Thiết kế bài dạy lớp 2 năm 2009 - Tuần 7

Thiết kế bài dạy lớp 2 năm 2009 - Tuần 7

I. Mục tiêu:

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu ; biết đọc rõ lời các nhân vật trong bài.

- Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật.

- Hiểu ND: Người thầy thật đáng kính trọng, tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II. Chuẩn bị:

1- Giáo viên:

- PP : Quan sát, thảo luận, thực hành,.

- Tranh minh họa bài học trong sách giáo khoa.

2- Học sinh: SGK

III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:

1. Kiểm tra bài cũ:

- Học sinh lên đọc bài: “Ngôi trường mới” và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.

- Giáo viên nhận xét và ghi điểm

2. Bài mới:

Tiết 1:

* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài.

* Hoạt động 2: Luyện đọc:

- Giáo viên đọc mẫu

- Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ.

- Đọc từng câu, từng đoạn

Giải nghĩa từ: xúc động: Có cảm xúc mạnh.

+ Hình phạt: Hình thức phạt người có lỗi.

- Hướng dẫn đọc cả bài

- Đọc theo nhóm.

 

doc 19 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1082Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 2 năm 2009 - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 @ ?
Thứ hai ngày  tháng năm 2009
Tập đọc
NGƯỜI THẦY CŨ
I. Mục tiêu: 
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu ; biết đọc rõ lời các nhân vật trong bài.
- Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật. 
- Hiểu ND: Người thầy thật đáng kính trọng, tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên: 
- PP : Quan sát, thảo luận, thực hành,...
- Tranh minh họa bài học trong sách giáo khoa. 
2- Học sinh: SGK
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh lên đọc bài: “Ngôi trường mới” và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa. 
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm
2. Bài mới:
Tiết 1: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Luyện đọc: 
- Giáo viên đọc mẫu
- Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ. 
- Đọc từng câu, từng đoạn
Giải nghĩa từ: xúc động: Có cảm xúc mạnh. 
+ Hình phạt: Hình thức phạt người có lỗi.. 
- Hướng dẫn đọc cả bài
- Đọc theo nhóm. 
- Thi đọc cả bài. 
Tiết 2: 
* Hoạt động 3: Tìm hiểu bài
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc từng đoạn rồi cả bài để trả lời lần lượt các câu hỏi trong sách giáo khoa. 
a) Bố Dũng đến trường làm gì ?
b) Khi gặp thầy giáo cũ, bố của Dũng thể hiện sự kính trọng như thế nào?
c) Bố Dũng nhớ nhất kỷ niệm gì ?
* Hoạt động 4: Luyện đọc lại. 
- Giáo viên nhận xét bổ sung. 
* Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên hệ thống nội dung bài. 
- Học sinh về nhà đọc bài và chuẩn bị bài sau.
Toán
LUYỆN TẬP.
I. Mục tiêu: 
- Biết giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn. 
- Làm được các bài tập 2, 3, 4.
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên: 
- PP : Thảo luận, thực hành, ..
- Bảng phụ. 
2- Học sinh: Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh lên bảng làm bài tập 3 trang 30. 
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm. 
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. 
Bài 2: Hướng dẫn học sinh giải bài toán. 
Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh
Bài 3: Hướng dẫn học sinh giải bài toán. 
- Gọi 1 học sinh lên bảng làm, lớp làm vào vở. 
Bài 4: Cho học sinh quan sát hình trong sách giáo khoa minh họa bài toán. 
- Hướng dẫn học sinh tự giải. 
