Thiết kế bài dạy lớp 2 năm 2009 - Tuần 4

Thiết kế bài dạy lớp 2 năm 2009 - Tuần 4

I. Mục tiêu:

- Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.

- Hiểu nội dung: không nên nghịch ác với bạn, cần đối xử tốt với các bạn gái. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II. Chuẩn bị:

1- Giáo viên:

+ Phương pháp đàm thoại, phương pháp thảo luận,

+ Tranh minh họa bài học trong sách giáo khoa.

2- Học sinh: SGK

III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:

1. Kiểm tra bài cũ:

- Học sinh lên đọc thuộc lòng bài: “Gọi bạn” và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.

- Giáo viên nhận xét và ghi điểm

 

doc 18 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 985Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 2 năm 2009 - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 @ ?
Thứ hai ngày...... tháng ...... năm 2009
Tập đọc
BÍM TÓC ĐUÔI SAM.
I. Mục tiêu: 
- Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.
- Hiểu nội dung: không nên nghịch ác với bạn, cần đối xử tốt với các bạn gái. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên:
+ Phương pháp đàm thoại, phương pháp thảo luận,
+ Tranh minh họa bài học trong sách giáo khoa. 
2- Học sinh: SGK
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh lên đọc thuộc lòng bài: “Gọi bạn” và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa. 
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm
2. Bài mới: 
Tiết 1: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Luyện đọc: 
- Giáo viên đọc mẫu
- Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ. 
- Đọc từng câu, từng đoạn. 
- Giải nghĩa từ: 
+ Tết: Đan, kết nhiều sợi thành dải. 
+ Loạng choạng: Đi, đứng không vững. 
+ Ngượng nghịu (vẻ mặt, cử chỉ): không tự nhiên. 
- Hướng dẫn đọc cả bài.
- Đọc theo nhóm. 
- Thi đọc cả bài. 
Tiết 2: 
* Hoạt động 3: Tìm hiểu bài
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc từng đoạn rồi cả bài để trả lời lần lượt các câu hỏi trong sách giáo khoa. 
* Hoạt động 4: Luyện đọc lại. 
- Giáo viên nhận xét bổ sung. 
* Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên hệ thống nội dung bài. 
- Học sinh về nhà đọc bài và chuẩn bị bài sau.
Toán
29 + 5.
I. Mục tiêu: 
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 29 + 5. 
- Biết số hạng, tổng.
- Biết nối các điểm cho sẵn để có hình vuông.
- Biết giải bài toán bằng một phép cộng.
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên: 
+ PP dạy học: nêu vấn đề, thực hành, 
+ Que tính.
2- Học sinh: Bảng con, que tính. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: Chữa bài kiểm tra. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài
* Hoạt động 2: Giới thiệu phép tính 29 + 5
- Giáo viên nêu: Có 29 que tính thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính ?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm kết quả trên que tính. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện phép tính: 29 + 5 = ?
+ Đặt tính. 
+ Tính từ phải sang trái. 
 29 
 + 5
 34
 * 9 cộng 5 bằng 14, viết 4 nhớ 1.
 * 2 thêm 1 bằng 3, viết 3
 * Vậy 29 + 5 bằng mấy ?
- Giáo viên ghi lên bảng: 29 + 5 = 34. 
* Hoạt động 3: Thực hành.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm từ bài 1 (Cột 1,2,3); bài 2 (câu a, b) bài 3 bằng các hình thức: Miệng, bảng con, vở, trò chơi, ... riêng bài 3 giáo viên cần hướng dẫn kỹ hơn để học sinh đọc được tên của mỗi hình. 
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà học bài và làm bài. 
