 3 chục, 3 chục với 4 que là 34 que.
-HS: Trước tiên ta viết số 29, viết số 5 thẳng cột dưới số 9, viết dấu + ở giữa số 29 và 5. Kẻ gạch ngang.
- 1 HS: 9 cộng 5 bằng 14 viết 4 thẳng dưới 5 nhớ 1, 2 thêm 1 bằng 3, viết 3 thẳng cột với 2
- HS đọc đề bài.
- Các bạn khác làm bảng con.
+
59
+
79
+
69
+
19
+
69
5
2
3
7
8
64
81
72
26
77
- Đặt tính rồi tính tổng
+
59
+
19
+
69
6
7
8
65
26
77
- 59 là số hạng, 6 là số hạng, 65 là tổng của 59 và 6.
- Học sinh đọc đề bài.
Nối 4 điểm để có hình vuông.
- 
- Hình vuông ABCD, hình vuông MNPQ.
- Lắng nghe và thực hiện.
Môn: TẬP ĐỌC
Tiết 7 Bài: BÍM TÓC ĐUÔI SAM
I.Mục tiêu.
 Sau tiết học này, học sinh:
Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.
Hiểu nội dung: Không nên nghịch ác với bạn, cần đối xử tốt với các bạn , cần đối xử tốt với các bạn gái (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
Rút ra được bài học: Cần đối xử tốt với các bạn gái.
KNS: Lắng nghe tích cực; Kiểm soát cảm xúc; thể hiện sự cảm thông; tìm kiếm sự hỗ trợ; tư duy phê phán.
II. Đồ dùng dạy - học :
 - Tranh minh hoạ SGK.
 - Bảng phụ viết sẵn câu cần luyện.
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định tổ chức: 
 -Yêu cầu học sinh hát tập thể.
2.Kiểm tra: 
- Đọc và trả lời câu hỏi bài Gọi Bạn 
- Nhận xét đánh giá .
3. Bài mới 
 HĐ 1. Giới thiệu bài:
 -Trong tiết học hôm nay, các em sẽ được đọc một truyện thú vị: Bím tóc đuôi sam. Truyện đọc này giúp các em biết cư xử đúng với bạn, nhất là đối với cac sbanj nư: khi chơi đùa với bạn, các em phải giữ thái độ đúng mực; khi biết mình sai, phải kịp thời sửa chữa.Ghi đầu bài.
 HĐ 2. Luyện đọc:
 a. GV đọc mẫu.
 b. HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
*. Đọc từng câu.
- HD đọc đúng: loạng choạng, ngượng nghịu, cái nơ, vịn vào nó, đẹp lắm, nín hẳn
- Yêu cầu HS đọc nói tiếp câu.
* Đọc đoạn.
+ Bài chia làm mấy đoạn đó là những đoạn nào. 
 + Giải nghĩa từ: tết, loạng choạng, đầm đìa nước mắt, ngượng nghịu, Phê bình.
 - Gợi ý HS nêu cách ngắt câu dài, khó đọc.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn.
* Đọc đoạn trong nhóm.
- Yêu cầu đọc theo cặp.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Đọc toàn bài.
- Đọc đồng thanh.
Tiết 2
HĐ 3. Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn, bài, kết hợp thảo luận để trả lời câu hỏi.
* Câu hỏi 1:
- Yêu cầu đọc đoạn 1, 2 để trả lời.
* Các bạn gái khen Hà như thế nào?
+ Vì sao Hà khóc?
 + Em nghĩ thế nào về trò đùa nghịch của Tuấn?
*Câu hỏi 3:
+ Thầy giáo làm cho Hà vui bằng cách nào?
 + Vì sao lời khen của thầy làm cho Hà không khóc nữa?
*Câu hỏi 4: Yêu cầu đọc thầm đoạn 4 để trả lời câu hỏi.
*Nghe lời thầy Tuấn đã làm gì?
-Giải tích: Đối xử tốt với bạn.
+ Câu chuyện này muốn khuyên ta điều gì? 
 - Nêu ý nghĩa câu chuyện?
*Luyện đọc lại.
- GV đọc mẫu.
- Gợi ý HS nêu cách đọc từng đoạn.
- HS đọc phân vai trong nhóm.
- Thi đọc cá nhân, nhóm.
- Nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố - dặn dò: 
+ Qua câu chuyện trên ta thấy bạn Tuấn có những điểm nào đáng chê và đáng khen?
-Là học sinh cần phải ghi nhớ và học cách cư xử đúng ngay từ khi còn nhỏ.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà đọc lại bài, xem trước bài sau. 
-Hát.
- 3 học sinh đọc kết hợp trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe
- Nhắc lại tiêu đề bài.
- Lắng nghe và đọc thầm theo.
- Đọc cá nhân.
- Mỗi học sinh đọc một câu.
- HS nêu.
- Lắng nghe và đọc chú giải.
- Nêu cách đọc: 
 +Khi Hà đến trường,/ mấy bạn gái cùng reo lên.// ái chà chà .// Bím tóc đẹp quá!
+Vì vậy/ mỗi lần cậu kéo bím tóc/ cô bé lại loạng choạng/ và cuối cùng ngã phịch xuống đất.//rồi vừa khóc em vừa chạy đi mách thầy.//
- HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- Học sinh đọc theo cặp.
-Các nhóm cử đại diện thi đọc.
- Cá nhân đọc toàn bài.
- Đọc đồng thanh.
- HS đọc thầm đoạn, bài, kết hợp thảo luận để trả lời câu hỏi.
- Thực hiện.
- Các bạn khen: ái chà chà! Bím tóc đẹp quá!’’
- Tuấn kéo mạnh làm cho Hà bị ngã. Sau đó Tuấn vẫn còn đùa dai, nắm bím tóc Hà mà kéo
- Đó là trò đùa nghịch ác, không tốt với bạn, bắt nạt các bạn gái. Tuấn thiếu tôn trọng bạn. Biết bạn tự hào về hai bím tóc, Tuấn lại kéo tóc bạn để chế giễu. Tuấn không biết chơi với bạn.
- Đọc thầm đoạn 3 để trả lời câu hỏi.
- Thầy giáo khen 2 bím tóc của Hà rất đẹp. 
- Vì nghe thầy khen Hà rất mừng và tự hào về mái tóc đẹp trở nên tự tin không buồn nữa.
- Tuấn đến trước mặt Hà để xin lỗi.
+ Nói và làm điều tốt với mọi người.
- Nhắc nhở ta không nên nghịch ác với bạn, phải cư xử đúng mực với bạn bè.
- Cần đối xử tốt với bạn gái.
- Lắng nghe và đọc thầm theo.
+Phải đọc nhanh, giọng hồ hởi, đọc cao giọng hơn ở lời khen.
+ Là lời kể của người dẫn chuyện đọc với giọng thong thả, chậm rãi.
+ Lời nói của thầy giáo, đọc với giọng vui vẻ, thân mật.
+ Đọc giọng Hà ngây thơ, hồn nhiên
- Đọc với giọng Tuấn: lúng túng, nhưng chân thành đáng yêu.
-Các nhóm tự phân vai đọc trong nhóm, rồi đọc trước lớp.
- Chê: Bạn đùa nghịch quá trớn, làm bạn Hà phải khóc.
- Khen: Bạn đã nhận lỗi của mình và xin lỗi bạn.
Thứ ba
Môn: TOÁN
Tiết 17 Bài: 49 + 25
I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 49 + 25.
- Biết giải bài toán bằng một phép cộng.
+ Bài tập cần làm: Bài 1 (cột 1, 2, 3), Bài 3.
-Rèn kỹ năng làm toán
-GDHS có ý thức cẩn thận khi làm bài.
II. Đồ dùng dạy học
-GV: Bộ ĐDHT
-HS: Bộ ĐDHT
III. Các hoạt động dạy-học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra: 
- Yêu cầu HS đặt tính và tính vào bảng con - GV đọc - HS viết.
+ 
+
+
 69 9 19
 3 63 8 
- Gọi 1 HS lên bảng làm.
- Gọi HS nêu cách cộng và tên gọi thành phần, kết quả.
- GV nhận xét.
3. Bài mới: 
HĐ 1. Giới thiệu bài: 49 + 25
HĐ 2: Giới thiệu phép cộng: 49 + 25
- GV gài 4 thẻ 1 chục và 9 que tính rời hỏi trên bảng có bao nhiêu que tính ?