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học
- Học sinh về nhà học bài và làm bài.
Đạo đức
CHĂM LÀM VIỆC NHÀ (T1).
I. Mục tiêu: 
- Học sinh biết trẻ em có bổn phận tham gia làm những việc nhà phù hợp với khả năng để giúp đỡ ông bà, cha mẹ. 
- Tham gia 1 số việc nhà phù hợp với khả năng.
- Nêu được ý nghĩa của làm việc nhà, tự giác tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng. 
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên: 
- PP: Hỏi đáp, thảo luận, 
- Phiếu bài tập, một số đồ dùng để sắm vai. Bộ tranh thảo luận nhóm. 
2- Học sinh: Các tấm thẻ nhỏ để chơi trò chơi. Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi học sinh lên trả lời câu hỏi: em đã làm gì để lớp mình gọn gàng, ngăn nắp ?
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm. 
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài thơ. 
- Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ. 
- Học sinh thảo luận theo câu hỏi. 
- Giáo viên kết luận: Bạn nhỏ làm các công việc nhà vì bạn thương mẹ, muốn chia sẻ nỗi vất vả với mẹ. 
* Hoạt động 3: Bạn đang làm gì ?
- Giáo viên chia nhóm phát cho mỗi nhóm 1 bộ tranh và yêu cầu các nhóm nêu tên việc nhà mà các bạn nhỏ trong mỗi tranh đang làm. 
- Giáo viên kết luận: Chúng ta nên làm những công việc nhà phù hợp với khả năng. 
* Hoạt động 4: Bày tỏ ý kiến. 
- Giáo viên lần lượt nêu từng ý kiến, yêu cầu học sinh giơ thẻ màu theo qui ước. 
- Giáo viên kết luận: Các ý kiến b, d, đ là đúng. Các ý kiến a, c là sai. 
* Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò.
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà học bài. 
Thứ ba ngày tháng  năm 2009
Toán (ôn)
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Củng cố về bài toán có lời văn dạng ít hơn, đặt tính cộng theo cột dọc. 
- Củng cố các số đến 100.
II. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Ôn bài 
- Hướng dẫn tự học: GV yêu cầu HS làm các bài tập sau:
* Bài 1: (BT 2 trang 31 VBT Toán 2/T1)
* Bài 2;3;4: (BT 2;3;4 trang 32 VBT Toán 2/T1)
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà học bài và làm bài.
Tiếng Việt
ÔN LUYỆN TẬP ĐỌC
I. Mục tiêu: 
- Luyện đọc bài Người thầy cũ : Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ khó, biết nghỉ hơi sau các dấu câu. 
- Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật. 
II. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Luyện đọc: 
- Giáo viên đọc mẫu
- Hướng dẫn đọc từng đoạn. 
- Hướng dẫn đọc phân vai
*Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học
- Nhắc nhở HS về nhà đọc lại bài.
Tiếng Việt
ÔN LUYỆN CHÍNH TẢ
I. Mục tiêu: 
- Chép lại chính xác đoạn 2 bài: “Ngôi trường mới”.
- Phân biệt được x/s; dấu hỏi/ dấu ngã.
II. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tập chép. 
- Giáo viên đọc mẫu đoạn chép. 
- Giáo viên nêu câu hỏi:
+ Đoạn văn miêu tả lớp học như thế nào?
- Giáo viên hướng dẫn viết chữ khó vào bảng con: bỡ ngỡ, ghế, gỗ.
- Hướng dẫn học sinh viết vào vở. 
- Yêu cầu học sinh chép bài vào vở. 
- Theo dõi, uốn nắn, quan sát giúp đỡ em chậm theo kịp các bạn. 
- Đọc cho học sinh soát lỗi. 
* Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 
+ Tìm các tiếng bắt đầu bằng s/x có trong bài viết.
+ Điền vào chỗ trống: ngoan ., mạnh .., chăm , vui 
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học.
Âm nhạc: 
ÔN TẬP BÀI HÁT MÚA VUI.
I. Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. 
- Biết hát kết hợp một vài động tác phụ hoạ đơn giản.
- Thuộc lời ca của bài hát.
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên:
