Thiết kế bài dạy lớp 2 năm 2009 - Tuần 8

Thiết kế bài dạy lớp 2 năm 2009 - Tuần 8

I. Mục tiêu:

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.

- Hiểu ND: Cô giáo như mẹ hiền, vừa yêu thương vừa nghiêm khắc dạy bảo các em HS nên người.

II. Chuẩn bị:

1- Giáo viên:

- PP: Quan sát, thảo luận, thực hành, .

- Tranh minh họa bài học trong sách giáo khoa.

2- Học sinh:SGK.

III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:

1. Kiểm tra bài cũ:

- Học sinh lên đọc bài: “Thời khoá biểu” và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.

- Giáo viên nhận xét và ghi điểm

2. Bài mới:

Tiết 1:

* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài.

* Hoạt động 2: Luyện đọc:

- Giáo viên đọc mẫu

- Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ.

- Đọc từng câu, từng đoạn.

- Giải nghĩa từ:

- Đọc theo nhóm.

- Thi đọc cả bài.

 

doc 20 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 870Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 2 năm 2009 - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 @ ?
Thứ hai ngày  tháng năm 2009
Tập đọc
NGƯỜI MẸ HIỀN.
I. Mục tiêu: 
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài. 
- Hiểu ND: Cô giáo như mẹ hiền, vừa yêu thương vừa nghiêm khắc dạy bảo các em HS nên người.
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên: 
- PP: Quan sát, thảo luận, thực hành, ..
- Tranh minh họa bài học trong sách giáo khoa. 
2- Học sinh:SGK. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh lên đọc bài: “Thời khoá biểu” và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa. 
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm
2. Bài mới:
Tiết 1: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Luyện đọc: 
- Giáo viên đọc mẫu
- Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ. 
- Đọc từng câu, từng đoạn. 
- Giải nghĩa từ: 
- Đọc theo nhóm. 
- Thi đọc cả bài. 
Tiết 2: 
* Hoạt động 3: Tìm hiểu bài
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc từng đoạn rồi cả bài, sau đó trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. 
a) Giờ ra chơi Minh rủ am đi đâu?
b) Các bạn ấy định ra phố bằng cách nào?
c) Khi Nam bị bác bảo vệ giữ cô giáo đã làm gì?
* Hoạt động 4: Luyện đọc lại. 
- Giáo viên nhận xét bổ sung. 
* Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên hệ thống nội dung bài. 
- Học sinh về nhà đọc bài và chuẩn bị bài sau.
Toán
36 + 15.
I. Mục tiêu: 
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 36 + 15.
- Biết giải toán theo hình vẽ bằng 1 phép tính cộng có nhớ trong phạm vi 100.
- Làm được các BT: Bài1(dòng 1), bài 2 (a, b), bài 3. 
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên:
- PP:Quan sát, thảo luận, thực hành, 
- Bảng phụ. 4 bó 1 chục que tính và 11 que tính rời. 
2- Học sinh: Vở bài tập, bảng con.
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh lên bảng đọc thuộc bảng công thức 6 cộng với một số. 
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm. 
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài
* Hoạt động 2: Giới thiệu phép cộng 36 + 15
- Giáo viên nêu bài toán để dẫn đến phép tính 36 + 15. 
- Hướng dẫn học sinh thực hiện trên que tính. 
- Hướng dẫn học sinh thực hiện phép tính. 
 36 
 + 15
 51. 
 * 6 cộng 5 bằng 11, viết 1 nhớ 1. 
 * 3 cộng 1 bằng 4, thêm 1 bằng 5, viết 5.
 * Vậy 36 + 15 = 51. 
* Hoạt động 3: Thực hành. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài1 (dòng 1), bài 2 (a,b) bài3 bằng hình thức miệng, trò chơi, vở, bảng con, 