Đạo đức
BIẾT NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI (T2).
I. Mục tiêu: 
- Biết khi mắc lỗi cần phải nhận lỗi và sửa lỗi.
- Biết được vì sao cần phải nhận lỗi và sửa lỗi.
- Thực hiện nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi.
- Biết nhắc nhở bạn bè nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi.
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên:
+ PP đàm thoại, thực hành,...
+ Phiếu bài tập, một số đồ dùng để sắm vai, 
2- Học sinh: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi học sinh lên làm bài tập 3. 
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài
* Hoạt động 2: Đóng vai theo tình huống
- Giáo viên chia nhóm
- Giao việc cho từng nhóm mỗi nhóm 1 tình huống. 
- Giáo viên kết luận: ở tình huống a vân nên trình bày lý do bị điểm xấu với cô giáo và các bạn để cô sắp xếp lại chỗ ngồi cho em. 
Ở tình huống b các bạn không nên trách bạn Dương vì bạn ấy có lý do chính đáng. 
* Hoạt động 3: Tự liên hệ.
- Giáo viên gọi một số học sinh lên kể 1 số trường hợp mắc lỗi và sửa lỗi của mình. 
- Kết luận: Biết nhận lỗi và sửa lỗi sẽ giúp em mau tiến bộ và được mọi người yêu quí. 
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò.
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà học bài.
Thứ ba ngày tháng9 năm 2009
Toán (ôn)
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Củng cố về phép cộng 9 cộng với một số, đặt tính cộng theo cột dọc để thực hiện phép cộng có nhớ 
II. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Ôn bài
- GV yêu cầu HS đọc lại bảng cộng 9 cộng với một số
* Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
- GV yêu cầu HS làm các bài từ 1 đến 4 - Vở BT trang 18 sau đó chữa bài
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà học bài và làm bài.
Tiếng Việt
ÔN LUYỆN KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu: 
- Luyện kể câu chuyện Bạn của Nai Nhỏ theo tranh 
- Biết phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật. 
II. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:
Tiết 1: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn kể chuyện
- GV yêu cầu HS dựa vào 4 tranh minh hoạ trong SGK để kể lại 4 đoạn 
*Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học
- Nhắc nhở HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Tiếng Việt
ÔN LUYỆN CHÍNH TẢ
I. Mục tiêu: 
- Chép lại chính xác đoạn 4 bài: “Bím tóc đuôi sam”.
- Viết đúng và nhớ cách viết một số tiếng có thanh hỏi/ngã dễ lẫn, viết đúng các tên riêng.
- Làm đúng các bài tập có thanh hỏi/ngã 
II. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tập chép. 
- Giáo viên đọc mẫu đoạn chép. 
- Hướng dẫn tìm hiểu bài. 
- Giáo viên nêu câu hỏi: Nghe lời thầy, Tuấn đã làm gì?
- Giáo viên hướng dẫn viết chữ khó vào bảng con: gãi đầu, ngượng nghịu, xin lỗi, phê bình
- Hướng dẫn học sinh viết vào vở. 
- Yêu cầu học sinh chép bài vào vở. 
- Theo dõi, uốn nắn, quan sát giúp đỡ em chậm theo kịp các bạn. 
- Đọc cho học sinh soát lỗi. 
* Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 
Điền dấu hỏi/ ngã vào các chữ được in đậm dưới đây:
suy nghi, nghi ngơi, go cửa, co non
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học.
Toán
49 + 25.
I. Mục tiêu: 
- Biết cách thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng: 49 + 25. 
- Biết giải bài toán bằng một phép cộng.
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên:
+ PP: Nêu vấn đề, thảo luận, thực hành,