- PP: Thực hành.
- Nhạc cụ quen dùng. Máy nghe nhạc, băng nhạc, nhạc cụ. Một vài động tác phụ hoạ.
2- Học sinh:Thuộc lời ca của bài hát.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu hai em lên hát lại bài hát và vỗ tay theo tiết tấu bài hát “Múa vui”.
- Nhận xét đánh giá và ghi điểm học sinh.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- Hôm nay các em sẽ ôn bài hát “Múa vui” của tác giả Lưu Hữu Phước mà các em đã học.
b) Khai thác:
* Hoạt động 1 : Ôn bài hát “Múa vui”.
- Yêu cầu HS hát luân phiên theo nhóm, GV đệm đàn.
- Cho HS hát kết hợp với vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu.
* Hoạt động 2: Hát với các tốc độ khác nhau . 
- Lần 1 : Cho học sinh hát bài hát với tốc độ vừa phải 
-Lần 2 : Hát bài hát với tốc độ nhanh hơn.
* Hoạt động 3: 
- Cho học sinh từng nhóm 5 - 6 em thành vòng tròn vừa hát vừa biểu diễn múa, tay cầm hoa .
3. Củng cố - Dặn dò:
- Gọi hai em hát lại bài hát.
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn dò học sinh về nhà học bài.
Toán
KI - LÔ- GAM.
I. Mục tiêu: 
- Biết nặng hơn, nhẹ hơn giữa 2 vật thông thường. 
- Biết ki- lô- gam là đơn vị đo khối lượng; đọc viết tên và kí hiệu của nó.
- Biết dụng cụ cân đĩa, thực hành cân 1 số đồ vật quen thuộc. 
- Biết thực hiện phép cộng phép trừ các số kèm theo đơn vị đo kg.
- Làm được BT: 1, 2.
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên:
- PP: Quan sát, thực hành hành, 
- Cân đĩa, với các quả cân 1kg, 2 kg, 5kg. 
2- Học sinh: Bảng phụ. Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi một số học sinh lên đọc bảng làm bài 4/31. 
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Giới thiệu: kilôgam. 
- Giáo viên yêu cầu học sinh cầm 1 quyển sách và 1 quyển vở và hỏi: quyển nào nặng hơn? Quyển nào nhẹ hơn?
- Yêu cầu học sinh nhấc quả cân 1 kg lên sau đó nhấc 1 quyển vở lên và hỏi: Cái nào nặng hơn?
- Muốn biết được vật nặng hay nhẹ ta phải cân vật đó lên. 
- Giới thiệu cái cân và cách cân. 
+ Cân các vật lên để xem mức độ nặng nhẹ thế nào ta dùng đơn vị đo là kilôgam. 
+ Kilôgam viết tắt là: kg
+ Giáo viên giới thiệu quả cân 1 kg, 2kg, 4kg, 5kg. 
* Hoạt động 3: Thực hành.
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm lần lượt từ bài 1, bài 2 bằng các hình thức: Miệng, bảng con, vở, trò chơi, 
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà học bài và làm bài.
Kể chuyện
NGƯỜI THẦY CŨ.
I. Mục tiêu: 
- Xác định được 3 nhân vật trong câu chuyện ( BT1). 
- Kể nối tiếp từng đoạn câu chuyện ( BT2). 
- HS khá, giỏi: Biết kể lại toàn bộ câu chuyện, phân vai dựng lại đoạn 2 của câu chuyện( BT3). 
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên:
- PP: Quan sát, thực hành,  
- Chuẩn bị một số đồ dùng để đóng vai. 
2- Học sinh: Xem trước câu chuyện Người thầy cũ. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh lên kể lại câu chuyện “ Mẩu giấy vụn”. 
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh kể. 
- Nêu tên các nhân vật trong câu chuyện. 
+ Câu chuyện Người thầy cũ có những nhân vật nào?
- Kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện. 
+ HS kể nối tiếp/ Nhận xét, bổ sung.
- HS khá, giỏi: 
+ GV gọi vài HS khá, giỏi kể toàn bộ câu chuyện/ Nhận xét, bổ sung 
+ Dựng lại đoạn 2 của câu chuyện theo vai. 
* Lần 1 giáo viên làm người dẫn chuyện, 1 học sinh vai chú Khánh, 1 học sinh vai thầy giáo, 1 học sinh vai bạn Dũng. 
* Lần 2: Ba học sinh xung phong dựng lại câu chuyện theo 3 vai. 
- Giáo viên nhận xét chung. 