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà học bài và làm bài. 
Đạo đức
CHĂM LÀM VIỆC NHÀ (Tiết 2).
I. Mục tiêu: 
 - Học sinh biết trẻ em có bổn phận tham gia làm những việc nhà phù hợp với khả năng để giúp đỡ ông bà, cha mẹ. 
- Tham gia 1 số việc nhà phù hợp với khả năng.
- Nêu được ý nghĩa của làm việc nhà, tự giác tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng. 
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên: 
- PP: Thảo luận, thực hành, ..
- Phiếu bài tập, một số đồ dùng để sắm vai. Bộ tranh thảo luận nhóm. 
2- Học sinh: Các tấm thẻ nhỏ để chơi trò chơi. Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi học sinh lên trả lời câu hỏi: em hãy kể tên những việc em đã làm ở nhà để giúp mẹ?
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài
* Hoạt động 2: Tự liên hệ. 
- Giáo viên nêu câu hỏi: 
- Giáo viên kết luận: Hãy tìm những việc nhà phù hợp với khả năng của mình, bày tỏ nguyện vọng được tham gia việc nhà của mình đối với cha mẹ. 
* Hoạt động 3: Đóng vai. 
- Giáo viên chia nhóm và giao cho mỗi nhóm chuẩn bị đóng vai 1 tình huống. 
* Hoạt động 4: Trò chơi “Nếu thì”
- Giáo viên chia 2 nhóm. Phát phiếu cho mỗi nhóm
- Hướng dẫn cách chơi. 
- Kết luận chung: Tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng là quyền và bổn phận của trẻ em. 
* Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò.
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà học bài.
Thứ ba ngày  tháng năm 2009 
Toán (ôn)
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
- Củng cố về cách đặt tính và tính về dạng toán: 36 + 15.
- Rèn kĩ năng giải toán có lời văn.
II. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Ôn bài 
- GV yêu cầu HS đọc lại bảng cộng 6 cộng với một số.
- Hướng dẫn tự học: GV yêu cầu HS làm các bài từ 1 đến 4 - Vở BT trang 38 sau đó chữa bài.
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà học bài và làm bài.
Tiếng Việt
ÔN LUYỆN KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu: 
- Dựa vào tranh minh họa kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện: “Người thầy cũ.”
- Biết phân vai dựng lại câu chuyện. 
- Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung. 
- Có khả năng nghe theo dõi bạn kể để nhận xét đánh giá bạn kể và kể tiếp lời kể của bạn. 
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên:
- PP: Thực hành, thảo luận,  
-Tranh minh họa bài trong sách giáo khoa.
2- Học sinh: Xem trước câu chuyện Người thầy cũ. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: 
2. Hướng dẫn kể chuyện:
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
2.Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh kể. 
- Kể từng đoạn theo tranh (nhóm đôi). 
+ Kể theo nhóm. 
+ Đại diện các nhóm kể trước lớp. 
+ Kể toàn bộ câu chuyện theo vai. 
+ Giáo viên cho các nhóm kể toàn bộ câu chuyện. 
+ Sau mỗi lần học sinh kể cả lớp cùng nhận xét. Giáo viên khuyến khích học sinh kể bằng lời của mình. 
- Phân vai dựng lại câu chuyện.
3. Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Về kể cho cả nhà cùng nghe.
Tiếng Việt
ÔN LUYỆN CHÍNH TẢ
I. Mục tiêu: 
- Chép lại chính xác đoạn 2 bài: “Người mẹ hiền”.
- Trình bày bài chính tả đúng quy định: viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí.
- Làm đúng các bài tập phân biệt: au/ ao; r/ d/ gi.
II. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:
1.Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn nghe - viết. 
- Giáo viên đọc mẫu đoạn chép. 
- Hướng dẫn tìm hiểu bài. 
+ Minh và Nam ra phố xem xiếc bằng cách nào, để làm gì?