- Giáo viên gài thêm 2 thẻ một chục và năm que tính rời hỏi cô đã gài thêm bao nhiêu que tính nữa ?
- Vậy muốn biết có tất cả bao nhiêu que tính em làm thế nào ?
- Vậy để biết 49 + 25 bằng bao nhiêu, các em lấy que tính tìm ra kết quả
- GV hỏi nhiều hs tìm ra kết quả bằng bao nhiêu ?
- GV nhận xét và chốt ý hướng dẫn tính bằng cách nhanh nhất.
- Chú ý ở bài trước đã học 5 tách 1 thêm vào 9 để có 10. Vậy 4 chục cộng 2 chục bằng mấy chục ?
- 6 chục thêm một chục bằng mấy chục ?
- 7 chục thêm 4 que tính rời được bao nhiêu que tính ?
- Vậy 49 + 25 bằng bao nhiêu ?
- Giáo viên cài hàng ngang phép tính: 
49 + 25 = 74
- Yêu cầu học sinh hãy vận dụng cách đặt tính ở các bài học trước để đặt tính.
- Gọi 1 HS lên cài bảng cài, cả lớp cài vào bảng cài của mình.
- GV nhận xét sửa sai cho học sinh.
HĐ 3. HD thực hành:
Bài 1: (cột 4; 5 dành cho HSG)
-Đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bảng con.
- Gọi 1 em lên bảng làm.
- HS nhậ ... kiểm soát cảm xúc.
II. Đồ dùng dạy - học 
 -Giáo viên : Tranh minh họa ( SGK / tr 38). Kẻ bảng bài 3.
 - Học sinh : Sách Tiếng việt, vở 
III. Các hoạt động dạy-học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn dịnh ttoor chức
2. Kiểm tra:
- Tiết trước em học bài gì ?
- Gọi HS kể lại câu chuyện theo tranh.
-Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới 
HĐ 1. Giới thiệu bài: 
- Khi được ai đó giúp đỡ em phải nói gì với họ ?
- Em phiền hay mắc lỗi với ai đó thì sao ?
- Trong giờ học hôm nay chúng ta sẽ học cách nói lời cám ơn, xin lỗi. Sau đó dựa vào tranh, kể lại câu chuyện có nói lời cám ơn, xin lỗi.
- GV ghi tựa bài lên bảng
HĐ 2. Hướng dẫn làm bài tập.
* Bài 1 :
 - Gọi 1 HS đọc đề
+ Em nói thế nào khi bạn cùng lớp cho đi chung áo mưa ?
- Nhận xét, khen ngợi.
Nêu: Khi nói lời cám ơn, chúng ta phải tỏ thái độ lịch sự chân thành, nói lời cám ơn với người lớn tuổi phải lễ phép, với bạn bè thân mật. Người Việt Nam có nhiều cách nói cám ơn khác nhau.
- Cô giáo cho em mượn quyển sách:
-Em bé nhặt hộ em chiếc bút:
* Bài 2 : Tiến hành tương tự Bài 1.
- Nói lời xin lỗi của em trong các trường hợp :
+ Em lỡ bước giẫm vào chân bạn.
+ Em đùa nghịch va phải một cụ già:
- Khi nói lời xin lỗi em cần có thái độ thành khẩn.
* Bài 3 
+ Tranh vẽ gì ?
+ Khi được nhận quà bạn phải nói gì ?
- Hãy dùng lời của em kể lại nội dung bức tranh này trong đó có sử dụng lời cám ơn.
- Nhắc nhở: Khi nói lời xin lỗi em phải cần có thái độ thành khẩn.
* Bài 4 
- Em hãy tự viết vào vở bài nói của mình về 1 trong 2 bức tranh.
- Gọi vài HS đọc lại bài viết.
- Nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố - dặn dò 
- Về nhà tập nói lại lời xin lỗi với mọi người nếu có lỗi.
- Nhận xét tiết học.
-Kể chuyện theo tranh. Lập danh sách học sinh.
-1 em kể lại chuyện Gọi bạn theo tranh.
-1 em đọc danh sách tổ mình.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Em phải nói lời cám ơn.
- Em phải xin lỗi.
- 1 em nhắc tựa.