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh về kể cho cả nhà cùng nghe. 
Thể dục:
ĐỘNG TÁC TOÀN THÂN.
I. Mục tiêu: 
- Biết cách thực hiện các động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng. 
- Bước đầu biết thực hiện động tác toàn thân của bài TDPTC.
- Bước đầu biết tham gia trò chơi và tham gia chơi được.
- Ghi chú: Ôn 5 động tác, học động tác toàn thân của bài TDPTC.
II. Địa điểm và phương tiện: 
- Địa điểm: Trên sân trường. 
- Phương tiện: Chuẩn bị một còi, cờ và kẻ sân chơi trò chơi. 
III. Nội dung và phương pháp lên lớp: 
1. Khởi động: 
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Phần mở đầu. 
Hoạt động - Cho học sinh ra x ...  dụng: Em (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Em yêu trường em (3 lần) 
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên:
- PP: Quan sát, thực hành, 
- Chữ mẫu trong bộ chữ.
- Bảng phụ. 
2- Học sinh: Vở tập viết. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Giáo viên đọc cho học sinh viết bảng con chữ Đ và từ đẹp trường đẹp lớp. 
- Giáo viên nhận xét bảng con. 
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết. 
- Giáo viên cho học sinh quan sát chữ mẫu. 
- Nhận xét chữ mẫu. 
- Giáo viên viết mẫu lên bảng. E, Ê
- Phân tích chữ mẫu.
- Hướng dẫn học sinh viết bảng con. 
* Hoạt động 3: Hướng dẫn viết từ ứng dụng. 
- Giới thiệu từ ứng dụng: Em yêu trường em.
- Giải nghĩa từ ứng dụng. 
- Hướng dẫn viết từ ứng dụng vào bảng con. 
* Hoạt động 4: Viết vào vở tập viết. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết vào vở theo mẫu sẵn. 
- Giáo viên theo dõi uốn nắn sửa sai. 
* Hoạt động 5: Chấm, chữa. 
- Giáo viên thu chấm 7, 8 bài có nhận xét cụ thể. 
* Hoạt động 6: Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét giờ học. Dặn học sinh về viết phần còn lại. 
Thủ công
GẤP THUYỀN PHẲNG ĐÁY KHÔNG MUI (Tiết 1).
I. Mục tiêu: 
- Học sinh biết cách gấp thuyền phẳng đáy không mui. 
- Gấp được thuyền phẳng đáy không mui. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.
- Học sinh khéo tay: Gấp được thuyền phẳng đáy không mui. Các nếp gấp phẳng, thẳng. 
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên:
- PP : Quan sát, thực hành, ..
- Mẫu thuyền bằng giấy. 
2- Học sinh: Giấy màu, kéo, 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi một số học sinh lên nói lại các bước gấp máy bay đuôi rời. 
- Giáo viên nhận xét. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn quan sát mẫu. 
- Giáo viên hướng dẫn và giới thiệu mẫu gấp thuyền phẳng đáy không mui. 
* Hoạt động 3: Hướng dẫn mẫu
- Bước 1: Gấp các nếp gấp cách đều nhau. 
- Bước 2: Gấp tạo thân và mũi thuyền. 
- Bước 3: Tạo thuyền phẳng đáy không mui. 
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh tập gấp. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tập gấp thuyền phẳng đáy không mui từng bước như trong sách giáo khoa. 
- Giáo viên đi từng bàn theo dõi quan sát, giúp đỡ những em chậm theo kịp các bạn. 
* Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh về tập gấp lại. 
Thể dục
ĐỘNG TÁC NHẢY -TRÒ CHƠI: BỊT MẮT BẮT DÊ.
I. Mục tiêu: 
- Biết cách thực hiện các động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng, toàn thân. 
- Bước đầu biết thực hiện động tác nhảy của bài TDPTC.
- Bước đầu biết tham gia trò chơi và tham gia chơi được.
- Ghi chú: Ôn 6 động tác, học động tác nhảy của bài TDPTC.
II. Địa điểm và phương tiện: 
- Địa điểm: Trên sân trường. 
- Phương tiện: Chuẩn bị một còi và 2 khăn để bịt mắt. 