- Giáo viên hướng dẫn viết chữ khó vào bảng con: nắm chặt, vùng vẫy.
- Hướng dẫn học sinh viết vào vở. 
- Yêu cầu học sinh chép bài vào vở. 
- Theo dõi, uốn nắn, quan sát giúp đỡ các em chậm theo kịp các bạn. 
- Đọc cho học sinh soát lỗi. 
3.Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập. 
* Bài tập: Điền vào chỗ trống:
a) ao hay au: l. xao, cây c., ngôi s...., bí đ.
b) r hay d hay gi: ong chơi, cặp a, a đình.
4. Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học.
Âm nhạc:
ÔN BA BÀI HÁT : THẬT LÀ HAY, XOÈ HOA, MÚA VUI.
I. Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 3 bài hát.
- Biết vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
- Biết hát kết hợp vận động đơn giản.
- Thuộc lời ca của 3 bài hát. Tập biểu diễn bài hát. 
II. Chuẩn bị:
1- Giáo viên:
- PP: Thực hành.
- Nhạc cụ quen dùng. Máy nghe nhạc, băng nhạc, nhạc cụ
2- Học sinh:
- Thuộc lời ca của bài hát.
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:
1) Hoạt động 1: Ôn 3 bài hát đã học.
* Ôn bài hát “Thật là hay”.
- Yêu cầu lớp hát tập thể.
- Hát kết hợp múa vận động phụ hoạ.
- Hát kết hợp gõ đệm (lần lượt thực hiện đệm theo phách, đệm theo nhịp 2, đệm theo tiết tấu lời ca) 
- Hát thầm tay vỗ theo tiết tấu lời ca.
* Ôn bài hát “Xoè hoa”.
- Hướng dẫn học sinh tương tự như đối với ôn bài hát thật là hay.
* Ôn bài hát “Múa vui”.
- Yêu cầu học sinh hát kết hợp với múa hoặc vận động phụ hoạ.
- GV gõ tiết tấu theo lời ca của bài hát và đố học sinh nhận ra đó là câu nào trong bài hát.
- GV lưu ý học sinh ở hai câu hát:
“Cùng nhau múa xung quanh vòng, vui cùng nhau múa vui”.
“Cùng nhau múa xung quanh vòng vui cùng nhau múa đều”.
2 câu có chung một âm hình tiết tấu nên cách gõ cũng giống nhau.
4) Hoạt động 2: Củng cố - Dặn dò:
- Gọi 3 em hát lại 3 bài hát vừa ôn.
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn dò học sinh về nhà học bài.
Toán
LUYỆN TẬP.
I. Mục tiêu: 
- Thuộc bảng 6, 7, 8, 9 cộng với 1 số. 
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải toán về nhiều hơn cho dưới dạng sơ đồ.
- Biết nhận dạng hình tam giác.
- Làm được các BT: 1, 2, 4, 5a.
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên: 
- PP: thảo luận, thực hành, 
- Bảng phụ. 
2- Học sinh: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi một số học sinh lên bảng làm bài 3/ 36
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập. 
Bài 1: Giáo viên yêu cầu học sinh tính nhẩm rồi điền ngay kết quả. 
Bài 2: Yêu cầu học sinh làm bài vào vở. 
Bài 4: Học sinh tự nêu đề toán theo tóm tắt rồi giải. 
Bài 5a: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hình
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò.
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà học bài và làm bài. 
Kể chuyện
NGƯỜI MẸ HIỀN.
I. Mục tiêu: 
- Dựa vào tranh minh họa, kể được từng đoạn của câu chuyện “Người mẹ hiền”. 
- HS khá, giỏi: Biết phân vai dựng lại câu chuyện.( BT2) 
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên:
- PP: Quan sát, thảo luận, thực hành, ..
- Chuẩn bị một số đồ dùng để đóng vai. 
2- Học sinh: Xem trước câu chuyện Người mẹ hiền.
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh lên kể lại câu chuyện “Người thầy cũ”. 
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh kể chuyện. 
- Dựa theo tranh kể lại từng đoạn câu chuyện. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát 4 tranh, đọc lời nhân vật trong tranh, nhớ nội dung từng đoạn câu chuyện. 
+ Hai nhân vật trong tranh là ai? Nói cụ thể hình dáng từng nhân vật?