+ Bảng phụ; que tính. 
2- Học sinh: bảng, vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi một số học sinh lên đọc bảng công thức 9 cộng với một số. 
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm. 
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Giới thiệu phép cộng: 49 + 25
- Giáo viên nêu bài toán: Có 49 que tính thêm 25 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính ?
- Muốn biết có tất cả bao nhiêu que tính ta làm thế nào ?
- Hướng dẫn học sinh tìm kết quả trên que tính. 
- Hướng dẫn học sinh đặt tính rồi thực hiện phép tính. 
 49	. 
 + 25 
 74
 * 9 cộng 5 bằng 14, viết 4 nhớ 1. 
 * 4 cộng 2 bằng 6, thêm 1 bằng 7, viết 7. 
* Hoạt động 3: Thực hành.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm lần lượt từ bài 1 (cột 1,2,3) bài 3 bằng các hình thức: Miệng, bảng con, vở, trò chơi, riêng bài 2 trước khi làm giáo viên cho học sinh nhắc lại cách tìm một số hạng. 
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà học bài và làm bài.
Kể chuyện
BÍM TÓC ĐUÔI SAM.
I. Mục tiêu: 
- Dựa vào tranh minh họa kể lại được đoạn 1 và đoạn 2 của câu chuyện (BT1) ; bước đầu kể lại được đoạn 3 bằng lời của mình (BT2).
- Kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện.
- HS khá, giỏi : Biết phân vai dựng lại câu chuyện (BT3)
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên:
+ PP : quan sát, sắm vai,...
+ Tranh minh họa bài trong sách giáo khoa. 
2- Học sinh: SGK. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh lên kể lại câu chuyện “Bạn của Nai Nhỏ. ”
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh kể. 
- Dựa vào tranh nhắc kể lại đoạn 1 và đoạn 2 trong câu chuyện Bím tóc đuôi sam. 
- Cho học sinh quan sát kỹ 2 bức tranh minh họa trong sách giáo khoa. 
+ Kể theo nhóm. 
+ Đại diện các nhóm kể trước lớp. 
- Kể lại cuộc gặp gỡ giữa Hà và thầy giáo. 
Giáo viên nhận xét chung. 
- Kể toàn bộ câu chuyện theo vai. 
+ Giáo viên cho các nhóm kể toàn bộ câu chuyện. 
+ Sau mỗi lần học sinh kể cả lớp cùng nhận xét. 
- Phân vai dựng lại câu chuyện. 
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh về kể cho cả nhà cùng nghe.
Thể dục
ĐỘNG TÁC CHÂN - TRÒ CHƠI: KÉO CƯA LỪA XẺ.
I. Mục tiêu: 
- Biết cách thực hiện 3 động tác vươn thở, tay, chân của bài TDPTC (chưa yêu cầu cao khi thực hiện các động tác)
- Biết cách chơi và thực hiện theo yêu cầu của trò chơi.
- Ôn tập 2 động tác đã học và học thuộc động tác chân của bài TDPTC.
II. Địa điểm và phương tiện: 
- Địa điểm: Trên sân trường. 
- Phương tiện: Chuẩn bị một còi, cờ và kẻ sân chơi trò chơi. 
III. Nội dung và phương pháp lên lớp: 
1. Khởi động: 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Phần mở đầu. 
- Cho học sinh ra xếp hàng, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học. 
* Hoạt động 2: Phần cơ bản. 
- Tập hợp hàng dọc, dóng hàng điểm số từ 1 đến hết. 
- Ôn hai động tác: Vươn thở và tay. 
- Học động tác: Chân
- Giáo viên vừa làm mẫu vừa phân tích cho học sinh nghe. 
- Hướng dẫn học sinh tập. 
- Trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ. 
+ Giáo viên nêu tên trò chơi và hướng dẫn cách chơi. 
+ Cho học sinh chơi trò chơi. 
* Hoạt động 3: Kết thúc. 
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học.
Tự nhiên và xã hội
LÀM GÌ ĐỂ XƯƠNG VÀ CƠ PHÁT TRIỂN TỐT ?
I. Mục tiêu: 
- Biết được tập thể dục hàng ngày, lao động vừa sức, ngồi học đúng cách, ăn uống đầy đủ sẽ giúp cho hệ cơ và xương phát triển tốt.