III. Nội dung và phương pháp lên lớp: 
1. Khởi động: 
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Phần mở đầu. 
- Cho học sinh ra xếp hàng, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học. 
- Ôn bài tập đội hình đội ngũ
* Hoạt động 2: Phần cơ bản. 
- Ôn sáu động tác đã học. 
- Giáo viên điều khiển. 
- Học động tác nhảy. 
+ Giáo viên tập mẫu 1 lần toàn động tác để học sinh theo dõi. 
+ Hướng dẫn học sinh tập từng nhịp. 
+ Hô cho học sinh tập toàn động tác. 
- Trò chơi: Bịt mắt bắt dê. 
Giáo viên nêu tên trò chơi và hướng dẫn cách chơi. 
* Hoạt động 3: Phần kết thúc. 
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học. 
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. 
- Về ôn lại trò chơi. 
Thứ sáu ngày tháng  năm 2009 
Toán (ôn)
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Củng cố về 6 cộng với một số. 
II. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn tự học.
- Gọi 1 HS đọc lại bảng “6 cộng với 1 số”
- GV yêu cầu HS làm các bài tập sau:
Từ 1 đến 5- Vở BT trang 36 sau đó chữa bài.
3. Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà học bài và làm bài.
Tiếng Việt
ÔN LUYỆN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I. Mục tiêu: 
- Ôn luyện về từ ngữ các môn học và từ chỉ hoạt động của người.
- Rèn kĩ năng đặt câu với từ chỉ hoạt động.
II. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn tự học
- Giáo viên ghi lần lượt đề bài lên bảng, hướng dẫn HS làm bài và chữa bài.
* Bài 1:
a) Hãy kể tên các môn em học ở lớp 2?
b) Trong các môn học đó em thích môn học nào nhất?
* Bài 2: Dựa vào tranh minh hoạ (SGK trang 59) Hãy kể lại ND mỗi tranh bằng 1 câu.
* Bài 3: Chọn từ chỉ hoạt động thích hợp để điền vào chỗ trống:
a) Bạn Mai đang .. sách.
b) Bạn Minh đang ... bài tập.
c) Thầy Cường .. bài rất dễ hiểu.
d) Sáng nay, em . nhà bạn Hồng để làm bài tập Toán.
3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học
- Nhắc nhở HS về nhà đọc lại bài.
Tiếng Việt
ÔN LUYỆN TẬP LÀM VĂN
I. Mục tiêu: 
- Biết trả lời câu hỏi và đặt câu theo mẫu khẳng định, phủ định.
- Biết viết một mục lục đơn giản.
II. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn tự học. 
- Giáo viên lần lượt ghi đề bài lên bảng và hướng dẫn HS làm bài. 
* Bài 1:
Trả lời các câu hỏi sau bằng 2 cách:
+ Em có thích đi học không?
+ Mẹ có mua sách không?
+ Em có thích đọc truyện không?
* Bài 2: 
Đặt câu theo mẫu sau (mỗi mẫu 1 câu):
+ Bài toán này không khó đâu!
+ Bài toán này có khó đâu!
+ Bài toán này đâu có khó!
* Bài 3:
Ghi lại tên 5 truyện thiếu nhi, tên tác giả và số trang mà em đã được đọc.
- Theo dõi, uốn nắn.
3. Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
Toán
26 + 5.
I. Mục tiêu: 
- Biết cách thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi100, dạng: 26 + 5.
- Biết giải bài toán về nhiều hơn. 
- Biết thực hành đo độ dài đoạn thẳng. 
- Làm được các bài tập: bài1( dòng 1) , bài3, bài 4.
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên: 
- PP: Quan sát, thảo luận, thực hành, ..
- Bảng phụ, 2 bó 1 chục que tính và 11 que tính rời. 
2- Học sinh: Bộ đồ dùng học toán, vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài 5 trang 34. 
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Giới thiệu phép tính 26 + 5. 
- Giáo viên nêu bài toán để dẫn đến phép tính 26 + 5
- Hướng dẫn học sinh thực hiện phép tính
 26 
 + 5
 31
 * 6 cộng 5 bằng 11, viết 1 nhớ 1. 
 * 2 thêm 1 bằng 3, viết 3.
- Giáo viên ghi lên bảng: 26 + 5 = 31