+ Hai cậu học trò nói với nhau những gì ?
+ HS kể nối tiếp từng đoạn / Nhận xét, tuyên dương
- HS khá, giỏi : Dựng lại câu chuyện theo vai. 
- Yêu cầu học sinh tập kể trong nhóm / Trình bày trước lớp. 
- Cùng cả lớp nhận xét. 
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh về kể cho cả nhà cùng nghe. 
Thể dục
ĐỘNG TÁC ĐIỀU HOÀ - TRÒ CHƠI: BỊT MẮT BẮT DÊ.
I. Mục tiêu: 
- Biết cách thực hiện các động tác vươn thở, tay, chân, lườn , bụng, toàn thân, nhảy của bài TDPTC. 
- Bước đầu biết cách thực hiện động tác điều hoà của bài TDPTC.
- Biế ... ho học sinh đọc yêu cầu. 
+ Từ chỉ con vật trong câu a là từ nào?
+ Con trâu đang làm gì ?
+ Từ chỉ hoạt động của con trâu trong câu này là từ nào?
Giáo viên hướng dẫn tương tự với các câu còn lại
- Giáo viên ghi các từ chỉ hoạt động, trạng thái của bài tập 1 lên bảng. 
Bài 2: Gọi học sinh đọc đề
- Hướng dẫn học sinh thi điền từ nhanh. 
- Giáo viên cùng cả lớp nhận xét. 
Bài 3: Gọi học sinh đọc đề bài. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm vào vở. 
- Gọi 1 vài học sinh lên bảng chữa bài
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà ôn lại bài.
Tập viết
CHỮ HOA: G.
I. Mục tiêu: 
- Viết đúng chữ hoa g ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng : Góp (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Góp sức chung tay( 3 lần).
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên:
- PP : Quan sát, thực hành, ... 
- Chữ mẫu trong bộ chữ. 
2- Học sinh: Vở tập viết. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Giáo viên đọc cho học sinh viết bảng con chữ E, Ê. 
- Giáo viên nhận xét bảng con. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết. 
- Giáo viên cho học sinh quan sát chữ mẫu. 
- Nhận xét chữ mẫu. 
- Giáo viên viết mẫu lên bảng. G
- Phân tích chữ mẫu. 
- Hướng dẫn học sinh viết bảng con. 
* Hoạt động 3: Hướng dẫn viết từ ứng dụng. 
- Giới thiệu từ ứng dụng: 
Góp sức chung tay.
- Giải nghĩa từ ứng dụng. 
- Hướng dẫn viết từ ứng dụng vào bảng con. 
* Hoạt động 4: Viết vào vở tập viết. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết vào vở theo mẫu sẵn. 
- Giáo viên theo dõi uốn nắn sửa sai. 
* Hoạt động 5: Chấm, chữa. 
- Giáo viên thu chấm 7, 8 bài có nhận xét cụ thể. 
* Hoạt động 6: Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh về viết phần còn lại. 
Thủ công
GẤP THUYỀN PHẲNG ĐÁY KHÔNG MUI (Tiết 2).
I. Mục tiêu: 
- Học sinh biết cách gấp thuyền phẳng đáy không mui. 
- Gấp được thuyền phẳng đáy không mui. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.
- Học sinh khéo tay: Gấp được thuyền phẳng đáy không mui. Các nếp gấp phẳng, thẳng. 
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên:
- PP : Quan sát, thực hành, ..
- Mẫu thuyền bằng giấy. 
2- Học sinh: Giấy màu, kéo, 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi một số học sinh lên nói lại các bước gấp máy bay đuôi rời. 
- Giáo viên nhận xét. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn quan sát mẫu. 
- Giáo viên hướng dẫn và giới thiệu mẫu gấp thuyền phẳng đáy không mui. 
* Hoạt động 3: Hướng dẫn mẫu
- Bước 1: Gấp các nếp gấp cách đều nhau. 
- Bước 2: Gấp tạo thân và mũi thuyền. 
- Bước 3: Tạo thuyền phẳng đáy không mui. 
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh tập gấp. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tập gấp thuyền phẳng đáy không mui từng bước như trong sách giáo khoa. 
- Giáo viên đi từng bàn theo dõi quan sát, giúp đỡ những em chậm theo kịp các bạn. 
* Hoạt động 5: Thực hành.