- 1 em đọc yêu cầu.
- Cám ơn bạn đã cho tớ đi nhờ.
- Cám ơn bạn đã giúp tớ không bị ướt.
- Lắng nghe và thực hiện.
- Em cám ơn cô ạ !
- Em xin cám ơn cô!
- Cám ơn em nhiều!
- Chị cám ơn em!
- Em ngoan quá, chị cám ơn em !
- Xin lỗi nhé, tớ không cố ý!
- Cậu có sao không, cho tớ xin lỗi !
- Cháu xin lỗi cụ ạ! Cụ có sao không?
- Xin lỗi ông (bà), ông (bà) có sao không ?
-Tranh vẽ một bạn nhỏ đang nhận quà của mẹ.
- Bạn phải cám ơn mẹ.
- HS nói với bạn bên cạnh. Vài em trình bày trước lớp .
- Cháu cám ơn cô! con gấu bông đẹp.
- Cô ơi ! Con gấu bông đẹp quá. Con cám ơn cô ạ.
- Con lỡ tay làm vỡ bình hoa. Con xin lỗi cô ạ!
- Cô tha lỗi cho con nhé, con không cố ý làm vỡ đâu ạ !
- HSKG làm được bài tập 4 (Viết lại những câu đã nói ở bài tập 3).
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Lắng nghe và thực hiện.
Môn: TOÁN
Tiết 20 Bài: 28 + 5
I. Mục tiêu:
 Sau tiết học này, học sinh:
- Biết thực hiện phép tính cộng có nhớ trong phạm vi 100 dạng 28 + 5.
- Biết vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Biết giải bài toán bằng một phép tính cộng.
+ Bài tập cần làm: Bài 1 (cột 1, 2, 3), Bài 3, Bài 4.
 -Rèn kỹ năng làm toán
 -GDHS có ý thức cẩn thận khi làm bài.
 - KNS: Tư duy sáng tạo; quản lý thời gian; hợp tác; tư duy phê phán.
II. Đồ dùng dạy - học
-GV: Bộ ĐDHT
-HS: Bộ ĐDHT
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra: 
- Gọi 2 HS thực hiện các yêu cầu sau:
+HS 1-Đọc thuộc lòng bảng cộng thức 8 cộng với 1 số
+HS 2-Tính nhẩm: 8+3+; 8+4+2; 8+5+1
- Nhận xét và cho điểm HS
3. Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu bài: 
- Tiết toán hôm nay chúng ta sẽ học bài: 28+5
HĐ 2. HD thực hiện Phép cộng 28 + 5.
- Nêu bài toán: có 28 que tính, thêm 5 que nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?
- Để biết được có bao nhiêu que tính ta phải làm như thế nào?
- GV ghi phép tính: 28+5=? vào bảng
Bước 1: Tìm kết quả.
- GV yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả.
- GV sử dụng bảng gài và que tính để hướng dẫn HS tìm kết quả của 28+5:
- Các em đếm xem có tất cả là bao nhiêu bó?
- 3 bó que tính với 3 que tính rời là bao nhiêu que.
Vậy 28 + 5 = 33
Bước 2: Đặt tính và tính
- Gọi 1 HS lên bảng đặt tính và nêu lại cách làm của mình.
HĐ 3. Luyện tập - Thực hành:
Bài 1: (cột 4; 5 dành cho HSG) HS tự làm:
- Gọi 1 HS lên bảng làm và gọi HS nhận xét.
- Gọi HS nêu cách thực hiện 1 vài phép tính.
Bài 2: Gọi 1 HS đọc đề bài.(HSG)
- Muốn nối phép tính và kết quả đúng thì các em phải làm gì?
Bài 3: HS đọc đề bài:
- Gọi 1 HS lên bảng viết tóm tắt.
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên làm bài 
- Gọi 1 HS nhận xét bài trên bảng của bạn.
- GV nhận xét và cho điểm.
Bài 4: Gọi HS đọc đề bài.
- HS vẽ vào vở 
- Hãy nêu lại cách vẽ đoạn thẳng dài 5 cm
4. Củng cố - Dặn dò:
-Gọi HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính 28+5
-Về nhà làm tiếp các phép tính ở bài 1.
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
-Nghe và phân tích bài toán.