- Biết đi, đứng, ngồi đúng tư thế và mang vác vừa sức để phòng tránh cong vẹo cột sống.
- Giải thích vì sao không nên mang vác các vật quá nặng.
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên:
+ PP : quan sát, đàm thoại, thảo luận nhóm,...
+ Tranh vẽ trong sách giáo khoa.
2- Học sinh: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh lên bảng kể tên một số cơ của con người. 
- Giáo viên nhận xét. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: làm gì để xương và cơ phát triển tốt. 
- ... ỘNG VỚI MỘT SỐ: 8 + 5.
I. Mục tiêu: 
- Biết cách thực hiện phép cộng dạng 8 + 5, lập được bảng cộng 8 cộng với một số. 
- Nhận biết trực quan về tính chất giao hoán của phép cộng. 
- Biết cách giải bài toán bằng 1 phép tính cộng.
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên:
+ PP: quan sát, thảo luận, thực hành, hỏi đáp,
+ 20 que tính; bảng phụ. 
2- Học sinh: que tính, vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở bài tập ở nhà của học sinh. 
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Giới thiệu phép cộng 8 + 5. 
- Giáo viên nêu bài toán để dẫn đến phép cộng 8 + 5 và hướng dẫn tương tự bài 9 với một số: 9 + 5
8 + 5 = 13
- Hướng dẫn học sinh lập bảng công thức cộng 8
- Hướng dẫn học sinh tự học thuộc bảng cộng thức. 
* Hoạt động 3: Thực hành.
Bài 1: Củng cố bảng công thức cộng cho học sinh. 
Bài 2: Cho học sinh làm bảng con. 
Bài 4: Học sinh tự giải vào vở. 
Tóm tắt: 
Hà có: 	8 con tem
Mai có: 	7 con tem
Cả 2 bạn có: 	 con tem ?
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà học bài và làm bài.
Thể dục
ĐỘNG TÁC LƯỜN - TRÒ CHƠI: KÉO CƯA LỪA XẺ.
I. Mục tiêu: 
- Biết cách thực hiện 4 động tác vươn thở, tay, chân, lườn của bài TDPTC (chưa yêu cầu cao khi thực hiện các động tác)
- Biết cách chơi và thực hiện theo yêu cầu của trò chơi.
- Ôn tập 3 động tác đã học và học thuộc động tác lườn của bài TDPTC.
II. Địa điểm và phương tiện: 
- Địa điểm: Trên sân trường. 
- Phương tiện: Chuẩn bị một còi và kẻ sân chơi trò chơi. 
III. Nội dung và phương pháp lên lớp: 
1. Khởi động: 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Phần mở đầu. 
- Cho học sinh ra xếp hàng, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học. 
* Hoạt động 2: Phần cơ bản. 
- Ôn ba động tác đã học. 
- Giáo viên điều khiển. 
- Học động tác lườn
+ Giáo viên làm mẫu. 
+ Hướng dẫn học sinh tập từng nhịp. 
+ Hô cho học sinh tập toàn động tác. 
- Tập cả 4 động tác. 
- Trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ. 
Giáo viên nêu tên trò chơi và hướng dẫn cách chơi. 
* Hoạt động 3: Kết thúc. 
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học. 
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. 
- Về ôn lại trò chơi.
Luyện từ và câu
TỪ CHỈ SỰ VẬT - MỞ RỘNG VỐN TỪ: NGÀY, THÁNG, NĂM.
I. Mục tiêu: 
- Tìm được một số từ ngữ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối (BT1)
- Biết đặt và trả lời câu hỏi về thời gian (BT2). 
- Bước đầu biết ngắt đoạn văn thành những câu trọn ý (BT3). 
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên:
+ PP: hỏi đáp, đàm thoại, thực hành,
+ Bảng phụ.
2- Học sinh: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 3 Học sinh lên bảng làm bài 3 của giờ học trước. 
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. 
Bài 1: Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu
- Giáo viên ghi các từ học sinh vừa nêu lên bảng
Bài 2: Gọi học sinh đọc đề
Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi về: 