* Hoạt động 3: Thực hành. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm lần lượt từ bài 1( dòng 1), bài 3, bài 4 bằng các hình thức khác nhau: Bảng con, miệng, vở, 
Riêng bài 4 giáo viên hướng dẫn học sinh đo mỗi đoạn thẳng rồi trả lời. 
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà học bài và làm bài. 
Chính tả
Nghe –viết: CÔ GIÁO LỚP EM.
I. Mục tiêu: 
- Nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng 2 khổ thơ trong bài: “Cô giáo lớp em”. 
- Làm được bài tập 2, BT3 a / b. 
- HS đọc lại bài thơ Cô giáo lớp em.
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên: 
- PP: Thảo luận, thực hành, ..
- Bảng phụ. 
2- Học sinh: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2, 3 học sinh lên bảng viết: Huy hiệu, vui vẻ, con trăn, cái chăn. 
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn viết. 
- Giáo viên đọc mẫu đoạn viết. 
- Hướng dẫn tìm hiểu bài. 
- Giáo viên nêu câu hỏi để học sinh trả lời theo nội dung bài. 
+ Khi cô dạy viết nắng và gió như thế nào?
+ Câu thơ nào cho em biết các bạn học sinh rất thích điểm mười cô cho?
- Giáo viên hướng dẫn viết chữ khó vào bảng con: 
Thoảng, ghé, giảng, ngắm mãi, trang vở. 
- Hướng dẫn học sinh viết vào vở. 
- Đọc cho học sinh chép bài vào vở. 
- Theo dõi, uốn nắn, quan sát giúp đỡ em chậm theo kịp các bạn. 
- Đọc cho học sinh soát lỗi. 
- Chấm và chữa bài. 
* Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập. 
Bài 2
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập vào vở. 
Bài 3a: Giáo viên cho học sinh làm vở. 
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh về làm bài 3b.
Tập làm văn
KỂ NGẮN THEO TRANH - LUYỆN TẬP VỀ THỜI KHOÁ BIỂU.
I. Mục tiêu: 
- Dựa vào 4 tranh minh hoạ, kể lại được câu chuyện ngắn có tên: Bút của cô giáo (BT1). 
- Dựa vào thời khoá biểu hôm sau của lớp để trả lời được câu hỏi BT3. 
- HS chuẩn bị TKB của lớp để thực hiện yêu cầu của BT3.
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên:
- PP: Quan sát, thảo luận, thực hành, 
- Bảng phụ; tranh minh họa trong sách giáo khoa. 
2- Học sinh: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập 2 tuần 6. 
- Giáo viên và cả lớp nhận xét. 
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh kể theo tranh 1: 
- Tranh vẽ 2 bạn học sinh đang làm gì ?
- Bạn trai nói gì ?
- Bạn gái trả lời ra sao?
Giáo viên hướng dẫn học sinh kể tranh 2, 3, 4 tương tự. 
Bài 2: Giáo viên nêu yêu cầu. 
Giáo viên cho học sinh làm bài vào vở. 
Giáo viên nhận xét sửa sai. 
Bài 3: Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào thời khoá biểu đã viết để trả lời từng câu hỏi trong sách giáo khoa
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh về học bài và chuẩn bị bài sau
SINH HOẠT LỚP
 Mục đích, yêu cầu:
 Đánh giá hoạt động tuần qua, triển khai kế hoạch tuần tới.
 Vui chơi giải trí.
II- Nội dung:
1-	 Đánh giá hoạt động tuần qua:
 GV đánh giá chung các hoạt động về: nề nếp, học tập, lao động của lớp trong tuần qua.
+	 Nề nếp: Ổn định tổ chức lớp; đi học chuyên cần, đúng giờ
+	 Học tập: Cần tích cực phát biểu xây dựng bài hơn nữa.
+	 Lao động: vệ sinh trường lớp chưa sạch sẽ
- Tuyên dương những HS chăm ngoan, tích cực trong các hoạt động.
 Phê bình những HS còn mắc phải nhiều khuyết điểm.
2-	 Kế hoạch tuần tới:
 Duy trì, phát huy các mặt đã đạt được, sửa chữa những khuyết điểm còn mắc phải.
Tiến hành lao động vệ sinh khu vực trường như sơ đồ phân công.
3-	 Vui chơi, giải trí:
 Tổ chức cho HS chơi trò chơi.
Ngày  tháng năm 2009 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 7.doc