- Giáo viên cho học sinh thực hành gấp thuyền phẳng đáy không mui.
* Hoạt động 6: Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh về tập gấp lại. 
Thể dục
ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG.
I. Mục tiêu: 
- Biết cách thực hiện các động tác vươn thở, tay, chân, lườn , bụng, toàn thân, nhảy, điều hoà của bài TDPTC. 
- Biết cách chơi và tham gia chơi được. 
II. Địa điểm và phương tiện: 
- Địa điểm: Trên sân trường. 
- Phương tiện: Chuẩn bị một còi và 2 khăn để bịt mắt. 
III. Nội dung và phương pháp lên lớp: 
1. Khởi động: 
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Phần mở đầu. 
- Cho học sinh ra xếp hàng, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học. 
- Ôn bài tập đội hình đội ngũ
* Hoạt động 2: Phần cơ bản. 
- Ôn bài thể dục phát triển chung. 
- Giáo viên điều khiển. 
- Trò chơi: Bịt mắt bắt dê. 
Giáo viên nêu tên trò chơi và hướng dẫn cách chơi. 
* Hoạt động 3: Phần kết thúc. 
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét giờ học 
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. 
- Về ôn lại trò chơi.
Thứ sáu ngày ...... tháng ...... năm 2009
Toán (ôn)
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
- Củng cố về cách đặt tính và tính các số trong phạm vi 100.
- Rèn kĩ năng giải toán có lời văn.
II. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:
 1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn tự học.
- GV yêu cầu HS làm các bài từ 1 đến 4 - Vở BT trang 41 sau đó chữa bài.
3. Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà học bài và làm bài.
Tiếng Việt
ÔN LUYỆN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I. Mục tiêu: 
- Ôn luyện về MRVT : Từ chỉ hoạt động, trạng thái. Biết chọn từ chỉ hoạt động thích hợp để điền vào chỗ trống.
- Biết dùng dấu phẩy để ngăn cách các từ dùng làm chức vụ trong câu.
II. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn tự học
- Giáo viên ghi lần lượt đề bài lên bảng, hướng dẫn HS làm bài và chữa bài.
* Bài 1: 
Gạch chân dưới các từ chỉ hoạt động của loài vật, sự vật trong các câu sau:
a) Đàn vịt bơi lội dưới ao.
b) Con bò ăn cỏ.
c) Tàu hỏa chạy rất nhanh.
* Bài 2: Tìm từ chỉ hoạt động để điền vào chỗ trống cho thích hợp:
a) Em nghe cô giáo .. bài.
b) Mẹ em . lúa.
c) Bé Nụ  chập chững.
* Bài 3: Đặt dấu phẩy thích hợp vào các câu sau:
a) Hòa Lan là học sinh giỏi.
b) Chúng em luôn luôn vâng lời thầy giáo cô giáo.
c) Nam quét nhà cho gà ăn giúp mẹ.
3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học
- Nhắc nhở HS về nhà đọc lại bài.
Tiếng Việt
ÔN LUYỆN TẬP LÀM VĂN
I. Mục tiêu: 
- Dựa vào tranh vẽ SGK trang 62 để kể lại câu chuyện: “ Bút của cô giáo.”. Trả lời được câu hỏi về thời khóa biểu của lớp.
- Biết viết thời khóa biểu 1 ngày trong tuần của lớp theo mẫu.
II. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn tự học. 
- Giáo viên lần lượt ghi đề bài lên bảng và hướng dẫn HS làm bài. 
* Bài 1: Dựa vào tranh vẽ: kể lại câu chuyện: “Bút của cô giáo”.
- HS hoạt động nhóm đôi./ Trình bày./ Nhận xét, góp ý.
* Bài 2: Viết lại thời khóa biểu 1 ngày trong tuần của lớp em.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân./ Làm BT vào vở./ GV thu chấm 5-7 em./ Chữa bài.
- Theo dõi, uốn nắn.
* Bài 3: Dựa vào thời khóa biểu ở BT2 để trả lời câu hỏi:
+ Ngày hôm đó có bao nhiêu tiết?
+ Đó là những tiết nào?
+ Em cần đem những quyển sách nào đến trường?
- HS làm việc cá nhân sau đó nêu miệng trước lớp./ Nhận xét, góp ý.
3. Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học.