Ngày, tháng, năm. 
Tuần, ngày trong tuần. 
Bài 3: Gọi học sinh đọc đề bài
- Hướng dẫn học sinh làm vào vở. 
- Giáo viên nhận xét – sửa sai. 
- Giáo viên thu một số bài để chấm. 
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà ôn lại bài.
Tập viết
CHỮ HOA: C
I. Mục tiêu: 
- Viết đúng chữ hoa C (một dòng cỡ vừa và một dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Chia (một dòng cỡ vừa và một dòng cỡ nhỏ), Chia ngọt sẻ bùi (3 lần).
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên:
+ PP: quan sát, hỏi đáp, thực hành,
+ Chữ mẫu trong bộ chữ. 
2- Học sinh: Vở tập viết. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Giáo viên đọc cho học sinh viết bảng con chữ B và từ Bạn bèè
- Giáo viên nhận xét bảng con. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết. 
- Giáo viên cho học sinh quan sát chữ mẫu. 
- Nhận xét chữ mẫu. 
- Giáo viên viết mẫu lên bảng. C
- Phân tích chữ mẫu. 
- Hướng dẫn học sinh viết bảng con. 
* Hoạt động 3: Hướng dẫn viết từ ứng dụng. 
- Giới thiệu từ ứng dụng: Chia ngọt sẻ bùi
- Giải nghĩa từ ứng dụng. 
- Hướng dẫn viết từ ứng dụng giáo viên nào bảng con. 
* Hoạt động 4: Viết vào vở tập viết. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết vào vở theo mẫu sẵn. 
- Giáo viên theo dõi uốn nắn sửa sai. 
* Hoạt động 5: Chấm, chữa. 
* Hoạt động 6: Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh về viết phần còn lại.
Thứ sáu ngày  tháng  năm 2009 
Toán (ôn)
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Củng cố về phép cộng 8 cộng với một số, đặt tính cộng theo cột dọc. 
- Củng cố về cộng các số có nhớ. 
II. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Ôn bài
- GV yêu cầu HS đọc lại bảng cộng 8 cộng với một số
* Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
- GV yêu cầu HS làm các bài từ 1 đến 5 - Vở BT trang 21 sau đó chữa bài
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà học bài và làm bài.
Tiếng Việt
ÔN LUYỆN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I. Mục tiêu: 
- Ôn luyện về từ chỉ sự vật.
- Củng cố về dấu chấm. 
II. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
Tiết 1: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tự học
- Giáo viên ghi lần lượt đề bài lên bảng, hướng dẫn HS làm bài và chữa bài.
Bài 1: Tìm các từ chỉ sự vật có trong lớp học, trường học của em (ít nhất 8 từ)
Bài 2: Ngắt đoạn văn sau thành 4 câu rồi viết lại cho đúng chính tả
 Hà xin mẹ sang thăm bà ngoại mẹ đồng ý Hà mừng lắm em cảm ơn mẹ rồi đi ngay.
*Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học
- Nhắc nhở HS về nhà đọc lại bài.
Tiếng Việt
ÔN LUYỆN TẬP LÀM VĂN
I. Mục tiêu: 
- Biết cách sắp xếp đúng thứ tự các ý thành câu chuyện Gọi bạn.
- Lập được danh sách HS từ 3- 4 em theo thứ tự bảng chữ cái đã học.
II. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tự học. 
- Giáo viên lần lượt ghi đề bài lên bảng và hướng dẫn HS làm bài. 
Bài 1: Dưới đây là 5 câu trong truyện Gọi bạn. Em hãy sắp xếp các câu ấy cho đúng thứ tự.
1. Dê Trắng tìm bạn khắp nơi mà không thấy.
2. Bê Vàng lang thang đi tìm cỏ và lạc mất đường về.
3. Ngày xưa, có đôi bạn là Bê Vàng và Dê Trắng sống bên nhau rất thân thiết.
4. Đến bây giờ Dê Trắng vẫn gọi hoài tên bạn là “ Bê ! Bê !” 
5. Bỗng một năm nọ, trời hạn hán kéo dài làm sông suối khô cạn, cây cỏ héo khô.
- GV kết luận : thứ tự đúng 3-5-2-1-4.
Bài 2: Viết tên 4 bạn cùng bàn với em theo thứ tự bảng chữ cái. 