-Thực hiện phép tính cộng 28+5
-HS thao tác trên que tính và đưa ra kết quả 28 + 5 = 33 que tính (Các em có thể tìm theo nhiều cách khác nhau).
- Viết 28 rồi viết 5 xuống dưới sao cho 5 thẳng cột với 8 viết dấu cộng và kẻ vạch ngang.
- Cộng từ phải sang trái, 8 cộng 5 bằng 13 viết 3 nhớ 1. Hai thêm 1 là 3 viết 3 vào cột chục.
Vậy 28 + 5 = 33
- HS làm bài sau đó nối tiếp nhau nêu kết quả từng phép tính
+
18
+
38
+
58
 3
 4
 5
21
42
63
+
38
+
79
+
19
 9
 2
 4
47
 81
 23
- Mỗi số 51, 43, 47, 25 là kết quả của 1 phép tính.
- Phải nhẩm phép tính rồi tìm kết quả nối.
18+7
28+9
38+5
51
43
47
25
78+7
39+8
48+3
- 1 HS đọc đề bài.
Tóm tắt
Gà:	18 con
Vịt:	 5 con
Gà và vịt: ... con ?
Giải:
Số con gà và vịt có là:
18 + 5 = 23 (con)
 Đáp số: 23 con.
- Vẽ đoạn thẳng có độ dài 5 cm
-HS vẽ, 2 em ngồi cạnh nhau đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra bài lẫn nhau.
-Dùng bút chấm một điểm trên giấy. Đặt vạch số 0 trùng với điểm vừa chấm. Tìm vạch chỉ 5 cm, chấm điểm thứ 2, nối 2 điểm ta có đoạn thẳng dài 5 cm.
- HS thực hiện.
- Lắng nghe và thực hiện.
Môn: TẬP VIẾT
Tiết 4 Bài: Chữ hoa C 
I. Mục tiêu: 
-Viết đúng chữ hoa C (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ) chữ và câu ứng dụng: Chia (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ ) Chia ngọt sẻ bùi (3 lần). 
*HSKG viết đúng và đủ các dòng (tập viết ở lớp) trên trang vở tập viết 2.
 -GDHS có ý thức kiên chì, cẩn thận trong việc rèn chữ.
 - KNS: Lắng nghe tích cực; quản lý thời gian; giải quyết vấn đề.
II. Đồ dùng dạy - học: 
 -GV: Chữ hoa C. Bảng phụ viết sẵn câu ứng dụng.
 -HS: Vở Tập viết 2, tập một, bảng con
III. Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt dộng của học sinh
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra: 
- Yêu cầu viết bảng con: B, Bạn.
- Nhận xét - đánh giá.
3. Bài mới: 
HĐ 1. Giới thiệu bài: 
- Bài hôm nay các con tập viết chữ hoa C và câu ứng dụng.
HĐ2. HD viết chữ hoa:
* Quan sát mẫu:
- Chữ hoa C cao mấy ô ? gồm mấy nét? 
- Viết mẫu chữ hoa C, vừa viết vừa nêu cách viết.
+ Đặt bút trên đường kẻ 6, viết nét cong dưới rồi chuyển hướng viết tiếp nét cong trái tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ, phần cuối nét cong trái lượn vào trong, dừng bút trên đường kẻ 2.
 - Yêu cầu viết bảng con
- Nhận xét sửa sai.
HĐ3. Hướng dẫn viết câu ứng dụng:
- Mở phần bảng phụ viết câu ư/d
 Chia ngĠ sẻ bùi
 ȁȁȁȁȁȁ
 ȁȁȁȁȁȁ
- Yêu cầu HS đọc câu ứng dụng.
- Em hiểu gì về nghĩa của câu này?
- Nêu độ cao của các chữ cái?
- Vị trí dấu thanh đặt như thế nào ?
- Khoảng cách các chữ như thế nào ?
- Viết mẫu chữ Chia trên dòng kẻ ( Bên chữ mẫu).
* HD viết chữ Chia vào bảng con.
- Nhận xét- sửa sai.
HĐ4. Hướng dẫn viết vở tập viết: 
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu viết, cho HS viết bài 
- Theo dõi, hướng dẫn thêm cho một số em viết chậm. 