Toán
PHÉP CỘNG CÓ TỔNG BẰNG 100.
I. Mục tiêu: 
- Biết thực hiện phép cộng có tổng bằng 100. 
- Biết cộng nhẩm các số tròn chục.
- Biết giải toán với 1 phép cộng có tổng bằng 100.
- Làm được các BT: Bài 1, bài 2, bài 4. 
II.Chuẩn bị: 
1- Giáo viên: 
- PP: Quan sát, thảo luận, thực hành, ..
- Bảng phụ. 
2- Học sinh: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài 4 trang 39. 
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện phép cộng. 
- Giáo viên nêu bài toán để dẫn đến phép cộng: 83 + 17. 
- Học sinh nêu cách thực hiện phép tính. 
 83	. 
 + 17
 100
* 3 cộng 7 bằng 10, viết 0, nhớ 1.
* 8 Cộng 1 bằng 9, nhớ 1 bằng 10, viết 10.
* Hoạt động 3: Thực hành. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài 1, bài 2, bài 4 bằng các hình thức khác nhau: Bảng con, miệng, vở, 
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà học bài và làm bài. 
Chính tả
Nghe viết: BÀN TAY DỊU DÀNG.
I. Mục tiêu: 
- Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi; biết ghi đúng các dấu câu trong bài.
- Làm được bài tập 2, bài tập 3(a / b).
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên:
- PP: Hỏi- đáp, thực hành, 
- Bảng phụ.
2- Học sinh: Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2, 3 học sinh lên bảng viết: uống nước, ruộng cạn, muốn.
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét.
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn viết.
- Giáo viên đọc mẫu đoạn viết.
- Hướng dẫn tìm hiểu bài. 
Giáo viên nêu câu hỏi học sinh trả lời theo nội dung bài.
+ An buồn bã nói với thầy giáo điều gì?
+ Khi biết An chưa làm bài tập thái độ của thầy giáo thế nào?
- Giáo viên hướng dẫn viết chữ khó vào bảng con: Bước, kiểm tra, thì thào, buồn bã, trìu mến,
- Hướng dẫn học sinh viết vào vở.
- Đọc cho học sinh chép bài vào vở.
- Theo dõi, uốn nắn, quan sát giúp đỡ em chậm theo kịp các bạn.
- Đọc cho học sinh soát lỗi.
- Chấm và chữa bài.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2: 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập vào vở.
Bài 3a: Giáo viên cho học sinh làm vở.
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh về làm bài 3b.
Tập làm văn
MỜI, NHỜ, YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ - KỂ NGẮN THEO TRANH.
I. Mục tiêu: 
- Biết nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị phù hợp với tình huống giao tiếp đơn giản (BT 1). 
- Trả lời được các câu hỏi về thầy giáo (cô giáo) lớp 1của em (BT2) ; viết được khoảng 4 đến 5 câu nói về cô giáo (thầy giáo) lớp 1(BT3). 
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Bảng phụ. 
- Học sinh: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập 2 tuần 7. 
- Giáo viên và cả lớp nhận xét. 
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành theo tình huống 1a. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nói nhiều câu khác nhau. 
- Nhắc học sinh nói lời nhờ bạn với thái độ biết ơn, lời đề nghị ôn tồn để bạn dễ tiếp thu. 
Bài 2: Giáo viên nêu yêu cầu. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm miệng. 
- Giáo viên nêu từng câu hỏi cho học sinh trả lời. 
Bài 3: Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào câu trả lời ở bài tập 2 để viết một đoạn văn ngắn từ 4, 5 câu nói về thầy giáo, cô giáo của mình lớp 1 của mình. 
- Cho học sinh làm bài vào vở. 
* Hoạt động 3 Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh về học bài và chuẩn bị bài sau. 
Sinh hoạt
SINH HOẠT SAO
(Có ở hồ sơ Sao)
Ngày  tháng năm 2009 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 8.doc