- Theo dõi, uốn nắn, quan sát giúp đỡ em chậm theo kịp các bạn. 
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
Toán
28 + 5.
I. Mục tiêu: 
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng: 28 + 5. 
- Biết vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Biết giải toán bằng một phép cộng.
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên:
+ PP: quan sát, thảo luận, thực hành,
+ Bảng phụ, 2 bó que tính và 13 que tính rời. 
2- Học sinh: que tính, vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra vở bài tập ở nhà của học sinh. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Giới thiệu phép cộng 28 + 5
- Có 28 que tính thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính ?
- Hướng dẫn học sinh thực hiện trên que tính. 
- Giáo viên ghi lên bảng: 28 + 5 = ?
- Hướng dẫn đặt tính rồi tính. 
 28 
 + 5 
 33
 * 8 cộng 5 bằng 13, viết 3 nhớ 1. 
 * 2 thêm 1 bằng 3, viết 3.
 * 28 cộng 5 bằng mấy ?
 * Vậy 28 + 5 = 33
* Hoạt động 3: Thực hành. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm lần lượt từ bài 1 (dòng1), bài 3, bài 4 bằng các hình thức: Miệng, vở, trò chơi, 
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà học bài và làm bài.
Chính tả
Nghe viết: TRÊN CHIẾC BÈ.
I. Mục tiêu: 
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng bài chính tả.
- Làm được BT 2, BT 3a.
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên:
+ PP: đàm thoại, thực hành,
+ Bảng phụ. 
2- Học sinh: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2, 3 học sinh lên bảng làm bài tập 3a của giờ trước. 
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn viết. 
- Giáo viên đọc mẫu đoạn viết. 
- Hướng dẫn tìm hiểu bài. 
Giáo viên nêu câu hỏi để học sinh trả lời theo nội dung bài. 
- Giáo viên hướng dẫn viết chữ khó vào bảng con: Dế Trũi, ngao du, say ngắm, bèo sen, trong vắt, trắng tinh, hòn cuội, 
- Hướng dẫn học sinh viết vào vở. 
- Đọc cho học sinh chép bài vào vở. 
- Theo dõi, uốn nắn, quan sát giúp đỡ em chậm theo kịp các bạn. 
- Đọc cho học sinh soát lỗi. 
- Chấm và chữa bài. 
* Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập. 
Bài 2: 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập vào vở. 
Bài 3a: Giáo viên cho học sinh lên bảng làm. 
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh về làm bài 3b.
Tập làm văn
CẢM ƠN - XIN LỖI.
I. Mục tiêu: 
- Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp với tình huống giao tiếp đơn giản (BT1, BT2). 
- Biết nói 2,3 câu ngắn về nội dung bức tranh, trong đó có dùng lời cảm ơn, xin lỗi (BT3). 
- HS khá, giỏi: làm được BT4 (viết lại những câu đã nói ở BT 3).
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên:
+ PP: hỏi đáp, thực hành, sắm vai,
+ Tranh minh họa trong sách giáo khoa. 
2- Học sinh: vở BT. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 3 đến 5 học sinh lên đọc bản danh sách của tổ mình. 
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: 
- Hướng dẫn học sinh làm miệng. 
Bài 2: Giáo viên nêu yêu cầu. 
- Giáo viên cho học sinh làm tương tự bài 1. 
Bài 3: 
- Giáo viên nhắc học sinh quan sát kỹ 2 bức tranh để đoán xem việc gì xảy ra. 
- Giáo viên nhận xét sửa sai. 
Bài 4: Cho học sinh viết vào với những câu em vừa nói về nội dung một trong hai bức tranh. 
- Giáo viên thu chấm. 
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh về học bài và chuẩn bị bài sau.
SINH HOẠT SAO
(Có ở hồ sơ Sao)
Ngày  tháng năm 2009 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 4.doc