 => Lưu ý HS cách cầm bút, tư thế ngồi viết.
HĐ5. Chấm chữa bài: 
- Thu 5 - 7 vở chấm bài.
- Nhận xét bài viết.
4. Củng cố- Dặn dò: 
- Hướng dẫn bài về nhà.
- Nhận xét tiết học.
-Hát
- 2 HS lên bảng viết.
- Nhận xét.
- Nhắc lại tiêu đề bài.
* Quan sát chữ mẫu.
- Cao 5 li. Gồm 1 nét.
- Viết bảng con 2 lần.
 - 2, 3 HS đọc câu ứng dụng.
- Thương yêu đùm bọc lẫn nhau (Sung sướng cùng hưởng, cực khổ cùng chịu.)
-Chữ cái: i, a, n, u, , e, o. cao 1 li.
- Chữ cái: s cao 1,25 li.
- Chữ cái: C, g, b, h cao 2,5 li.
- Chữ cái: t cao 1,5 li
- Dấu nặng đặt dưới o, dấu hoỉ đặt trên e dấu huyền đặt trên u.
- Các chữ cách nhau một con chữ o.
- Điểm đặt bút của con chữ h chạm phần cuối nét cong của con chữ C.
- Viết bảng con 2 lần.
-HS nêu yêu cầu viết.
- Viết bài trong vở tập viết theo đúng mẫu chữ đã qui định.
*HSKG viết đúng và đủ các dòng (tập viết ở lớp) trên trang vở tập viết 2.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Lắng nghe và thực hiện.
Sinh ho¹t líp TUẦN 4
a- Môc tiªu:
 - Tæng kÕt ho¹t ®éng cña líp hµng tuÇn ®Ó hs thÊy ®­îc nh÷ng ­u nh­îc ®iÓm cña m×nh, cña b¹n ®Ó ph¸t huy vµ kh¾c phôc trong tuÇn tíi.
B - C¸c ho¹t ®éng :
 1- C¸c tæ th¶o luËn :
 - Tæ tr­ëng c¸c tæ ®iÒu khiÓn c¸c b¹n cña tæ m×nh.
 + C¸c b¹n trong tæ nªu nh÷ng ­u nh­îc ®iÓm cña m×nh, cña b¹n trong tæ.
 + Tæ phã ghi chÐp ý kiÕn c¸c b¹n võa nªu.
 + Tæ tr­ëng tæng hîp ý kiÕn.
 + Cho c¸c b¹n tù nhËn lo¹i trong tuÇn.
 2- Sinh ho¹t líp :
 - Líp tr­ëng cho c¸c b¹n tæ tr­ëng b¸o c¸o kÕt qu¶ häp tæ m×nh.
 - C¸c tæ kh¸c gãp ý kiÕn cho tæ võa nªu.
 - Líp tr­ëng tæng hîp ý kiÕn vµ xÕp lo¹i cho tõng b¹n trong líp theo tõng tæ.
 3- ý kiÕn cña gi¸o viªn:
 - GV nhËn xÐt chung vÒ kÕt qu¶ häc tËp còng nh­ c¸c ho¹t ®éng kh¸c cña líp trong tuÇn.
 - GV tuyªn d­¬ng nh÷ng em cã nhiÒu thµnh tÝch trong tuÇn , như bạn . . ......................................................................................................................................
 + Tæ cã hs trong tæ ®i häc ®Çy ®ñ, häc bµi vµ lµm bµi ®Çy ®ñ, gióp ®ì b¹n häc bµi vµ lµm bµi, như bạn: ...
 + C¸ nh©n cã thµnh tÝch tèt trong tuÇn.
 - GV nh¾c nhë hs cßn khuyÕt ®iÓm cÇn kh¾c phôc trong tuÇn tíi, như bạn: 
 4- KÕ ho¹ch tuÇn 5:
 - Thùc hiÖn ch­¬ng tr×nh tuÇn 5.
 - Trong tuÇn 5 häc b×nh th­êng.
 - HS luyÖn viÕt ch÷ ®Ñp.
 - Học bài cũ và làm bài tập ở nhà. 
 - Chuẩn bị bài mới cho bài học hôm sau.
 - Kh¾c phôc nh÷ng tån t¹i cña tuÇn 4.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 4.doc